You are on page 1of 73

Chương XIII.

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Câu 1. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội phản bội tổ quốc theo Điều 108 BLHS và phân biệt với
tội gián điệp theo Điều 110 BLHS?

1. Các dấu hiệu pháp lý của tội phản bội Tổ Quốc( điều 108 BLHS)

- Khách thể của tội phạm: là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh

- Mặt khách quan của tội phạm: thể hiện ở hành vi câu kết với nước ngoài dưới các hình thức cụ thể
sau đây:

+ Bàn bạc về mưu đồ chính trị, chủ trương, phương thức kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài gây
nguy hại cho độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vũ khí, đạn dược,tiền bạc, thiết bị…

+ Hoạt động dựa vào thế lực của nước ngoài, tiếp tay tạo điều kiện để nước ngoài chống phá mình.

- Chủ thể của tội phạm: chỉ có thể là công dân Việt Nam. Đủ 16 tuổi và có nằng lực trách nhiệm
hình sự

- Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức
rõ hành vi trên nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

+ Mục đích phạm tội: nhằm thay đổi chế độ chính trị của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

- Hình phạt:

+ Khung 1: tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoăc tử hình

+ Khung 2: tù từ 7 năm đến 15 năm( có tình tiết giảm nhẹ)

+ Khung 3: Người chuẩn bị phạm tội này thì phạt tù từ 1 năm đến 5 năm

2. Phân biệt tội phản bội Tổ quốc( điều 108) với tội gián điệp ( điều 110)

Tội phản bội Tổ quốc( điều 108) Tội gián điệp( điều 110)

Khách - Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh An ninh quốc gia, sự vững mạnh
thể thổ của Tổ quốc. chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà của chính quyền nhân dân.
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm
lực quốc phòng, an ninh

Mặt Dấu hiệu đặc biệt nhất là có sự câu kết với nước ngoài rất -Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc
khách chặt chẽ, mang tính liên kết gây cơ sở để hoạt động tình báo,
quan phá hoại nước CHXHCNVN.
của tội ( hành vi cụ thể xem phần các dấu hiệu pháp lý ở trên).
- Cung cấp hoặc thu nhập nhằm
1
phạm - CDVN thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính cung cấp bí mật nhà nước cho nước
quyền nhân dân, có bàn bạc với nhau, tìm cách liên hệ với ngoài, thu nhập cung cấp tin tức tài
nước ngoài, nhằm nước ngoài giúp đỡ nhưng thực tế chưa liệu để nước ngoài sử dụng chống
liên hệ được với nước ngoài, chưa coi là câu kết với nước nhà nước CHXHCN Việt Nam
ngoài=> xử về tội điều 109.
- vì hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà
- Công dân Việt Nam được nước ngoài tổ chức, huấn nước, đã là một phần hành vi thuộc
luyện, gây cơ sở để hoạt động tình báo (điều tra, thu thập cấu thành tội phạm của tội này nên
tin tức bí mật của Nhà nước, bí mật về quân sự v.v… cung người phạm tội không thể bị truy
cấp cho nước ngoài), phá hoại theo sự chỉ đạo của nước cứu TNHS về tội cố ý làm lộ bí mật
ngoài, hoặc thu thập cung cấp tin tức, tài liệu không thuộc nhà nước ( Điều 337)
bí mật Nhà nước để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị xử lý về “tội gián - Mối quan hệ với nước ngoài ít
điệp” (Điều 110). chặt chẽ hơn

Công dân Việt Nam trốn đi nước ngoài với mưu đồ dựa
vào nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, nhưng
trên đường đi đã bị bắt (tức là chưa đến mức “câu kết với
nước ngoài”), thì bị xử lý về “tội trốn đi nước ngoài nhằm
chống chính quyền nhân dân” (Điều 121)

Chủ thể Công dân Việt Nam + Người nước ngoài hoặc người
không có quốc tịch, công dân Việt
Nam từ đủ 16 tuổi và có năng lực
TNHS

Mặt + Lỗi cố ý trực tiếp + Lỗi cố ý


chủ
quan + Mục đích: : nhằm thay đổi chế độ chính trị của đất nước, + Mục đích chống chính quyền
của tội lật đổ chính quyền nhân dân nhân dân. Làm suy yếu chính
phạm quyền nhân dân

Hình Rất nghiêm khắc Rất nghiêm khắc


phạt
+ K1: 12 năm đền 20 năm, chung thân hoặc tử hình. K1: 12 năm đến 20 năm, chung
thân hoặc tử hình( TH rất nghiêm
+ K2: 7 năm đền 15 năm( có tình tiết giảm nhẹ) trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

K2: Phạm tội trong trường hợp ít


nghiêm trọng thì phạt tù 5 đến 10
năm.

K3: Người chuẩn bị phạm tội từ


này thì phạt tù từ 1 đến 5 năm

K4: Được miễn trách nhiệm hình sự


về tội này.

2
Câu 2. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều
109 BLHS. Trong trường hợp người phạm tội nhận sự giúp đỡ của nước ngoài như tiền, tài sản… để
thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân thì vấn đề định tội được giải
quyết như thế nào?

1. Dấu hiệu pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 109 BLHS

Khách thể tội phạm: là xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Mặt khách quan của tội phạm:

+ Thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: hoạt động thành lập tổ chức có thể được thể hiện
dưới các hình thức sau: đề xướng chủ trương, đường lối vạch kế hoạch hoạt động của tổ chức, viết cương
lĩnh, điều lệ, tuyên truyền lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền.

+ Tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: là hành vi gia nhập tổ chức mặc dù biết rõ tổ chức ấy
có mục đích là lật đổ chính quyền nhân dân.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân, không phụ thuộc là tổ chức đã hình thành hay chưa hoặc từ khi tham gia tổ chức, không kể
đã có hoạt động cụ thể gì hay chưa.

- Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn xảy ra.

+ Mục đích phạm tội là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

- Hình phạt:

+ Khung 1: tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình( người tổ chức, xúi giục, hoạt động đắc lực
gây hậu quả nghiêm trọng). chú ý: Người hoạt động đắc lực là người tham gia tích cực trong các hoạt động
thành lập hoặc tham gia tổ chức phạm tội nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.Gây hậu quả nghiêm trọng là
gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

+ Khung 2: người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. người đồng phạm bao gồm người
giúp sức, người thực hành hoạt động không đắc lực.

+ Khung 3 : Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Trường hợp người phạm tội nhận sự giúp đỡ của nước ngoài như tiền, tài sản… để thành lập hoặc
tham gia tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân thì thỏa mãn dấu hiệu “câu kết với nước ngoài”
=> CTTP Tội phản bội tổ quốc Điều 108 BLHS. (nếu công dân VN mà tìm cách liên hệ với nước
ngoài nhưng thực chất là chưa liên hệ đc vs nước ngoài => ko thoả mãn dấu hiệu “câu kết với nước
ngoài” thì mới xử về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân).

Câu 3:
1. Phân tích dấu hiệu Tội gián điệp theo Đ110 BLHS. Như so sánh câu 1.

3
2. TH công dân Việt Nam được nước ngoài tổ chức, huấn luyện, gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá
hoại theo sự chỉ đạo của NN or thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu ko thuộc bí mật NN cho nước ngoài
nhằm chống CQND thì phạm tội gián điệp.
Câu 4. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội bạo loạn theo Điều 112 BLHS và phân biệt với tội phá
rối an ninh theo Điều 118 BLHS?

1. Dấu hiệu pháp lý của tội bạo loạn theo Điều 112 BLHS

- Khách thể của tội phạm: sự vững mạnh, an toàn của chính quyền nhân dân, lực lượng vũ trang nhân
dân.

- Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hoạt động vũ trang nhằm chống chính quyền nhân dân là tập hợp đông người, có trang bị vũ khí thực
hiện các hoạt động như phá, cướp vũ khí, kho tàng, tài sản, bắt, giết người, chiếm trụ sở của đảng, của cơ
quan nhà nước, doanh trại của lực lượng vũ trang…

+ Dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền là hoạt động lôi kéo, tập hợp, sử dụng sức mạnh của
nhiều người, có thể có sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ, phương tiện, đồ vật khác và sử dụng sức mạnh đông
người làm áp lực chống chính quyền nhân dân như: biểu tình, mít tinh, hô khẩu hiệu chống đối, đòi yêu
sách, bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở chính quyền, doanh trại của lực lượng vũ trang, đốt, phá tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức…

- Chủ thể của tội phạm: bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt chủ quan của tội phạm: thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

+ Mục đích là chống chính quyền nhân dân, nhằm gây khó khăn cho chính quyền nhân dân trong quản lý,
điều hành, suy yếu chính quyền và lực lượng vũ trang.

- Hình phạt:

+ Khung 1: tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình( người tổ chức, hoạt động đắc lực hoặc gây
hậu quả nghiêm trọng)

+ Khung 2: người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

2. Phân biệt tội bạo loạn theo Điều 112 BLHS với tội phá rối an ninh theo Điều 118 BLHS?

Tội bạo loạn Tội phá rối an ninh

Khách Sự vững mạnh, an toàn của chính xâm phạm an ninh chính trị, sự vững mạnh của chính
thể quyền nhân dân, lực lượng vũ quyền nhân dân.
trang nhân dân.

Mặt - Hoạt động vũ trang nhằm chống Hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người phá rối an
khách chính quyền nhân dân là tập hợp ninh thường bằng những thủ đoạn xuyên tạc sự thật, bịa
quan đông người, có trang bị vũ khí đặt, mua chuộc... người khác.
của tội thực hiện các hoạt động như phá,
phạm cướp vũ khí, kho tàng, tài sản, bắt, Phá rối an ninh là làm cho tình hình an ninh chính trị, trật
giết người, chiếm trụ sở của đảng, tự an toàn xã hội bị rối loạn, ảnh hưởng xấu đến đời sồng

4
của cơ quan nhà nước, doanh trại cộng đồng dân cư .
của lực lượng vũ trang…
- Hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người chống
- Dùng bạo lực có tổ chức nhằm người thi hành công vụ là hành vi kích động, lôi kéo tụ tập
chống chính quyền là hoạt động nhiều người gây áp lực buộc người thi hành công vụ phải
lôi kéo, tập hợp, sử dụng sức làm trái công vụ, giải quyết yêu sách trái pháp luật hoặc
mạnh của nhiều người, có thể có không thực hiện được công vụ.
sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ,
phương tiện, đồ vật khác và sử - Hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người cản trở hoạt
dụng sức mạnh đông người làm động của cơ quan, tổ chức là hành vi kích động, lôi kéo tụ
áp lực chống chính quyền nhân tập nhiều người thực hiện các hoạt động làm cho hoạt động
dân như: biểu tình, mít tinh, hô của cơ quan, tổ chức bị gián đoạn.
khẩu hiệu chống đối, đòi yêu Cần lưu ý là nếu hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều
sách, bao vây, chiếm giữ hoặc đập người mà sử dụng vũ trang hoặc bạo lực có tổ chức, công
phá trụ sở chính quyền, doanh trại khai tấn công trụ sở chính quyền, nhằm chống chống chính
của lực lượng vũ trang, đốt, phá quyền nhân dân thì không phạm tội này mà phạm tội bạo
tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ loạn được quy định tại Điều 112 BLHS.
chức…

Chủ thể Bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên có Bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình
tội năng lực trách nhiệm hình sự. sự.
phạm

Mặt + lỗi cố ý trực tiếp +Lỗi cố ý trực tiếp.


chủ
quan + Mục đích là chống chính quyền + Mục đích: chống chính quyền nhân dân
của tội nhân dân,
phạm

Hình + Khung 1: tù từ 12 năm đến 20 + khung 1: 5 năm đến 15 nếu không thuộc truowfng hợp tại
phạt năm, tù chung thân hoặc tử điều 112.
hình( người tổ chức, hoạt động
đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm + khung 2: tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng với người đồng
trọng) phạm khác.

+ Khung 2: người đồng phạm + khung 3: người chuẩn bị phạm tội từ 6 tháng đến 3 năm.
khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến
15 năm

Khác Mang tính chất bạo lực + Không mang tính chất bạo lực

+ Hò la, cản trở giao thông và hoạt động xã hội gây tình
trạng lộn xộn, gây rối trật tự chung.

5
Câu 5. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 114 BLHS và phân biệt với tội phá hủy công trình, cơ sở, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS?

1. Dấu hiệu pháp lý của tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam theo Điều 85 BLHS?

- Khách thể của tội phạm: xâm phạm sự hoạt động bình thường của cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.

Mặt khách quan của tội phạm:

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể là các công trình xây dựng,
phương tiện, công trình giao thông vận tải, phương tiện thông tin, liên lạc, hệ thống đường dây tải điện, trạm
biến áp, trụ sở cơ quan hoặc các tài sản khác thuộc các lĩnh vực về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học,
kỹ thuật, công trình văn hóa, nghệ thuật...

Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện dưới nhiều hình
thức như: đốt phá, gây nổ hoặc mọi thủ đoạn khác làm cho những cơ sở nói trên mất hoàn toàn hoặc mất
một phần giá trị sử dụng nhằm chống chính quyền nhân dân.

Cần chú ý là trong trường hợp phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109), tội gián
điệp (Điều 110), tội bạo loạn (Điều 112) mà có hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, thì không xử lý thêm về tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, mà xử lý về một
trong các tội tương ứng nói trên; hành vi phá hoại được coi là một biểu hiện của tội phạm để xác định tính
chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội1.

Chủ thể của tội phạm: Bất kỳ ai là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý, mục đích chống chính quyền nhân dân.

- Hình phạt:

+ Tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng với người phạm tội trong trường hợp ngiêm
trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

+ Tù từ 5 năm đến 15 năm áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng.

+ Chuẩn bị phạm tội thì từ 1 đến 5 năm

2. Phân biệt tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
với tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS?

Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Tội phá hủy công trình, phương tiện quan
nước CHXHCN Việt Nam trọng về an ninh quốc gia

Khách thể của - xâm phạm sự hoạt động bình Xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng,
tội phạm thường của cơ sở vật chất - kỹ xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước

1
- Xem: Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số
quy định trong Phần các tội phạm của BLHS (năm 1985).

6
thuật của nước Cộng hoà xã hội đối với các công trình, phương tiện quan
chủ nghĩa Việt Nam và sự vững trọng về an ninh quốc gia.
mạnh của chính quyền nhân dân.

Mặt khách thể hiện ở hành vi phá hoại cơ sở vật chất Phá hủy các công trình, phương tiện giao
quan kỹ thuật thuộc lĩnh vực chính trị, an ninh, thông vận tải, thông tin liên lạc, công
quốc phòng, khoa học kỹ thuật… trình điện hoặc phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia

Chủ thể của tội Bất kỳ ai là từ đủ 16 tuổi trở lên có năng Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có
phạm lực trách nhiệm hình sự. năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan Lỗi cố ý Lỗi cố ý

Mục đích Chống chính quyền nhân dân Không chống chính quyền nhân dân

Câu 6. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội giết người theo Điều 123 BLHS và phân biệt với
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trường hợp "dẫn đến
chết người" (Khoản 5 Điều 134 BLHS)?

Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội giết
người là thân thể con người đang sống.

Mặt khách quan của tội phạm: tước bỏ quyền sống bằng những hành vi trái pháp luật bằng thủ đoạn và
phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

+ Hành vi phạm tội có thể biểu hiện là hành động thực hiện qua các phương thức như: đâm, bắn,
chém, đầu độc…

+ Hoặc không hành động như không cho ăn uống, bỏ đói,…

- Có sử dụng vũ khí hoặc hung khí / không sử dụng vk,hk


- Ht dùng vũ lực / không dùng vũ lực
TPHT khi hv gây hậu quả chết người

Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người.
Những hành vi gây cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phải là hành vi khách quan
của giết người. Ví dụ: hành vi tước đoạt tính mạng người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều
15 BLHS) hay trong trường hợp thi hành bản án tử hình

Trong thực tiễn còn gặp những trường hợp tước bỏ tính mạng người khác do được sự đồng ý của nạn
nhân. Ví dụ: tước đoạt tính mạng người bị mắc bệnh hiểm nghèo, nhằm tránh đau khổ kéo dài cho họ... Theo
luật Hình sự, những trường hợp này cũng bị coi là trái pháp luật

+ Hậu quả: hậu quả chết người. Trong trường hợp người phạm tội mong muốn hậu quả chết người
nhưng hậu quả chưa xảy ra thì hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm: thực hiện với lỗi cố ý, mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra hoặc có
ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
7
Trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không
có ý nghĩa trong việc định tội, nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nếu người phạm tội đã
thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra. Cụ thể:

+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp -> Tội giết người
chưa đạt

+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp -> tội cố ý gây
thương tích (nếu thương tích xảy ra thỏa mãn đòi hỏi của CTTP tội này) mà không phải chịu tội giết người
chưa đạt. (Hậu quả xảy ra đến đâu xử đến đó)

* Đối tượng tác động trong trường hợp này phải là người còn sống, vì tội giết người là tội xâm phạm
đến tính mạng con người. Nếu một người đã chết, thì mọi hành vi xâm phạm đến xác chết đó không phải là
hành vi giết người, nhưng giết một người sắp chết vẫn là giết người.

Giết một đứa trẻ mới ra đời cũng là giết người, nhưng phá thai, dù cái thai đó ở tháng thứ mấy cũng
không gọi là giết người, vì vậy giết một phụ nữ đang có thai không phải là giết nhiều người.

Trường hợp người phạm tội tưởng nhầm xác chết là người đang còn sống mà có những hành vi như
bắn, đâm, chém... với ý thức giết thì vẫn phạm tội giết người. Khoa học luật hình gọi là sai lầm về đối tượng.

+ Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành văn bản.

Chủ thể của tội phạm: người từ đủ 14 tuổi và có năng lực TNHS.

Hình phạt:

+ Khung 1: tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

+ Khung 2: phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

b. Phân biệt
Điều 123 Khoản 5 Điều 134
-Khách -Quyền sống của con người -Quyền được tôn trọng, bảo vệ sức khỏe của con
thể người

-Hành vi -Hành vi tước bỏ quyền sống của -Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác một cách trái pháp luật người khác
-Hậu quả  -Tội giết người điều 93 không -Hậu quả chết người tại Khoản 3- Điều 104 là dấu
chết yêu cầu phải có hậu quả chết hiệu định khung tăng nặng nên nó bắt buộc phải có.
người người xảy ra. Trong trường hợp
người phạm tội mong muốn gây
hậu quả chết người nhưng hành vi
chưa gây ra hậu quả chết người vì
những lý do khách quan thì hành
vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội.
Tội phạm hoàn thành kể từ thời
điểm hành vi gây hậu quả chết
8
người
Mối Có mối quan hệ nhân quả giữa hành Không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người
quan hệ vi của người phạm tội với hậu quả phạm tội với hậu quả chết người, mà hành vi thực hiện
chết người. chỉ nhằm mục đích gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.
-Mặt chủ -Lỗi cố ý cả về hành vi, hậu quả, - Lỗi cố ý đối với hành vi gây thương tích nhưng vô ý
quan nghĩa là người phạm tội biết hành đối với hậu quả chết người. Nghĩa là người phạm tội
vi đó có thể dẫn đến cái chết cho không mong muốn, không để mặc cho hậu quả chết
nạn nhân nhưng vẫn cố tình thực người xảy ra mà cho rằng hậu quả chết người không
hiện để mong muốn hậu quả chết xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, hoặc người phạm
người xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu tội không thấy trước hậu quả chết người nhưng luật
quả chết người xảy ra buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Cường Mạnh, nhanh, nhiều 1 lần tác động, k nhanh, mạnh
độ hv
Vị trí tác Hiểm yếu (tim, đầu, ngực,..) K quan tâm, bộ phận hiểm yếu
động
Công cụ Nguy hiểm Không nguy hiểm bằng
phương
tiện
Hậu quả Tình tiết định tội Là tình tiết định khung hình phạt (khung tăng năng)
chết
người

Để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, cần căn cứ
vào hành vi phạm tội và công cụ thực hiện tội phạm. Phải xem xét tính nguy hiểm của công cụ, phương
tiện được sử dụng; vị trí tấn công trên cơ sở nạn nhân; cường độ tấn công; thời gian, không gian thực
hiện tội phạm. Đặc biệt là phải xem xét nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với những yếu tố tạo
nên khả năng gây ra hậu quả chết người và thái độ của họ đối với hậu quả.
Câu 7. Giết hoặc vứt con mới đẻ Điều 124 và phân biệt với điểm b k1 điều 123 – giết người dưới 16
tuổi?

- CTTP:
Khách thể: Quyền được sống của đứa trẻ

Chủ thể của tội phạm: Người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ là nạn nhân.

Mặt chủ quan: lỗi cố ý, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra (cố ý trực tiếp-giết con) không mong
muốn (gián tiếp-vứt con)

Mặt khách quan của tội phạm: Được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

+ Hành vi khách quan thể hiện dưới hai dạng vứt bỏ con hoặc giết con mới đẻ. Có thể thực hiện bằng
hành động (bóp cổ, ném,…)hoặc không hành động(không cho bú,…)

9
+ Đối tượng tác động nạn nhân là đứa trẻ mới đẻ. Theo hướng dẫn tại NQ 04/86 trẻ mới đẻ là người sinh
ra trong vòng 7 ngày.

