You are on page 1of 53

VẤN ĐỀ 1.

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN


PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
A. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người
I. Khái niệm chung
1. Khái niệm
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người là những hành vi được
quyết định trong bộ luật hình sự, lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm quyền được tôn
trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người khác.
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Khách thể của tội phạm:
- Là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người khác
Đối tượng tác động:
- Đối tượng bị xâm hại là con người (đang sống)
Chú ý:
- Người đã bị chết thì không thuộc đối tượng của nhóm tội này
- Nếu người phạm tội tưởng nạn nhân còn sống (thực tế là đã chết)
Về khách quan: Có hành vi đâm chém và
Về chủ quan: mong muốn bị xâm hại (sai lầm về đối tượng) có bị xử lý hình sự
không?
=> Phải chịu trách nhiệm (tội giết người, phạm tội chưa đạt vô hiệu)
- Người tự giết hoặc gây thương tích cho mình không phạm tội thuộc nhóm tội
này, nhưng có thể phạm tội khác.
 VD: QN tự gây thương tích cho mình để trốn tránh nghĩa vụ là phạm tội:
Trốn tránh nhiệm vụ; người tự gây thương tích cho mình để nhận được
tiền bảo hiểm phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
- Quyền được chết không được thừa nhận ở Việt Nam hiện nay.

Mặt khách quan của tội phạm:


Hành vi khách quan:
- Là những hành vi gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc sức khỏe con người
- Đa số các tội được thực hiện bằng hành động (đâm, chém, đánh...);
- Có tội chỉ có thể được thực hiện bằng không hành động. VD: Tội không cứu
giúp...
- Có tội được thực hiện cả bằng hành động và không hành động. VD: Tội giết
người...
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại cho tính mạng (chết người) hoặc cho sức
khỏe của con người (tổn thương cơ thể)
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của hầu hết các tội;
Một số tội hậu quả (chết người hay tổn thương cơ thể) không phải là dấu hiệu
bắt buộc. VD: Tội bức tử; Tội đe dọa giết người...

Mặt chủ quan của tội phạm:


Lỗi của người phạm tội: Lỗi cố ý (đa số tội) hoặc lỗi vô ý (một số tội)
Động cơ phạm tội: Đa dạng... m
- Một số động cơ phạm tội được quyết định là dấu hiệu định tội trong CTTP cơ
bản như: Động cơ thi hành công vụ, động cơ phòng vệ...;
- Một số động cơ phạm tội được quyết định là dấu hiệu định khung tăng nặng
như: Động cơ đê hèn, động cơ cản trở hay trả thù người thi hành công vụ... ở tội
giết người

Chủ thể của tội phạm:


Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người là chủ thể
thường: là người có năng lực trách nhiệm hình sự (không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 21 BLHS) và đủ tuổi chịu TNHS (quy định tại Điều 12 BLHS).
Một số tội chủ thể có thêm dấu hiệu đặc biệt như dấu hiệu: là người thi hành
công vụ; là mẹ đẻ của nạn nhân; ...
3. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trong BLHS năm 2015
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong BLHS Việt Nam
năm 2015 gồm:
- Các tội xâm phạm tính mạng của con người (13 tội) quy định từ Điều 123
đến Điều 133, Điều 148, Điều 149.
- Các tội xâm phạm sức khỏe của con người (7 tội) quy định từ Điều 134 đến
140 BLHS.

II. Các tội xâm phạm tính mạng của con người
1. Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015)
Định nghĩa:
Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái luật tính mạng người khác

Dấu hiệu pháp lý:


- Hành vi giết người CTTP tội giết người khi thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý
sau:
+ Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật
tính mạng của người khác.
+ Hành vi tước đoạt tính mạng người khác có thể là hành động đâm, chém,
bắn hoặc không hành động như không cho con mới sinh ăn.
- Đối tượng của tội giết người: Chỉ có thể là con người đang sống. Thời điểm
bắt đầu của con người đang sống được tính từ thời điểm sinh ra và kết thúc khi sự
sống thực sự chấm dứt.

Hỏi: Theo anh (chị) hành vi buộc phá thai khi thai nhi đã 31 tuần tuổi có nên coi
là giết người? (Xem: thông tin cháu bé 31 tuần tuổi không chết tháng 9/2020)?
Chú ý:
 Có quốc gia quy định phá thai là giết người kể cả trường hợp thai nhi đó
đe dọa tính mạng của người mẹ (En Savado)
 Thực tiễn có trường hợp tòa án phạt 30 năm tù người mẹ phá thai khi thai
nhi đó đe dọa tính mạng của bà (tin VTV1 ngày 1/6/2021)

- Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết
người phải là hành vi trái pháp luật tính mạng người khác

Hỏi: Có hành vi tước đoạt tính mạng người khác không trái luật và không phạm
tội giết người?
Chú ý:
Hành vi tự tước tính mạng của chính mình; hành vi gây ra cái chết cho người
khác được pháp luật cho phép đều không phải tội giết người.
VD: Hành vi tự sát; hành vi tước đoạt tính mạng người khác trong trường hợp
phòng vệ chính đáng; hành vi thi hành án tử hình.

- Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được sự đồng ý của nạn nhân, theo
luật hình sự Việt Nam là trái luật – là giết người (Việt Nam không quy định quyền
giết chết)
+ Luật hình sự một số nước quy định làm chết người theo yêu cầu là một tội độc
lập.
VD: Điều 216 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định “Nếu người nào đó
đã bị thúc đẩy làm chết người bởi yêu cầu rõ ràng và khẩn thiết của người bị làm
chết thì bị phạt tự do từ 06 tháng đến 05 năm”

Hậu quả của tội phạm: Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong
CTTP tội giết người là hậu quả chết người (văn bản hướng dẫn của TANDTC).
Tội phạm hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra.
- Nếu hậu quả chết người không xảy ra thì tùy hình thức lỗi mà định tội, cụ
thể:
+ Nếu lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp thì bị xử lý về tội giết người chưa
đạt
+ Nếu lỗi của chủ thể là lỗi cố ý gián tiếp thì bị xử lý về tội cố ý gây thương
tích

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của chủ thể và hậu quả chết người đã
xảy ra
Chú ý: Khi có hậu quả chết người xảy ra, việc xác định nguyên nhân chết do:
tai nạn, tự sát, hay bị giết là rất phức tạp nhưng cần thiết để không bỏ lọt tội
phạm...

Mặt chủ quan của tội phạm:


Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý (và thường) là lỗi cố ý trực tiếp,
có thể là lỗi cố ý gián tiếp.
* Xác định lỗi của chủ thể đối với các hành vi sau:
+ Hành vi lao xe ô tô vào người thi hành công vụ gây hậu quả chết người?
+ Hành vi dùng dây điện trần để bẫy chuột phá hoại lúa, ngô... gây chết
người?
+ Hành vi dùng dây điện trần để ngăn chặn (bắt) người trộm cắp tài sản của
mình gây chết người?

Trong thực tế hành vi giết người có thể nhằm những mục đích khác nhau cũng
như có các động cơ khác nhau thúc đẩy. Do vậy:
Cần chú ý: Hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác vì mục
đích nhất định hoặc do động cơ nhất định có thể CTTP khác mà không CTTP tội
giết người.
VD:
 Hành vi giết người nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân cấu
thành tội khủng bố nhằm chống CQND (Điều 113 BLHS)
 Hành vi giết người nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng
cấu thành tội khủng bố (Điều 299 BLHS)
 Hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng do có
động cơ riêng được tách ra thành tội quy định tại Điều 126 BLHS
Hình phạt đối với tội giết người:
Giết người không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 123 BLHS,
thì bị phạt tù từ 7 đến 15 năm (Khoản 2 Điều 123 BLHS)
Giết người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 123
BLHS, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người chuẩn bị phạm tội giết người thì bị phạt tù 01 năm đến 05 năm.
Giết phụ nữ mà biết là có thai:
- Là trường hợp phạm tội mà nạn nhân bị giết là người phụ nữ đang có thai và
chủ thể khi thực hiện hành vi đã biết nhạn nhân là người phụ nữ đang có thai.
- Nếu chủ nhân không biết nạn nhân đang có thai thì không bị áp dụng các
tình tiết này.
- Trong thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:
 Thực tế nạn nhân có thai và chủ thể cũng biết nạn nhân là người đang
có thai.
 Thực tế nạn nhân có thai nhưng chủ thể không biết được điều đó
 Thực tế nạn nhân không có thai, nhưng chủ thể tưởng nạn nhân có thai
và mong muốn xâm hại nạn nhân?

Nội dung các dấu hiệu định khung tăng nặng (Khoản 1 Điều 123 BLHS)
+ Giết 02 người trở lên: Là trường hợp giết ít nhất là 2 người, có thể trong cùng
một lần hoặc nhiều lần khác nhau, bao gồm cả giết người chưa đạt và đồng phạm
giết người.
+ Trong thực tế, giết nhiều người có thể các nạn nhân đều bị chết nhưng có thể
chỉ có một trong số nhiều nạn chân chủ thể mong muốn bị chết. VD: Xem vụ án Lê
Thanh Vân phạm tội giết người (13 người) từ năm 2001 đến 2003.

+ Giết người dưới 16 tuổi:


 Là trường hợp phạm tội mà đối tượng bị xâm hại là người cần được xã hội
quan tâm và bảo vệ đặc biệt – người dưới 16 tuổi.
 Chú ý: Theo quy định của luật khi áp dụng tình tiết này của việc của
phạm tội có biết hay không biết nạn nhân là người dưới 16 tuổi, không
ảnh hưởng đến việc bị xử lý về tình tiết này nếu thực tế người bị giết là
người dưới 16 tuổi.
 Căn cứ xác định tuổi của nạn nhân là giấy khai sinh, chứng minh thư, căn
cước, nếu không có các giấy tờ này thì giám định (xem: BLTTHS).

