You are on page 1of 24

A2.

Nắm vững các dấu hiệu CTTP của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người:
Đ123-Đ156
Điều 123. Tội giết người
Về mặt khách quan của tội phạm:
– Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động và
hành vi không hành động, cụ thể như sau:
+ Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật
nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
+ Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để
cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
– Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích của
người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là
nằm ngoài mục đích của người phạm tội).
Về mặt chủ quan của tội phạm:
– Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của
người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt
mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy
ra.
Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của
hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó
xảy ra.
– Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật
hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Về mặt khách quan của tội phạm:
a. Đối với trường hợp giết con mới đẻ
- Về hành vi: Người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt có hành vi cố tình giết con mới đẻ.
Hành vi giết con mới đẻ có thể được thực hiện thông qua các hình thức bóp mũi, bóp cổ cho
ngạt thở,...; hoặc không cho con bú dẫn đến đứa trẻ chết,...
- Về mặt hậu quả: Tước đoạt mạng sống của con mới đẻ.
b. Đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ:
- Về hành vi: Người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt có hành vi cố tình vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến
hậu quả đứa trẻ chết.
Hành vi vứt bỏ con mới đẻ có thể được thể hiện thông qua việc vứt con ngoài cổng chùa, vứt
con vào thùng rác, ngoài đường phố,...
- Về mặt hậu quả: Làm chết con mới đẻ là hậu quả bắt buộc.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp hoặc do lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của
người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là rất nguy hiểm sẽ
tước đoạt đi mang sống của đứa trẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả đó xảy ra.
Còn cố ý gián tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể dẫn đến cái chết
cho con mới đẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy người phạm tội không
mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của con mới đẻ hoặc bỏ mặt cho hậu quả đó xảy ra
đối với con mới dẻ (đối với trường hợp vứt con mới đẻ)
Mặt khách thể của tội phạm:
- Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của người khác được pháp
luật hình sự bảo vệ; xâm phạm đến quyền được sống của cá nhân được pháp luật bảo vệ.
- Đối tượng tác động ở đây là con được sinh ra trong 07 ngày tuổi.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặt biệt. Ở đây chính là người mẹ
có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ (nếu người cha có hành vi trên thì có thể bị truy
cứu trách nhiệm về tội giết người) chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi:
+ Là hành vi của một người giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở đây có thể được hiểu là trạng thái tâm lý của người
đó đã không hoàn toàn làm tự chủ, tự kiềm chế, kiểm soát được hành vi của bản thân xuất
phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người bị hại (dấu hiệu bắt buộc).
+ Hành vi giết người phải xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của chính người bị
hại đối với chính người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng ở đây có thể được hiểu là các hành vi xâm phạm nghiêm
trọng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người phạm tội hoặc của người thân thích của họ
được pháp luật bảo vệ.
- Về mặt hậu quả: Tước đoạt mạng sống của người khác.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp hoặc do lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của
người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là rất nguy hiểm sẽ
tước đoạt đi mang sống của người bị hại, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn
hậu quả đó xảy ra.
Còn cố ý gián tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng
sống của người bị hại, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy người phạm tội
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của người khác được pháp luật
hình sự bảo vệ; xâm phạm đến quyền được sống của cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm đến quyền được sống của con người.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người đang có
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người
phạm tội hoặc của người khác. Hậu quả của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng là thiệt hại về thể chất – hậu quả chết người đang có hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.
Tội phạm này chỉ cấu thành khi thỏa mãn những điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, hành vi tấn công đang diễn ra và chưa kểt thúc. Tức là tại thời điểm diễn ra sự kiện
người phạm tội có hành vi xâm hại đến tính mạng của người khác, thì người khác đó đang
có hành vi tấn công người phạm tội.
Ví dụ: A cầm dao đuổi chém B, B dừng lại và nói “ nếu tiếp tục đuổi theo chém tôi, tôi sẽ giết
anh Nhưng bất chấp lời cảnh báo đó A vẫn cầm dao đuổi chém B, không còn cách nào khác B
liền dùng dao mang theo người xia một nhát sượt bả vai A, A chùn lại không đuổi theo B nữa.
Thấy vậy, B ‘ liền xỉa tiếp nhát nữa về phía A khiến A gục ngay tại chỗ và chết trên đường đi
cấp cứu. Hành vi phạm tội của B được xác định là phạm tội do vượt quả giới hạn phòng vệ
chính đáng.
Thứ hai, không gian, thời gian, công cụ phương tiện sử dụng cũng như tương quan lực lượng
giữa hai bên. Tức là sự kiện phạm tội đó diễn ra ở đâu; nơi đó có nhiều người qua lại không
hay đó là nơi hoang vắng; tương quan lực lượng giữa hai bên như thế nào; công cụ và phương
tiện mà các bên sử dụng trong quá trình phạm tội là gì… để xác định đối tượng phạm tội có ở
trong tình trạng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoàn thành khi hậu quả chết người
xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội giết người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi (cố ý) gây ra cái chết