Giết con mới đẻ: tước bỏ quyền sống gây ra các chết cho đứa trẻ mới sinh tỏng vòng 7 ngày tuổi

Vứt con mới đẻ: mang con đi bỏ con mới đẻ trong vòng 7 ngày tuổi k có ý thức lấy lại -> đứa trẻ chết.

+ Hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc. Nếu đứa trẻ bị vứt mà không chết, được người khác cứu thì
TNHS không đặt ra cho người mẹ.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đứa trẻ chết do hành vi giết hoặc vứt bỏ của người mẹ
gây ra. 

+ Hoàn cảnh phạm tội thuộc 2 dạng sau:

* Do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như đứa trẻ bị dị dạng, hoặc hoàn cảnh cuộc sống của người mẹ đặc
biệt khó khăn, bệnh tật.

* Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như do mê tín, sinh con ngoài giá thú hoặc do ngoại tình sợ
dư luận chê bai.

Tội giết con mới đẻ Giết người dưới 16 tuổi

( Điều 124) ( Điểm b Khoản 1 Điều 123)

Đối -Đứa trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày trở lại -Người dưới 16 tuổi

tượng

Mặt -Hành vi:+ Giết con mới đẻ: Là hành vi tước bỏ -Hành vi tước bỏ quyền sống của trẻ em

khách quyền sống, có thể thực hiện bằng hành động hoặc -Hậu quả: trẻ em chết. tuy nhiên trong

quan không hành động phạm tội TH người phạm tội mong muốn hậu quả

+Vứt bỏ con mới đẻ: Mang bỏ con mới đẻ, không chết người nhưng vì những nguyên

có ý thức lấy lại nhân khách quan mà trẻ em không chết

thì tùy TH người phạm tội phải chịu


-Hậu quả: Con mới đẻ chết
tội phạm có CTTPVC nhưng mang tính đặc thù đó là TNHS về tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị
chỉ coi là có tội nếu đứa trẻ chết, không đặt ra các phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt
giai đoạn thực hiện tội phạm.

Chủ -Là người mẹ trực tiếp sinh đứa trẻ, do chịu ảnh -Người từ đủ 14 tuổi và có NLTNHS

thể hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như sợ dư chủ thể thường

luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá

thú) hay bị hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối

10
như đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật

- Đồng phạm chỉ có thể là: người tổ chức, người

xúi giục, người giúp sức

Câu 8. Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh điều 125 và giết người do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng điều 126?

a. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh ( Điều 125)

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi tước bỏ quyền sống của

người khác một cách trái PL trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái PL nghiêm

trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó.

*Khách thể của tội phạm: Quyền sống của con người

*Mặt khách quan của tội phạm:

-Hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái PL trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh do hành vi trái pl của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của

người phạm tội (luôn thực hiện bằng hành động mà biểu hiện cụ thể về tính chất là hành vi dùng vũ lực). 

+Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái người phạm tội không hoàn toàn tự chủ,

tự kiềm chế được hành vi của mình.

+Sự kích động có thể là tức thời do hành vi trái Pl nghiêm trọng của nạn nhân hoặc do hành vi

trái PL của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, âm ỉ, kéo dài đến thời

điểm nào đó hành vi trái PL của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người phạm tội không kiềm chế được

+Để xác định được tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không cần xem xét

khách quan, toàn diện nhiều yếu tố: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và

trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính

tình, cá tính của mỗi bên; mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pl của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi trái PL của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động của người phạm tội.

-Hậu quả: chết người. TPHT khi có hậu quả nạn nhân chết xẩy ra trên thực tế.

*Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS


11
*Mặt chủ quan: Lỗi cố ý (trực tiếp, gián tiếp)

Nếu chỉ có một người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc

đối với người thân thích của người phạm tội, còn những người khác không có hành vi trái pháp luật

nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội, thì người

phạm tội bị truy cứu về hai tội: Tội giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh và tội

"giết người" theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự

Nếu có nhiều người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối

với người thân thích của người phạm tội, nhưng chỉ có một người bị giết chết, còn những người

khác chỉ bị thương và có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu về hai tội : tội

giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 125 và tội cố ý gây

thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật hình sự

Điều 105 Bộ luật hình sự

b. Phân biệt

Điều 125 Điều 126

Hành -Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của -Hành vi trái pháp luật của nạn nhân đang xảy

vi trái nạn nhân đã kết thúc. ra, chưa kết thúc.

pháp -Hành vi trái PL có thể bằng lời nói, có thể -Hành vi trái PL của nạn nhân chỉ có thể bằng
luật của bằng hành động hành động xâm phạm tới lợi ích NN, quyền, lợi
nạn ích chính đáng của tổ chức, của người phạm tội
nhân hoặc của người khác.

-Có thể gây ra với NN, tổ chức hoặc cá nhân


-Gây ra đối với người phạm tội hoặc người
khác
thân thích của người phạm tội

Thái độ -Người phạm tội thực hiện hành vi trong -Có thể người phòng vệ bị kích động về tinh

tâm lý trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. thần, cũng có thể không bị kích động về tinh

thần ( vì PV là một quyền được PL công nhận,

trong một số Th còn là nghĩa vụ của công dân

Nguyên Do hv trái pl của nạn nhân Thực hiện các biện pháp phòng vệ quá mức cần

12
nhân thiết dẫn đến hậu quả chết người

 Trường hợp người phạm tội trong trường hợp vượt quá GHPVCĐ mà đang trong trạng

thái tinh thần kích động mạnh thì xử theo điều 126, vì điều 126 khung cơ bản nhẹ hơn 125, mà theo

nguyên tắc nhân đạo của PL thì xử theo hướng có lợi cho người phạm tội.
Câu 9. Tội đe dọa giết người theo điều 133. TH đe dọa giết người nhằm chiếm đoat tài sản thì giải
quyết ntn?

Khách thể: sự an toàn về tính mạng con người

Chủ thể: người tử đủ 16 tuổi và có NLTNHS

Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp

Mặt khách quan

Đe dọa tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pl làm cho người đó lo sợ rằng việc de đọa
này sẽ được thực hiện. Hành vi đe dọa giết người là có thật. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình
thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…)hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự
đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).

Hành vi đe dọa phải làm cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ
xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự
lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào
những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành
vi đe dọa xảy ra; nguyên nhân; các yếu tố có liên quan thuộc về bên đe dọa hoặc bên bị đe dọa.

(Phải xác định hành vi đe dọa giết người là có thật (như: nói trực tiếp côngkhai là sẽ giết, giơ phương
tiện như súng, dao đe dọa), và phải xem xét “căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ…”, một cách khách quan,
toàn diện như: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm diễn biến, nguyên nhân sâu xa (nếu có) và trực tiếp của sự
việc, mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông
thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải
lo lắng là sự đe dọa sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ.) t/khảo

Nếu người phạm tội có hành vi đe dọa, nhưng hành vi đó chỉ là phương pháp để thực hiện một tội
phạm khác, nhằm mục đích khác thì không phải là tội đe dọa giết người như: hành vi đe dọa dùng bạo lực
trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm sở hữu,…Ví dụ, nếu cùng với hành vi đe dọa còn có
hành vi chuẩn bị giết người bị đe dọa (mài dao, lau súng,..) thì truy cứu tội giết người (gđ chuẩn bị) theo
điều 14 và điều 123. Nếu đe dọa để chồng người thi hành công vụ thì truy cứu thêm tội chống người thi
hành công vụ điều 330 mà không áp dụng điều này.

Nếu việc đe dọa chỉ là lời nói vu vơ, bất kỳ người nào cũng biết người đe dọa sẽ không thực hiện lời
đe dọa ấy thì hành vi đó không CTTP

Trường hợp đe dọa giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì tùy trường hợp , người đe dọa sẽ phải chịu
TNHS về tội cướp tài sản điều 168 hoặc tội cưỡng đoạt tài sản điều 170.

13
Câu 10. Điểm m k1 điều 134, phân biệt với điều 136.

Khách thể quyền được bảo vệ và tôn trọng sức khỏe con người

Chủ thể người từ đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS

Mặt chủ quan lỗi cố ý trực tiếp

Mặt khách quan

Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách trái pháp
luật mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp được quy định tại điều luật này.

Phạm tội có tính chất côn đồ là phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà
người phạm tội thể hiện tính hung hãn cao độ, coi thường sức khỏe người khác, sẵn sàng dùng vũ lực gây
thương tích, tổn hại cho sức khỏe người khác vì nguyên có nhỏ nhặt.

 Công cụ, phương tiện sử dụng

Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao
găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm
tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong
muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành
vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương
tích, gây tổn hại sức khỏe.

Hậu quả thương tích….

Phân biệt

Tiêu chí Điều 134 Điều 136


Điều Thương tích dưới 11% Trên 31%
kiện áp
dụng
Lựa Lựa chọn ban đầu, mong muốn và Gây thương tích là biện pháp cuối cùng nhưng do hv
chọn hv thực hiện. vượt quá dẫn đến hậu quả.
Hành vi Gây thueong tích hoặc gây tổn hại Vì bắt giữu người PT mà có hv gây thương tích hoặc
cho sk người khác mà NPT thể hiện gây tổn hại sk nguời khác 1 cách quá mức cần thiết
tính hung hãn cao độ, coi thường sk
người khác, sãn sang dùng vũ lực
gây thương tích tổn hại sk người
khác.
Người K có hv vi phạm PL Có hv vi phạm PL
bị thiệt
hại
Tuổi 14 tuổi trở lên 16

Câu 11. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác theo Điều 138 BLHS và phân biệt với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo
Điều 139 BLHS?
14
a) Dấu hiệu pháp lí

 Khách thể: quyền được tôn trọng và bảo vệ sk của con người

 Mặt khách quan

- Hành vi gây thương tích or tổn hại sk của ng khác do vi phạm quy tắc bảo đảm an toàn

về sk của con ng trong các lĩnh vực khác nhau của đ/s XH.

+ Hành vi vô ý gây thương tích or tổn hại sk của ng khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp or vi

phạm quy tắc hành chính thì xử theo tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 139 BLHS

- Hậu quả: gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên

 Chủ thể: người đủ 16 tuổi và có năng lưc TNHS

 Mặt chủ quan: lỗi vô ý cẩu thả hoặc vô ý vì quá tự tin

Phân biệt

Điều 138 Điều 139

Chủ thể Bất kỳ ai đủ tuổi chịu TNHS Ngoài đk về tuổi và NLTNHS còn phải là người làm

và có NLTNHS nghề nghiệp nhất định mà nghề nghiệp đó đòi phải phải

tuân theo quy tắc hành nghề theo quy định của NN

Hành vi Vi phạm quy tắc đảm bảo an Vi phạm quy tắc nghề nghiệp or quy tắc hành chính -
toàn về sk của ng khác trong > tội phạm cụ thể của điều 138

các lĩnh vực của đ/s XH 

Phạm vi rộng hơn Hẹp hơn

Câu 12.Tội hành hạ người khác điều 140? TH đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mà dân đến tỷ
lệ tổn thương cơ thể nhất định thì định tội ntn?

Khách thể: quyền được tôn trọng và bảo vệ sk con người

Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi và có NLTNHS, người mà nạn nhân lệ thuộc

Mặt chủ quan: lỗi cố ý

Mặt khách quan

15
Hành vi đối xử tàn ác về thể xác hoặc tinh thần:đánh đập và những hành động bạo lực khác một
cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần, cho nhịn đói, giam hãm , nhin uống,…Hành vi hành hạ được
lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm.

Hành vi làm nhục: bêu riếu, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm,…người lệ thuộc. Trường
hợp làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác thì không bị truy cứu TNHS về
tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 155.

Tuy nhiên việc đối xử tàn ác phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe.

TH đối xử tàn ác đối với ông bà, cha mẹ,…(điều 185) thì không truy cứu tội này mà truy cứu điều 185

TH hành hạ người khác nhằm cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ , cản trở
người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ thì không truy cứu tội này mà truy cứu
về điều 181

TH hành hạ người lệ thuộc mình trong quan hệ quân nhân: thì bị truy cứu điều 397, 398

 Dấu hiệu khác. Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc đối với người phạm tội về quan hệ xã
hội, công tác hoặc về tôn giáo.

-          Lệ thuộc về quan hệ xã hội. Thông thường là các mối quan hệ lệ thuộc sau đây: giữa thầy giáo với
học sinh; giữa thầy thuốc với người bệnh; giữa cán bộ quản giáo đối với phạm nhân; giữa chủ với người làm
thuê…

-          Lệ thuộc về quan hệ công tác: Là mối quan hệ lệ thuộc giữa nhân viên với thủ trưởng, giữa cấp trên
với cấp dưới trong các cơ quan, tổ chức.

-          Lệ thuộc về tôn giáo: Là mối quan hệ giữa những người có chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đối
với các tín đồ của tôn giáo đó.

 TH nếu hành vi đối xử tàn ác này mà gây thương tích cho người bị hành hạ thì người phạm tội còn
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác được
quy định tại điều 134
Câu 13. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm theo Điều 141 BLHS và phân biệt với tội
cưỡng dâm theo Điều 142 BLHS?

a) Dấu hiệu pháp lí

- Khách thể: quyền tự do tình dục của con ng, xâm phạm đến quyền tự do, nhân phẩm, danh

dự của người khác

- Mặt khách quan:

+ hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dung tình trạng ko thể chống cự đc của

nạn nhân or dùng thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn của nạn nhân.

Dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất tác động vào nạn nhân nhằm đè bẹp k/n chống cự của

nạn nhân để t/h h/v giao cấu như : vật ngã, xé quần áo,…
16
Đe dọa dùng vũ lực: bằng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa sẽ dùng vật chất xâm hại đến sk,

tính mạng… để nạn nhân hiểu rằng nếu k cho giao cấu thì sẽ bị sử dụng vũ lực -> nhằm làm tê liệt ý

chí của nận nhân để t/h h/v.

Lợi dụng tình trạng ko thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng

nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được như đang ốm đau, tai nạn, mê man bất

tỉnh…..

Dùng thủ đoạn khác: ngoài những thủ đoạn trên, dùng thủ đoạn khác để làm nạn nhân ko thể

chống cự được. VD như cho uống thuốc kích dục hoặc lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để thực hiện

hành vi giao cáu trái với ý muốn của nạn nhân.

Giao cấu trái ý muốn: ko dc sự đồng ý của nạn nhân. Cần phải xem xét toàn diện như mối

quan hệ giữa 2 ng, thủ đoạn thực hiện, thời gian, địa điểm,…

Để xác định việc giao cấu có trái với ý muốn của người bị hại hay không, ngoài lời khai của

người bị hại, chúng ta còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: mối quan hệ giữa hai người, thủ

đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh cụ thể khi xảy ra việc giao cấu, nhân thân của cả hai người, ý

kiến nhận xét của những cơ quan, tổ chức xã hội nơi hai người công tác, của bạn bè, của cha mẹ và

các tình tiết khác của vụ án, tránh chủ quan phiến diện. Chỉ khi nào chứng minh việc giao cấu đó là

trái với ý muốn của người bị hại (người phụ nữ) thì người có hành vi giao cấu(người đàn ông) mới bị

coi là phạm tội hiếp dâm.

Dấu hiệu trái với ý muốn của người bị hại là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội hiếp dâm,

nhưng dấu hiệu này chỉ có ý nghĩa đối với trường hợp người bị hại từ 13 tuổi trở lên, còn đối với
trường hợp người bị hại chưa đủ 13 tuổi thì dù có trái ý muốn hay không, người có hành vi giao cấu

với họ đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 142

Bộ luật hình sự (xem tội hiếp dâm người dưới 16 tuôi).

Đây là tội phạm cấu thành hình thức, chỉ cần có hành vi mà không cần biết đã giao cấu hay

chưa

 Mặt chủ quan: cố ý trực tiếp. nhận thức rõ hành vi và mong muốn giao cấu vs nạn nhân.

 Chủ thể: người từ đủ 14 tuổi và có năng lực TNHS. Thường là nam giới, nữ cũng có thể

phạm tội này vs vai trò đồng phạm.

b) Phân biệt với tội cưỡng dâm

Tiêu Tội hiếp dâm Tội cưỡng dâm

17
chí

Nạn Bất kì ai Người lệ thuộc người phạm tội or đang trong tình

nhân trạng quẫn bách.

Lệ thuộc

+vật chất: đc nuôi dưỡng, giúp đỡ về v/chất, lệ thuộc

c/việc,…

+quẫn bách: khó khăn khó khắc phục, gặp tai họa

Khả Không thể tự vệ được người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả năng tự

năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng

vệ quẫn bách không còn con đường nào khác mà buộc phải

giao cấu. Nạn nhân vẫn còn có thể có những sự lựa chọn

khác ngoài việc đồng ý cho người phạm tội giao cấu

nhưng đã lựa chọn việc cho người khác giao cấu một

cách miễn cưỡng.

Thủ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực Đe dọa (không sử dụng vũ lực)

đoạn Lợi dụng tình trạng không tự về đc Uy hiếp, dụ dỗ (uy hiếp nhưng không có khả năng làm
tê liệt ý chí của nạn nhân). Hứa hẹn giải quyết khó khăn
của nạn nhân

Thủ đoạn khác: thuốc mê, kích

dục,…

Tâm lý Giao cấu, HV QHTD trái ý muốn Giao cấu, hv QHTD một cách miễn cưỡng

nạn nạn nhân: cả lý trí và ý chí đều - Lý trí nhận thức đc mình k chấp nhận

nhân không mong muốn - Ý chí biểu hiện của thuận tình giao cấu

Có sự chống cự, vết thương Không có vết thương, chống trả.


Hành vi uy hiếp tinh thần, đe dọa đánh đập hoặc dọa giết nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu và
nạn nhân ý thức được rằng nếu mình không đồng ý cho giao cấu thì hành vi đó sẽ lập tức diễn ra, trong
trường hợp này người đó phạm tội hiếp dâm (điều 141)

Câu 14. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm trong trường hợp "làm nạn nhân chết" theo
điểm c khoản 3 Điều 141 BLHS và phân biệt với trường hợp hành vi của một người phạm hai tội:
hiếp dâm và giết người?

a. Dấu hiệu pháp lý.

18
Đây là trường hợp nạn nhân do bị hiếp dâm mà chết, nếu nạn nhân bị chết không phải là do bị hiếp
mà do nguyên nhân khác thì không thuộc trường hợp phạm tội này mà tuỳ trường hợp cụ thể mà người
phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm và tội phạm tương ứng với hành vi làm cho
nạn nhân bị chết.
Trường hợp hiếp dâm làm nạn nhân chết là trường hợp do bị hiếp (thường là bị nhiều người hiếp)
nạn nhân do sức yếu không chịu nổi sự hãm hiếp của người phạm tội nên bị chết. Có trường hợp do quá sợ
hãi nên nạn nhân bị ngất đi và sau đó bị chết thì cũng coi là trường hợp hiếp dâm làm nạn nhân chết.

Lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người là vô ý

b. Phân biệt
điểm c khoản 3 Điều 141 BLHS Hiếp dâm và giết người

Xảy ra trong quá trình hiếp dâm. Sau khi hiếp dâm, người PT có hành vi làm nạn nhân chết để
Hành vi: Quá trình hiếp dâm dẫn đến hậu che giấu TP.
quả chết người Hành vi: Hiếp dâm và giết ngươì là hai hành vi hoàn toàn
Hay là mối quan hệ nhân quả giữa hv hiếp riêng biệt, đủ yếu tố cttp theo 2 tội điều 123 và điều 141.
dâm và hậu quả chết người Không có mqh nhân quả

Lỗi: HD: cố ý – làm chết người: vô ý Lỗi: HD: cố ý – GN: cố ý

Trường hợp HD xong rồi mà nạn nhân kêu đau đớn nhưng TP không đưa đi cấp cứu để sau đó dẫn
đến nạn nhân chết.
 Phải căn cứ vào lời khai của TP và chứng cứ thu thập được.
+ Nếu TP lúc đó biết rõ nạn nhân đang gặp nguy hiểm (máu ra nhiều, nạn nhân quằn quại, khó thở....)
bỏ mặc cho nạn nhân dẫn đến cái chết cho nạn nhân thì cũng không phải là hiếp dâm làm nạn nhân chết mà
người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội : Tội giết người và tội hiếp dâm
+ Còn nếu hắn k nhận ra được tình trạng của nạn nhân lúc đó (có thể các vết thương bên ngoài chỉ là
xây xát nhẹ nhưng nội thương mới là nguyên nhân chính là tử vong nạn nhân cộng thêm các chứng cứ khám
nghiệm tử thi chứng minh lời khai đó là đúng) thì xử theo điểm c khoản 3 Điều 141 BLHS.

Câu 15. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 BLHS
và phân biệt với tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 144 BLHS?

Khách thể: Danh dự, nhân phẩm con người, cụ thể là sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và

tinh thần của trẻ em. Đối tượng tác động là trẻ em gái dưới 16 tuổi.

- Mặt khách quan

+ Hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được

hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn với người chưa đủ 16 tuổi. (giống với hiếp dâm)

Giao cấu (đưa bpsd nam vào bpsd nữ) hoặc thực hiện hv tình dục khác (hvtd đối với các bộ

phận khác không phải bpsd: hậu môn, miệng,…) với người dưới 13 tuổi:

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp


19
- Chủ thể: thường là nam giới từ đủ 14 tuổi trở lên. Nữ giới có thể đồng phạm.