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân:
 Giết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà nạn nhân
là người đang thi hành công vụ.
 Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà
động cơ của người phạm tội gắn với việc thi hành công vụ của nạn nhân:
Giết để cản trở nạn nhân thi hành công vụ hoặc giết để trả thù việc nạn
nhân đã thi hành công vụ.
 Người bị giết là người đang thi hành công vụ.
 VD: Lái xe lao thẳng ô tô vào người thi hành công vụ để giết họ.

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình:
 Là trường hợp phạm tội mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với
người phạm tội. Trong mối quan hệ này, người phạm tội là người hơn ai
hết phải biết ơn và kính trọng nạn nhân. Với hành vi phạm tội của mình,
người phạm tội không chỉ VPPL và còn vi phạm nghiêm trọng đạo lý
làm con, cháu, làm trò... (Nghị quyết số 01/2006 HDTPTANDTC).
 Chú ý: Giết thầy giáo, cô giáo nói ở đây có buộc phải gắn với việc thi
hành nhiệm vụ (giảng dạy, dạy nghề...) của nạn nhân?

+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện tội rất nghiêm
trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng:
Là trường hợp phạm tội mà liền trước hoặc sau là hành vi giết người, người
phạm tội đã thực hiện một (hoặc) nhiều tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng
Chú ý: Tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nói ở đây ó thể là tội
danh khác như tội cướp tài sản, tội hiếp dâm... có thể cũng là tội giết người?

+ Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác:
 Là trường hợp giết người mà động cơ thúc đẩy chủ thể có hành vi giết
người là để thực hiện tội phạm khác hoặc để che giấu tội phạm đã thực
hiện. VD: ...
 Tội phạm khác nói ở đây có thể là tội danh bất kỳ không phải tội giết
người, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm
trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể do chủ thể thực hiện một mình
hoặc thực hiện với người đồng phạm khác.

+ Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân:


 Là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận
cơ thể của nạn nhân:
* Cho mình
* Cho người khác
* Hoặc để trao đổi, mua bán
 Chú ý: Nếu nạn nhân đã chết mà lấy bộ phận cơ thể của họ thì bị xử lý về
tội xâm phạm thi thể

+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ:


 Là trường hợp phạm tội giết người một cách đặc biệt tàn ác, dã man làm
cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi bị chết như giết bằng hành hạ,
tra tấn,...; hoặc gây ra cho người khác sự rùng rợn, khiếp sợ... như chặt rời
tay, chân, đầu,.. nạn nhân. (Xem Nghị quyết số 04/HĐTP ngày
04/11/1986 của HĐTPTANDTC). Hiện còn có các cách hiểu khác nhau
về tình tiết này.

+ Thực hiện tội phạm bằng cách lợi dụng nghề nghiệp:
Là trường hợp giết người mà người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình
để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi phạm tội của mình. Ví dụ: Bác sĩ
lợi dụng nghề nghiệp thực hiện hành vi giết bệnh nhân của mình (Xem: vụ bác sĩ
giám đốc bệnh viện nhi Trung ương đầu độc vợ mới sinh con 2 tháng tuổi bằng
thạch tín và dùng mọi thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội năm 1961)

+ Thực hiện tội phạm bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều
người:
 Là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương
tiện hoặc thủ đoạn phạm tội đặt trong hoàn cảnh cụ thể có khả năng làm
nhiều người bị chết. Ví dụ: Dùng chất nổ giết chết nạn nhân khi họ đang
ở trong nhà với nhiều người khác, bỏ thuốc độc vào đồ ăn, đồ uống ở nơi
hoặc hoàn cảnh có thể nhiều người lăn uống... Lỗi?
 Chú ý: Không đòi hỏi phải gây ra hậu quả làm chết nhiều người

+ Thuê giết người hoặc giết người thuê:


 Thuê giết người là trường hợp chủ thể dùng tiền, tài sản... sai khiến
người khác giết người. VD: ...
 Giết người thuê là trường hợp chủ thể chỉ vì động cơ kiếm tiền hay tài
sản... đã thực hiện hành vi giết người.
 Xem vụ án: Cô giáo Thuận thuê đốt nhà giết cả nhà anh trai chồng tại Mỹ
Đình, Hà Nội năm 2010; giám đốc “đặt hàng” giết người tại thành phố
HCM năm 2011.

+ Phạm tội có tính chất côn đồ:


 Là trường hợp giết người mà tất cả các tình tiết của vụ án thể hiện người
phạm tội có tính chất hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của
người khác, sẵn sàng giết người, giết bất kì ai, vào bất cứ lúc nào chỉ vì
những nguyên cớ nhỏ nhặt. VD: Có thể va chạm khi tham gia giao thông
đã giết chết ngay người va chạm dù họ không có lỗi...