cho người đang có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác với hậu quả chết người.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể là lỗi cố
ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Động cơ phạm tội của người phòng vệ là nhằm bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác.
Chủ thể của tội phạm
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
Chủ thể: Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi theo luật định. Bên cạnh đó, họ còn phải là những người đang thi
hành công vụ nói chung: người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, đó cũng
có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ như: tuần tra, canh gác, bảo vệ theo kế
hoạch của các cơ quan có thẩm quyền hoặc công dân, vì lợi ích chung của xã hội.
Khách thể: Khách thể bị xâm phạm ở đây là quan hệ nhân thân cụ thể là quyền sống của con
người.
Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là
dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ và hành
vi này phải liên quan trực tiếp đến công vụ mà người đó đang thực hiện. Hành vi dùng vũ lực
có thể là dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể người khác làm cho họ chết hoặc bị
thương. Các hình thức dùng vũ lực như dùng vũ khí hoặc tay chân đấm, đá… Các loại vũ khí
bao gồm: súng, đạn, lựu đạn, bom, mìn, thuốc nổ, lê, dao găm, mã tấu và các vũ khí thô sơ
khác được giao cho người có quyền sử dụng để thực hiện công vụ.
Hành vi dùng vũ lực của chủ thể trong trường hợp này chứa đựng nguy cơ gây thiệt hại cho
các lợi ích hợp pháp, và không được pháp luật cho phép.
Trong trường hợp đang thi hành công vụ coi thường tính mạng của người khác, sử dụng vũ
khí vô nguyên tắc làm chết người thì dù là người đang thi hành công vụ vẫn phạm tội giết
người.
Người đang thực hiện công vụ có hành vi làm chết người nhưng nạn nhân không liên quan
trực tiếp đến công vụ của họ thì không phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ mà
có thể bị kết án về tội giết người.
Hậu quả: Hậu quả của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là thiệt hại về vật chất –
hậu quả chết người, dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc với loại tội này.
Mối quan hệ nhân quả: hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép chính
là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người.
Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội trong khi thi hành công vụ là lỗi cố ý gián tiếp, có
nghĩa là người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để mặc cho hậu quả
xảy ra.
Động cơ phạm tội của người đang thi hành công vụ là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức hoặc của công dân. Nếu không xuất phát từ động cơ này thì người phạm tội phải bị xử
phạt về tội khác.
Điều 128. Tội vô ý làm chết người
Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp, các quy tắc an toàn
trong quá trình làm việc.
Trong đó:
- Quy tắc nghề nghiệp ở đây có thể được hiểu là các quy định, các quy tắc nhất định đối với
công việc cụ thể mà trong quá trình hành nghề người đó phải tuân theo để bảo đảm an toàn về
tính mạng, sức khỏe cho mình và cho người khác.
- Quy tắc an toàn ở đây có thể được hiểu là các quy tắc bắt buộc người thực hiện công việc
nhất định phải tuân theo nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho mình và cho
người khác.
- Về mặt hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm: Gây chết người.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý, bao gồm lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do quá cẩu thả.
Có thể hiểu như sau:
+ Vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm có thể gây ra hậu
quả chết người, nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
+ Vô ý vì quá cẩu thả: Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả chết người, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng
cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của công dân được pháp luật
bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kì ai đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm
hình sự
Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý, theo quy định của pháp luật thì được hiểu dưới 2
dạng lỗi là lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
Lỗi vô ý do quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm
nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả vẫn
xảy ra.
Lỗi vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội vì cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là tính mạng của công dân, đây là quyền cơ bản của mỗi công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là bản thân mỗi công dân, quyền được sống của
mỗi công dân.
Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi:
– Hành vi khách quan được thực hiện bằng một trong hai loại hành vi sau:
Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Đó là hành vi do không quy định các quy tắc nhất định
mà nghề nghiệp buộc phải yêu cầu gây ra hậu quả chết người.
Ví dụ: A là thợ điện mắc dây điện trần không đúng độ cao quy định, B đụng phải, B chết.
Hoặc A là y tá của bệnh viện Trung ương Huế, khi phát thuốc cho bệnh nhân do cẩu thả
không kiểm tra thuốc nên đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống và bệnh nhân chết.
– Hành vi phạm quy tắc hành chính.
Ví dụ: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây,
đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…
+ Hậu quả:
Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội phạm này, hậu quả chết người phải xảy ra, giữa hành vi và
hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, hậu quả chết người phải do nguyên nhân vi phạm
các quy tắc trên của người thực hiện tội phạm.
Điều 130. Tội bức tử
Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc
làm nhục người lệ thuộc mình.
Trong đó:
+ Đối xử tàn ác với người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội đối xử một
cách tàn nhẫn với người lệ thuộc, gây đau khổ về thể xác, tinh thần của người lệ thuộc...
+ Thường xuyên ức hiếp người lệ thuộc ở đây được hiểu là là hành vi của người phạm tội lợi
dụng sự lệ thuộc của người bị hại vào mình mà đối xử bất công, xâm phạm đến các quyền và
lợi ích hợp pháp của người đó một cách trái pháp luật,...