Phân biệt
Điều 142 Điều 144

Nạn Người dưới 16t (dưới 13 và 13-16) Người từ 13 – 16t


nhân

Chủ Người bị hại (từ đủ 13 tuổi -> chưa đủ 16 Người bị hại miễn cưỡng chấp nhận
quan tuổi) không tự nguyện
nạn Nạn nhân chưa đủ 13 tuổi có thể trái ý muốn
nhân hoặc được sự đồng ý

Mặt Người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng Người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả
khách không thể tự vệ được của nạn nhân để giao năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở
quan: cấu. trong tình trạng quẫn bách không còn con
đường nào khác mà buộc phải giao cấu

Hành Dùng vũ lực, đe dọa dùng vl để giao cấu trái Dùng thủ đoạn khiến người lệ thuộc hoặc quẫn
vi ý muốn nạn nhân bách miễn cưỡng giao cấu
khách
quan Với nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi:
các hành vi như hiếp dâm nêu trên

- Với nạn nhân dưới 13 tuổi: dù cưỡng bức


hay thuận tình, mọi hành vi giao cấu đều là
hiếp dâm

Câu 16. Phân tích dhpl của tội cưỡng dâm người từ đủ 13…điều 144 với tội giao cấu hoặc thực
hiện hv QHTD khác đối với….điều 145?

Khách thể: danh dự, nhân phẩm, sự ptrien bình thường về tâm, sinh lý, thể chất trẻ em.

Mặt khách quan:

Về cơ bản các dấu hiệu của tội cưỡng dâm người từ đủ 13… cũng tương tự như đối với tội cưỡng dâm
quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở chỗ nạn nhân bị cưỡng dâm ở tội này là người từ đủ
13 tuổi đến dươí 16 tuổi, nếu nạn nhân dưới 13 tuổi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự.

Hành vi người PT dùng mọi thủ đoạn khiến người bị lệ thuộc hoặc người trong tình trạng quẫn bách
phải miễn cưỡng giao cấu.

Nạn nhân là người từ đủ 13….

20
Miễn cưỡng giao cấu :nạn nhân miễn cưỡng để người PT giao cấu vì đang trong tình trạng bế tắc chưa
tìm đk cách gaiir quyết khó khăn, trở ngại của mình. Nạn nhân trong TH này vẫn có thể có sự lựa chọn khác
ngoài việc đồng ý cho NPT giao cấu nhưng đã chọn việc cho người khác giao cấu 1 cách miễn cưỡng.

Người PT dùng mọi thủ đoạn khiến người bị lệ thuộc hoặc người trong tình thế quẫn bách phải miễn
cưỡng giao cấu như đe dọa, khống chế hoặc hứa hẹn làm một việc hoặc không làm một việc,lừa phỉnh, mua
chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa……

Chủ thể: người từ đủ 14 tuổi trở lên, có NLTNHS

Mặt chủ quan: lỗi cố ý

Phân biệt

Điều 144 Điều 145


Hành vi Dùng thủ đoạn để giao cấu Ngoài giao cấu còn có hv td khác:
Hvtd khác: tác động đến các bộ phận khác không phải là bp
sinh dục: hậu môn, miệng,…
Chủ thể Người đủ 18 tuổi Người từ đủ 14 tuổi
Chủ quan Miễn cưỡng chấp nhận Đồng tình
nạn nhân

Câu 17. Phân tích các dhpl tội giao cấu hoặc thực hiện…điều 145 và phân biệt với tội dâm ô…điều
146?

Khách thể: sự phát triển về thể chất và tinh thần, danh dự nhân phẩm trẻ em.

Mặt khách quan:

Hành vi giao cấu: hv đưa bpsd nam và bpsd nữ

Quan hệ td khác: đồng giới, lưỡng tính, hvtd khác với các bộ phận khác không phải bpsd: hậu môn, miệng,

Hv giao cấu và…có sự đồng ý của người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Hv người PT: dụ dỗ, lôi kéo, hứa hẹn,..hoặc tình cảm yêu đương.

TP hoàn thành khi có hv giao cấu với nạn nhân.

Mặt chủ quan: lỗi cố ý

Chủ thể: người đủ 18 tuổi, có NLTNHS

Phân biệt

Điều 145 Điều 146

21
Mục đích + Người phạm tội + Người phạm tội không thực hiện, không có ý định giao cấu mà tác động
thực hiện hành vi trực tiếp lên bộ phận sinh dục của nạn nhân nhằm thỏa mãn hoặc kích
giao cấu hoặc qhtd thích dục vọng. Hoặc yêu cầu nạn nhân thực hiện hv trên bpsd của mình.
khác

Nạn Từ đủ 13- dưới 16 Dưới 16 tuổi : dưới 13 và từ đủ 13-dưới 16 tuổi.


nhân tuổi

Hành vi dâm ô đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì không phạm tội mà chỉ áp dụng biện pháp

giáo dục.
Câu 18. Tội lây truyền HIV cho người khác điều 148, phân biệt với tội cố ý lây truyền HIV điều
149?

Phân tích các dấu hiệu pháp lý tội lây truyền HIV cho người khác Điều 117 BLHS

* Khách thể: Tội phạm xâm phạm tới quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe tính mạng

* Mặt khách quan

- HIV là virus suy giảm miễn dịch ở người làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống trọi các tác nhân gây
bệnh

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV hây ra thường đc hoặc thông qua các nhiễm trùng
cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.

3 con đường: mẹ sang con khi mang thai, đường máu, qhtd.

- Người phạm tội có hành vi truyền HIV từ mình sang người khác. Hành vi này bao gồm nhiều dạng hành vi
khác nhau làm HIV lây truyền từ người phạm tội sang người khác (dùng kim tiêm chọc vào người mình rồi
chích vào người khác, ahtd bừa bão…). Tất cả các cách thức đó đều thuộc phạm vi thủ đoạn phạm tội của tội
này

- Hậu quả: tình trạng nhiễm HIV của người khác

TPHT khi nạn nhân bị nhiễm HIV từ người PT

* Chủ thể là người có NLTNHS, từ đủ 16 tuổi và đang bị HIV(Chủ thể đặc biệt)

* Mặt chủ quan

-Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý

Phân biệt

Lây truyền điều 148 Cố ý truyền điều 149


Chủ thể Người bị nhiễm HIV Có thể không bị hoặc đã bị nhiễm HIV
Hành vi Lây truyền HIV từ mình sang Cố ý lây truyền HIV của người bị nhiễm HIV, không
người khác phải của người PT vào cơ thể người khác

Câu 19. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật theo điều 157
BLHS và phân biệt với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo điều 169 BLHS?
22
Dấu hiệu pháp lý của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật theo điều 157 BLHS

* Khách thể Hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật là xâm phạm đến một trong các quyền cơ
bản của công dân đấy là quyền tự do thân thể được pháp luật bảo vệ

* Mặt khách quan

- Hành vi khách quan của tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến quyền tự
do thân thể của công dân, trái với thủ tục và thẩm quyền bắt giữ hoặc giam người đã được quy định tại điều
62, 63, 64, 68, 69, 70, 71 BLTTHS

+ Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của những người có thẩm quyền

theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người

có lệnh truy nã hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc tiến hành bắt không đúng thủ

tục như bắt người vào ban đêm (sau 22 giờ) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.

Hình thức bắt có thể là dùng vũ lực như trói, khoá tay hoặc đe doạ dùng vũ lực buộc người bị bắt phải đến

nơi mà người phạm tội đã chọn. Nếu trong quá trình bắt mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, của người

bị hại thì tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm

tương ứng với hành vi xâm phạm.

+ Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật;

giữ người không có lệnh của người có thẩm quyền; giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không

được tạm giữ.

+Giam người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giam người không đúng với quy định của pháp

luật; giam người không có lệnh của người có thẩm quyền; giam người quá hạn; giam người thuộc trường
hợp không được tạm giam.
Thủ đoạn của hành vi này rất đa dạng như

+ Dùng sức mạnh về vật chất như đánh trói

+ Dùng sức mạnh tinh thần như dọa giết vợ con nếu chống lại việc bắt giữ giam

Nếu trong trường hợp sử dụng sức mạnh về vật chất hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức
khỏe của người khác thì người phạm tội có thể chịu thêm TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác Điều 104 BLHS

Trong trường hợp bắt giam giữu người trái pháp luật mà sau đó người phạm tội có hành vi đe dọa thân
nhân người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Điều 134 BLHS

Nếu do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật thì không phải là tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà tuỳ trường hợp cụ thể mà hành vi của

23
người phạm tội có thể cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử lý kỷ luật hoặc
xử lý hành chính.

TPHT khi có hành vi bắt, giam, giữ người trái pl.

* Chủ thể là người từ đủ 16 tuổi và có năng lực TNHS.

Theo đ b Khoản 2 điều 157 BLHS thì chủ thể tội phạm trong trường hợp tăng nặng này là người có
chức vụ quyền hạn

* Mặt chủ quan

-Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý

Phân biệt với tội bắt cóc

tội bắt, giữ hoặc giam người trái PL tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

+Hành vi: SGT +Hành vi: hành vi của tội bắt, giữ hoặc giam người trái PL điều
157 + hành vi đe dọa đòi tiền chuộc nhằm chiếm đoạt TÀI SẢN

+Mục đích: nhiều mục đích nhưng +Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản
không có mục đích chiếm đoạt TS (vì
tình chẳng hạn)

Tuổi từ 16 Từ 14

Câu 20. Phân tích tội bắt giam, giữ,…điều 157. TH người phạm tội có hành vi tra tấn, đối xử tàn
bạo đối với nạn nhân thì vấn đề định tội, định khung được giải quyết ntn?

Phân tích nt

TH mà người PT có hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo với nạn nhân thì sẽ xử lý theo điểm b khoản 3 điều
157:

“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a, Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;

b, Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;”

Định tội: tội bắt giam giữ,..điều 157

Định khung HP: tình tiết tăng nặng tại điểm b khoản 3 điều 157, HP bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Câu 21. Phân tích dhpl tội bắt, giữ hoặc giam …”lợi dụng chức vụ quyền hạn” tại điểm b k2 điều 157
và phân biệt với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn…điều 377?

Khách thể, mặt chủ quan: nt

24
Chủ thể: người có chức vụ, quyền hạn: không có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người,
hoặc tuy có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái
pháp luật

Là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn và có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Nếu họ
không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật;
chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Trường
hợp có chức vụ, quyền hạn nhưng không có thẩm quyền trong việc bắt, giam, giữ người thì xử lý theo
Khoản 1 Điều luật này.

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có
hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất
định trong khi thực hiện công vụ.

Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng
nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ,
quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội này.

Phân biệt

Đ157 Đ377
Khác   Quyền tự do thân thể được pháp luật Xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tiến
h thể bảo vệ hành tố tụng, quyền tự do con người
Hành + Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền + Hành vi không ra quyết định trả tự do hoặc hành vi
vi hạn để bắt, giữ, giam người trái pháp không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả
luật. tự do của người có chức vụ, quyền hạn trong việc giam,
+ Người bị giam giữ đang ở tình trạng giữ.
tự do, không bị bắt, giam, giữ + Người bị bắt, giam, giữ đang bị bắt, giam, giữ

Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu

Câu 22: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS và phân biệt với tội
cưỡng đoạt tài sản theo điều 170 BLHS.

Tội cướp tài sản Tội cưỡng đoạt tài sản

Khách Quyền sở hữu của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh Quyền sở hữu của nhà nước, cơ
thể nghiệp hoặc cá nhân và quyền được tôn trọng và bảo vệ về quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc
tính mạng sức khỏe cá nhân và quyền được tôn trọng và
bảo vệ về tính mạng sức khỏe.

MKQ • Thể hiện ở 1 trong các hành vi sau: dung vũ lực; đe Thể hiện ở 1 trong các hành vi sau:
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ
cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống đoạn khác uy hiếp tinh thần người
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.- khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

25
- Hành vi phạm tội có tính chất chiểm đoạt là các hành vi - Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực
chuyển dịch bất hợp pháp tài sản đang do một chủ thể quản nhằm chiếm đoạt tài sản: là hành vi
lý thành tài sản của mình. đe dọa sẽ dùng sức mạnh thể chất
tấn công người quản lý tài sản với ý
- Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi thức làm cho người đó có căn cứ lo
của người phạm tội dùng sức mạnh thể chất tác động vào sợ rằng nếu không để cho người
thân thể của người khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt phạm tội chiếm đoạt tài sản thì sau
hại đến tính mạng, sức khỏe của họ với ý thức làm tê liệt ý một khoảng thời gian nhất định từ
chí phản kháng của họ nhằm chiếm đoạt tài sản. Người khi bị đe dọa sẽ bị gây thiệt hại đến
phạm tội có thể sử dụng công cụ, phương tiện hoặc không tính mạng sức khỏe của người quản
có công cụ phương tiện tác động vào thân thể của người lý tài sản hoặc người thân của
khác. Đối tượng tác động có thể là chủ tài sản hoặc bất kì người đó.
người nào mà người phạm tội cho rằng có thể ngăn cản việc
chiếm đoạt tài sản của mình. => Đe dọa sẽ dùng vũ lực trong
tương lai => Người bị đe dọa có thể
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm lựa chọn khả năng chống cự.
đoạt tài sản: là hành vi đe dọa dùng ngay lập tức, tại chỗ sức
mạnh thể chất với ý thức làm cho ngời bị đe dọa có căn cứ Hành vi khác uy hiếp tinh thần: ví
để lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện ngay nếu dụ : dọa sẽ loan truyền những thông
không để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản. tin mà người quản lý tài sản muốn
giữ bí mật nhằm khống chế tinh
- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng thần của người quản lý tài sản dưới
không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản: là hành vi các hình thức như dọa sẽ nói, gọi
khác ngoài hai hành vi trên ví dụ: dùng thuốc độc, thuốc mê điện, phát tờ rơi, nhắn tin, đăng
làm cho người khác mê man bất tỉnh nhằm chiếm đoạt tài báo…
sản.

=> Loại trừ khả năng lựa chọn sự chống cự

- Tội cướp tài sản được hoàn thành kể từ thời điểm người
phạm tội thực hiện một trong những hành vi được mô tả
trong điều luật/

Chủ Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có
thể sự ( điều 12 –BLHS2015) năng lực trách nhiệm hình sự ( điều
12 –BLHS2015)

MCQ + Lỗi: tội này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp + Lỗi: tội này được thực hiện với
lỗi cố ý trực tiếp
+ Động cơ-mục đích: mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu
hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản + Động cơ-mục đích: mục đích
chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt
buộc của tội cướp tài sản

26
Câu 23: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản trong trường hợp "làm chết người" (điểm
c khoản 4 Điều 168 BLHS) với trường hợp hành vi của một người phạm hai tội: cướp tài sản và giết
người?

Đối với trường hợp làm chết người theo điểm c-khoản 4- Điều 168 thì trong mặt chủ quan thì lỗi làm chết
người là lỗi vô ý (ng pt k mong muốn hậu quả chết ng xảy ra, cũng k có thái độ bỏ mặc cho hậu quả chết
ng xảy ra mà cho rằng hậu quả chết ng k xảy ra or có thể ngăn ngừa đc or khi thực hiện hành vi cướp TS
ng pt ko thấy trước đc hậu quả mặc dù phải thấy trc or có thể thấy trc) và mục đích của người phạm tội
không phải là giết người.

Đối với trường hợp hành vi của 1 ng phạm 2 tội cướp tài sản và giết người thì lỗi giết người là lỗi cố ý (có
thể là trực tiếp or gián tiếp), họ có đồng thời cả 2 mục đích là giết người và chiếm đoạt tài sản từ người đó.

Ngoài ra, vấn đề định tội trong các TH trên còn phải căn cứ vào các yếu tố như: công cụ phạm tội có nguy
hiểm hay ko, vị trí đâm là vị trí hiểm yếu hay ko?, cường độ tấn công ra sao?,...

Câu 24: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản trong trường hợp hành hung để tẩu
thoát theo điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS với trường hợp một người có hành vi trộm cắp tài sản
chuyển hóa thành tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS

1. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản trong trường hợp hành hung để tẩu thoát.

• Khách thể của tội phạm: Là quyền sở hữu tài sản.

• Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. “Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển
dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng
trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che giấu có thể là che giấu toàn bộ (với
tất cả mọi người) hoặc công khai trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành vi phạm tội
với chủ tài sản… 

Người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt
giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ
như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.

• Chủ thể của tội phạm: người từ đủ 14 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự (điều 12)

• Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi là cố ý trực tiếp và mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản của
người khác.

Trộm cắp tài sản trong TH hành hung để Trộm cắp tài sản => cướp tài sản
tẩu thoát

 Trường hợp mà người phạm tội chưa  Trường hợp: Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản
chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc
đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực,
bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc
có những hành vi chống trả lại người bắt người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp
giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các
27
chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát. dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

Câu 25: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản trong trường hợp hành hung để tẩu
thoát theo điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS. Trường hợp người phạm tội “hành hung để tẩu thoát” gây
thương tích cho người khác hoặc dẫn đến chết người thì vấn đề định tội được giải quyết như thế nào?

Dấu hiệu pháp lý như câu 24

Câu 26. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS và phân biệt với
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 BLHS?

1. Dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản.

• Khách thể của tội phạm: Là quyền sở hữu tài sản của các chủ thể. Đối tượng tác động của tội phạm
này là tài sản

• Mặt khách quan của tội phạm: Là hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác để tạo cho
mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách lén lút

• Chủ thể của tội phạm: là chủ thể thường đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm
hình sự.

• Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi là cố ý trực tiếp và mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản của
người khác.

2. Phân biệt với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Tội trộm cắp tài sản khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ở hành vi trong mặt khách quan, tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ sự quản lí của người khác một cách
công khai khi người đó không có điều kiện ngăn cản, bảo vệ. Còn tội trộm cắp tài sản thì hành vi đó được
thực hiện 1 cách lén lút.

Tội cướp giật tài sản Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Khách Quyền sở hữu về tài sản Quyên sở hữu về tài sản


thể

MKQ Thứ nhất: Phải có dấu hiệu công khai, là hình thức thực  Lợi dụng lúc chủ tài sản không có
hiện  cho phép chủ tài sản có khả năng biết ngay khi hành điều kiện ngăn cản ngang nhiên chiếm
vi này xảy ra. có nghĩa rằng người phạm tội có ý thức đoạt tài sản của họ.Hành vi trong tội
công khai và không có ý thức che đậy hành vi phạm tội này phân biệt với hành vi chiếm đoạt
đó. của các tội khác qua dấu hiệu công
Thứ hai:Phải có dấu hiệu nhanh chóng: Đó là lợi dụng nhiên,Ở tội công nhiên chiếm đoạt tài
sơ hở của chủ tài sản (sơ hở này có thể  sẵn có hoặc do sản thì  Hành vi chiếm đoạt này có
người phạm tội chủ động tạo ra) Nhanh chóng tiếp cận, tính công khai như hành vi cướp giật
nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn nhưng hành vi này xảy ra trong hoàn
tránh.Thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt tài sản có thể cảnh chủ tài sản không có điều kiện
diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào đặc ngăn cản, do vậy, người phạm tội
điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản không cần và không có ý định có bất

28
cũng như những hoàn cảnh bên ngoài khác, hình thức cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với
này có thể là nhanh chóng giật lấy giành lấy và tẩu chủ tài sản, người phạm tội không
thoát....Với thủ đoạn như vậy người phạm tội muốn chủ dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực
tài sản không thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của hay uy hiếp tinh thần nhanh chóng hay
mình và không có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào khác nhanh chóng chiếm đoạt và lẩn tránh.
để đối phó với chủ tài sản.

 Điểm khác biệt cơ bản về mặt khách quan của hai tội này đó là: tội cướp giật nhanh chóng chiếm
đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu thoát (hành vi chiếm đoạt tài sản bất ngờ và nhanh chóng, trong một
khoảng thời gian ngắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt làm
người bị hại không kịp ứng phó). Còn tội công nhiên thì không cần nhanh chóng chiếm đoạt để tẩu
thoát bởi vì trong trường hợp này người phạm tội biết rằng ng quản lý tài sản không thể ngăn cản
được hành vi chiếm đoạt.

Chủ Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách
thể trách nhiệm hình sự nhiệm hình sự

MCQ Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý trực tiếp?

