You are on page 1of 5

1.

CÁC KHÁI NIỆM:


 1.1.Theo mục đích của Công ước này, thuật ngữ "tra tấn"có nghĩa là bất kỳ
hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh
thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ
người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạtngười đó vì một hành vi
mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc
để đe dọa hay ép buộcngười đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do
nào khácdựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và
đau khổ đó do một công chứchay người nào khác hành động với tư cách
chính thứcgây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công
chức.Có thể hiểu "tra tấn" gồm những yếu tố cấu thành như sau: 1.1.1.Về
mặt chủ quan, 1.1.2.Về mục đích, 1.1.3.Về mặt hậu quả, 1.1.4.Về địa điểm,
1.1.5.Về chủ thế. (trích theo mục III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG
ƯỚC CHỐNG TRA TẤN).
(http://sotuphap.kontum.gov.vn/Uploads/files/TAI%20LIEU%20GIOI
%20THIEU%20PHONG%20CHONG%20TRA%20TAN(1).pdf)
 Vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại lại chứng kiến một
dạng tàn bạo mới do con người gây ra cho nhau  chủ nghĩa khủng bố. Ngay
những năm đầu của thế kỷ 21 các kiểu hoạt động khủng bố càng gia tăng về
số vụ, về quy mô. Sự nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố không chỉ đe dọa
tính mạng nhiều người dân vô tội, mà còn đe dọa cuộc sống yên bình của
toàn nhân loại. Ví dụ, gần đây nhất là các vụ khủng bố ở Mỹ ngày
11/9/2001, ở Inđônêxia, ở Nga vào tháng 10/2002. Để ngăn chặn những vụ
khủng bố đó, các quốc gia cần phải tập trung sức lực và trí tuệ để đấu tranh
ngăn ngừa các vụ khủng bố và trừng trị những tên khủng bố.Trong pháp luật
nhiều quốc gia, khủng bố là loại tội phạm hình sự đặc biệt nguy hiểm bao
gồm các tội như tội sát hại các nhà hoạt động quốc gia, xã hội hoặc các nhà
chức trách thực hiện các hành vi như bắt cóc con tin và các hình thức hoạt
động khủng bố khác.Một trong các dạng tội khủng bố là những tội phạm có
yếu tố nước ngoài. Đó là các hành vi phạm tội làm chết công dân của quốc
gia khác, vi phạm hoạt động ngoại giao của các quốc gia. Cũng theo Tuyên
bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về xác định khái niệm “xâm lược” (năm
1974), các hành vi như dùng các toán thổ phỉ có vũ trang, các nhóm hoặc
lính đánh thuê thực hiện hoạt động vũ trang chống quốc gia khác là các
“hành vi xâm lược”.Uỷ ban đặc biệt của Liên hợp quốc về chủ nghĩa khủng
bố quốc tế (thành lập năm 1972) đã không thành công trong việc đưa ra một
khái niệm được thừa nhận chung về chủ nghĩa khủng bố quốc và các đại
diện của họ, vi phạm hợp tác quốc tế bình thường, các mạng lưới giao thông
giữa các quốc gia. Ngay từ năm 1934, theo đề xuất của Pháp, Hội Quốc liên
đã tiến hành soạn thảo Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt các tội
phạm khủng bố. Công ước đã được ký kết vào năm 1937 tại Giơnevơ. Các
quốc gia thành viên Công ước đã cam kết coi là các “hành vi tội phạm
khủng bố” đối với các hành vi sau: âm mưu, xúi giục và tham gia vào các
hoạt động đó;đối với một số trường hợp trên, cam kết thực hiện dẫn độ các
tội phạm.
(http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208948)

2.NHỮNG LÍ DO KHÔNG ĐỒNG TÌNH:


 Chống tra tấn là vấn đề vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính đạo đức, văn
hóa. Ở góc độ đạo đức, văn hóa, tra tấn bị lên án như là một trong những
hành vi vô nhân đạo và đê hèn nhất mà con người phạm phải bởi đồng loại.
Dưới góc độ 5 pháp lý, theo pháp luật về nhân quyền quốc tế, tra tấn là một
trong những hình thức vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất, bị chỉ trích
gay gắt nhất. (trích điều 2. Về nghĩa vụ nghiêm cấm các hành vi tra tấn,
mục III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN).
 Khoản 2 Điều 2 cũng khẳng định: "Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào,
cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe dọa bởi chiến tranh,
mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể
được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn". Khoản 3 Điều 2 cũng quy định
không được viện dẫn mệnh lệnh của quan chứchay của cơ quan có thẩm
quyền cấp trên không thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.Quy
định này có thể được hiểu như sau: Bất kỳ một sĩ quan, quan chức, hoặc
nhân viên công quyền nào đều không có quyền ra mệnh lệnh trừng phạt hay
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người; mọi mệnh lệnh, yêu cầu
(nếu có)của sĩ quan, quan chức hoặc nhân viên công quyền về việc tra tấn,
trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người đều không có
hiệu lực thi hành; không được chấp hành mệnh lệnh, yêu cầu (nếu có) của sĩ
quan, quan chức hoặc nhân viên công quyền về việc tra tấn, trừng phạt hay
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người; mọi hành động tra tấn,
trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người do chấp hành
mệnh lệnh, chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên một cách mù quáng đều bị xử lý
nghiêm minh theo pháp luật. (mục III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG
ƯỚC CHỐNG TRA TẤN).
 Theo Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc:
-Điều 1:
Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền.
Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử
với nhau trong tình bằng hữu.
-Điều 5:
Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ
thấp nhân phẩm.
-Điều 6:
Mọi người đều có quyền được thừa nhận tư cách là con người trước pháp luật ở
khắp mọi nơi.
-Điều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như
nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như
nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm Bản tuyên ngôn này
cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy.
-Điều 8:
Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bênh vực theo
pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay luật
pháp quy định.
-Điều 9:
Không ai bị bắt, giam giữ hay đày đi nơi khác một cách độc đoán.Mọi người,
với tư cách bình đẳng về mọi phương diện, đều có quyền được một toà án độc
lập và vô tư phân xử công bằng và công khai để xác định quyền, nghĩa vụ hoặc
bất cứ một lời buộc tội nào đối với người đó.
(https://www.lexilogos.com/declaration/vietnamien.htm)