+ Ngược đãi người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội đối xử tàn nhẫn,
tàn tệ với người lệ thuộc mình,...
+ Làm nhục người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật,...
+ Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn giáo,...
- Về mặt hậu quả: Làm cho người bị hại tự sát.
Việc người bị hại tự sát mà chết hoặc không chết không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm này.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể khiến cho người bị
hại tự sát, thấy trước hậu quả là người bị hại sẽ tự sát của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không
mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý:
++ Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho
người bị hại tự sát nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
++ Lỗi vô ý do quá cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể khiến
cho người bị hại tự sát, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người được
pháp luật hình sự bảo vệ, quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
Chủ thể phạm tội
Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.
Khách thể của tội phạm: Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là một trong các tội phạm
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm: thể hiện ở hành vi xúi giục, kích động người khác tự sát, dụ dỗ,
lừa dối để người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát. Cụ thể:
Xúi giục người khác là hành vi của một người đã có những lời lẽ kích động, dụ dỗ, thúc đẩy
người khác tự định đoạt tính mạng của họ.
- Kích động người tự sát: là có những lời lẽ nhằm thúc đẩy bằng cách tác động tâm lý làm cho
người bị kích động tự ái tới mức cao độ nên đã tự sát. Nếu không có lời lẽ kích động đó thì
nạn nhân dù có tâm lý thế nào vẫn chưa tới mức tự sát.
Dụ dỗ người khác tự sát: là có những lời lẽ khuyên bảo một cách khéo léo để làm cho người
khác tự sát theo ý muốn của mình. Những lời lẽ kích động, dụ dỗ của người phạm tội là nhằm
thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tự sát. Ý thức của người phạm tội là mong muốn làm sao cho nạn
nhân tự sát. Nếu chỉ có một vài lời nói có tính chất kích động mà nạn nhân sẵn có ý định tự
sát thì cũng không phạm tội này.
Giúp người khác tự sát là hành vi của một người tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho
người khác tự tước đoạt tính mạng của họ như tìm kiếm, cung cấp phương tiện để nạn nhân tự
sát hoặc hứa hẹn sẽ giữ kín việc nạn nhân tự sát. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức rõ về
việc thực hiện hành vi của mình là tạo điều kiện cho nạn nhân tự sát. Nếu họ không biết và
không thể biết điều đó thì không phạm tội này.
Trong tất cả các trường hợp, người bị hại phải tự mình thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng.
Có thể bằng nhiều cách khác nhau, nạn nhân tự tước đoạt tính mạng của mình, như: uống
thuốc độc, cắt gân tay, nhảy sông tự tử … Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người bị xúi giục
có hành vi tự sát.
Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người thực
hiện hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát hoàn toàn có đủ nhận thức để nhìn thấy
trước hậu quả nạn nhân sẽ tự tử, nhưng người phạm tội hoàn toàn mong muốn hậu quả nạn
nhân tử vong hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Hành vi xúi giục phải dẫn đến việc nạn nhân tự nguyện tự sát (mối quan hệ nhân quả). Nếu
hành vi xúi giục kèm theo hành vi dồn ép người khác buộc họ không còn con đường nào khác
phải tự sát thì không phạm tội này mà phạm tội bức tử theo Điều 130 Bộ luật hình sự.
Điều 132. Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau đây:
+ Về hành vi: Có hành vi (không hành động) không cứu giúp người bị nạn trong trường hợp
nhìn thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (như bị rơi xuống sông,
bị tai nạn giao thông…) Nghĩa là mặc dù người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn
hoặc trong trường hợp khác đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng đã không thực
hiện (không có hành động gì) việc cứu giúp nạn nhân.
Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của người mà mạng sống của họ đang bị đe
dọa, cần phải có sự cứu giúp (cấp cứu hoặc giúp đỡ) của người khác ngay lập tức mà nếu
không có sự cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả người đó bị chết.
+Các dấu hiệu khác. Người phạm tội phải là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân: Nghĩa
là họ có đủ khả năng về chuyên môn cũng như về vật chất hoặc những điều kiện cần thiết
khác để thực hiện việc ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động,
tức không cứu giúp người bị nạn như nêu trên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
- Về hậu quả phải xảy ra hậu quả là trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị chết thì hành
vi của người không cứu giúp mới bị coi là tội phạm. Nếu hậu quả người trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng không chết do sau đó có một lực lượng khác tới cứu kịp thời, hoặc họ chỉ
bị thương nặng… thì hành vi của người không cứu giúp chưa phải là hành vi phạm tội này.
Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của người khác mà
quy tắc đạo đức trong cuộc sống và pháp luật đòi hỏi mọi người phải tuân theo.
Chủ thể:
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người có
đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn. Đây cũng có thể xem là dạng chủ thể đặc biệt.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Điều 133. Tội đe dọa giết người
Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật.
Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ... không nhằm mục đích
giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hải, hình thành trong tư tưởng
rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.
- Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin
rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.
Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị
hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra;
- Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không
làm một việc gì đó.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được
pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích


Chủ thể của tội phạm(lỗi,tuổi)
Có năng lực trách nhiệm hình sự: đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định:
+ Đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội của tội này.
+Từ đủ 14 tuổi trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng của tội này
Khách thể của tội cố ý gây thương tích
Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền bất khả
xâm phạm về sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích
– Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong
muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Công cụ, phương tiện sử dụng
Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất
nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược
lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến
tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm
tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người
phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.
– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.
Thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của người khác thì người phạm tội sẽ tấn công vào
những nơi xung yếu trên cơ thể có khả năng gây chết người như: vùng đầu, vùng ngực, vùng
cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện, nếu là công cụ, phương tiện ít
nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có
thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi
giết người.
– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công
Xác định mức độ nguy hiểm của hành vi dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay
yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể. Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí
tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó ta sẽ không
xác định là hành vi giết người mà xác định là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe cho người khác.
– Hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ
lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.
Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích
+Động cơ: là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây
thương tích.
+Mục đích phạm tội là gây ra những tổn hại sức khỏe có thể nhìn thấy được về vật chất, tinh
thần cho nạn nhân. So với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ
nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị
thương, bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không mong muốn nạn nhân chết.
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
-Mặt khách quan.
+ Về hành vi: Người phạm tội có hành vi cố ý tác động đến thân thể của người khác làm cho
người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: Đâm, chém, đấm đá,…trong trạng thái bị
kích động mạnh.
-Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động
-Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là nguyên nhân làm cho người
phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần
-Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là hành vi đối với người phạm
tội hoặc đối với người thân thích hoặc hoặc đối với người khác có quan hệ thân thích với
người phạm tội.
+ Hậu quả: Nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe từ 31% trở lên.
+Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi gây ra hậu quả là thương tích cho nạn nhân từ
31% trở lên.
– Mặt chủ quan:
+Động cơ: Từ hành vi của nạn nhân trái pháp luật của nạn nhân gây ra cho chính người phạm
tội hoặc người thân thích của họ.
+Mục đích:Ngăn cản hành vi trái pháp luật của nạn nhân.
– Khách thể: xâm phạm đến sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ
– Chủ thể: -Lỗi cố ý
+Không còn nhận thức về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả
năng nhận thức. Lúc này họ mất khả nặng tự chủ và không thấy hết không nhận ra được mức
độ nguy hiểm mà mình gây ra.
-Người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự(từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội này)
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng
-Chủ thể của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi từ đủ 16
tuổi trở lên.
-Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
-Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.
-Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan của tội phạm này giống với hành vi khách quan của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134).
Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác vượt quá giới hạn của chế
định phòng vệ chính đáng trong khí bắt giữ người phạm tội, gây ra thiệt hại rõ ràng là quá
mức cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
+ Hậu quả: Điều luật quy định tỷ lệ thương tật cho nạn nhân phải từ 31% trở lên hoặc dẫn đến
chết người là dấu hiệu bắt buộc ủa cấu thành tội phạm.
Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi
hành công vụ.
-Chủ thể của tội phạm:
Tội phạm thực hiện là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, người đạt độ tuổi từ đủ 16
tuổi trở lên và phải đang là người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của cơ quan Nhà nước,
các tổ chức và của người dân (đây được coi là chủ thể đặc biệt).
-Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.
Động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, của tổ chức hoặc của công dân. Nếu
không xuất phát từ động cơ này thì người phạm tội phải bị xử phạt về tội khác theo quy định
của Bộ luật Hình sự.
-Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm hại đến quyền được bảo hộ về tính mạng của người khác
-Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong khi thi hành công vụ do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.
Việc xác định thế nào là sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp pháp luật cho phép căn cứ
vào điểm 1 phần III nghị định số 94 HĐBT ngày 2-7-1984 của Hội đồng Bộ trưởng. Nghị
định quy định:
“Trong khi thi hành công vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, người được
giao sử dụng vụ khí chỉ được nổ súng vào các đối tượng sau:
Những kẻ đang dùng vũ lực gây bạo loạn, đang phá hoại, đang hành hung cán bộ, chiến sĩ bảo
vệ, đang tấn công đối tượng hoặc mục tiêu bảo vệ. Những kẻ đang phá trại giam, cướp phạm
nhân, những phạm nhân đang nổi loạn, cướp vũ khí, phá trại giam hoặc dùng vũ lực uy hiếp
tính mạng các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý, canh gác, dẫn giải tội phạm; những
người phạm tội nguy hiểm đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang có lệnh bắt mà chạy trốn.
Những kẻ không tuân lệnh của cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành nhiệm vụ tuần tra, canh gác,
khám, lại lợi dụng vũ lực chống lại, uy hiếp nghiêm trong tính mạng cán bộ thừa hành nhiệm
vụ hoặc tính mạng của nhân dân. Bọn lưu manh, côn đồ đang giết người, hiếp dâm, gay rối
trật tự rất nghiêm trọng đang dùng vũ lực cướp phá tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của
công dân. Người điều khiển phương tiện không tuân lệnh, cố tình chạy trốn khi người kiểm
soát phương tiện giao thông vận tải ra lệnh và đã biết rõ trên phương tiện có vũ khí hoặc tài
liệu phản động, tài liệu bí mật quốc gia, có tài sản đặc biệt quý giá của Nhà nước; hoặc có bọn
phạm tội, bọn lưu manh, côn đồ đang sử dụng phương tiện để bắt đối tượng.Trước khi nổ
súng bắn chết các đối tượng trên, người thi hành công vụ phải ra lệnh hoặc bắn cảnh cáo mà
đối tượng không chấp hành, thì được coi là không có tội (trừ trường hợp bắn người điều khiển
phương tiện)”.
Như vậy nếu dùng vũ lực trong trường hợp không thuộc các trường hợp quy định tại Nghị
định số 94 HĐBT ngày 2-7-1984 của Hội đồng Bộ trưởng thì được coi là dùng vũ lực ngoài
những trường hợp pháp luật cho phép
+ Hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép phải gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới cấu thành
tội gây thương tích hoặc gây tổn haị cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ.
Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý
đối với nạn nhân
+ Hậu quả:
Hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ là thiệt hại về thể chất – hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe
người khác. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ hoàn thành khi hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của
người khác xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công là mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép với
hậu quả thương tích hoặc tổn hạ đáng kể cho sức khỏe của người khác.
Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách quan
Về hành vi: Có hành vi vi phạm dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người
khác.
Hậu quả: Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì
người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, căn cứ để xác định có hành vi
phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tỷ lệ thương
tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng
cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.
Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin)
Về chủ thể
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, người được giao thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức
(có hoặc không có chức vụ, quyền hạn).
Điều 139. tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách quan
Về hành vi : Có hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm các quy tắc hành chính
dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.
– Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không
đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, từng
lĩnh vực ( như y tế, giao thông,…)
Ví dụ:Linh là 1 y tá không kiểm tra kỹ các thành phần của thuốc có thành phần cấm với bệnh
nhân mang thai. Cho bệnh nhân uống và đã ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
– Hành vi vi phạm các quy tắc hành chính. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc
không đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động quản lý, điều hành (hoạt động
hành chính) cơ quan, tổ chức.
Ví dụ : Một nhân viên môi trường đô thị thực hiện nhiệm vụ chặt cây để tạo hành lang thông
thoáng cho giao thông, tuy nhiên đã không thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn
làm cây rơi khiến người đi đường bị thương tích.
– Lưu ý : Quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính là những quy định cụ thể hoặc những
quy định có tính nguyên tắc để bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn của từng lĩnh vực, từng ngành hoặc trong quá trình quản lý điều hành cơ quan, tổ chức.
Quy tắc nói trên có thể được quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật , văn bản hành chính
của cơ quan có thẩm quyền nhưng cũng có thể được quy định trong nội quy cơ quan, đơn vị
đó.
Hậu quả : Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì
người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, căn cứ để xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác là tỷ lệ thương tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp y đối với nạn nhân.
Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: chính hành vi người phạm tội gây ra là nguyên nhân
dẫn đến hậu quả.
Về mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin)
+Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
+Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.Về chủ thể
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn, người được giao thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức
(có hoặc không có chức vụ, quyền hạn).
Điều 140. Tội hành hạ người khác
Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
Trong đó:
+ Đối xử tàn án với người lệ thuộc mình ở đây có thể được hiểu là hành vi của người phạm tội
lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, dẫn đến việc gây ra sự đau đớn cả về thể sát lẫn tinh thần
đối với người lệ thuộc mình thông qua các hành vi như đánh đập, không cho người đó hại ăn
uống, chửi mắng thậm tệ,... nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
+ Làm nhục người lệ thuộc mình ở đây có thể được hiểu là hành vi của người phạm tội xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật.
+ Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn giáo,...
và không thuộc các trường hợp là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu của người phạm tội
hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội.
- Về mặt hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc: Gây tổn hại về thể sát lẫn tinh thần đối với
người lệ thuộc.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi do lỗi cố ý.
+ Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra;
+ Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
người khác, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích của hành vi phạm tội: Không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Điều 140. Tội hành hạ người khác
+ Khách thể:
Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ.