Mục đích: chiếm đoạt tài sản Mục đích: chiếm đoạt tài sản

Câu 27: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS và
phân biệt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Khách Quyền sở hữu về tài sản Quyền sở hữu về tài sản


thể

MKQ Hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài


sản
 Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
 Hành vi gian dối nhằm chiếm nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức
đoạt tài sản là hành vi đưa ra những hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản
thông tin không đúng sự thật với ý thức đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều
làm cho người quản lý tài sản nhầm kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
tưởng là sự thật nên trao tài sản cho
người phạm tội chiếm đoạt. + Trong  Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
trường hợp người phạm tội đã có hành nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức
vi gian dối nhưng người quản lý tài sản hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất
phát hiện được hành vi gian dối đó nến hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
không giao tài sản là trường hợp lừa đảo *Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội
chiếm đoạt tài sản chưa đạt. chiếm đoạt được tài sản. Cụ thể:
*Tội phạm lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài  Người phạm tội giữ lại một phần hoặc toàn bộ
sản hoàn thành vào thời điểm người tài sản bằng thủ đoạn gian dối hoặc đến thời hạn trả lại
phạm tội nhân được tài sản từ người
29
quản lý tài sản. tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình
không trả;

 Người phạm tội không có khả năng trả lại tài


sản do dùng vào mục đích bất hợp pháp

MCQ Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý trực tiếp

Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản

 Ý định chiếm đoạt tài sản có từ  Ý định chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi
trước thủ đoạn gian dối và hành sau khi đã nhận được tài sản thông qua các
vi chiếm đoạt tài sản. giao dịch hợp pháp

Chủ Từ đủ 14 tuổi trở lên (trong trường hợp Từ đủ 14 tuổi trở lên (trong trường hợp theo khoản 2
thể theo khoản 2 Điều 12 và điểm b khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 175) và có năng lực trách
Điều 174) và có năng lực trách nhiệm nhiệm hình sự.
hình sự.

Câu 28: Phân tích các dâu hiệu pháp lý của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 178
BLHS và phân biệt với tội phá hủy công trình, cơ sở phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo
điều 303 BLHS

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng Tội phá hủy công trình, cơ sở phương tiện quan
tài sản trọng về an ninh quốc gia

Khách Xâm phạm về quyền sở hữu tài sản Xâm phạm đến sự an toàn công cộng, quyền sở hữu của
thể Nhà nước đối với các công trình, cơ sở phương tiện
 Đối tượng tác động: tài sản chung quan trọng về an ninh quốc gia.

 Đối tượng tác động: tài sản của Nhà nước

MKQ Thể hiện ở hành vi hủy hoại hoặc cố ý Thể hiện ở hành vi phá hủy công trình hoặc phương
làm hư hỏng tài sản. tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công trình
điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình
- Hành vi hủy hoại tài sản là hành vi quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa
cố y làm mất đi toàn bộ giá trị và giá học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội nếu không thuộc
trị sử dụng của tài sản đó. trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này,
- Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là
hành vi gây thiệt hại làm mất đi một
phần giá trị và giá trị sử dụng của tài
sản đó.

Chủ Từ đủ 14 tuổi trở lên ( theo k2- điều 12) Từ đủ 14 tuổi trở lên ( theo k2- điều 12) và có năng lực
thể và có năng lực TNHS TNHS

MCQ Lỗi cố ý. Mục đích là hủy hoại hoặc làm Lỗi cố ý. Mục đích là không nhằm chống chính quyền
30
hư hỏng tài sản của người khác. nhân dân và không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ
trong công chúng.

Câu 29. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo Điều 179 BLHS và phân biệt với tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 BLHS?

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, theo
doanh nghiệp

Khách Xâm phạm quyền sở hữu của nhà nước, Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức,
thể cơ quan, tổ chức doanh nghiệp về tài sản xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức cá nhân, xâm phạm đến tính mạng
sức khỏe của con người.

Mặt Thể hiện ở hành vi của người có nhiệm Thể hiện ở hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
khách vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực
quan của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong
nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại
mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này
tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng  khác với tội theo điều 179 thì tội này có hậu
quả bao gồm cả sức khỏe của con người. Ngoài ra
theo quan điểm cá nhân thì cần có them thiệt hại về
phi vật chất.

Chủ Từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm Từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
thể hình sự. chủ thể của tội này là nguời có Chủ thể của tội này là người có chức vụ quyền hạn.
nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý
tài sản của Nhà nước, tổ chức, doanh
nghiệp, cơ quan.

Mặt Lỗi vô ý.
chủ
quan

 Chú ý: cấu thành của tội theo điều 360 là cấu thành tội phạm có tính chất chung. Trong các trường
hợp một người thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thỏa mãn cấu thành tội
phạm của tội riêng biệt khác thì truy cứu TNHS về tội đó.

Câu 30. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân theo Điều 184 và phân biệt với tội giao
cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi “có tính chất loạn luân” (điểm c khoản 2 Điều 145).
1. Khái niệm
Là hành vi giao cấu với người mà mình biết rõ có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha
mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
2. Các dấu hiệu pháp lý
a. Chủ thể:
31
Là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và có quan hệ cùng huyết
thống về gia đình.
b. Khách thể
Xâm phạm quan hệ hôn nhân tiến bộ
c. Mặt khách quan
 Hành vi: giao cấu với người có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em
cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Hành vi phải là hành vi thuận tình giao cấu, nghĩa là người phạm tội không dùng vũ lực giao cấu,
không cưỡng ép giao cấu.
 Hậu quả: Những thiệt về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự do người phạm tội gây ra.
Ngoài ra, những hành vi loạn luân còn gây ra thiệt hại về tinh thần cho người thân của người phạm tội,
đồng thời gây thiệt hại đến thuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc.
Tuy nhiên, hậu quả của tội loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, cho dù
hậu quả thế nào thì tội phạm cũng đã hoàn thành từ khi hai người thực hiện hành vi giao cấu.
d. Mặt chủ quan
 Lỗi: cố ý. người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là giao cấu với người có dòng máu trực hệ,
là anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh chị em ruột thì bị coi là tội phạm nhưng vẫn thực
hiện hành vi.

3. Phân biệt:
Tiêu Tội loạn luân Đ184 Tội giao cấu với người từ đủ 13
chí tuổi đến dưới 16 tuổi “có tính chất loạn
luân” (điểm c khoản 2 Điều 145).

Khách Quan hệ hôn nhân tiến bộ Sự phát triển bình thường về thể
thể chất, tâm sinh lý của trẻ em, xâm phạm
vào danh dự, nhân phẩm con người
Mặt Hành vi giao cấu với ng từ đủ 16 tuổi trở lên Hành vi giao cấu với ng cùng
khách cùng dòng máu trực hệ, với anh chị em cùng cha dòng máu trực hệ, với anh chị em cùng
quan mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. cha mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha
-> hành vi thuận tình giao cấu, nghĩa là ng phạm hoặc cùng cha khác mẹ là thuận tình,
tội ko dùng vũ lực giao cấu, cũng ko cưỡng ép nhưng hành vi đó được thực hiện đối
giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Tội hoàn thành từ khi có hành vi giao cấu tuổi
 Chú ý:
- Trong TH hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì tùy TH có thể bị TCTNHS về tội Hiếp dâm ( điểm e khoản 2
Điều 141) or tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi ( điểm a khoản 3 Điều 142)
- Trong TH loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng thủ đoạn khiến người từ đủ 13t đến dưới 16t đang trong
tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực
hiện hành vi QHTD khác thì phải bị TCTNHS về tội cưỡng dâm người từ đủ 13t đến dưới 16t (điểm a khoản
2 Điều 144)
Câu 31. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội buôn lậu theo Điều 188 và phân biệt với tội buôn
bán hàng cấm trong TH “buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và
ngược lại” (điểm d khoản 1 Điều 190)
32
- Biên giới là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước tiếp giáp khác hoặc với
hải phận quốc tế.
1. Các dấu hiệu pháp lý
a. Chủ thể
- Người 16 tuổi trở lên và có NLTNHS
b. Khách thể
 Xâm phạm đến chính sách quản lý và ngoại thương và an ninh biên giới nước CHXHCNVN.
 Đối tượng của hành vi buôn lậu:
- Các loại hàng hóa nói chung, bao gồm cả hàng cấm. (trừ các loại hàng hóa đặc biệt đã đc coi là đối
tượng của TP khác).
- Tiền VN và ngoại tệ.
- Các loại kim khí đá quý: vang, kim cương, đồng đen, đá đỏ…
c. Mặt khách quan:
- Hành vi: buôn bán trái phép qua biên giới các loại mặt hàng nêu trên (có thể mua hoặc bán trái phép)
nhằm thu lợi bất chính
- Thủ đoạn: đa dạng: gải mạo giấy tờ để nhập, xuất hàng hóa k đúng vs nội dung được phép
- Dấu hiệu bắt buộc là buôn bán qua bên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa haowcj gnuwocj
lại. Biên giới; bộ, biển , hàng k, bưu điện
- Người vận chuyển thuê qua biên giới mà biết rõ mục đích người thuê là buôn bán kiếm lời thì bị coi
là đồng phạm của buôn lậu
d. Mặt chủ quan
- Lỗi: cố ý trực tiếp
2. Phân biệt
Tiêu Tội buôn lậu theo Điều Tội buôn bán hàng cấm trong TH “buôn bán hàng
chí 188 cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội
địa và ngược lại” (điểm đ khoản 1 Điều 190)

Khác Xâm phạm đến chính sách Xâm phạm đến chính sách độc quyền của NN về
h thể quản lý và ngoại thương và an quản lí một số loại hàng hóa có tính năng và tầm quan
ninh biên giới nước trọng đặc biệt.
CHXHCNVN. Là những loại hàng cấm thông thường. Nằm trong
danh sách NN cấm kinh doanh hiểu theo nghĩa hẹp. VD:
pháo nổ, các hiện vật thuộc di tích LS, các loại thuốc
chưa được SD tại VN..
Giá trị Hàng hóa, tiền Việt Nam, Hàng hóa cấm có giá trị 50-100tr
Đối kim khí đá quý trị giá 100 tr trở
tượng lên, ….
Vật cổ hoặc vật có giá trị
lịch sử văn hóa
Mặt Hành vi buôn bán trái Hành vi buôn bán trái phép hàng cấm qua biên giới
khách phép qua biên giới các loại mặt hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại nhằm
quan hàng nêu trên nhằm thu lợi bất thu lợi bất chính.
chính. Mức giá phạm tội là từ 50 đến dưới 100 triệu. thu lợi
bất chính từ 20 đến 50 triệu.
Quan hệ cái chung – cái riêng:
Buôn lậu -> buôn bán hàng cấm -> vũ khí quân dụng, …
Buôn lậu, vận chuyển qua biên giới mà xác định đó là hàng giả thì xử về tội sản xuất hàng giả.
33
Câu 32. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội vận chyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới theo Điều 189 và phân biệt với tội vận chuyển hàng cấm trong TH “vận chuyển hàng cấm qua
biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại” (điểm đ khoản 2 Điều 191)
Là hành vi vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các hàng
hóa, tiền VN, ngoại tệ, kim khí quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa.
1. Các dấu hiệu pháp lý.
a. Chủ thể: Là người đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS
b. Khách thể: Xâm phạm đến chính sách quản lí về ngoại thương và AN biên giới nước
CHXHCNVN
Đối tượng: hàng hóa, tiền tệ, kim khí, đá quý, hàng cấm, vật phẩm thuộc di tích LS, VH.
c. Mặt khách quan
Là hành vi đưa hàng hóa qua biên giới với bất kì hình thức nào. Có thể là trực tiếp VC hoặc là
thuê, nhờ ng khác vận chuyển, qua đường bộ, sắt, bưu điện...
TP hoàn thành khi có căn cứ chứng minh thực hiện hành vi đưa hàng hóa...trái phép qua biên
giới VN
d. Mặt chủ quan
Lỗi: cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Người PT VC HH k có mục đích buôn bán. Hoặc ng VC thuê, giúp...mà k biết và k buộc phải
biết mục đích buôn bán của người nhờ, thuê VC.
2. Phân biệt
Tiêu Tội vận chyển trái phép hàng hóa, Tội vận chuyển hàng cấm trong TH “vận
chí tiền tệ qua biên giới theo Điều 189 chuyển hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi
thuế quan vào nội địa và ngược lại” (điểm đ
khoản 2 Điều 191)
Khách Xâm phạm đến chính sách quản lí về Xâm phạm đến chính sách độc quyền của
thể ngoại thương và AN biên giới nước NN về quản lí một số loại hàng hóa có tính
CHXHCNVN năng và tầm quan trọng đặc biệt.
Đối tượng: hàng hóa, tiền tệ, kim
khí, đá quý, hàng cấm, vật phẩm thuộc di
tích LS, VH.
Mặt Là hành vi đưa hàng hóa qua biên Hành vi vận chuyển hàng hóa mà Nhà nước
khách giới với bất kì hình thức nào. Có thể là cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa
quan trực tiếp VC hoặc là thuê, nhờ ng khác đc phép lưu hành, chưa đc phép sử dụng tại VN
vận chuyển, qua đường bộ, sắt, bưu điện... qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội
TP hoàn thành khi có căn cứ chứng địa và ngược lại nhằm thu lợi bất chính.
minh thực hiện hành vi đưa hàng hóa...trái Mức giá phạm tội là từ 50 đến dưới 100
phép qua biên giới VN triệu. thu lợi bất chính từ 20 đến 50 triệu.
Lỗi Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Cố ý trực tiếp
Câu 33. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 và
phân biệt với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Điều 190
Hàng giả là hàng mà khi đối chiếu với hàng thật có thể có các dấu hiệu:
- Hàng giả về hình thức: trùng lặp về tên gọi, nhãn hiệu, kiểu dáng hay xuất sứ, nguồn gốc, chỉ
dẫn địa lí với hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường hoặc có tên gọi, kiểu dáng... gần giống dễ gây
nhầm lẫn cho khách hàng
-> chủ yếu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp -> điều

34
- Hàng giả về nội dung: giả về chất lượng hoặc công dụng nhưng hình thức như bao bì... là thật -
> ko có chất lượng, công dụng như loại hàng hóa mà nó mang tên hoặc tuy có nhưng mức chất lượng
thấp hơn mức chất lượng hay công dụng của loại hàng hóa thật có trên thị trường.
NĐ 08/NĐ-CP ngày 10/01/2013 hàng hóa có định lượng, chất dinh dưỡng... từ 70% trở xuống so
với tiêu chuẩn đã đăng kí với cơ quan đo lường chất lượng hoặc đã ghi trên nhãn hiệu bao bì -> hàng
giả.
- Loại hàng giả cả về hình thức và nội dung (D193, 194, 195 tùy thuộc loại hàng giả cụ thể).
1. Các dấu hiệu pháp lý
a. Chủ thể: nt
b. Khách thể: hành vi xâm hại đến trật tự quản lý thị trường, xâm phạm đến các quy định về
quản lý sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng.
c. Mặt khách quan:
Sản xuất hàng giả là làm ra sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương
tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn
bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo
hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia với nhiều hình thức khác nhau như: Chế tạo, chế
biến, nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật...
Buôn bán hàng giả: là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả nhằm bán để kiếm lời bất chính.
d. Mặt chủ quan:
Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
2. Phân biệt:
TCSS Đ 155: tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Đ156: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Khác Xâm phạm đến chính sách độc quyền của NN Xâm hại đến trật tự quản lí thị trường, xâm
h thể về quản lí một số loại hàng hóa có tính năng phạm đến các quy định về sản xuất và lưu
và tầm quan trọng đặc biệt thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến
lợi ích người tiêu dùng.

Đối tượng: Là những loại hàng cấm thông Đối tượng: Các loại hàng giả nói chung,
thường. Nằm trong danh sách NN cấm kinh trừ những loại đã đc quy định trong ND
doanh hiểu theo nghĩa hẹp. VD: pháo nổ, các của các TP quy định tại đ 193, 194. Có thể
hiện vật thuộc di tích LS, các loại thuốc chưa là hàng giả về hình thức, chất lượng, hoặc
được SD tại VN... giả cả về nội dung và hình thức.
Mặt - Sản xuất hàng cấm là làm ra hàng hoá mà Nhà - Sản xuất hàng giả là làm ra sản
khách nước cấm kinh doanh với nhiều hình thức phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá
quan khác nhau như: Chế tạo, chế biến, nhân giống, giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm
sao chép, sáng tác, dịch thuật... cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn
- Buôn bán hàng cấm: Là hành vi mua, xin, hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nhằm bán lại khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền
cho người khác; dùng hàng cấm để trao đổi, sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc
thanh toán; dùng tài sản (không phải là tiền) đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà
đem trao đổi, thanh toán... lấy hàng cấm để Việt Nam tham gia với nhiều hình thức
bán lại cho người khác khác nhau như: Chế tạo, chế biến, nhân
giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật...
- Buôn bán hàng giả: là hành vi bán
hàng giả hoặc mua hàng giả nhằm bán để
kiếm lời bất chính.
Chủ Đạt độ tuổi chịu TNHS và có đủ NLTNHS Đạt độ tuổi chịu TNHS và có đủ NLTNHS
35
thể
Mặt Lỗi cố ý trực tiếp. ( BlKH thì là cả lỗi cố ý trực Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
chủ tiếp hoặc gián tiếp)
quan
Câu 34. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 và phân biệt
với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174.
Là hành vi cân đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong
việc mua bán gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa đc xóa án tích mà còn vi phạm.
1. Các dấu hiệu pháp lý
a. Chủ thể: là người đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS, là người bán hàng hóa trong các doanh
nghiệp thương mại hoặc những tư thương KD các loại hàng hóa.
b. Khách thể: xâm phạm quan hệ đúng đắn trong lưu thông hàng hóa và qua đó xâm phạm đến lợi ích
người mua hàng.
c. Mặt khách quan
Hành vi chỉ xảy ra trog lĩnh vực mua bán hàng hóa, bao gồm các loại hành vi cân đong, đo, đếm, tính gian
hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác.
- Hành vi của người bán hàng với các thủ đoạn gian dối như sửa chữa các công cụ đo lường… tính
gian số tiền phải trả hoặc đánh tráo hàng hóa…
- Hành vi gian dối khác như bán hàng kém chất lượng nhưng ng bán vẫn quảng cáo, trao đổi với người
mua hàng chất lg còn tốt hoặc hh đã đc CQ có thẩm quyền qđ hạ giá sản phẩm nhưng ng bán vẫn bán với giá
cũ để kiếm lợi
- Hành vi bị coi là TP khi thỏa mãn: trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân,
đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác mà đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc thu lợi
bất chính từ 5.000.000 trở lên.
d. Mặt chủ quan
Lỗi: cố ý trực tiếp.
2. Phân biệt
Tiêu Tội lừa dối khách hàng theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174.
chí Điều 198
Khách xâm phạm quan hệ đúng đắn Xâm phạm quyền sở hữu về tài sản
thể trong lưu thông hàng hóa và
qua đó xâm phạm đến lợi ích
người mua hàng
Mặt Như trên Là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật với ý
khách thức làm cho người quản lý tài sản nhầm tưởng là sự thật nên
quan trao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt.
TH ng quản lý phát hiện và k trao tài sản cho ng phạm tội thì
thuộc vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đạt.
Chú ý: nếu hành vi gian dối là thủ đoạn nhằm hướng tới 1 hoặc một số người xác định nhằm chiếm
đoạt tài sản của họ thì phải TCTNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Câu 35. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội gây ô nhiễm moi trường theo Điều 235 và phân
biệt với tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại theo Điều 236.

