You are on page 1of 5

Đề: Vào lúc 2h sáng ngày 11/6/2023, một số đối tượng đã dùng súng và xe tấn công vào trụ

sở công
an xã Ea Tiêu và xã Ea ktur, huyện cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc làm chết 4 sĩ quan , 4 thường dân và một số
người bị thương.

a. Xác định tội danh


b. Xác định cấu thành tội phạm
c. Xác định luật áp dụng
Bài làm:

I. Xác định tội danh


Tội giết người
Tội bạo loạn
Tội hoạt động nhầm lật đổ chính quyền nhân dân
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự

II. Xác định cấu thành tội phạm


1. Tội giết người
Mặt khách thể: là quyền được sống và quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng
Mặt chủ thể: Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình
sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Mặt khách quan: Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi
dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
Hành vi khách quan của tội giết người được thể hiện qua hành động hay không hành động

 Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật
không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
 Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để
cứu giúp người khác nhằm giết người
Hậu quả: hành vi giết người gây ra hậu quả đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ
tính mạng gây ra thiệt hại là làm chết người khác
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
2. Tội bạo loạn
Mặt khách thể: khách thể của tội bạo loạn là sự vững mạnh, an toàn của hệ thống chính quyền
nhân dân.
Mặt chủ thể: chủ thể của tội bạo loạn có thể là bất kì ai, công dân Việt Nam và năng lực trách
nhiệm hình sự đầy đủ gồm năng lực nhận thức, năng lực làm chủ hành vi và đạt đủ tuổi truy cứu
trách nhiệm hình sự
Mặt khách quan:
Hành vi hoạt động vũ trang là hành vi tập hợp đông người có trang bị vũ khí và dùng vũ lực công
khai tấn công cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân, cơ quan Công an, doanh trại Quân đội…,
bắn giết cán bộ, nhân dân
Hành vi dùng bảo lực có tổ chức là hành vi lôi kéo, tụ tập nhiều người không có vũ trang hoặc có
nhưng không đáng kể tiến hành các hoạt động mít tinh, biểu tình, đập phá tài sản,…nhằm chống
lại chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
Hành vi cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân là hành vi cướp, đốt phá, hủy hoại tài sản
nhằm gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, gây rối trật tự trị an với mục đích chống chính
quyền nhân dân.
Hậu quả: nhằm gây rối về an ninh chính trị và trật tự xã hội, gây thiệt hại về tài sản của cơ quan
tổ chức
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp, mục đích của tội bạo loạn là chống chính quyền nhân dân
3. Tội hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân
Mặt khách thể: là sự tồn tại, vũng mạnh của chính quyền nhân dân
Mặt chủ thể: là bất kỳ người nào tử đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
Mặt khách quan: là hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm lật dổ chính quyền nhân dân
4. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Mặt khách thể: khách thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là xâm phạm
đến chế độ chính trị, an toàn của cộng đồng, tín mạng con người.
Mặt chủ thể: là bất kỳ người nào tử đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
Mặt khách quan:
Hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc xâm phạm đến tự do thân thể, sức khỏe
Hành vi phá hủy tài sản hoặc chiếm giữ tài sản của cơ quan tổ chức cá nhân
Hành vi đe dọa thực hiện việc xâm phạm tính mạng người khác hoặc phá hủy tài sản người
khác hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp, mục đính nhằm chống chính quyền nhân dân
5. Tội sự dụng tàng trái phép vũ khí quân dụng
Mặt khách thể: xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng
Mặt chủ thể: là bất kỳ người nào tử đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
Mặt khách quan:
Hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng là cất giấu, lưu giữ vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự ở một địa điểm, một vị trí nhất định trái phép
Hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng kích hoạt các tính năng của vũ khí quân dụng khi
không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp

III. Xác định luật áp dụng


Điều 123. Tội giết người
- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
e) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
f) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
j) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
k) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
l) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Có tổ chức;
o) Tái phạm nguy hiểm;
p) Vì động cơ đê hèn.
- Trường hợp phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm
- Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt
quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm
Điều. 112 Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị
phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức
hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí
cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư
hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều
này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù
từ 05 năm đến 10 năm.
4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan
hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
– Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
h) Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm

You might also like