+ Phạm tội có tổ chức:


 Là trường hợp đồng phạm giết người mà giữa các chủ thể có sự câu kết
chặt chẽ với nhau. (Xem Khoản 2 Điều 17 BLHS)
 Xem: NQ số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 của HĐTPTANDTC)
+ Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm:
 Giết người trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp phạm tội
thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại Khoản 2 Điều 53 BLHS.
 VD: chủ thể đã bị kết án về tội cướp tài sản, chưa được xóa án tích hoặc
đã tái phạm chưa được xóa án tích lại phạm tội giết người.

+ Giết người vì động cơ đê hèn:


 Là trường hợp phạm tội mà chủ thể vì những nhu cầu ích kỉ của mình đã
giết người.
 VD: Giết chồng hoặc vợ để có thể lấy chồng hoặc vợ khác; giết người để
được hưởng thừa kế của họ; giết người có tính chất bội bạc. phản trắc
(giết người tình đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm); giết người
cho vay nhằm trốn nợ; giết con riêng của người tình hoặc chồng sắp cưới
để... (Xem vụ án: Huyên đóng đinh vào đầu con người tình; Trang giết
con chồng sắp cưới...)

2. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS 2015)
Giết con mới đẻ là “người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc
trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi”
Vứt bỏ con mới đẻ là “người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu
hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biể mà vứt bỏ con do mình đẻ ta trong 07
ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”.
Dấu hiệu pháp lý:
Chủ thể của tội phạm: là người mẹ đang còn trong tình trạng mới sinh (trong
khoảng thời gian là 07 ngày tính từ ngày sinh con).
Nạn nhân của tội phạm: Phải là con mới sinh (trong vòng 07 ngày tuổi) của
chính người phạm tội.
Vứt hoặc giết bỏ con... là do hoàn cảnh bất đắc dĩ (hoặc do ảnh hưởng nặng nề
của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác.
VD: Giết hoặc vứt bỏ con mới sinh ngoài hôn nhân do áp lực dư luận, tập quán;
hoặc do con có dị tật nặng trong hoàn cảnh một mình, lại quá nghèo đói, bị bệnh
tật nặng...
* Điểm b Khoản 1 Điều 123 nếu do hoàn cảnh không thỏa mãn... (nghe lại ghi
âm ngày 24/10/2022)

Hành vi phạm tội:


- Hành vi giết con do mình đẻ ra.
=> Hậu quả: nạn nhân chết hoặc không chết
- Hành vi vứt bỏ con do mình đẻ ra
=> Hậu quả: đứa trẻ chết
- Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Đối với
tội vứt bỏ... lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.

III. Các tội xâm phạm sức khỏe con người


1. Tội cố ý gây thương tích cho người khác (Điều 134 BLHS 2015)
Dấu hiệu pháp lý:
Khách thể của tội phạm: Là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của
người khác.
Đối tượng tác động của tội phạm: Là con người đang sống và phải là người
khác.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm: là những hành vi có khả năng gây ra thương
tích hoặc...; có hoặc không sử dụng phương tiện phạm tội.
Người phạm tội có thể sử dụng cơ thể người khác hoặc con vật làm phương tiện
phạm tội. VD: xúi chó béc giê cắn người bị thương người khác...
Hành vi chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích phải chịu trách nhiệm hình sự
(Khoản 6 Điều 134 BLHS)
Hậu quả của tội phạm: Tỷ lệ tổn thương cho cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30%
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến
Điểm k Khoản 1 Điều 134 BLHS.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

Lỗi của người phạm tội: Là lỗi cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý
gián tiếp. Có nghĩa là người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc hậu quả
tổn thương cho cơ thể nạn nhân.
Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội này.

Chú ý: Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhằm những mục đích nhất
định có thể CTTP khác.
VD: Nếu nhằm mục đích chống CQND thì CTTP khủng bố nhằm chống
CQND; nếu nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng CTTP tội khủng
bố; nếu nhằm chiếm đoạt tài sản CTTP tội cướp tài sản (Xem: Điều 113, 299, 168
BLHS)

Hình phạt và các dấu hiệu định khung tăng nặng đối với tội cố ý gây
thương tích:
+ Dùng hung khí nguy hiểm: là trường hợp người phạm tội sử dụng công cụ,
phương tiện thực hiện tội phạm dễ dàng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe
người khác (Xem Nghị quyết số 02/2003 ngày 17/4/2003 của HĐTPTANDTC).
VD: dùng dao, búa, thanh sắt, gậy gỗ, gậy tre, gạch, đá... đánh người khác.
+ Làm chết người: là trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích nhưng đã gây r
hậu quả chết người. Giữa thương tích và hậu quả chết người có mối quan hệ nhân
quả. Trong đó, người phạm tội chỉ mong muốn gây thương tích cho nạn nhân còn
đối với hậu quả chết người, lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý. Có nghĩa là chủ thể
tin hành vi của mình không gây ra hậu quả chết người hoặc không thấy trước hậu
quả chết người có thể xảy ra (NQ số 01/NQ-HĐTP 19/4/1989)