36
Là hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần
phân hủy; phát tán bức xạ, phóng xạ vượt qua mức quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ
nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hâu ủa nghiêm trọng khác.
Khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014: Thành phần môi trường là yếu tố vật chất
tạo thành môi trường gồm đất, nước, ko khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất
khác.
Khoản 8 và khoản 11 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, chất gây ô nhiễm là các chất
hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm
cho môi trường bị ô nhiễm, nghĩa là làm biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật.
Dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 1 số chất độc hại trong ko khí xung quanh (QCVN
06:2009/BTNMT) ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 của Bộ Tài
nguyên môi trường để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm ko khí.
Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất (khoản 4 Điều 3 Luật
Năng lượng nguyên tử năm 2008).
Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng
hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ (khoản 8 Điều 3 Luật
năng lượng nguyên tử 2008).
Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu
tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại
khác.
Điều 3 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường về
quản lý chất thải nguy hại: Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa,
giảm thiểu, phân định, phan loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại.
1. Các dấu hiệu pháp lý
a. Chủ thể: nt
b. Khách thể: xâm phạm đến các chế độ quản lý và bảo vệ môi trường của Nhà nc.
c. Mặt khách quan
- Hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường
- Hành vi phát tán bức xạ, Phóng xạ vào không khí, nguồn nước, đất
d. Mặt chủ quan: Lỗi: cố ý trực tiếp
2. Phân biệt:
Điều 182 Điều 182a
Khác Xâm phạm đến các chế độ quản lí Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại xâm
h thể và bảo vệ môi trường của Nhà hại đến chế độ quản lý chất thải nguy hại và bảo vệ
nước môi trường của Nhà nước

Đối Các thành phần của môi trường Các loại chất thải nguy hại theo danh mục được
tượng Chính phủ quy định
tác
động
Mặt - Hành vi thải vào không Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lí, tiêu hủy ... các
khách khí, nguồn nước, đất các chất gây ô loại chất thải nguy hại không đúng các quy định về
quan nhiễm môi trường tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình xử lý hay quá trình lưu

37
- Hành vi phát tán bức xạ, giữ... không đảm bảo an toàn vi phạm các quy định
Phóng xạ vào không khí, nguồn của pháp luật trong quá trình quản lý chất thải nguy
nước, đất hại

Câu 36. Phân tích các dấu hiệu của tội hủy hoại rừng theo Điều 243 và phân biệt với tội hủy
hoại tài sản Điều 178.
Tiêu chí Tội hủy hoại rừng theo Điều 243 Tội hủy hoại tài sản Điều 178
Chủ thể Người đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS Người đủ tuổi chịu TNHS và có
NLTNHS
Khách Xâm phạm đến chế độ quản lý chất thải nguy hại và bảo Xâm phạm đến quyền sở hữu tài
thể vệ môi trường của NN. Xâm phạm đến chế độ bảo vệ sản
rừng của NN
Mặt Hành vi đốt rừng trái phép: là hành vi cố ý làm cháy rừng Là hành vi làm hủy hoại, gây thiệt
khách với bất kỳ mục đích gì mà không được người hoặc CQNN hại toàn bộ giá trị sử dụng của tài
quan có thẩm quyền cho phép. sản đó.
Hành vi phá rừng trái phép: là chặt phá rừng, ken cây và
các hành vi khác làm trái PL làm cho cây rừng bi chết
với bất kỳ MĐ gì.
Hành vi khác làm hủy hoại rừng: đào bới, nổ mìn, tháo or
thả chất độc hại vào rừng…
Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý trực tiếp
quan
Câu 37. Phân tích DHPL của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255 và PB
với tội chứa chấp vào việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 256.
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Tội chưa chấp vào việc sử dụng trái phép chất
theo Điều 255 ma túy theo Điều 256.
Chủ thể Thường Thường
Khách Chế độ quản lý của NN về sử dụng chất ma túy (vào các mục đích chữa bệnh);
thể ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người, trật tự an toàn xã hội.
Đối tượng tác động: người sử dụng ma túy.
Mặt *Các hành vi khách quan: Cho thuê, mượn địa điểm chứa chấp
khách Chỉ huy, phân công, điều hành việc sử dụng trái phép chất ma túy (theo ý chí
quan các hoạt động đưa trái phép chất ma túy của mình).
vào người khác. => Không làm theo sự chỉ huy, điều
Thuê địa điểm, mượn địa điểm, hành của người khác, không có hành vi đưa
sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm chất ma túy vào cơ thể người khác mà việc
hữu của mình hoặc đang do mình quản đưa chất ma túy vào cơ thể người khác là do
lý, cũng như tìm địa điểm để làm nơi người sử dụng trái phép chất ma túy tự đưa
đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể chất ma túy vào cơ thể của họ hoặc nếu có
người khác. nhiều người thì có thể họ đưa chất ma túy vào
Cung cấp trái phép chất ma túy cơ thể của nhau.
(trừ hành vi bán trái phép chất ma túy)
cho người khác để sử dụng trái phép
chất ma túy theo sự chỉ huy, phân công,
điều hành của người khác hoặc chính
38
mình là người chỉ huy, phân công điều
hành.
Chuẩn bị chất ma túy dưới bất
kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản
xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy
vào cơ thể người khác theo sự chỉ huy,
phân công, điều hành của người khác
hoặc chính mình là người chỉ huy, phân
công điều hành.
Tìm người sử dụng chất ma túy
để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể
của họ theo sự chỉ huy, phân công, điều
hành của người khác hoặc chính mình là
người chỉ huy, phân công, điều hành.
Chuẩn bị công cụ, phương tiện
dùng vào mục đích sử dụng trái phép
chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
(mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để
đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể
người khác theo sự chỉ huy, phân công,
điều hành của người khác hoặc chính
mình là người chỉ huy, phân công, điều
hành.
Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp.
quan Mục đích (dấu hiệu bắt buộc): mong Mục đích phạm tội (bắt buộc): biết rõ người
muốn đưa được chất ma túy vào cơ thể thuê địa điểm, mượn địa điểm của mình để
người khác (với động cơ khác nhau đưa chất ma túy vào cơ thể của họ với nhiều
nhưng chủ yếu là vì vụ lợi). động cơ khác nhau (hành vi thuê địa điểm là
vì vụ lợi).
 nghiện ma túy có ma túy và đưa cho người nghiện ma túy khác sử dụng trái phép thì ko bị
truy cứu điều 255 mà tùy trường hợp truy cứu tội tàng trữ trái phép hoặc sử dụng trái phép chất
ma túy
 Người có địa điểm cho thuê, mượn mà biết rõ người thuê, mượn nhằm đưa chất ma túy vào
cơ thể người khác  Truy cứu điều 255, ko truy cứu điều 256
Câu 38. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma
túy theo Điều 257 và PB với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 258.
Tiêu chí tội cưỡng bức người khác sử dụng trái tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất
phép chất ma túy theo Điều 257 ma túy theo Điều 258.

Khách thể Xâm phạm quyền tự do và sức khỏe Xâm phạm quyền tự do và sức khỏe của con
của con người, ảnh hưởng xấu đến trật người, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xh
tự, an toàn xh và lan truyền tệ nạn và lan truyền tệ nạn nghiện út ma túy.
nghiện út ma túy.
Mặt Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ Hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các
khách lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp thủ doạn khác nhằm khiêu gợi sự ham muốn
quan tinh thần của người khác để buộc họ của người khác để họ sử dụng trái phép chất

39
phải sử dụng trái phép chất ma túy trái ma túy.
với ý muốn của họ. Các hành vi như: cho họ xem phim, tuyên
Hành vi biểu hiên như; đe dọa, khống truyền về những cảm giác khi dùng ma túy,
chế, ép buộc, giữ tay chân để cho ma cho thuốc vào thuốc lá, café để ng k biết sử
túy vào miệng hoặc chích vào cơ thể dụng dẫn đến nghiện…
nạn nhân.
Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý trực tiếp
quan

Chú ý: trường hợp người cưỡng bức hoặc lôi kéo biết họ nhiễm HIV mà cố ý lây truyền cho ng khác thì
cùng với việc bị truy cứu theo các tội trên, họ còn bị truy tố về tội lây truyề HIV cho ng khác theo DD148
hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo DD149.
Câu 39. Phân tích các DHPL của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo
Đ260 và phân biệt trường hợp hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt
hại cho tính mạng người khác với trường hợp vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính theo Đ129.
1. Các dấu hiệu pháp lý
a. Chủ thể: là ng đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS, là người điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ.
b. Khách thể: xâm phạm an toàn trong điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
c. Mặt khách quan:
Hành vi của người điều khiển vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính
mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
- Hành vi vi phạm có thể là: chạy quá tốc độ, giành đường, vượt ẩu, viphamj về khoảng cách giữa các
xe khi rừng, đỗ trên đường…
d. Mặt chủ quan
Lỗi: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
2. Phân biệt
Tiêu chí Trường hợp hành vi vi phạm quy định Trường hợp vô ý làm chết người do vi phạm quy
về tham gia giao thông đường bộ gây tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo
thiệt hại cho tính mạng người khác Đ129
Khách thể Xâm phạm an toàn trong điều khiển Xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
phương tiện giao thông đường bộ. của con người.
Mặt khách Hành vi của người điều khiển vi phạm Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy
quan quy định về an toàn giao thông đường tắc hành chính mà người phạm tội có nghĩa vụ
bộ gây thiệt hại cho tính mạng của phải tuân thủ.
người khác. Hâu quả: làm chết người.
Hậu quả làm chết người.
Chủ thể Người tham gia gthong đường bộ Người nào
Hành vi VP quy định về ATGT đg bộ:lạng VP QTNN hoặc QTHC
lách, đánh võng,…
Thiệt hại Có hoặc không xảy ra Bắt buộc xảy ra
Có thể coi quan hệ giữa 2 tội này là quan hệ chung riêng. Nếu người phạm tội có các dấu hiệu thỏa mãn tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì xử theo tội này (tội riêng), còn ko có đkiện trong quy
định về tham gia giao thông đường bộ thì xử về tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
dẫn đến chết người.

40
Câu 40: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 263 BLHS và phân biệt với tội giao cho người
không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 BLHS?

Tội điều động người không đủ điều kiện điều Tội giao cho người không đủ điều kiện điều
khiển các phương tiện tham gia giao thông khiển các phương tiện tham gia giao thông
đường bộ đường bộ
Khách Xâm phạm an toàn trong việc điều khiển các Giống
thể phương tiện giao thông đường bộ. Xâm phạm
tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của
NN, tổ chức, cá nhân
Mặt -Hvi điều động người không có giấy phép lái Hvi giao cho người không có giấy phép lái xe
khách xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển hoặc bằng lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để
quan phương tiện, người đang trong tình trạng sd điều khiển phương tiện, người đang trong tình
rượu,bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ trạng sd rượu,bia mà trong máu hoặc hơi thở có
cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử
chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích
điều khiển các phương tiện giao thông đường mạnh khác điều khiển các phương tiện giao
bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc sức khỏe, thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng
tài sản của người khác. hoặc sức khỏe, tài sản của người khác.
-Hvi người có thẩm quyền trong việc điều động -Hvi của người chủ phương tiện hoặc quản lý
người khác điều khiển phương tiện gt đường bộ phương tiện không tự mình điều khiển phương
nhưng ngđó k đủ điều kiện điều khiển ptgtđb. tiện mà lại giao cho người k đủ điều kiện điều
khiển phương tiện gtđb
Chủ Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS và là Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS và là
thể người có thẩm quyền điều động người khác người sở hữu, quản lý phương tiện giao thông
điều khiển PTGT. đường bộ
Mặt Lỗi vô ý Lỗi vô ý (giống)
chủ
quan

Câu 41: Phân tích các dấu hiệu của tội đua xe trái phép trong trường hợp hành vi đua xe trái phép
gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác (điểm b khoản 1 Điều 266 BLHS) và phân
biệt với trường hợp hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 BLHS?

Hành vi đua xe trái phép gây thiệt hại Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao
nghiêm trọng cho sức khỏe của người thông đường bộ
khác
Khách thể Xâm phạm tính mạng, sức khỏe của Xâm phạm an toàn trong điều khiển giao thông
người khác, đồng thời xâm phạm trật tự đường bộ. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
an toàn công cộng con người, tài sản của NN, tổ chức, cá nhân
Mặt khách Hành vi đua xe trái phép ô tô, xe máy -Hvi vi phạm các nguyên tắc giao thông đường
quan hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây bộ được quy định tại Luật giao thông đường bộ
thiệt hại cho sức khỏe của người khác. năm 2008
(Hv đua xe trái phép: đua trên 1 quãng -Hvi đó phải gây thiệt hại cho tính mạng hoặc
đường nhất định, tgian nhất định mà k đc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản
phép của cơ quan có thẩm quyền. của người khác hoặc có khả năng thực tế dẫn
Người ngồi sau trước/sau khi lên xe đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không
biết/k biết là đua xe nhưng sau khi người được ngăn chặn kịp thời.
đkhiển đua xe thì có hv cổ vũ,…thì coi -Thiệt hại cho tính mạng là làm chết người
người này là đua xe…)
+ Cụ thể là gây thiệt hại cho 02 người trở
41
lên
+ Tổng tỷ lệ tổn thương của những người
này từ 31% đến 60%
Chủ thể Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS
NLTNHS và là là người điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ (ng điều khiển xe cơ giới, xe
thô sơ, xa máy chuyên dùng tham gia giao
thông đường bộ)
Mặt chủ Lỗi vô ý hậu quả Lỗi cố ý
quan
Câu 42: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 BLHS và phân biệt trường hợp sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại
điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản (điểm d khoản
1 điều 290 BLHS) với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS?

1. Dấu hiệu pháp lý của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
a. Khách thể
Xâm phạm sự an toàn trong hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử
khác, đồng thời xâm phạm lợi ích của cơ quan, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân.

b. Mặt khách quan


- Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử khác để thực hiện một trong những
hành vi sau đây:
+ Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả
thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thể hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ

+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản cua cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản. Cố ý vượt
qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dung mã truy cập của người khác mà k có sự cho phép của người
đó để truy cập vào tk k phải của mình.

+ Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ
phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân: sdung thủ đoạn gian dối, đưa thông
tin sai sự thật về s/phẩm,…để tạo niềm tin cho chủ, người quản lý tài sản làm họ tưởng là thật vad mua, bán,
đầu tư vào lĩnh vực đó.

+Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân: gửi tin nhắn lừa trúng thưởng,..

c. Chủ thể
Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực TNHS

d. Mặt chủ quan : Lỗi cố ý


Điểm d khoản 1 điều 290 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản điều 174
Khách thể Xâm phạm sự an toàn trong hoạt động của Xâm phạm quyền sở hữu về tài sản
mạng máy tính, mạng viễn thông và các
phương tiện điện tử khác, đồng thời xâm
phạm lợi ích của cơ quan, quyền và lợi ích
của tổ chức, cá nhân.

42
Định Không cụ thể Cụ thể: giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu
lượng thiệt đồng hoặc dưới 2 tr đồng nhưng gây hậu quả
hại nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt VPHC về hvi
chiếm đoạt ts, chưa đc xóa án tích mà còn vi
phạm.
Mặt khách Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, -Hvi gian dối chiến đoạt ts của người khác
quan phương tiện điện tử để thực hiện hành vi -Người phạm tội có thể sử dụng bất cứ hvi gian
gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác dối nào và đối với bất cứ ai miễn sao chiếm
trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh đoạt được tài sản của họ.
toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động
vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch
chứng khoán qua mạng.
Chủ thể Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực
TNHS
Mặt chủ Lỗi cố ý Lỗi cố ý trực tiếp
quan

Câu 43: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố theo Điều 299 BLHS và phân biệt với tội
khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Điều 113 BLHS?

 Giống nhau:
- Chủ thể thường ( từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực THHS)
- Hành vi khách quan : Xem phía dưới
Tội khủng bố (điều 299) Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân (điều 113)
Khách Xâm phạm: Xâm phạm:
thể - An toàn công cộng, an toàn tính mạng, sức - Sự vững mạnh của chính quyền nhân dân
khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của - An ninh, an toàn đối ngoại
công dân - Tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của
con người
Mặt -Hvi xp tính mạng, sức khỏe của người khác -Hành vi xp tính mạng của cán bộ, công
khách hoặc phá hủy tài sản của cquan, tổ chức, cá nhân chức hoặc công dân.
quan - Hvi thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tài -Xp tự do thân thể, sức khỏe của người khác
trợ khủng bố (cụ thể). bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
- Hvi cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn -Hvi thành lập, tham gia tổ chức khủng bố,
luyện phần tử khủng bố, cung cấp vũ khí cho tài trợ tổ chức khủng bố (giống)
phần tử khủng bố. -Hvi cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo,
- Hvi xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc huấn luyện phần tử khủng bố, cung cấp vũ
chiếm giữ, làm hư hỏng tài sản của cơ quan, tổ khí cho phần tử khủng bố.(giống)
chức, cá nhân -Uy hiếp tinh thần người khác
-Hvi đe dọa xp tính mạng của người khác hoặc -Thực hiện một trong các hvi trên đối với
đe dọa phá hủy tài sản của…hoặc có những hvi người nước ngoài gây khó khăn cho quan hệ
khác uy hiếp tinh thần người khác quốc tế của nước CHXHCNVN.
Mặt Lỗi cố ý Lỗi cố ý trực tiếp
chủ Mục đích : nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ Mục đích : chống chính quyền nhân dân
quan trong công chúng

Câu 44: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội bắt cóc con tin theo Điều 301 BLHS và phân biệt với
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 BLHS?
43
Tội bắt cóc con tin Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Khách Xâm phạm an toàn công cộng, xâm Quyền sở hữu về tài sản và quyền tự do của con người
thể phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, xp tính mạng và sức khỏe
của công dân
Mặt -Hvi bắt giữ, giam người trái Pl, đe
-Hvi bắt giữ, giam người khác làm con tin nhằm chiếm
khách dọa giết, làm bị thương người khác
đoạt tài sản
quan hoặc tiếp tục giam, giữ người đó
+Đó là hvi bắt trái pl người khác và giữ ở một nơi với ý
nhằm cưỡng ép quốc gia, vùng lãnh
thức sd việc bắt giữ để làm phương tiện để uy hiếp tinh
thổ để làm việc gì đó hoặc không
thần người có tài sản để đòi tiền chuộc
làm theo yêu cầu của người phạm
+Người bị bắt cóc thường có quan hệ thân thiết với
tội mà không nhằm mục đích chiếm
người có tài sản hoặc có thể là bất kỳ người nào mà
đoạt tài sản người phạm tội cho rằng có thể sử dụng việc bắt giữ để
uy hiếp tinh thần người có tài sản đòi tiền chuộc
Chủ thể Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có Người từ đủ 14 trở lên và có NLTNHS
NLTNHS
Mặt chủ Lỗi cố ý Lỗi cố ý trực tiếp
quan Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản

Câu 45: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS. Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phá hủy
công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong
công chúng thì vấn đề định tội được giải quyết như thế nào?

1. Dấu hiệu pháp lý


a. Khách thể
Xâm phạm sự an toàn công cộng, quyền sở hữu của Nhà nước đối với các công trình, phương tiện quan
trọng về ANQG.

+ Công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải: đường bộ, sắt, hàng không, sông (tà vẹt đường ray xe lửa, hệ
thống biển báo đường bộ, đường sông…).
+ Công trình hoặc phương tiện thông tin liên lạc: đường điện thoại, cáp ngầm, đường truyền internet, hệ thống
viễn thông, vệ tinh…
+ Công trình điện: nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, đường dây tải điện (cao, trung thế hoặc có khi hạ thế), trạm
biến áp…
+ Công trình dẫn chất đốt: dẫn gas, xăng, dầu và các chất đốt khác.
+ Công trình thuỷlợi: hệ thống đê kè, các trạm bơm nước tưới tiêu, hệ thống dẫn nước…
+ Các công trình, phương tiện khác: đây là các công trình, phương tiện không thuộc các đối tượng trên nhưng
cũng có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội…
b. Mặt khách quan
- Hành vi phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công
trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công tình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế,
khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội.
- Theo Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Điều 7 NĐ
126/2008/NĐ-CP – Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quan
trọng liên quan đến anqg là công trình có đầy đủ các yếu tố sau:
+ Các công trình : là CSVC đặc biệt quan trọng liên quan đến anqg (công trình sử dụng công nghệ hạt
nhân, công trình đặc biệt quan trọng đối với phòng thủ quốc gia và sự tồn tại của chế độ,…); các công trình
là nơi tập trung lưu trữ, bảo quản nhiều hồ sơ tài liệu, mẫu vật, hiện vật thuộc danh mục bí mật nhà nước

44
hoặc có giá trị đặc biệt quan trọng về chính trị-ngoại giao, văn hóa – lịch sử, kinh tế, KH-KT,…; công trình
là nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái; công trình khác.
+ Là công trình đòi hỏi phải áp dụng công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo
sát, thiết kế, xây dựng quản lý và sử dụng theo quy định của pháp lệnh…
- Hành vi phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về anqg gây tổn thương cho sức khỏe của
người khác hoặc làm chết người
- Hành vi phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện qaun trọng về anqg gây ảnh hưởng xấu đến tình hình
kinh tế - xã hội
c. Chủ thể
Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực TNHS

d. Mặt chủ quan


Lỗi: Cố ý trực tiếp

Mục đích: không nhằm chống chính quyền nhân dân và không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong
công chúng

2. Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì bị truy cứu TNHS về
tội khủng bố (Điều 299 BLHS)
Câu 46: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công cộng trong trường hợp “hành
hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng” (điểm đ khoản 2 Điều 318 BLHS). Trường hợp người
phạm tội “hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng” gây thương tích cho người khác hoặc
dẫn đến chết người thì vấn đề định tội, định khung hình phạt giải quyết như thế nào?

Tội gây rối trật tự công cộng trong trường hợp “hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự
công cộng”
Chủ thể Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS
Khách thể Xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người bảo vệ trật tự công cộng
Mặt khách Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là trường hợp trong khi thực hiện
quan hành vi gây rối, có người can ngăn hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi gây rối nhưng người
có hành vi gây rối chẳng những không nghe mà còn có hành vi hành hung người can
thiệp bảo vệ trật tự công cộng. HV dùng vũ lực(đánh, đấm,…) đối với người có trách
nhiệm bảo vệ trật tự công cộng.
Mặt chủ quan Lỗi cố ý
 Trường hợp người phạm tội “hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng” gây thương tích
cho người khác hoặc dẫn đến chết người
- Nếu người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng đang thi hành công vụ, có nhiệm vụ bảo vệ trật tự công
cộng mà người phạm tội “hành hung” gây thương tích cho họ thì tùy vào mức độ thương tích và tổn hại của
người bảo vệ trật tự công cộng mà người phạm tội sẽ bị xử phạt theo các khoản cụ thể quy định tại điều 134
của BLHS.
- Nếu người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng đang thi hành công vụ, có nhiệm vụ bảo vệ trật tự công
cộng mà người phạm tội “hành hung” dẫn đến người đó chết thì người phạm tội sẽ bị xử phạt theo điểm d
khoản 1 Điều 123 BLHS – “giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”
Câu 47: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc theo Điều 321 BLHS và phân biệt với tội tổ
chức đánh bạc theo Điều 322 BLHS?

