You are on page 1of 3

2.

Nguyên tắc bảo đảm quyền riêng tư cho người chưa thành niên
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết đến sự tự tôn
và phẩm giá con người. "Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là
chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người
suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt, đối xử, cũng như khả
năng kiểm soát ai được biết gì về bản thân mình".
Là một quyền con người, một bộ phận của quyền riêng tư, quyền riêng tư của trẻ
em cũng chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, bảo đảm cho trẻ em được
hưởng sự giúp đỡ, chống lại được những xâm hại đến từ sự can thiệp tùy tiện, bất
hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích
bất hợp pháp vào danh dự và phẩm giá của các em. Chính vì thế, bảo vệ quyền
riêng tư của trẻ em là trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó đóng vai trò trung
tâm, chủ đạo là Nhà nước.
Các nguyên tắc này đều dựa trên quy định chuẩn mực quốc tế. Ví dụ như tại
Điều 21, Luât trẻ em 2016: “ Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” và “ Trẻ em
được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự
can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư”. Về nguyên tắc này cho chúng
ta thấy được quyền riêng tư của trẻ em được bảo đảm một cách chặt chẽ. Trẻ em là
những người chưa thành niên, ở độ tuổi đang phát triển và có những thay đổi về
mặt tâm sinh lí, tâm trạng hay suy nghĩ của các em đang còn rất hạn chế và dễ mắc
phải nhiều sai lầm. Chính vì thế, chúng ta không nên để những dư luận của xã hội,
sự kì thị hay một điều gì đó ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ.
Nhiều nơi trên thế giới nói chung và tại nước ta nói riêng, đã có rất nhiều vụ trẻ
em bị tự kỉ, hay xấu hổ do bạn bè trêu trọc, bố mẹ quá áp lực đến chuyện riêng tư
cá nhân, từ đó dẫn đến tình trạng số ca tự tử ngày một nhiều lên. Chính vì thế, bảo
vệ quyền riêng tư cho trẻ cũng như đang tôn trọng quyền riêng tư của chính bản
thân mình. Ngoài ra, nó còn giúp cho trẻ có được tình thần ổn định, suy nghĩ tự do,
được sống trong chính thế giới riêng của mình.
 Điều 16 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em cũng đã quy định về
quyền riêng tư của trẻ em: 
1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc
riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp
pháp vào danh dự và thanh danh của các em.
2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích
như vậy”.
Thực hiện quyền riêng tư là một trong những nền tảng của xã hội dân chủ. Tại
điều 16 này cho ta thấy được bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em là trách nhiệm của
nhiều chủ thể, trong đó đóng vai trò trung tâm, chủ đạo là Nhà nước. Theo đó, bảo
vệ quyền riêng tư của trẻ em là việc Nhà nước chủ động ngăn chặn sự vi phạm đến
quyền này từ phía các bên thứ ba, thể hiện ở việc Nhà nước chủ động xây dựng các
biện pháp và thực hiện cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm quyền
riêng tư của trẻ em. Từ đó giúp trẻ được phát triển theo hướng tích cực, tạo cho trẻ
sự hoà đồng với mọi người xung quanh. Nếu chúng ta không cho trẻ sự riêng tư
hay trẻ phải chịu những công kích từ dư luận, dần dần sẽ khiến cho tâm lí của
chúng trở nên bất ổn, tự ti, dè dặt trước đám đông. Từ đó sẽ mắc nhiều bệnh về tâm
sinh lí.
Quy tắc Bắc Kinh là một trong những chuẩn mực quốc tế có quy định về việc bảo
vệ quyền riêng tư của thành niên. Cụ thể, quy tắc 8 của quy tắc Bắc Kinh quy định
về việc bảo vệ sự riêng tư của người chưa thành niên:
8. Bảo vệ sự riêng tư
8.1. Quyền riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng trong tất cả
các giai đoạn tố tụng, nhằm tránh những tổn hại gây ra do sự công khai hóa quá
mức hay do sự quy chụp.
8.2. Về nguyên tắc, không được công bố những thông tin có thể dẫn đến việc nhận
dạng người phạm tội chưa thành niên.
Qua quy tắc 8 cho ta thấy được, việc bảo vệ và tôn trọng quyền riêng tư của
người bị hại là người chưa thành niên trong suốt quá trình tố tụng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với việc bảo vệ nhân phẩm và cuộc sống của người chưa thành
niên, cũng như sự an toàn, khả năng phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng của họ.
Ngoài ra, quyền riêng tư cho trẻ chưa thành niên còn có vai trò vô cùng quan trọng
đối với việc bảo vệ nhân cách và phẩm giá của người bị hại là người chưa thành
niên, cũng như sự an toàn và phúc lợi của họ. Việc để lộ thông tin về người bị hại
là người chưa thành niên ra công luận có thể đem lại những hậu quả hết sức nặng
nề. Có một số trường hợp để lộ thông tin người chưa thành niên phạm tội, dẫn đến
những làn song công kích vô cùng lớn tới đứa trẻ, khiến cho đứa trẻ mất đi danh dự
của chính mình, đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Dần dần đứa trẻ đó sẽ trở
thành gánh nặng của xã hội.

You might also like