11. Tội đe dọa giết người:


Dấu hiệu pháp lý:
Hành vi phạm tội: là hành vi đe dọa sẽ tước đoạt tính mạng của người khác
bằng lời hoặc cử chỉ, qua điện thoại... (có thể kết hợp với công cụ, phương tiện).
VD: Hành vi đe dọa giết người của nhóm đòi nợ thuê; Đổ xăng vào người khác rồi
dọa đốt; ...
Hành vi đe dọa phải làm cho người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứ là hành
vi giết người sẽ xảy ra.
Chú ý:
Hành vi đe dọa giết người không CTTP này khi hành vi đe dọa đó nhằm những
mục đích nhất định và CTTP khác.
VD: đe dọa giết người nhằm chống CQND; đe dọa giết người nhằm chiếm đoạt
tài sản và giao cấu trái ý muốn của nạn nhân; đe dọa giết người nhằm chiếm đoạt
tài sản hoặc nhằm gây ra sự hoảng loạn trong công chúng... (Xem Điều 113, 141,
168, 170, 299 BLHS).

12. Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS 2015)

B. Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
I. Khái niệm chung
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS Việt Nam
năm 2015 gồm:
- Các tội xâm phạm nhân phẩm của con người (còn được gọi là các tội phạm về
tình dục) 7 tội quy định từ Điều 141 đến Điều 147.
- Các tội khác xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người 7 tội quy định từ
Điều 150 đến Điều 156.
Xem: Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP và NQ số 06/2019/NQ-HĐTP

II. Các tội xâm phạm nhân phẩm con người


Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là những hành vi được
quy định trong BLHS, lỗi cố ý, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân
phảm, danh dự của người khác.
Một số đặc điểm chung:
Đối tượng của tội phạm: là con người, trên thực tế đa số nữ giới và người dưới
16 tuổi bị xâm hại.
Hành vi phạm tội: Tất cả các tội đều dưới hình thức hành động phạm tội.
Hậu quả của tội phạm: là những thiệt hại về tinh thần, hậu quả không được
quy định là dấu hiệu trong CTTP cơ bản.
Hậu quả thiệt hại tính mạng, sức khỏe... được quy định là dấu hiệu định khung
tăng nặng của một số tội phạm
Lỗi của người phạm tội: Lỗi cố ý
Chủ thể của tội phạm:
- Người đủ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS) và có NLTNHS (Không thuộc
trường hợp quy định tại điều 21 BLHS)
- Chủ thể của một số tội là chủ thể đặc biệt (người đủ 18 tuổi trở lên)

Chú ý: Các hậu hiệu có tính chất chung cho các tội (độ tuổi chịu TNHS,
NLTNHS, lỗi cố ý) đã được quy định tại phần chung của BLHS và được phân tích
tại mục 1. Phần này chủ yếu phân tích dấu hiệu đặc trưng của tội phạm cụ thể như
dấu hiệu hành vi khách quan, chủ thể đặc biệt của tội phạm.
1. Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS)
Định nghĩa: Tội hiếp dâm là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân bằng vuc lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác.
Dấu hiệu pháp lý: Căn cứ Điều 141 và các quy định chung khác của BLHS, Tội
hiếp dâm có các dấu hiệu đặc trưng sau:
Chủ thể của tội phạm:
Luật không mô tả dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội này nhưng theo thực tiễn
xét xử trước BLHS 2015 thì chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt về giới tính – là
nam giới (Bản tổng kết số 329)
BLHS 2015 mở rộng hành vi phạm tội và để phù hợp với quy định của Luật,
quan điểm hiện nay, chủ thể của tội hiếp dâm đã thay đổi – là bất kỳ ai.
* Thực tiễn cho thấy hành vi “tấn công” tình dục (giao cấu hoặc hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân) có thể do người nam giới, nữ giới
(theo giới tính sinh học); người đồng tính; người lưỡng tính; người chuyển giới
thực hiện. Nên quan điểm chủ thể của tội hiếp dân nói riêng và các tội phạm về
tình dục khác nói chung cần phải xác định là bất kỳ ai không phân biệt giới tính.

Mặt khách quan của tội phạm: CTTP hiếp dân quy định hai hành vi phạm tội
của tội hiếp dâm là:
- Hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân; và
- Hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân bằng thủ
đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được hoặc bằng thủ đoạn khác.

“Trái với ý muốn của nạn nhân” được hiểu là: người bị hại không đồng ý, phó
mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi giao cấu hoặc
hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.
“Giao cấu” là hành vi xâm nhập bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ
với bất kỳ mức độ xâm nhập nào (Xem NQ 06)
Hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân được hiểu là
hành vi của những người cùng giới hoặc khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục
nam, bộ phận khác trên cơ thể (ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm
nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ
xâm nhập nào, bao gồm một trong những hành vi sau:

VẤN ĐỀ 2. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

I. Các tội xâm phạm sở hữu


Khách thể của tội phạm
Quan hệ sở hữu là khách thể của tội phạm. Nghĩa là:
- Các tội xâm phạm sở hữu gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu
- Sự gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu đã phản ánh đầy đủ bản chất nguy
hiểm của tội phạm
Chủ thể của tội phạm: Đa số các tội phạm quy định tại chương này là chủ thể
thường
Mặt khách quan của tội phạm
* Hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu
- Hành vi chiếm đoạt
- Hành vi chiếm giữ trái phép
- Hành vi sử dụng trái phép
- Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát tài sản
* Hậu quả
- Thiệt hại xảy ra cho quan hệ sở hữu thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất
- Là dấu hiệu bắt buộc của nhiều tội xâm phạm sở hữu (Nhiều tội có cấu
thành tội phạm vật chất)
Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý hoặc vô ý
- Động cơ có thể là tư lợi hoặc không có
Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản, bao gồm:
- Vật
- Tiền
- Giấy tờ có giá trị thanh toán bằng tiền
- Những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản

II. Các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Việt Nam
Có 13 tội phạm được chia thành các nhóm như sau
Các tội phạm sở hữu:
* Có mục đích tư lợi (Từ Điều 166 đến Điều 177 BLHS 2015)
- Có tính chất chiếm đoạt (Từ Điều 168 đến Điều 175 BLHS 2015)
- Không có tính chất chiếm đoạt (Điều 176 và Điều 177 BLHS 2015)
* Không có mục đích tư lợi (Từ Điều 178 đến Điều 180 BLHS 2015)
1. Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Khái niệm: Là các tội xâm phạm sở hữu mà trong cấu thành các tội ấy dấu hiệu
chiếm đoạt là bắt buộc.
Mặt khách quan
- Về mặt thực tế: Làm cho chủ tài sản mất tài sản, mất khả năng thực hiện
các quyền năng như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
- Về mặt pháp lý: Qúa trình xảy ra trên thực tế không làm mất quyền sở
hữu của chủ sở hữu.
- Hành vi chiếm đoạt được thể hiện dưới các dạng khác nhau tùy thuộc vào
quan hệ giữa người chiếm đoạt và tài sản bị chiếm đoạt.
Mặt chủ quan
- Lỗi của người chiếm đoạt là cố ý trực tiếp
Đối tượng tác động
- Là tài sản còn đang nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý của chủ tài sản.
Dấu hiệu chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt có thể là:
- Mục đích
- Hành vi chiếm đoạt
- Chiếm đoạt được

III. Các tội phạm cụ thể của tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
1. Cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015)
Khái niệm: Cướp tài sản là hành vi
- Dùng vũ lực
- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
- Khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được
 Nhằm chiếm đoạt tài sản
Khách thể
- Tính mạng, sức khỏe con người
- Sở hữu
Đối tượng tác động
- Con người
- Tài sản
Mặt khách quan
Hành vi phạm tội có thể là một trong các hành vi
- Dùng vũ lực
- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
- Hành vi khác làm cho người bị TC lâm vào tình trạng không thể chống cự
được
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi đó
không kể có chiếm được tài sản hay không.
Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý trực tiếp
- Mục đích: Chiếm đoạt tài sản
Chủ thể: Người có năng lực TNHS (Từ đủ 14 tuổi trở lên)

2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015)
Khái niệm: Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người khác làm con tin
nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khách thể
- Tính mạng, sức khỏe tự do thân thể của con người
- Sở hữu
Đối tượng tác động
- Con người, tài sản
Mặt khách quan
- Người phạm tội thực hiện hành vi bắt cóc người khác làm con tin
- Việc bắt cóc con tin có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc
- Tội phạm hoàn thành khi có hành vi bắt cóc
Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý trực tiếp
- Mục đích: Chiếm đoạt tài sản
Chủ thể: Người có năng lực TNHS (Từ đủ 14 tuổi trở lên)

3. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS 2015)


Khái niệm: Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ
đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khách thể: sức khỏe, sở hữu
Mặt khách quan:
Người phạm tội có hành vi:
- Đe dọa sẽ dùng vũ lực
- Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
Tội phạm hoàn thành khi có một trong hai hành vi
Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý trực tiếp
- Mục đích: Chiếm đoạt tài sản
Chủ thể: Người có năng lực TNHS (Từ đủ 14 tuổi trở lên)

4. Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015)


Khái niệm: Cướp giật là hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của
người khác mà không cần dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực.
Đối tượng tác động: Tài sản:
- Những tài sản nhỏ gọn có thể đeo, cầm xách… theo người
- Những tài sản có thể được sử dụng làm phương tiện để nhanh chóng tẩu
thoát
Mặt khách quan
Hành vi phạm tội cướp giật tài sản có tính chất
- Công khai: Người phạm tội không che dấu hành vi chiếm đoạt của mình.
- Nhanh chóng:
 Nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng tiếp cận chủ của tài sản
 Nhanh chóng chiếm đoạt tài sản
Lưu ý:
1. Nhanh chóng tẩu thoát là tình tiết thường thấy trong tội cướp giật tài sản
nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội này.
2. Cũng coi là phạm tội này nếu người phạm tội có tác động vào thân thể
nạn nhân để chiếm đoạt tài sản nhưng không gây nguy hiểm cho tính
mạng, sức khỏe của nạn nhân.
3. Cũng coi là phạm tội này nếu người phạm tội có hành vi gian dối nhưng
chỉ để tiếp cận tài sản hoặc tiếp cận chủ của tài sản hoặc chỉ là để cách ly
chủ tài sản khỏi hoàn cảnh cụ thể
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Chủ thể: Có năng lực TNHS (Từ đủ 16 tuổi trở lên)

5. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS 2015)
Khái niệm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, ngang nhiên
chiếm đoạt tài sản của người khác mà không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ
lực.
Khách thể: Quan hệ sở hữu
Mặt khách quan
- Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác:
- Hành vi chiếm đoạt mang tính chất công khai
- Xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản

* Trách nhiệm hình sự được áp dụng khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2
triệu đồng trở lên.

Ghi nhớ:
- Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm quy định từ Điều 168 đến Điều
172 BLHS.
- Các tình tiết định khung hình phạt.

6. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015)


Khái niệm: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có
chủ.
Đối tượng tác động là tài sản đang có chủ, bao gồm:
- Tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác
- Tài sản đang nằm trong khu vực quản lý, bảo quản
- Tài sản chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp
- Tài sản có thể có người bảo vệ, trông coi hoặc không có
Mặt khách quan: Người phạm tội chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút
Mặt chủ quan:
- Người phạm tội có ý thức che giấu việc chiếm đoạt
- Lỗi cố ý trực tiếp
* Chủ thể: Người có năng lực TNHS (Từ 14 tuổi trở lên)

* Trách nhiệm hình sự được áp dụng khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2
triệu đồng trở lên.
* Tội phạm hoàn thanh khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản

Lưu ý:
- Người phạm tội có ý thức che giấu việc chiếm đoạt nhưng có thể không
che giấu được
- Người phạm tội có thể lén lút đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài
sản mà không che giấu hành vi chiếm đoạt đối với người xung quanh.
- Người phạm tội có thể không che giấu mặt thực tế của hành vi chiếm đoạt
mà chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi chiếm đoạt.

7. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015)
Khái niệm: Là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian
dối
Khách thể: Quan hệ sở hữu
Đối tượng tác động: Tài sản của người khác
Mặt khách quan: Người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ
đoạn gian dối. Gian dối là cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh
lừa người khác
- Về khách quan: Đưa ra thông tin giả
- Về chủ quan: Mong muốn người khác tin đó là sự thật
 Khiến cho người tiếp nhận thông tin bị nhầm lẫn
* Lừa dối có thể thực hiện thông qua:
- Lời nói
- Xuất trình giấy tờ giả mạo
- Giả danh cán bộ
- Giả danh tổ chức ký kết hợp đồng
- Việc làm cụ thể (Đánh tráo, tính gian…)

* Tội phạm hoàn thành khi


- Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản
- Người phạm tội đã giữ lại được tài sản mà đáng lẽ phải trao.
* Trách nhiệm hình sự được áp dụng khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2
triệu đồng trở lên.

8. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015).
Khái niệm: Là hành vi vay mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được
tài sản bằng hợp đồng.
- Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó
- Đến thời hạn phải trả lại mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình
không trả lại
- Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng
trả lại tài sản
Khách thể: Quan hệ sở hữu
Đối tượng tác động: Tài sản
Mặt khách quan
Người phạm tội có được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp là do:
- Vay tài sản
- Mượn tài sản
- Thuê tài sản
- Hợp đồng khác
Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết mà
- Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
- Cố tình không trả lại tài sản dù có khả năng, điều kiện
- Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả
lại

* Trách nhiệm hình sự được áp dụng khi


- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn
vi phạm.
- Đã bị kết án về một trong các tội quy định từ Điều 168 đến Điều 175 và
Điều 290 BLHS chưa xóa án mà còn vi phạm
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
hoặc tài sản là di vật cổ truyền.

VẤN ĐỀ 3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ


I. Những vấn đề chung
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
=> Xâm phạm các lĩnh vực khác nhau của trật tự quản lý kinh tế:
- Sản xuất
- Kinh doanh
- Thương mại
- Thuế
- Tài chính, ngân hàng
- Chứng khoán, bảo hiểm
- Lĩnh vực khác

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:


- Các tội trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, thương mại (Điều 188 đến
Điều 199)
- Các tội trong lĩnh vực thuế, tài chính ngân hàng, bảo hiểm chứng khoán
(Điều 220 đến Điều 216)
- Các tội khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Điều 217 đến Điều 234)