 Giống

45
- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS
- Khách thể: Xâm phạm đến trật tự công cộng và nếp sống văn minh, lành mạnh trong đời sống xã hội
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Tội đánh bạc (điều 321) Tội tổ chức đánh bạc (TCĐB) – Điều 322
Mặt -Hvi đánh bạc trái phép dưới bất cứ -Hvi TCĐB hoặc gá bạc trái phép đã bị xử phạt hành
khách hình thức nào được thua bằng tiền hay chính về hvi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc đã bị kết
quan hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở án về một trong các tội này chưa được xóa án tích mà
lên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã còn vi phạm.
bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức + TCĐB trái phép là hvi chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc
đánh bạc, chưa được xóa án tích mà đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được
còn vi phạm thua tiền hoặc hiện vật mà k được CQNN có thẩm
+Hvi đánh bạc trái phép là hvi đánh quyền cho phép hoặc được cho phép nhưng thực hiện k
bạc mà không được CQNN có thẩm đúng với quy định
quyền cho phép hoặc được CQNN có + Có hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham
thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện gia đánh bạc. Thông thường người đứng ra tổ chức
không đúng với quy định trong giấy có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kế hoạch đánh bạc
phép được cấp
rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia.
+ Các hình thức đánh bạc: đánh bài,
đánh tổ tôm, sóc đĩa, đánh ba cây, cá + Gá bạc trái phép là hvi tạo điều kiện về địa điểm để
độ bóng đá, đánh lô,đề,.. chứa đám bạc nhằm mục đích trục lợi như: thu tiền vào
+Hvi đánh bạc trái phép phải chịu cửa, cầm đồ cho những người đánh bạc, cho vay,…
TNHS về tội đánh bạc nếu tiền hay + TCĐB với quy mô lớn (các trường hợp thuộc điểm
hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ a,b,c khoản 1)
5tr đồng trở lên hoặc…còn vi phạm + TCĐB chưa đến mức quy mô lớn nhưng trước đó đã
+ Tiền hoặc hiện vật bao gồm: tiền bị xử phạt vp hành chính về hvi đánh bạc hoặc tổ chức
hoặc hiện vật thu được từ chiếu bạc, đánh bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà
thu giữ được trong người các con bạc chưa đc xóa án tích thì vẫn phải chịu TNHS về tội tổ
hoặc ở nơi khác mà có căn cứ xác chức đánh bạc
định đã được hoặc sẽ được dùng để +Người TCĐB hoặc gá bạc chưa đến mức quy mô lớn
đánh bạc. nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá
trị từ 5 tr đồng trở xuống thì tuy họ k phải chịu TNHS
về tội TCĐB nhưng họ phải chịu TNHS về tội đánh bạc
với vai trò là đồng phạm

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP  ngày 22-10-2010 của

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực

hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực

hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Các bạn tham khảo thêm Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP  ngày 22-10-2010. trong đó

có ghi tiền và hiện vật đánh bạc bao gồm những gì.

46
Câu 48: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc theo điều 322 BLHS. Trường hợp
một người vừa tổ chức đánh bạc lại vừa tham gia đánh bạc thì vấn đề định tội được giải quyết như thế
nào?

1. Dấu hiệu pháp lý như câu 47


2. Trường hợp một người vừa tổ chức đánh bạc lại vừa tham gia đánh bạc thì người đó sẽ bị xử đồng
thời về hai tội : Tổ chức đánh bạc và tội đánh bạc nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi của người đó
có đầy đủ dấu hiệu hiệu pháp lý của hai tội phạm nói trên
Câu 49: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm trong trường hợp “cưỡng bức mại
dâm” (điểm b khoản 2 điều 327 BLHS) và phân biệt với tội môi giới mại dâm theo Điều 328 BLHS?

Tội chứa mại dâm trong trường hợp cưỡng bức Tội môi giới mại dâm
mại dâm
Khách Xâm phạm đến trật tự công cộng, quy tắc đọa Xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm các
thể đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc quy tắc đạo đức và thuần phong, mỹ tục của
dân tộc
Mặt -Hvi chứa mại dâm có sự câu kết chặt chẽ giữa -Hvi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mua dâm, bán
khách những người cùng thực hiện tội phạm dâm thực hiện hvi mại dâm
quan +Hvi chứa mại dâm là hvi sử dụng, thuê, cho + Dụ dỗ mại dâm là hvi rủ rê, lôi kéo, kích
thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương động người khác bán dâm hoặc mua dâm
tiện để thực hiện việc mua dâm,bán dâm. + Dẫn dắt người mại dâm là hvi đưa người
-Hvi chứa mại dâm từ 2 lần trở lên và lấy tiền, mua dâm đến với người bán dâm hoặc ngược
hiện vật do chứa mại dâm mà có làm nguồn lại, có thể thỏa thuận về giá cả, thời gian, địa
sống chính điểm đưa đón, bố trí cho người mua, bán dâm
-Hvi chứa mại dâm nhiều người, cụ thể là 4 gặp nhau.
người trở lên -Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người
-Hvi chứa mại dâm đối với người chưa thành phạm tội thực hiện hành vi môi giới mại dâm
niên (người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi)
-Hvi gây rối loạn tâm thần cho người bán dâm
Cưỡng bức mại dâm là hv NPT dùng vũ lực, đe
dọa dùng vl, thủ đoạn khác để buộc người khác
phải thực hiện hv mại dâm

Chủ thể Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực
TNHS TNHS
Mặt Lỗi: cố ý Lỗi: cố ý trực tiếp
chủ
quan

Câu 50. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm trong trường hợp “đối với người từ đủ 13
đến dưới 16 tuổi” (điểm a khoản 3 Điều 327 BLHS 2015). TH người pt thực hiện hành vi chứa mại dâm đối
với “người dưới 13 tuổi” thì vấn đề định tội được giải quyết ntn?
1) Các dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm trong trường hợp “đối với người từ đủ 13 đến dưới 16
tuổi”:
- Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm các quy tắc đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Mặt khách quan: thể hiện ở hành vi chứa mại dâm. Chứa mại dâm (sử dụng, cho thuê hoặc cho mượn, cho
mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua bán dâm.)
+Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

47
+Bám dâm là hành vi thỏa thuận giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất
khác.
+Cho thuê cho mượn địa điểm, phương tiện để hoạt động mại dâm là hành vi của người có quyền quản lý,
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà cho thuê, cho mượn để hoạt động mại dâm.2
Trong trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ…Gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua dâm
ngay tại khách sạn, nhà trọ… Thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc người quản lý của người gọi gái mại dâm thì
người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa mai dâm.
Trong trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ… vừa gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua
bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ… Thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của người gọi gái mại dâm vừa
còn gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện việc mua dâm tại nơi khác thì người đó phải chịu
trách nhiệm hình sự về việc “tội chứa mại dâm” và “ tội môi giới mại dâm”.
Về điểm a. Khoản 3 Điều 327 « Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi »
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội khác đối với người chưa
thành niên, nhưng người chưa thành niên quy định ở đây là người ở độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 và là người
mua dâm hoặc bán dâm.
Tội chứa mại dâm hoàn thành từ thời điểm ng phạm tội thực hiện hành vi chứa mại dâm.
- Chủ thể của tội phạm: là người đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS.
- Mặt chủ quan của tp: Lỗi cố ý (người phạm tội nhận thức rõ đc hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
nguy hiểm cho xh do hành vi gây ra và mong muốn thực hiện hành vi đó.)
 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật thì người phạm tội có thể bị
phạt tù từ mười năm đến mười năm năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2) TH người pt thực hiện hành vi chứa mại dâm đối với “người dưới 13 tuổi” thì vấn đề định tội : có thể
bị xử phạt về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Đ142 BLHS 2015.
Câu 51: Phân tích dấu hiệu pháp lý tội mua dâm người dưới 18 tuổi điều 329 BLHS 2015 và
phân biệt với tội giao cấu or thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi theo Điều 145 BLHS
1) Các dấu hiệu pháp lý tội mua dâm người dưới 18 tuổi :
- Khách thể : xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm các quy tắc đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc,
ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của người chưa thành niên.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người chưa thành niên nhưng phải là từ đủ 13 tuổi đến dưới
18 tuổi và những người này phải là người bán dâm, nếu họ không phải là người bán dâm thì cũng không gọi
mua dâm mà tuỳ trường hợp người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với người
dưới 16 tuổi.
- Mặt khách quan : thể hiện ở hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi (từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi). Đây là hành vi
dùng tiền or lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm là người từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi để đc giao cấu. Trường
hợp thực hiện hành vi mua dâm đối với ng dưới 13 tuổi => phạm tội Hiếp dâm ng dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 : giao
cấu or quan hệ tình dục khác đối với ng dưới 13 tuổi)
Hậu quả của tp ko phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tp này. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm ng pt
thực hiện hành vi mua dâm ng dưới 18 tuổi.
- Chủ thể : đủ 18 tuổi trở lên (điểm mới so vs BLHS 1999).
- Mặt chủ quan : Lỗi cố ý. (người phạm tội nhận thức rõ đc hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy
hiểm cho xh do hành vi gây ra và mong muốn thực hiện hành vi đó.
2) Phân biệt với tội giao cấu or thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS :
Dấu hiệu Tội giao cấu or thực hiện hành vi quan hệ tình Tội mua dâm người dưới 18 tuổi điều
2
Xem thêm Điều 3, Nghị định 178/2004/NĐ-CP của CP đã dẫn…

48
pháp lý dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 329
tuổi theo Điều 145 BLHS
Khách thể xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm các
và tâm sinh lý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới quy tắc đạo đức, thuần phong mỹ tục của
16 tuổi, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm con dân tộc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình
ng. thường của người chưa thành niên

Mặt khách Thể hiện ở hành vi giao cấu or thực hiện hành vi thể hiện ở hành vi mua dâm người dưới 18
quan quan hệ tình dục khác hoàn toàn có sự đồng ý tuổi (từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi). Đây là
của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Người hành vi dùng tiền or lợi ích vật chất khác trả
pt có thể dùng nhiều thủ đoạn khác nhau như : cho người bán dâm là người từ đủ 13 đến
dụ dỗ, hứa hẹn, … thậm chí nhiều TH nạn nhân dưới 18 tuổi để đc giao cấu.
và ng pt có quan hệ yêu đương và nạn nhân
hoàn toàn đồng ý giao cấu or thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với ng pt.

Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành ci Tội phạm hoàn thành từ thời điểm ng pt
giao cấu, ko phụ thuộc vào việc hành vi đó kết thực hiện hành vi mua dâm ng dưới 18 tuổi.
thúc về mặt sinh lý hay chưa.
Chủ thể 16 tuổi trở lên, NLTNHS 18 tuổi trở lên, NLTNHS
Mặt chủ - Lỗi : cố ý.
quan
Câu 52 : Phân tích dấu hiệu pháp lý tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS. TH
ng pt có hành vi dùng vũ lực gây thương tích or gây thiệt hại về tính mạng đối với người thi hành
công vụ thì vấn đề định tội sẽ được giải quyết ntn ?
1) Dấu hiệu pháp lý tội chống người thi hành công vụ :
- Khách thể : xâm phạm hoạt động bthg đúng đắn của ng thi hành công vụ trong các cơ quan, tổ chức,
làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó.
- Mặt khách quan :
Thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành
công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. 
+ Dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ or ép buộc họ thực hiện hành
vi trái PL. VD : dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém...).
+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ
hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ... Sự đe doạ là đe dọa dùng ngay tức khắc or đe dọa sd sức mạnh
vật chất. Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.
+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ
phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng
quyền hạn của họ.
+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp
những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…
Tất cả các hành vi nói trên người phạm tội thực hiện đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản
người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái
pháp luật.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi
hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp

49
luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa
định tội.
- Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức đc hành vi của mình là cản trở người
thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi
đó. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng
ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về
các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.
- Chủ thể : 16 tuổi trở lên, có NLTNHS.
2) TH chống người thi hành công vụ mà lại giết người đang thi hành công vụ thì hành vi của người
phạm tội bị truy cứu TNHS về Tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng thuộc điểm d khoản 1 Điều
123 BLHS 2015.
TH chống người thi hành công vụ mà lại cố ý gây thương tích cho người đang thi hành công vụ thì tùy
từng mức độ thương tật hành vi của người phạm tội bị truy cứu TNHS về Tội cố ý gây thương tích or gây
tổn hại cho sức khỏe người khác Điều 134 BLHS.
Câu 53 : Phân tích dấu hiệu pháp lý tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 BLHS và phân biệt với tội
tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXH CNVN theo Điều 117 BLHS ?
1) Dấu hiệu pháp lý tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của …
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, công dân là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo tự do
hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, công dân.
- Khách thể của tội phạm:
Xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, các lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân.
- Mặt khách quan của tội phạm
Thể hiện ở các hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội
họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân.
Ví dụ: Lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, để thu thập tin tức, in ấn tài liệu, phát tán thông tin sai lệch xâm
phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để
đưa ra những thông tin sai sự thật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân…
- Chủ thể của tội phạm
Người đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn
mong muốn thực hiện hành vi đó.
2) Phân biệt với tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXH CNVN
theo Điều 117 :
Phân Điều 331 Điều 117
biệt
Khách Xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, Sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ Nhà
thể quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, nước cộng hòa XHXN Việt Nam
công dân
Hành vi Hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn - Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,

50
luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng tôn tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng
giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền chính quyền nhân dân; (gây bất mãn, xúa phạm lãnh tụ
tự do dân chủ khác xâm phạm đến lợi ích đảng, nhà nước,..)
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp - Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
của tổ chức, công dân. liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong
Ví dụ: Lợi dụng tự do ngôn luận, tự do nhân dân; (sáng tác các luận điệu để tung tin thất thiệt, tuyên
báo chí, để thu thập tin tức, in ấn tài liệu, truyền, kích động,..)
phát tán thông tin sai lệch; lợi dụng quyền - Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
khiếu nại tố cáo để đưa ra những thông tin liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. (Viết, in, vẽ, chế bản,
sai sự thật, gây thiệt hại đến lợi ích của tranh ảnh, sách báo.. có nội dung chống Nhà nước)
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân…
Mặt Lỗi cố ý Lỗi cố ý trực tiếp
chủ Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt
quan buộc

Câu 54: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước theo Điều 337 BLHS
và phân biệt với tội cố ý làm lộ bí mật công tác theo Điều 361 BLHS?
Dấu hiệu Cố ý làm lộ bí mật NN (337) Cố ý làm lộ BM công tác (361)
pháp lý
Chủ thể Có trách nhiệm quản lý và bảo vệ bí - Chủ thể đặc biệt: người có CV, QH
mật Nhà nước. trong cơ quan, tổ chức.

Đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS.

Khách thể Xâm phạm an toàn các bí mật NN (cần Xâm phạm an toàn bí mật công tác
phân biệt bí mật NN với bí mật công tác) của CQ, TC
Mặt khách - Hành vi cho người không có nhiệm - Hành vi tiết lộ bí mật công tác cho
quan vụ tiếp xúc với bí mật NN biết được BMNN, người khác biết bằng lời nói, chữ viết hoặc
như cho người không có trách nhiệm xem, thông qua các phương tiện nghe, nhìn
đọc, sao, chụp… tài liệu BMNN hoặc không khác.
ngăn cản người khác.

Mặt chủ quan Lỗi cố ý


Bí mật Nhà nước là "những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung
quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các
lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố và nếu tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước
CHXHCNVN" (Điều 1 pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000) (bí mật thuộc độ mật, tuyệt mật
và tối mật).
Đối tượng của bí mật công tác được quy định tại các văn bàn khác của từng bộ, ban, ngành được
cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định về danh mục bí mật của cơ quan, tổ chức.
Câu 55: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
theo Điều 339 BLHS. TH người phạm tội thực hiện hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công
tác nhằm mục đích CĐTS thì vấn đề định tội được giải quyết ntn?
1) Dấu hiệu pháp lý của tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

51
* Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy
tín.
* Mặt khách quan:
Hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm
mục đích chiếm đoạt tài sản.
Giả mạo chức vụ cấp bậc, vị trí công tác là hv mạo danh cv, cb, vị trí thuộc danh mục các cv, cb, vt
trong các cơ quan, tổ chức. Có thể là người k có cv,cb,vt hoặc có cv, cb,vt nhưng k đúng với cv,cb,vt đã giả
mạo.
HV thực hiện: bằng lời nói, trang phục, đeo phù hiệu, quân hiệu, cấp hiệu hoặc mặc trang phục, đeo
phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của cơ quan, t/chức trái phép.
Người giả mạo chức vụ, cấp bật nhưng không thực hiện hành vi trái pháp luật thì chưa cấu thành tội
“giả mạo chức vụ, cấp bậc”. Hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc chỉ là tiền đề của hành vi trái pháp luật, còn
hành vi trái pháp luật là hệ quả (mục đích) của hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc.

* Chủ thể:
- người đủ tuổi chịu TNHS, có NLTNHS.
* Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp
- Động cơ: vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác – DH bắt buộc
2) TH người phạm tội thực hiện hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác nhằm
mục đích CĐTS
Hành vi giả mạo chức vụ… có dấu hiệu cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 174): “Người
nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc….”
Do đó sẽ xử hv này với tội lừa đảo cđts
Câu 56: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS và phân
biệt với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn CĐTS (355)
1) Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản:
* Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của cơ
quan, tổ chức.
* Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí bằng thủ đoạn lợi
dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ
dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình (sử dụng cv, qh như 1 p/tiện để thực hiện việc chuyển
dịch bát hợp pháp tài sản của cơ quan, t/chức do người PT quản lý thành tài sản của NPT). Đối tượng của
hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lí. Người phạm tội đã lợi dụng trách
nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Thủ đoạn chiếm đoạt và che giấu
việc chiếm đoạt TS có thể khác nhau : công khai or lén lút, có thể kết hợp với thủ đoạn gian dối, che đậy
tinh vi, xảo quyệt, …
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội
tham ô khi có một trong những dấu hiệu sau:
+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên
+ Dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các TH sau:
 Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

52
 Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này (như: Tội tham ô TS, nhận hối lộ,
lạm dụng chức vụ quyền hạn CĐTS, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lạm quyền
trong khi thi hành công vụ, …) chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
* Chủ thể: chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ, quyền hạn quản lí tài sản. Trên thực tế, chủ
thể của tội tham ô TS có thể là những dạng người sau:
 Ng giữ những chức nhất định như: chánh văn phòng, thủ trg cơ quan, trưởng phòng tài vụ…
 Ng làm những nghề nhất định có liên quan đến cong việc có tĩnh chất nghiệp vụ về quản lý kinh tế,
tái chính như: Thủ kho, thủ quỹ, kế toán,…
 Ng đc giao những công việc gắn với trách nhiệm quản lý khối TS nhất định trong những khoảng thời
gian nhất định: bảo vệ bãi than, máy móc khi chưa nhập kho,…
Lưu ý: trong đồng phạm tội Tham ô TS, người thực hành bắt buộc phải có dấu hiệu chủ thể đb, còn
đối với những ng đồng phạm khác (vai trò ng giúp sức, xúi giục, tổ chức) thì ko nhất thiết phải có dấu hiệu
chủ thể đặc biệt nhưng để có thể coi họ là đồng phạm của tội tham ô TS thì họ phải nhận thức đc là tham gia
phạm tội cùng với người thực hành là người có trách nhiệm quản lý TS.
* Mặt chủ quan: Lỗi: cố ý trực tiếp với mục đích: tư lợi
2) Phân biệt với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn CĐTS
Dấu hiệu Tội tham ô TS Tội lạm dụng chức vụ, quyền
pháp lý hạn CĐTS
Chủ thể là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản bất kỳ ai có chức vụ nhưng không
trực tiếp quản lý tài sản.
Đối tượng tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý, tài sản bị chiếm đoạt do người
tác động khác quản lý.
Mặt khách Bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử Hành vi lạm dụng chức vụ
quan dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao Thực tế hành vi phạm tội
thành tài sản của mình. Người phạm tội đã lợi dụng thường được thực hiện với thủ
trách nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài đoạn lạm dụng chức vụ quyền
sản mà mình đang quản lí. Thủ đoạn chiếm đoạt và che hạn đề uy hiếp tinh thần hoặc
giấu việc chiếm đoạt TS có thể khác nhau : công khai lừa dối, hoặc lạm dụng long tin
or lén lút, có thể kết hợp với thủ đoạn gian dối, che của người khác vào chức vụ,
đậy tinh vi, xảo quyệt, quyền hạn của mình để chiếm
đoạt ts của ng khác.
Câu 57: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội nhận hối lộ theo Điều 354 BLHS. Trường
hợp người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ trong vụ nhận hối lộ có bị truy cứu TNHS với vai trò
đồng phạm trong tội nhận hối lộ hay ko & vấn đề định tội được giải quyết ntn?
1) Dấu hiệu pháp lý của tội nhận hối lộ theo Điều 354 BLHS:
*Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
*Mặt khách quan:
Xem thêm ở câu 58
Thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất
kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thuộc 1 trong các TH sau:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một
trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

53
Hành vi nhận tiền, tài sản có thể cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác.
Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm việc nhận hối lộ là nhận cho bản thân người nhận. Quy định mới này mở
rộng phạm vi xử lý đối với cả trường hợp dù không nhận cho mình mà nhận hối lộ cho người khác, tổ chức
khác (có thể là tổ chức thuộc Nhà nước hoặc ngoài Nhà nước).
+ Lợi ích phi vật chất.
Lợi ích phi vật chất là quy định mới, thể hiện rõ hơn quy định “bất kỳ lợi ích nào”. Lợi ích phi vật chất
thường được thể hiện như hối lộ về tình dục, việc hứa nâng lương, đề bạt, thuyên chuyển vị trí công tác…
mà không nhận lợi ích vật chất.
- tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội nhận tiền or tài sản or lợi ích vật chất khác, phi
vật chất đề làm or ko làm 1 việc cho ng đưa hối lộ or chủ động hứa hẹn sẽ nhận của hối lộ để làm 1 việc vì
lợi ích của ng đưa hối lộ (trong TH có chứng cứ chứng minh nếu ko bị những nguyên nhân khác cản trở thì
lời hứa hẹn đó sẽ đc thực hiện).
* Chủ thể: chủ thể đặc biệt. là người đủ tuổi chịu TNHS, có NLTNHS & có chức vụ, quyền hạn.
* Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý: nhận thức rõ đc tính chất nguy hại của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện.
2) Trường hợp người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ trong vụ nhận hối lộ có bị truy cứu TNHS
với vai trò đồng phạm trong tội nhận hối lộ ko?
Việc BLHS quy định những tội danh như Tội đưa hối lộ, tội nhận hối lộ, tội môi giới hối lộ cho
thấy sự phân biệt các hành vi trong vấn đề đồng phạm của 1 vụ nhận hối lộ. Người đưa hối lộ, môi
giới hối lộ cũng đóng vai trò là người giúp sức, người tổ chức nhưng luật đã phân định thành các tội
danh riêng để tiện cho việc định tội và định hình phạt hơn. Nên rất ít TH, người đưa hối lộ, người môi
giới hối lộ trong vụ nhận hối lộ bị truy cứu TNHS với vai trò đồng phạm trong tội nhận hối lộ trừ khi
hành vi của người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ không đủ cấu thành tội phạm tội độc lập là Tội
đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ thì mới đặt ra vấn đề truy cứu TNHS họ là đồng phạm của vụ nhận hối
lộ.
 Người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ k bị truy cứu TNHS về đồng phạm tội nhận hối lộ mà
tùy TH bị truy cứu tNHS tội đưa hối lộ hoặc tội môi giới hối lộ.
Câu 58: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội nhận hối lộ trong TH “lạm dụng chức vụ
quyền hạn” (điểm b khoản 2 Điều 354 BLHS) và phân biệt với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
CĐTS theo điều 355 BLHS?
1. – Khách thể: TP xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
- Chủ thể: CTĐB, là người có chức vụ, quyền hạn.
- Mặt khách quan:

+ Hành vi: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn

trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình

thức nào để làm một việc vượt quá chức vụ quyền hạn của mình vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người

đưa hối lộ. Việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn ở đây chỉ là thủ đoạn để dẫn đến hành vi nhận hối lộ.
Nhận lợi ích: người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác

Sẽ nhận lợi ích: Người nhận hối lộ và người đưa hối lộ mới thỏa thuận với nhau về tiền/tài sản hối lộ
nhưng chưa giao nhận.