Đối tượng tác động: là những người đang sống, đang tồn tại với tư cách là thực thể tự
nhiên và xã hội nên có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe.
+ Mặt khách quan:
- Về hành vi:
Người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
Trong đó:
+ Đối xử tàn án với người lệ thuộc mình ở đây có thể được hiểu là hành vi của người
phạm tội lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, dẫn đến việc gây ra sự đau đớn cả về
thể sát lẫn tinh thần đối với người lệ thuộc mình thông qua các hành vi như đánh đập,
không cho người đó hại ăn uống, chửi mắng thậm tệ,... nhưng chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
+ Làm nhục người lệ thuộc mình ở đây có thể được hiểu là hành vi của người phạm tội
xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật.
+ Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn
giáo,... và không thuộc các trường hợp là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu của
người phạm tội hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội.

- Về mặt hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc:


Gây tổn hại về thể sát lẫn tinh thần đối với người lệ thuộc.

+ Chủ thể:
bất kì người nào giữ vai trò là người được lệ thuộc, từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách
nhiệm hình sự.

+ Mặt chủ quan:


- Về lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi do lỗi cố ý.

+ Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra;

+ Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của người khác, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho
hậu quả đó xảy ra.

- Mục đích của hành vi phạm tội: Không phải là dấu hiệu bắt buộc.

XP danh dự, nhân phẩm như sau:


Điều 141. Tội hiếp dâm

+ Khách thể:
Khách thể: Xâm phạm quan hệ nhân thân bao gồm: Sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của nạn nhân được pháp luật bảo vệ.
Đối tượng tác động: có thể là con người, các đối tượng vật chất hay hoạt động bình
thường của chủ thể.

+ Mặt khách quan:


– Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành hình thức (chỉ cần có dấu hiệu về mặt hành
vi).

– Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm:

“Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
trái với ý muốn của nạn nhân”.

Dùng vũ lực: Là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng,
bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo,… của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế
khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân;

Đe dọa dùng vũ lực: Là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động vào người
nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu kẻ tấn công không giao cấu được thì
sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ như dọa giết, đe dọa gây thương tích,…

Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: Là những trường hợp như nạn
nhân đi một mình trong đêm vắng, đi một mình trong rừng,..

Dùng thủ đoạn khác: Là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố tinh thần,
làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuốc mê, thuốc kích dục, say rượu hay các chất kích
thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống cự;

Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân: Là việc thực hiện hành vi giao cấu nhưng không
được sự đồng ý của nạn nhân hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của nạn
nhân vì họ đang trong trạng không thể hiện và biểu lộ được ý chí của họ.

Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm có các hành động nhằm giao cấu mà
không cần phải có căn cứ là đã giao cấu được hay chưa.

Nếu người phạm tội mới thực hiện hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng bạo lực hoặc sử
dụng các thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân, nhưng chưa kịp giao
cấu vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội như đã bị ngăn chặn thì
phạm tội chưa đạt và họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.

Nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm thì họ không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội hiếp dâm, nhưng có thể bị truy cứu về các tội khác (nếu có đủ các
yếu tố cấu thành) như: Làm nhục người khác, cố ý gây thương tích,…

Lưu ý: – Người bị hại phải là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị
hại dưới 16 tuổi thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội hiếp dâm trẻ em.

+ Chủ thể:
Người trực tiếp thực hiện tội phạm có thể là nam giới hoặc nữ giới. Có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ. Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

+ Mặt chủ quan:


Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người PT biết hành vi giao cấu hoặc hành vi quan
hệ tình dục của mình là trái ý muốn của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn thực hiện
hành vi đoa bằng một trong những thủ đoạn nói trên.

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

+ Khách thể:
Khách thể: Tội phạm này xâm phạm quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục
của người dưới 16 tuổi, xâm phạm đến quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ em.
Đối tượng tác động: người dưới 16 tuổi.

+ Mặt khách quan:


Tội hiếp dâm người 16 tuổi chia làm hai loại.

Loại thứ nhất: Đối với đối tượng từ 13 đến chưa đủ 16 tuổi. Trường hợp này người
phạm tội thực hiện hành vi giống như đối với người đã trên 16 tuổi quy định tại Điều
141 Bộ luật hình sự. “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ”
hoặc “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.

Loại thứ hai: Đối với người chưa đủ 13 tuổi thì hành vi hiếp dâm có hai trường hợp:
trường hợp 1 người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thủ đoạn
khác nhằm giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trái ý muốn với người chưa đủ 13 tuổi
(giống như với người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi nêu trên). Trường hợp thứ hai
đối với người chưa đủ 13 tuổi thì chỉ cần có hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục
khác (không cần hành vi dùng vũ lực, đe dọa dù vũ lực hoặc thủ đoạn khác). Bởi lẽ đối
tượng người chưa đủ 13 tuổi là đối tượng yếu thế, không có khả năng bảo vệ mình nên
chỉ cần hành vi giao cấu với những người này cũng cấu thành tội hiếp trẻ em.

+ Chủ thể:
Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.
(có thể là nam nhưng cũng có thể là nữ). Thông thường, người phạm tội là nam, tuy
nhiên phụ nữ cũng có thể là đồng phạm hiếp dâm với vai trò tổ chức, giúp sức hoặc
xúi giục.

+ Mặt chủ quan:


Mặt chủ quan của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi “là mặt bên trong của tội phạm, bao
gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích”.
Trong đó, người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.
Người PT biết hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục của mình là trái ý muốn
của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đoa bằng một trong những thủ
đoạn nói trên.

Điều 143. Tội cưỡng dâm

+ Khách thể:
Khách thể: Là hành vi cưỡng dâm người khác khiến họ bị xâm phạm đến sức khỏe,
tính mạng.
Đối tượng tác động: con người bao gồm cả nam và nữ và người không rõ ràng về
giới tính.

+ Mặt khách quan:


Về hành vi:
Những kẻ phạm tội cưỡng dâm sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau như lừa dối, hối
lộ, dụ dỗ, đe dọa hoặc tình cảm, bằng tiền, đôi khi chỉ là một lời hứa … đó là, kẻ phạm
tội không đến từ bất kỳ mánh khóe nào miễn là có ý định quan hệ tình dục với nạn
nhân hoặc lợi dụng nạn nhân đang trong tình trạng khẩn cấp để họ phải miễn cưỡng
quan hệ tình dục với chính mình.

Đối với tấn công tình dục, quan hệ tình dục với nạn nhân không chỉ là một dấu hiệu
khách quan của thành phần mà còn là dấu hiệu bắt buộc (một dấu hiệu cần và đủ). Nếu
các dấu hiệu khác là thỏa đáng nhưng không có quan hệ tình dục đã xảy ra, nó không
cấu thành tội phạm.

Về hậu quả:
Hậu quả của hiếp dâm không được xác định trong thực tế, bởi vì các nhà lập pháp xem
xét hành vi để xác định tội phạm và không dựa vào hậu quả thực tế của hiếp dâm để
xác định liệu một người có hành vi tình dục hay không.
Đây là một tội phạm hình thành, nghĩa là người phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của
tội phạm trong tội phạm cấu thành được xác định là đã phạm tội này, mà không phải
dựa vào hậu quả của sự ép buộc của mình để ép buộc người khác. giao hợp hoặc miễn
cưỡng thực hiện các hành vi tình dục khác như thế nào.

+ Chủ thể:
Chủ thể của tội cưỡng dâm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Ở
đây không phân biệt người phạm tội là trai hay gái. Tuy nhiên các vụ việc phạm tội
trên thực tế thì người phạm tội chủ yếu là nam giới.