Thay vì tra tấn thì chúng ta sẽ dùng các biện pháp để bảo vệ.

3. CÁC BIỆN PHÁP:


-https://phapdien.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=210.
- Vấn đề khủng bố ở khu vực Đông Nam Á hiện nay và quan điểm của Việt Nam
trong phòng chống khủng bố:
+ Nguyên nhân:
Giới phân tích cho rằng, việc đang bị dồn ép mạnh mất dần sự kiểm soát ở Trung
Đông là nguyên nhân khiến IS có thể chuyển địa bàn hoạt động sang Đông Nam Á.
Những nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Đông Nam Á đã phải chứng kiến
nhiều vụ tấn công do các phần tử IS tiến hành. Điển hình là cuộc tấn công hồi
tháng 1-2016 tại Jakarta, làm 8 người thiệt mạng. Tháng 6-2016, hai kẻ khủng bố
đã ném một thiết bị nổ vào câu lạc bộ đêm ở Puchong, Malaixia khiến 8 người bị
thương. Tháng 7-2016, cảnh sát đã bắt giữ 14 người Malaixia bị tình nghi có liên
quan đến IS, với cáo buộc âm mưu đánh bom nhằm vào các quan chức cảnh sát
cấp cao của nước này. Mới đây nhất, ngày 5-8, chính quyền Indonesia đã bắt giữ 6
đối tượng với cáo buộc âm mưu tấn công Vịnh Marina của Xinhgapo bằng rocket
từ đảo Batam của Inđônêxia.
+ Quan điểm phòng chống của các nước Đông Nam Á:
Do đó, các nước ASEAN hơn bao giờ hết cần phải "đoàn kết và tự cường" để ứng
phó với hiểm họa khủng bố đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, cần sớm thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và khoảng cách giàu - nghèo trong
từng nước, giữa các vùng miền, hướng tới sự phát triển bền vững sẽ là một trong
những biện pháp hiệu quả để đảm bảo môi trường an ninh khu vực.
+ Quan điểm của Việt Nam:
Cần phân tích, đánh giá một cách khách quan và toàn diện về nguyên nhân dẫn đến
các hành động khủng bố để tìm ra những giải pháp cơ bản, hiệu quả nhất. Nguyên
nhân của Chủ nghĩa khủng bố và hành động khủng bố quốc tế đều có liên quan đến
tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Những lợi ích và bất lợi do toàn cầu
hoá tạo ra không được chia sẻ một cách công bằng giữa các quốc gia, nhất là giữa
các nước phát triển ở phía Bắc với các nước chậm phát triển ở phía Nam. Sự phát
triển không đồng đều về kinh tế, xã hội dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo và bất
bình đẳng, gây ra những phản ứng tiêu cực trong một bộ phận xã hội. Họ bị bế tắc
trong cuộc sống, nên một bộ phận đã tìm đến những biện pháp cực đoan, thái quá
và nó sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu các thế lực đen tối đứng đằng sau xúi giục,
kích động.
(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1613-khung-bo-o-khu-vuc-
dong-nam-a-hien-nay-va-quan-diem-cua-viet-nam-trong-phong-chong-khung-
bo.html).

4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN SÂU XA:


-Chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc được thông qua trong
nhiều năm có tiêu đề “Các biện pháp ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố quốc tế đe
doạ tính mạng của nhiều người vô tội, hoặc sát hại họ, hoặc đe doạ các quyền
tự do cơ bản; và sự nghiên cứu các nguyên nhân sâu xa của những hình thức
của chủ nghĩa khủng bố và hành vi bạo lực xuất phát từ đói nghèo, chán
chường, bế tắc dẫn tới những cuộc tự sát tập thể”.
(http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208948)

Nhưng theo thống kê của Liên Hợp Quốc : “Thế giới sẽ không thể đạt mục tiêu
xóa đóI vào năm 2030, và khi an ninh lương thực không được đảm bảo thì thế
giới sẽ không thể có hòa bình và ổn định.” Theo ông David Beasly, ngườI đứng
đầu Chương trình Lương thực thế giới (WPF) của Liên Hợp Quốc.
(https://special.vietnamplus.vn/2019/12/15/lien-hop-quoc-2019/).
Vậy sẽ vẫn còn xảy ra nhiều các vấn nạn khủng bố và dẫn đến việc tra tấn?

CIA torture report fast fact: https://edition.cnn.com/2015/01/29/us/cia-torture-


report-fast-facts/index.html.

You might also like