Để làm hoặc không làm một việc gì vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ:Đây là dấu hiệu
rất quan trọng thuộc mặt khách quan của tội phạm này.

54
Đã làm một việc vì lợi ích cua người đưa hối lộ là hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để
giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó mà việc đó có lợi cho chính người đưa hối lộ.

Không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ: Là trường hợp vì đã nhận hối lộ nên người phạm
tội không thực hiện một việc mà lẽ ra họ phải thực hiện và do không thực hiện nhiệm vụ đó nên đã đem lại
lợi ích cho người đưa hối lộ.

Không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: Là trường hợp cũng tương tự như trường hợp
không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ, chỉ khác ở chỗ: lợi ích mà người nhận hối lộ mang lại
không phải cho người đưa hối lộ mà là cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm, có thể là những người
thân của người đưa hối lộ nhưng cũng có thể là bạn bè của người đưa hối lộ.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hại cho xã hội nhưng vẫn thực
hiện hành vi đó.

2. Phân biệt với tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ( Đ355)

Trong khi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” trong tội hối lộ là thủ đoạn để phạm tội thì Lạm dụng

chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi

vượt quá hoặc không thuộc thẩm quyền theo luật định để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối, hoặc lạm

dụng lòng tin của người khác vào chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người khác và

chiếm đoạt tài sản của người khác.

Điều 354 Điều 355

Khách Hđ đúng đắn cơ quan, tổ chức ….Ngoài ra xâm phạm QHSHTS của cơ

thể quan, tổ chức, cá nhân

Hành vi Nhận hoặc qau trung gian nhận hoặc sẽ Lợi dụng chức vụ quyền hạn để CĐTS

nhận…vượt xa thẩm quyền…

Câu 59: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn CĐTS theo
điều 355 BLHS và phân biệt với TH “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” lừa đảo CĐTS theo điểm đ
khoản 2 Điều 174 BLHS?
1) Các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn CĐTS theo điều 355 BLHS:
* Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của cơ
quan, tổ chức.
* Mặt khách quan:
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và
đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi thực hiện trên cơ sở chức vụ,
quyền hạn đã có của người pt. Trên thực tế, hành vi phạm tội thường được thực hiện với thủ đoạn lạm
dụng chức vụ, quyền hạn đề uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối, hoặc lạm dụng lòng tin của người khác
vào chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt ts của ng khác.
55
Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác chỉ cấu thành tội này khi có
thêm một trong các điều kiện:
+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên
+ Dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các TH sau:
 Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
 Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này (như: Tội tham ô TS, nhận hối lộ,
lạm dụng chức vụ quyền hạn CĐTS, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lạm quyền
trong khi thi hành công vụ, …) chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
* Chủ thể: chủ thể đặc biệt. là người đủ tuổi chịu TNHS, có NLTNHS & có chức vụ, quyền hạn.
* Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý: nhận thức rõ đc tính chất nguy hại của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện.
- Động cơ pt: vụ lợi.
2) Phân biệt với TH “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” lừa đảo CĐTS theo điểm đ khoản 2 Điều 174
BLHS:
Tiêu chí Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn TH “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” lừa đảo
CĐTS CĐTS

Nhóm tội, Tội phạm về chức vụ xâm phạm sở hữu


khách thể
Dấu hiệu Là tình tiết định tội. Là tình tiết định khung hình phạt (khung tăng
chức vụ, Là dấu hiệu chủ thể đặc biệt. năng)
quyền hạn Không xét là dấu hiệu chủ thể đặc biệt, mà chỉ
coi là dấu hiệu nhân thân của ng pt.
Hành vi Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn Tp có hành vi khách quan duy nhất là “chiếm
trong mặt chiếm đoạt tài sản là hành vi thực hiện đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối.
khách trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng
quan của người pt. Trên thực tế, hành vi những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu
phạm tội thường được thực hiện với hoặc người quản lý tài sản, không có thủ đoạn
thủ đoạn lạm dụng chức vụ, quyền hạn thuộc về tư tưởng, suy nghĩ của người phạm tội
đề uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối, hoặc lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành
lạm dụng lòng tin của người khác vào vi.
chức vụ, quyền hạn của mình để
chiếm đoạt ts của ng khác.
Mục đích, Động cơ pt: vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc. Chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu
động cơ thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tham khảo thêm:


+ Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng
lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong
khi thực hiện công vụ. Nếu những người này, lợi dụng chức vụ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mới thuộc
trường hợp lợi dụng chức vụ để phạm tội.
+ Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thực hiện công vụ đó nên họ có một
quyền hạn nhất định. Người có quyền hạn thông thường là người có chức vụ, nhưng cũng có thể là người
không có chức vụ nhưng được giao hoặc được thạm gia thực hiện một công vụ.

56
Câu 60: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ theo điều 356 BLHS và phân biệt với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn CĐTS theo
điều 355 BLHS?
1) Các dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo
điều 356 BLHS:
 Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
 Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại
về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng or thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước, của xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ là hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn của
mình thực hiện hành vi trái pháp luật (ko thực hiện nghĩa vụ thuộc chức trách, nhiệm vụ của mình or thực
hiện những hành vi trái vs chức trách, nhiệm vụ đc giao). VD: lợi dụng chức vụ, quyền hạn ko thực hiện
việc giải tỏa nhà người thân của mình khiến công trình giao thông bị trì hoãn gây tốn kém, bức xúc trong dư
luận xh.
- TH 1 người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ
gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà cấu thành tội riêng biệt khác thì sẽ bị truy
cứu TNHS về tội riêng biệt đó. VD: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ thì sẽ bị truy cứu TNHS
về Tội nhận hối lộ; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để buôn lậu thì bị truy cứu TNHS tội buôn lậu …
- Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm và có điều kiện để làm
hoặc làm nhưng không đầy đủ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Quy định về công vụ
có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành hoặc địa phương. Như vậy,
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây
là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng. Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật
chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự,
nhân phẩm con người... Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị
coi là tội phạm.
 Mặt chủ quan của tội phạm:
- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
- Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác:
+ Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan
tâm.
+Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực
cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.
 Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn; đủ tuổi và năng lực trách
nhiệm hình sự.
2) Phân biệt với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn CĐTS theo điều 355 BLHS:
Tiêu chí tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn CĐTS Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
phân thi hành công vụ
biệt
Hành vi Hành vi đc thực hiện với thủ đoạn lạm Sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để
dụng chức vụ, quyền hạn đề uy hiếp tinh thực hiện hành vi trái pháp luật

57
thần hoặc lừa dối, hoặc lạm dụng lòng tin
của người khác vào chức vụ, quyền hạn
của mình để chiếm đoạt ts của ng khác.
Hậu quả CĐTS với giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến
triệu đồng trở lên or dưới 2 triệu đồng nhưng dưới 200.000.000 đồng or thiệt hại cụ thể cho
thuộc các TH theo quy định của luật lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân.
Mục CĐTS Động cơ: vụ lợi or động cơ cá nhân khác.
đích,
động cơ

Câu 61: Phân biệt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356
BLHS với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 357 BLHS:
Đ356: lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi Đ357: Lạm quyền trong khi thi hành
hành công vụ công vụ
Đn: là hành vi vụ lợi, hoặc động cơ cá nhân Đn: là hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá
khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình
vụ gây thiệt hại lợi ích của NN và XH, quyền lợi ích làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của
hợp pháp của công dân. nhà nước, của XH, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Mặt khách quan: Mặt khách quan:
- Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn: - Hành vi vượt quá quyền hạn làm trái
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của công vụ là hành vi làm một việc ngoài phạm
người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, vi chức trách của mình.
quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà
họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà
mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt
được mục đích của mình. - Hậu quả:
- Hậu quả của tội phạm: là gây thiệt hại về tài Là gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000
sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng or đồng đến dưới 100.000.000 đồng or gây thiệt
gây thiệt hại cho lợi ích của NN, XH, quyền và lợi hai cho lợi ích của NN, XH, quyền và lợi ích
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. khi có hậu quả hợp pháp của CN, tổ chức.
xẩy ra thì hành vi trên được coi là tội phạm. Hành vi được xem là tội phạm khi có
hậu quả xảy ra. CTTP vật chất.

Câu 62: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh

hưởng đối với người khác để trục lợi ( Đ 358). Phân biệt với tội lợi dụng ảnh hưởng đối với

người có chức vụ quyền hạn để trục lợi Đ 366?

1. Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ( Đ 358).

- Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi , CTĐB, có NLTNHS và có chức vụ, quyền hạn.

58
(Tuy nhiên trong vụ án đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn

nhưng họ chỉ có thể là ng tổ chức, xúi giục, giúp sức, còn ng thực hành thì nhất thiết phải có chức vụ,

quyền hạn)

- Khách thể: TP xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức.

- Mặt khách quan:

Hành vi: + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thúc đẩy người khác: hành vi ng có chức vụ, quyền

hạn thúc đẩy ng khác làm hoặc không làm một việc. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để

người phạm tội thực hiện việc thúc đẩy ng khác. Và chức vụ, quyền hạn của người phạm tội phải gây

được ảnh hưởng đối với người bị tác động.

+ Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người khác: là hành vi dùng mối quan hệ giữa mình với

ng khác, mà mối quan hệ này do chức vụ, quyền hạn mang lại cho người phạm tội (vd cấp trên vs cấp

dưới), do có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng gây ảnh hưởng đến ng có chức vụ, quyền hạn bị ng

PT thúc đẩy, tác động. Việc thúc đẩy có nghĩa là làm cho hành động của ng bị thúc đẩy nhanh hơn

theo ý chí của ng đó, được hiểu là sự tác động của ng khác (ng có chức vụ, quyền hạn) để ng này giải

quyết theo yêu cầu của ng có chức vụ, quyền hạn đó.

Hậu quả: Không xét đến (khác vs 2005)

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

Động cơ: vụ lợi, hoặc động cơ ác nhân khác.

2. Phân biệt:

Tiêu chí Đ358 : Lợi dụng chức vụ quyền Đ 366: Lợi dụng ảnh hưởng đối với

hạn gây ảnh hưởng đối với người người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

khác đê trục lợi

Đn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức

ảnh hưởng đối với người khác để trục vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi dùng ảnh

lợi là hành vi của người có chức vụ, hưởng của mình đối với người có chức vụ,

quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền quyền hạn nhằm thúc đẩy người này làm

hạn của mình, trực tiếp hoặc qua hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm

trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, của họ hoặc làm một việc không được phép

59
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác làm để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật

dưới bất kỳ hình thức nào, để dùng chất khác dưới bất kỳ hình thức nào

ảnh hưởng của mình thúc đẩy người

có chức vụ, quyền hạn làm hoặc

không làm một việc thuộc trách nhiệm

hoặc liên quan trực tiếp đến công

việc của họ hoặc làm một việc không

được phép làm

Mặt

Khách + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để Người phạm tội có hai hành vi khách
quan: thúc đẩy người khác quan: Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy

-Hành vi: + Dùng ảnh hưởng của mình thúc người có chức vụ quyền hạn và hành vi nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới
-Phương đẩy người khác
bất kỳ hình thức nào.
tiện lợi

dụng để - ảnh hưởng của mình đối với ng bị tác

thực hiện động


- Chức vụ, quyền hạn của mình
TP

Chủ thể: Chủ thể đặc biệt: người có chức Chủ thể thường : đủ tuổi chịu TNHS +
vụ quyền hạn + đủ tuổi chịu TNHS + NL TNHS ( Ko có chức vụ quyền hạn hoặc có

đủ NLTNHS thể có chức vụ nhưng ko dùng nó như 1

phương tiện phạm tội.)

Đối tượng 3 đối tượng 2 đtượng

tham gia - Người tác động


- Người tác động có cv, q hạn
- Người bị tác động có cv,qh
- Người bị tác động có cv,qh

- Người thứ ba

Mối quan Thường là mối quan hệ cấp trên cấp - Quan hệ họ hàng, gđ, bạn bè

hệ giữa ng dưới

tác động và

60
người bị tác

động

Câu 63: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh

hưởng đối với người khác để trục lợi ( Đ 358).

Trường hợp người có chức vụ quyền hạn đã nhận tiền, tài sản ngoài việc dùng ảnh hưởng

của mình còn đưa tiền, tài sản để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một

việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ thì người đưa có PT đưa

hối lộ hay không? Tại sao?

1. Như câu trên

2. Hai quan điểm

Có. Vì hành vi đưa tiền, tài sản để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm

một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ đã cấu thành nên tội Đưa hối

lộ ( Đ 364) Theo đó, người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa cho ng có chức vụ quyền hạn để

người đó làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người hối lộ. (yêu cầu đó có thể trùng với

yêu cầu của người thứ ba).

K phạm tội. Vì tội đưa pahir là vì lợi ích người t3 chứ k phải vì lợi ích người có chức vụ quyền

hạn, đây chỉ là thúc đẩy cho nhanh hơn.

Câu 64: phân tích DHPL tội giả mạo trong công tác theo điều 359. TH ng phạm tội thực

hiện hành vi giả mạo trong công tác để nhằm thực hiện 1 tội khác (buôn lậu, trốn thuế tc cho ng

khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép) thì vấn đề định tội được giải quyết ntn?

1. Phân tích tội giả mạo trong công tác:

- Chủ thể đặc biệt: có NLTNHS + đủ Tuổi chịu TNHS + có chức vụ, quyền hạn

- Khách thể: TP xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức

-Mặt Khách quan:

Hành vi: lợi dụng chức vụ quyền hạn sửa chữa làm sai lệch nội dung, giấy tờ, tài liệu hoặc làm,

cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chứ kỹ của người có chức vụ quyền hạn.

61
+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là hành vi sửa đổi hoặc thêm bớt thông tin,

số liệu làm cho giấy tờ, tài liệu bị sai lệch so với nội dung ban đầu. Vd: sửa chữa ngày tháng năm sinh

trong giấy khai sinh.

+ Làm, cấp giấy tờ giả là tạo nên giấy tờ giả tạo hoặc cấp, đưa vào lưu thông giấy tờ giả.

+ giả mạo chữ ký của ng có chức vụ, quyền hạn là ký tên giả tạo hoặc sao, chụp chữ ký của ng

có thẩm quyền, chuyển vào văn bản khác để lưu hành mà không được sự đồng ý của ng ký.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, nếu họ không có chức vụ,
quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc giả mạo trong công tác; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận
lợi để người phạm tội thực hiện việc giả mạo. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu để phân biệt
với một số tội phạm khác như tội ở Điều 266, 267.

Đối với tội giả mạo trong công tác, thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn còn là tiền đề để người
phạm tội thực hiện một trong những hành vi khách quan sau.

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu:

 Tẩy xoá, viết thêm, bỏ bớt hoặc bằng thủ đoạn khác (với động cơ xấu) làm cho nội dung giấy tờ đó
không còn đúng với nội dung vốn có của nó.
 Thêm, bớt hoặc bằng thủ đoạn khác làm cho nội dung của tài liệu đó không đúng với nội dung vốn
có của nó, sửa đúng thành sai như đối với việc sửa chữa giấy tờ. (Tài liệu có thể tồn tại dưới dạng giấy tờ,
nhưng cũng có thể tồn tại dưới các dạng khác như: trên mạng internet, băng ghi hình, băng ghi âm, có khi
chỉ là một danh lam thắng cảnh, một khu di tích lich sử, một tấm bia. v.v... nhưng chỉ những tài liệu có liên
quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội bị sửa chữa mới là đối tượng tác động của
tội phạm này.)

+ Làm, cấp giấy tờ giả (Giấy tờ giả là giấy tờ không có thật, tức là cơ quan Nhà nước không ban hành
loại giấy tờ đó hoặc có ban hành nhưng nội dung không đúng với giấy tờ mà người phạm tội làm.)

 Làm giấy tờ giả : lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm ra một trong các giấy tờ mang tiêu đề nhất
định và có giá trị nhất định, nhưng nội dung không đúng với thực tế khách quan.
 Cấp giấy tờ giả : lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để cấp giấy tờ cho cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân mà người phạm tội biết chắc đó là giấy tờ giả.

+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn : ký giả hoặc bằng những thủ đoạn khác như: in,
photocopy... chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

- Mặt chủ quan: +Lỗi cố ý

2. TH ng phạm tội thực hiện hành vi giả mạo trong công tác để nhằm thực hiện 1 tội khác

(buôn lậu, trốn thuế tc cho ng khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép) thì vấn đề định

tội được giải quyếttheo nguyên tắc phạm nhiều tội.

Ví dụ: người làm giấy tờ giả để buôn lậu thì phải bị truy cứu TNHS về Tội giả mạo trong công

tác (theo K3 hoặc K4 tùy mức độ nghiêm trọng của tội buôn lậu) và tội Buôn lậu (Đ 188)

62
Câu 65: Phân tích CTTP của tội Đưa hối lộ (Đ 364) và phân biệt với tội Môi giới hối lộ (Đ

365)

1. CTTP tội đưa hối lộ

- Chủ thể: người đủ 16 tuổi, có năng lực TNHS

- Khách thể: TP xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức

- Mặt khách quan:

+Hành vi: trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác cho

người có chức vụ, quyền hạn hoặc ng khác, tổ chức khác

(Người phạm tội trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp qua trung gian (người môi

giới) để đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp người đưa hối lộ dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt

không trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ cũng không qua trung gian mà tìm cách mua chuộc những

người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn )

+Mục đích: để ng có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc nào đó theo lợi ích

hoặc yêu cầu của mình.

- Mặt chủ quan: Lỗi Cố ý trực tiếp.

2. Phân biệt:

Tiêu chí Tội đưa hối lộ Tội môi giới hối lộ

Hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian đã - Tiếp xúc, chuyển yêu cầu của ng đưa

hoặc sẽ đưa tiền, tài sản, lợi ích vật cho ng nhận hối lộ hoặc ngược lại.
chất khác cho người có chức vụ, - Tổ chức cho ng nhận và ng đưa gặp

quyền hạn hoặc ng khác, tổ chức nhau

khác

Thời - Từ lúc người - Đạt đc sự thỏa thuận của ng đưa và ng

điểm hoàn nhận hối lộ

thành

Động cơ - Việc làm hoặc không làm của - Tiền môi giới hoặc lợi ích khác

của ng PT ng nhận hôi lộ sẽ mang lại lợi ích.

63
Câu 66 : Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không

có tội theo điều 368-BLHS và phân biệt với tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội

theo điều 369-BLHS?

a,Các dấu hiệu pháp lý của tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội theo điều 368-

BLHS:

- Khách thể: Tội phạm xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát. Đồng thời, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của con người.