+ Mặt chủ quan:


Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Người phạm tội biết nạn nhân là người lệ thuộc mình hoặc biết họ là người đang trong
tình trạng quẫn bách. Người phạm tội cũng biết hành vi đe dọa hay hứa hẹn của mình
là hành vi lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc là hành vi lợi dụng tình trạng quẫn bách của
nạn nhân để buộc họ phải miễn cưỡng cho giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác.

Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

+ Khách thể:
Khách thể: Khách thể của tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm cưỡng dâm xâm hại- đó là quyền
nhân thân của con người, cụ thể là quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đối tượng tác động:
+ Mặt khách quan:
- Hành vi: Có hành vi giao cấu trẻ em là người bị lệ thuộc hoặc cần sự giúp đỡ bằng
việc sử dụng thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc, đe doạ…

- Dấu hiệu khác.

Trẻ em bị hại phải có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội. Được hiểu là mối quan
hệ lệ thuộc về nhiều mặt như: về vật chất (được nuôi dưỡng, được trợ giúp các điều
kiện sinh sống, được chăm sóc…), về xã hội (giữa giáo viên với học sinh, giữa bác sĩ
với bệnh nhân), về tín ngưỡng (giữa tín đồ với nhiều có chức sắc tôn giáo); về gia đình
(giữa anh chị em cùng cha khác mẹ…).

Tất cả mối quan hệ nêu trên phải là mối quan hệ lệ thuộc thực sự, tức là người phạm
tội phải có uy thế nhất định đối với người bị hại là trẻ em.

Nhìn chung các dấu hiệu của mặt khách quan của tội này giống với tội cưỡng dâm
nhưng chỉ khác đối tượng nạn nhân là trẻ em.

Trẻ em đang ở trong tình trạng quẫn bách. Được hiểu là trường hợp trẻ em đó đang
gặp những khó khăn rất lớn về kinh tế hoặc những khó khăn đặc biệt khác… khó có
thể khắc phục được hoặc đang gặp hiểm hoạ (như cha, mẹ đang mắc bệnh hiểm nghèo
không có tiền đưa đi chữa trị, hoặc gia đình bị thiên tai nên bị túng thiếu nghiêm trọng
cần có ngay sự giúp đỡ).

Trẻ em phải miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội. Được hiểu trẻ em bị lệ thuộc
vào người phạm tội hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách bị người phạm tội dùng
các thủ đoạn khống chế tư tưởng (như doạ dẫm, hứa hẹn…) để buộc trẻ em phải miễn
cưỡng giao cấu.

+ Tội phạm hoàn thành từ lúc trẻ em giao cấu với người phạm tội.

+ Trẻ em bị hại là người chưa thành niên từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi.

+ Việc đe doạ không phải là đe doạ bằng vũ lực.

- Hậu quả: Gây ảnh hưởng tâm lí nặng nề và đe dọa, xâm phạm đến quyền được bảo
vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em.
+ Chủ thể:
Chủ thể của tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là bất kỳ người nào
có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Mặt chủ quan:


Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích
và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu
hiện bên ngoài.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành
vi mình làm là gì, nhận thức rõ nạn nhân không muốn phải quan hệ tình dục với mình,
nhìn thấy trước hậu quả xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân nhưng
vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra. Động cơ để người phạm tội thực hiện hành vi này
với là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình.

Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi

+ Khách thể:
Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về nhân phẩm,
danh dự của trẻ em, xâm phạm đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em.
Đối tượng tác động:

+Mặt khách quan:


Mặt khách quan của tội này thể hiện qua dấu hiệu sau đây:

Có hành vi giao cấu theo sự thỏa thuận đồng ý giữa người đã thành niên (từ đủ mười
tám tuổi trở lên) với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi. Sự thỏa thuận
đó được hiểu là cả hai bên đều có ý chí mong muốn được giao cấu với nhau nhưng
không vì bất kỳ mục đích có tính chất nào khác (nghĩa là cho giao cấu nhưng không có
sự thỏa thuận điều kiện như cho giao cấu rồi nhận tiền bạc…). Nếu mà sự thỏa thuận
có kèm theo điều kiện trao đổi là tiền bạc, vật chất thì sẽ cấu thành Tội mua dâm
người chưa thành niên.

Lưu ý, tội này chỉ hoàn thành khi có hành vi giao cấu. Nếu người đã thành niên và
người từ 13 đến dưới 16 tuổi thỏa thuận việc giao cấu thuận tình mà chưa giao cấu
được thì tùy từng trường hợp sẽ xử lý về Tội dâm ô với người chưa đủ 16 tuổi nếu
thỏa mãn dấu hiệu Tội dâm ô với người chưa đủ 16 tuổi. Tội này không có giai đoạn
chưa đạt.

+ Chủ thể:
Là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Mặt chủ quan:


Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đã có đầy đủ nhận
thức cũng như năng lực làm chủ hành vi. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được
hậu quả xâm hại tình dục của trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng vì để thỏa
mãn nhu cầu tình dục của mình nên mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

+ Khách thể:
Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến danh dự, nhân phẩm,
sức khỏe và sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ.
Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, không phân biệt nam hay nữ.

+ Mặt khách quan:


- Về hành vi:
Người phạm tội có hành vi sau đây danh dự, nhân phẩm của trẻ em, xâm phạm đến
sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em:
- Sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của người bị hại;
- Dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của người bị hại;
- Bắt người bị hại sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng,
nhưng không có ý định giao cấu với người bị hại.
Người bị hại có thể bị cưỡng ép, cũng có thể đồng tình với người phạm tội để người
phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực hiện hành vi dâm ô với người
phạm tội...