- Mặt khách quan của tội phạm:

+ Thể hiện ở hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người mà người phạm tội biết rõ là không

có tội. Hành vi có thể là ra quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, ra quyết

định kết luận điều tra đề nghị truy tố, quyết định truy tố (ra bản cáo trạng), đối với người không có

tội.
- Đối tượng tác động: người ko có tội. Đó là những người:
+ Người trên thực tế ko thực hiện tội phạm
+ Người tuy có hvi nguy hiểm cho XH nhưng rơi vào 1 trong các trường hợp:

 Tính chất nguy hiểm cho XH không đáng kể (Khoản 2 – Điều 8)


 Có những tình tiết loại trừ TNHS (Điều 12, 20, 21)
 Thuộc trường hợp được miễn TNHS

+ Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội ra một trong các quyết định hoặc phê
chuẩn một trong các quyết định trên.

- Mặt chủ quan: Lối cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ người mình truy cứu TNHS là

người không vó tội ( không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi mà người đó thực hiện không cấu

thành tội phạm) nhưng vẫn truy cứu TNHS.

+ Trường hợp Thực hiện hành vi truy cứu TNHS do cẩu thả, thiếu trách nhiệm  tùy trường

hợp có thể truy cứu tội 285: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt, ngoài yêu cầu về tuổi và năng lực TNHS thì người đó phải có

thẩm quyền truy cứu TNHS, bao gồm: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng, phó

viện trưởng Viện kiểm sát, người có thẩm quyền thuộc các đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm

lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao

64
nhiệm vụ tiến hành một số nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại

đ111,BLTTHS

b, Phân biệt với tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội theo điều 369-BLHS

Khác nhau ở mặt khách quan (Hành vi): Thể hiện ở hành vi không truy cứu trách nhiệm HS

người mà người phạm tội biết rõ là có tội

Điều 368 Điều 369

Khách thể Hoạt động bt của cơ quan Chỉ có hđ bt của cơ quan

điều tra, VKS

Quyền lợi ích hợp pháp

con người

Đối tượng Người không có tội Người đang có tội


Có NL TNHS và đạt độ tuổi phải chịu TNHS do hvi phạm tội
của mình
+ Đã thực hiện hvi nguy hiểm cho XH thỏa mãn DH trong

CTTP đối với 1 tội nào đó được BLHS quy định.


Có thể là dạng hành động hoặc không hành động:
Hành vi Dạng hành động. + Dạng hành động: đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án với người
có tội; Cố ý miễn TNHS; chuyển cho cơ quan chức năng xử
Ra quyết định khởi tố bị lý bằng biện pháp khác mà không phải TCTNHS.
+ Dạng không hành động: Ko ra quyết định khởi tố bị can với
can, phê chuẩn qđ khởi
người có tội; ko quy kết TNHS người có tội…
tố, ….

Câu 67: Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368 BLHS) Giống câu 66

- Khách thể: xâm phạm hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, đồng thời xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của con người
- Mặt khách quan : thể hiện người phạm tội này lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi truy
cứu trách nhiệm hình sự người mà người phạm tội biết rõ là không có tội (người không có tội là không có sự
việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến
tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá), biểu hiện:
ra quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, ra quyết định kết luận điều tra đề nghị truy
tố, quyết định truy tố. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội ra một trong các quyết định hoặc phê chuẩn
một trong các quyết định trên
- Mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

65
- Chủ thể: là người có thẩm quyền truy cứu TNHS (thỏa mãn các dấu hiệu về độ tuổi và năng lực
TNHS): Điều tra viên, KS viên, Thủ trưởng/ phó thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng/phó viện trưởng VKS, Thủ
trưởng/phó thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm,..
 Trường hợp tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, tức là thực hiện hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự
người không có tội do cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thì ko truy cứu TNHS tội này mà tùy tình huống cụ thể
có thể bị truy cứu TNHS về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại điều 360 BLHS

Câu 68: Ra bản án trái pháp luật (Điều 370): Ra bản án trái pháp luật là ban hành bản án mà Thẩm
phán hoặc Hội thẩm biết rõ là trái pháp luật, phân biệt với ra quyết định trái pl điều 371?

- Khách thể: xâm phạm hoạt động bình thường của Tòa án trong việc xét xử các vụ án
- Mặt khách quan: hành vi ra bản án hình sự, dân sự, hành chính rõ ràng là trái pháp luật. Đối tượng
tác động của tội phạm này là bản án (Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành bao gồm: bản án hình sự, bản án dân sự, bản án hôn
nhân và gia đình, bản án kinh tế, bản án lao động và bản án hành chính.). Bản án trái pháp luật là bản án
không đúng pháp luật ở bất cứ phần nào (phần mở đầu, phần quyết định,..), trái với quy định của Bộ luật hsu
hoặc Bộ luật tố tụng hsu.
- Mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, là người có thẩm quyền ra các ban ản như Thẩm phán, Hội thẩm. Trường
hợp , Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật theo chỉ đạo của Chánh án, Phó Chánh thì Thẩm phán và
Hội thẩm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ra bản án trái pháp luật

Phân biệt: Tội ra quyết định trái pháp luật điều 371

Tiêu chí Ra bản án trái pháp luật Ra quyết định trái pháp luật
Khách thể Xâm phạm hoạt động bình thường Xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan điều
của Tòa án trong việc xét xử tra,Viện kiểm sát, tòa án ; xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, quyền lợi ích của tổ chức, cá nhân,
Chủ thể Thẩm phán, Hội Thẩm nhân dân Người có thẩm quyền kí các quyết định trong điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án : Thủ trưởng/phó thủ
trưởng CQĐT, Viện trưởng/phó viện trưởng viện kiểm
sát, Chánh án/phó chánh án Tòa,..
Mặt khách Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái Chủ thể tội phạm ra quyết định trái PL xâm phạm đến
quan pháp luật có thể bằng cách viết ra, khách thể mà biết rõ là trái pháp luật.
tuyên án, ban hành bản án mà biết rõ - Cấu thành tội phạm vật chất
là trái pháp luật
- Cấu thành TP hình thức
Hậu quả Không bắt buộc trong cấu thành cơ Gây thiệt hại về tài sản từ 50tr đến dưới 200tr
bản
Đối tượng Bản án hình sự, dân sự, hành chính Tât cả các loại quyết định được người có thẩm quyền
đc tuyên trong hoạt động xét xử của trong hoạt động tố tụng, điều tra, truy tố, thi hành án
Tòa án phê duyệt.

Câu 69: Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371 BLHS)? TH người có thẩm quyền trong hđ tố
tụng HS ra các qđ trái pl như: qđ truy cứu TNHS người k có tội, qđ không truy cứu TNHS người có
tội thì v/đề định tội gq ntn?

66
- Khách thể: Xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan điều tra, Viện KS, Tòa án, cơ quan thi
hành án. Đồng thời, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
- Mặt khách quan: người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp ra quyết định trái pháp luật, như
quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam không có căn cứ, ko thụ lý giải quyết việc li hôn nhưng lại quyết định
thuận tình ly hôn gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Hành vi ra
quyết định trái pháp luật chỉ cấu thành tội này khi hành vi đó gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Mặt chủ quan: tội phạm đc thực hiện với lỗi cố ý.
- Chủ thể: người có thẩm quyền kí các quyết định trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
như: Thủ trưởng/phó thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng/phó viện trưởng viện kiểm sát, Chánh án/phó chánh án
Tòa,…
 Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự ra các quyết định trái pháp luật như quyết định
truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội thì định tội theo điều 368 BLHS, còn nếu ra quyết định
không truy cứu trách nhiệm hsu người có tội thì định tội theo điều 369 BLHS. Bởi các hv ra quyết định trái
pl này đã thỏa mãn CTTP của 2 loại tội kể trên.

Câu 70 :Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (Điều 372)

- Khách thể : xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi
hành án. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là nhân viên tư pháp
- Mặt khách quan : ng phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hđ tư
pháp làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng. NPT
sử dụng chwusc vụ, quyền hạn của mình nhưu 1 phương tiện để ép buộc… Ép buộc là dùng quyền lực của
mình buộc người khác phải làm theo ý mình mà họ không muốn.
- Hành vi ép buộc có thể bằng lời nói: dụ dỗ, hăm doạ, hứa hẹn hoặc bằng hành động như: dùng vũ
lực; đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn nguy hiểm đ ến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh
dự của nhân viên tư pháp khiến họ tin rằng nếu không thực hiện sẽ hứng chịu hậu quả bất lợi nào đó. Hậu
quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc, chưa gây ra hậu quả gì thì chưa cấu thành tội này. Hành vi của người
có….phải trái pháp luật thì người ép buộc mới phạm tội này.
- Chủ thể : người có chức vụ quyền hạn thỏa mãn điều kiện tuổi chịu TNHS và năng lực TNHS
- Mặt chủ quan : lỗi cố ý.
 Trường hợp người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng bị ép buộc đã ra các bản án, quyết định trái
pháp luật: nếu người có thẩm quyền bị ép buộc ra các bản án, quyết định trái pháp luật và người đó
không có bât cứ hành vi nào chống trả lại hành vi ép buộc, thuận tình là theo thì sẽ bị xử đồng phạm tội
Ra quyết định trái pháp luật (Điều 371) với vai trò người thực hành; nếu người bị ép buộc chống trả
nhưng vẫn bị đẩy vào thế không còn sự lựa chọn nào khác thì không cấu thành tội phạm.

Câu 71 : tội dùng nhục hình điều 373

- Khách thể : xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng, sự đúng đắn của công
tác điều tra, truy tố xét xử ; đồng thời xâm phạm sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người
- Mặt khách quan : dùng nhục hình : dùng vũ lực như tra tấn, đánh đập, cùm chân, tay hoặc bắt nhịn
ăn, nhịn uống,.. gây đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.
Nếu dùng nhục hình mà hành vi cấu thành một tội phạm độc lập khác thì người có hành vi bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo n/tắc phạm nhiều tội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả tội
dùng nhục hình và tội phạm tương ứng.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi
dùng nhục hình đã cấu thành tội này
67
- Mặt chủ quan : lỗi cố ý
- Chủ thể : Người có thẩm trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án : Thủ trưởng/phó thủ trưởng
CQĐT, Viện trưởng/phó viện trưởng viện kiểm sát, Chánh án/phó chánh án Tòa,…

Phân biệt với tội Bức cung Điều 374 BLHS

Tiêu chí Bức cung Nhục hình


Cấu thành Vật chất Hình thức
tội phạm
Phạm vi Hđ tố tụng Hđ tố tụng, thi hành án, thi hành các bp đưa
vào trg giáo dưỡng,…
Khách thể Xâm phạm hoạt động bình thường của các Xâm phạm hoạt đồng bình thường của các
cơ quan tiến hành tố tụng, sự đúng đắn của cơ quan hành tố tụng, sự đúng đắn của công
công tác điều tra, truy tố, xét xử tác điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời xâm
phạm SK, DD, nhân phẩm con ng.
Mặt khách Sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc dùng vũ lực, đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân
quan người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra phẩm người khác không nhằm mục đích nào
thông tin, tình tiết liên quan đến vụ án Cho ăn cơm thừa, canh cặn, không cho ngủ,
cùm kẹp, hỏi cung suốt ngày đêm…
Chủ thể Người có chứ vụ, quyền hạn trong hoạt động Người có chức vụ quyền hạn trong hoạt
tố tụng,thi hành án hoặc thi hành các biện động tố tụng
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc

72. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội bức cung theo Điều 374 BLHS? Trường hợp người
có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng sử dụng thủ đoạn trái pháp luật như: đối xử tàn bạo, hạ nhục
nhân phẩm ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ việc, vụ án
thì vấn đề định tội được giải quyết như thế nào?
* Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội bức cung Điều 374
- Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Cụ thể là người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng. người từ đủ 16 có NLTNHS
- Khách thể: Xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy
lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.
Đe dọa dùng vũ lực gây thiệt hại sk, tính mạng người bị thẩm vấn, thủ đoạn trái pl khác vs ý thức làm cho
người bị thẩm vấn tin rằng nếu k khai báo theo sự sắp đặt cua người thẩm vấ sẽ gặp bất lợi cho mình hoặc
người thân nên phải miễn cưỡng khai báo sai sự thật.
- Mặt chủ quan
Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện
hành vi đó.

68
* Trường hợp người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng sử dụng thủ đoạn trái pháp luật như: đối
xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến
vụ việc, vụ án thì sẽ xử theo điểm d khoản 2 điều 374. Theo đó hv đới xử…là một tình tiết định khung tăng
năng TNHS của tội bức cung 374. HP: phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

73. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo Điều 375 BLHS
và phân biệt với tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 BLHS?
Dấu hiệu Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc Tội giả mạo trong công tác
pháp lý (Điều 375 BLHS) (Điều 359 BLHS)
Chủ thể Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Cụ thể là Điều tra Chủ thể của tội phạm là chủ
viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, thể đặc biệt. Cụ thể là người
những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động đủ tuổi chịu TNHS, có năng
tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương lực TNHS và có chức vụ,
sự. quyền hạn.

Khách thể Xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tiến Xâm phạm hoạt động đúng
hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, đắn của cơ quan, tổ chức.
xét xử.
Mặt khách Hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các Hành vi lợi dụng chức vụ,
quan tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác quyền hạn sửa chữa làm sai
nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án trong lệch nội dung giấy tờ, tài liệu
các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao hoặc làm, cấp giấy tờ giả
động, hành chính. hoặc giả mạo chữ ký của
- Hành vi thêm những tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm người có chức vụ, quyền hạn.
làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án là hành vi đưa vào hồ sơ - Sửa chữa, làm sai lệch nội
vụ án những tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch dung giấy tờ, tài liệu là hành
nội dung hồ sơ vụ án. vi sửa đổi, thêm hoặc bớt
- Hành vi bớt những tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm làm những thông tin, số liệu làm
sai lệch nội dung hồ sơ vụ án là hành vi đưa ra khỏi hồ sơ cho giấy tờ, tài liệu bị sai lệch
vụ án những tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch so với nội dung ban đầu. Ví
nội dung hồ sơ vụ án. dụ: sửa chữa ngày tháng năm
- Hành vi sửa đổi các tài liệu vật chứng của vụ án hoặc sinh trong giấy khai sinh…
bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ - Làm, cấp giấy tờ giả là tạo
vụ án là hành vi sửa đổi các tài liệu, vật chứng làm cho tài ra giấy tờ giả hoặc cấp, đưa
liệu không còn nguyên giá trị ban đầu nhằm làm sai lệch vào lưu thông các loại giấy tờ

69
nội dung hồ sơ vụ án. giả. Ví dụ: làm bằng thạc sĩ,
- Hành vi đánh tráo các tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm giấy chứng nhận thương binh
làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án là hành vi thay các tài giả…
liệu, vật chứng khác làm cho tài liệu, vật chứng được đưa - Giả mạo chữ ký của người
vào hồ sơ không phản ánh đúng sự thật khách quan nhằm có chức vụ, quyền hạn là ký
làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án. tên giả mạo hoặc sao, chụp
- Hành vi hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ chữ ký của người có thẩm
án nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án là hành vi làm quyền chuyển vào văn bản
mất đi toàn bộ hoặc một phần thông tin của tài liệu, vật khác để lưu hành mà không
chứng có giá trị chứng minh nhằm làm sai lệch nội dung hồ được sự đồng ý của người ký.
sơ vụ án.
- Các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án là
bất cứ thủ đoạn nào khác ngoài các hành vi thêm, bớt, sửa
đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của
vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Mặt chủ Lỗi cố ý. Lỗi cố ý. Động cơ vụ lợi hoặc
quan động cơ cá nhân khác.

74. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội không thi hành án theo Điều 379 BLHS và phân biệt
với tội không chấp hành án theo Điều 380 BLHS?
Dấu hiệu Tội không thi hành án Tội không chấp hành án
pháp lý (Điều 379 BLHS) (Điều 380 BLHS)
Chủ thể Chủ thể đặc biệt. Cụ thể là Chủ thể đặc biệt. Cụ thể là người có nghĩa vụ trong việc chấp
người có thẩm quyền ra quyết hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật:
định thi hành án và người có bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác
trách nhiệm thi hành quyết trong vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự…
định thi hành bản án, quyết
định của Tòa án.
Khách Xâm phạm hoạt động bình Xâm phạm hoạt động quản lý thi hành án của các cơ quan có
thể thường của cơ quan có thẩm thẩm quyền, gây khó khăn trong công tác thi hành án.
quyền trong việc thi hành án,
gây khó khăn cho công tác thi
hành án.
Mặt Hành vi (cố ý) không ra quyết Hành vi có điều kiện mà (cố ý) không chấp hành bản án,
khách định thi hành án hoặc không quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều này đc
quan thi hành quyết định thi hành hiểu là phần quyết đinh trong bản án đã có hiệu lực thi hành)
70
bản án, quyết định của Tòa mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy
án. định của PL hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
Không ra quyết định thi hành này mà còn vi phạm.
án là hành vi của người có Dấu hiệu “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết” được
thẩm quyền nhưng không ra hiểu là đã bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
quyết định thi hành án. cưỡng chế: kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt
Không thi hành bản án, quyết để bán đấu gia, áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện
định của Tòa án là hành vi biện pháp khắc phục hậu quả…
của người có trách nhiệm thi
hành bản án, quyết định của
Tòa án nhưng đã không thi
hành.
Mặt chủ Lỗi cố ý Lỗi cố ý
quan

75. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội che giấu tội phạm theo Điều 389 BLHS và phân biệt
với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 323 BLHS?
Dấu Tội che giấu tội phạm Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
hiệu (Điều 389 BLHS) mà có
pháp lý (Điều 323 BLHS)
Chủ thể Người đủ tuổi chịu TNHS và Người đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS
có NLTNHS
Khách Xâm phạm hoạt động bình Xâm phạm trật tự công cộng, gây khó khăn cho việc điều tra
thể thường của các cơ quan tiến xử lý tội phạm và người phạm tội
hành tố tụng, gây khó khăn cho
công tác điều tra, truy tố, xét
xử.
Mặt Hành vi của người không hứa Hành vi của người không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu
khách hẹn trước, nhưng sau khi biết 1 thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có
quan trong các trường hợp phạm tội - Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi
được quy định tại các điều luật cất giữ, che giấu, cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ tài
của BLHS (cụ thể khoản 1, sản…do phạm tội mà có.
Điều 389) được thực hiện, đã - Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là mua, bán,
che giấu người phạm tội, các trao đổi, sử dụng tài sản do phạm tội mà có…
dấu vết, tang vật của tội phạm Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thu tài sản dó người khác phạm
hoặc có hành vi khác cản trở tội mà có cấu thành tội phạm này nếu người chứa chấp hoặc
71
việc phát hiện, điều tra, xử lý tiêu thụ không có sự hứa hẹn trước với người phạm tội về
người phạm tội. hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản của mình. Nếu có sự hứa
hẹn trước thì được coi là đồng phạm với vai trò người giúp
sức)
Mặt Lỗi cố ý Lỗi cố ý
chủ
quan
Đối Người phạm tội(người mà Tài sản của người phạm tội có được
tượng người phạm tội che giấu), dấu
vết, tang vật của tội phạm…

76. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội che giấu tội phạm theo Điều 389 BLHS và phân biệt
với tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 BLHS?
Dấu hiệu Tội che giấu tội phạm Tội không tố giác tội phạm
pháp lý (Điều 389 BLHS) (Điều 390 BLHS)
Chủ thể Người đủ tuổi chịu Người đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. Tuy nhiên, trường hợp
TNHS và có NLTNHS quy định tại khoản 2 Điều 19: Người không tố giác là ông, bà, cha,
mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội
chỉ phải chịu TNHS về việc không tố giác các tội xâm phạm ANQG
hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng khác.
Khách Xâm phạm hoạt động Xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố
thể bình thường của các cơ tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
quan tiến hành tố tụng,
gây khó khăn cho công
tác điều tra, truy tố, xét
xử.
Mặt Hành vi của người Hành vi biết rõ 1 trong các tội phạm được quy định tại Điều 389
khách không hứa hẹn trước, BLHS đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không
quan nhưng sau khi biết 1 tố giác.
trong các trường hợp Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở việc người biết rõ tội
phạm tội được quy định phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không
tại các điều luật của thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm mặc dù có đủ điều kiện để thực
BLHS (cụ thể khoản 1, hiện nghĩa vụ đó.
Điều 389) được thực Tuy nhiên, trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19: Người không
hiện, đã che giấu người tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc
phạm tội, các dấu vết, chồng của người phạm tội không cấu thành tội không tố giác tội
72
tang vật của tội phạm phạm trừ hành vi không tố giác các tội xâm phạm ANQG hoặc các
hoặc có hành vi khác tội đặc biệt nghiêm trọng khác.
cản trở việc phát hiện,  Không hành động
điều tra, xử lý người Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội biết rõ tôi phạm
phạm tội. đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã thực hiện mà
->Hành động không tố giác, không phụ thuộc vào việc hành vi đó có gây hậu quả
nguy hiểm hay không.
Mặt chủ Lỗi cố ý Lỗi cố ý
quan
Đối Người phạm tội(người Chỉ là người phạm tội (người mà người phạm tội không tố giác).
tượng mà người phạm tội che
giấu), dấu vết, tang vật
của tội phạm…

73

You might also like