- Về mặt hậu quả: Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe
và sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi.

+ Chủ thể:
Chủ thể tội phạm là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi và năng
lực trách nhiệm hình sự

+ Mặt chủ quan:


Về mặt chủ quan, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đòi hỏi hai dấu hiệu là lỗi cố ý
và mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc kích thích, khơi gợi nhu cầu tình
dục của người dưới 16 tuổi.

Lỗi của người phạm tội dâm ô đối với trẻ em là lỗi cố ý. Trong trường hợp phạm tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức được hành vi
của mình là hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tức là nhận thức được hành vi
của mình thực hiện các hành vi tình dục với người dưới 16 tuổi nhưng không phải là
hành vi giao cấu. Người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc kích thích, khơi gợi nhu cầu tình dục của người dưới
16 tuổi. Do vậy để đạt được mục đích này họ mong muốn thực hiện hành vi dâm ô đối
với trẻ em hoặc chấp nhận hành vi của mình có thể là dâm ô đối với người dưới 16
tuổi.

Mục đích của người thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em là nhằm thỏa mãn nhu
cầu tình dục của mình hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục của chính mình hoặc
của trẻ em. Trong trường hợp, người thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16
tuổi mà có mục đích khác thì họ có thể không bị truy cứu TNHS về tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi mà có thể bị truy cứu TNHS về một tội khác. Ví dụ: Người phạm
tội thực hiện các hành vi dâm ô đối với trẻ em mục đích bôi nhọ hoặc trả thù thì có thể
bị xử lý về tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS năm 2015).

Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

+ Khách thể:
Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến danh dự, nhân phẩm,
sức khỏe và sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ.
Đối tượng tác động: người dưới 16 tuổi và không phân biệt là nam hay nữ.

+ Mặt khách quan:


Hành vi thuộc mặt khách quan của tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu
dâm là hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc
trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Lôi kéo, dụ dỗ là hành vi dùng lời nói dịu ngọt và lợi lộc để khiến người khác nghe
theo mình mà thực hiện trình diễn khiêu dâm hoặc chứng kiến trình diễn khiêu dâm.
Ép buộc là hành vi sử dụng lời nói hoặc vũ lực để bắt người dưới 16 tuổi thực hiện
trình diễn khiêu dâm, hoặc chứng kiến trình diễn khiêu dâm.
Theo Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định
tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ
án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi quy định:
Trình diễn khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu,
hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh
dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt
động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi
hình thức.
Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm là trường hợp người dưới 16 tuổi trực
tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Mục đích: của người phạm tội có thể là 1 trong 2 mục đích là để cho người dưới 16
tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc chứng kiến trình diễn khiêu dâm nhằm để kích dục,
khiêu gợi ham muốn tình dục đối với người quan sát hành vi chứ không nhằm mục
đích giao cấu hoặc thỏa mãn tình dục trực tiếp.

Hậu quả: Điều luật này không quy định về hậu quả. Hành vi sử dụng người dưới 16
tuổi vào mục đích khiêu dâm không bắt buộc phải gây ra hậu quả tác động vào sức
khỏe, danh dự nhân phẩm của người dưới 16 tuổi hoặc người quan sát hành động
khiêu dâm đó. Hậu quả ở đây là hậu quả tác động vào sự phát triển bình thường của
nạn nhân thông qua việc thực hiện các hành động nhằm mục đích khiêu dâm do sự yêu
cầu, sử dụng của người thực hiện tội phạm. Tức là tội danh này cấu thành hình thức,
chỉ cần người trên 18 tuổi, đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự sử dụng người
dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
danh này, hậu quả rất khó để xác định và không cần xác định đối với tội danh cấu
thành hình thức.

+ Chủ thể:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Mặt chủ quan:


Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận biết rõ đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi và
hành vi phạm tội nhằm mục đích để trẻ em phô bày thân thể chứ không nhằm mục
đích giao câu hay quan hệ tình dục khác. Tuy nhiên người phạm tội nhân thức được
hành vi của mình nhằm mục đích thỏa mãn thú tính, thỏa mãn dục vọng của người
phạm tội, biết được hành vi của mình có thể gây hậu quả xâm hại đến đứa trẻ nhưng
vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.

Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác

+ Khách thể:
Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến danh dự, nhân phẩm,
sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ.
Đối tượng tác động: Sức khỏe, tính mạng của người khác

+ Mặt khách quan:


Mặt khách quan của tội phạm này là hành vi của người phạm tội truyền HIV từ mình
sang người khác. Hành vi này bao gồm nhiều dạng hành vi khác nhau có khả năng làm
HIV lây từ người phạm tội sang người khác. Như vậy, người phạm tội có thể bằng
nhiều cách khác nhau để truyền HIV của mình cho người khác như thông qua việc
quan hệ tình dục ( giao cấu), tiêm chích hoặc những hành vi khác lây qua hệ thống
tuần hoàn ( qua đường máu)…. Tất cả các cách thức đó đều thuộc phạm vi thủ đoạn
phạm tội của tội này.

Hậu quả: làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người
khác

Mối quan hệ nhân quả: hậu quả mà nạn nhân bị xâm hại do chính hành vi lây truyền
HIV của người biết mình bị nhiễm HIV dẫn đến nạn nhân bị xâm hại

You might also like