II. Các tội phạm cụ thể


1. Tội buôn lậu (Điều 188)
Khách thể:
Xâm phạm đến chế độ quản lý ngoại thương của nhà nước (hoạt động xuất, nhập
khẩu hàng hóa)
Đối tượng tác động:
- Hàng hóa
- Tiền Việt Nam
- Ngoại tệ
- Kim khí quý
- Đá quý (kim cương, ruby...)
- Di vật, cổ vật (luật di sản văn hóa để xác định)
Mặt khách quan:
Hành vi buôn bán trái quy định pháp luật:
- Biên giới (dấu hiệu đặc trưng)
- Khu phi thuế quan (Khu đặc biệt (nội địa), tất cả hoạt động sản xuất
kinh doanh không bị tính thuế. Khu này có cửa kiểm soát của hải quan, có
rào chắn... => nhiều đối tượng lợi dụng hàng hóa ở khu này....)
Vận chuyển hàng hóa qua đường tiêu ngạch, trốn tránh sự kiểm soát của hải
quan để buôn bán trong nước. (thủ đoạn không phải dấu hiệu đặc trưng của buôn
lậu) (đưa quan biên giới => tội được coi là hoàn thành)
Buôn bán đúng quy định ở Pháp luật cần các thủ tục...
Trách nhiệm hình sự:
Hàng hóa, tiền, ngoại tệ,
*TNHS Pháp nhân thương mại
- Hàng hóa, ngoại tệ, hiện kim khí quý, đá quý:
Từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng:
+ Đã bị xử phạt hành chính
+ Đã bị kết án, chưa được xóa án tích lại vi phạm
Từ 200 triệu đồng trở lên
- Di vật, cổ vật => bất kì giá trị nào
VD: (17’)
Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp
- Mục đích buôn bán kiếm lời
- Chủ thể thường
- Truy cứu đối với cả PNTM

2. Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)
Khác với buôn lậu ở mục đích: có thể sử dụng, tặng cho chứ không phải buôn
bán.
Câu hỏi: Người được thuê vận chuyển thì bị truy cứu theo đồng phạm buôn lậu
hay vận chuyển? (thảo luận)

III. Các tội phạm về hàng cấm:


Khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý các loại hàng cấm của nhà nước
Đối tượng tác động: hàng cấm:
- Cấm kinh doanh
- Cấm lưu hành
- Cấm sử dụng
- Chưa được phép sử dụng
- Chưa được phép lưu hành
Các đối tượng trên không bao gồm (xử theo tội phạm riêng – Điều 3xx)
- Ma túy, chất tiền ma túy
- Dụng cụ, phương tiện dùng để sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy
- Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
- Vật liệu nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ, vật liệt hạt nhân
- Súng săn, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.

1. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS)
Mặt khách quan:
Hành vi:
- Sản xuất hàng cấm => hành vi làm ra các loại hàng cấm
- Buôn bán hàng cấm => Mua đi bán lại các loại hàng cấm.
* Sản xuất:
- Hàng hóa sản xuất ra có thể là thành phẩm hoặc bán thành phẩm
- Coi là sản xuất nếu thực hiện bất kỳ khâu nào trong quá trình sản xuất.
(Nhiều khâu, chỉ cần tham gia 1 khâu => được coi là sản xuất hàng cấm.)
- Tội phạm hoàn thành khi có hành vi sản xuất mà không phụ thuộc vào
chất lượng hàng cấm được sản xuất ra.
* Buôn bán: Mua nhằm bán / bán mới được coi là mua bán.
- Hành vi mua, bán hàng cấm đều phạm tội này
- Tàng trữ nhằm bán, vận chuyển nhằm bán đều phạm tội buôn bán hàng
cấm
- Buôn bán nhằm thu lợi hoặc không thu lợi nhuận cũng đều bị coi là phạm
tội này.
Trách nhiệm hình sự của cá nhân:
- Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm từ 50kg hoặc từ 50 lít trở lên
- Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1500 bao
- Pháo nổ từ 6kg trở lên
- Hàng cấm kinh doanh, cấm sử dụng, cấm lưu hành có giá trị từ 100 triệu
đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng.
- Hàng cấm chưa được phép kinh doanh, chưa được phép lưu hành có giá
trị từ 200 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng.
- Đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án ... chưa được xóa án tích.
Lưu ý: 34’
2. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 BLHS)
Mặt khách quan:
Hành vi:
- Tàng trữ hàng cấm: Hành vi cất giữ hàng cấm ở trong nhà, trong người
- Vận chuyển hàng cấm: Đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác mà không
nhằm buôn bán
* Tàng trữ:
- Hành vi phạm tội kéo dài
- Tàng trữ không nhằm mục đích để bán
- Địa điểm không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này
* Vận chuyển:
- Vẫn coi là vận chuyển nếu hàng cấm chưa đến được nơi cần đến
- Vận chuyển không nhằm mục đích để bán
- Phương tiện phạm tội không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm

IV. Các tội phạm về hàng giả


Khách thể:
- Chế độ quản lý chất lượng hàng hóa
- Lợi ích của người tiêu dùng
Đối tượng tác động: Hàng giả
- Hàng hóa thông thường (Điều 192)
- Lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)
- Thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
- Thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,
giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195).
* Hàng giả:
- Nghị định 185/2013 ngày 15/11/2013
- Nghị định 98 /2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020
1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192)
Trách nhiệm hình sự:
- TNHS của cá nhân, PNTM phạm tội được xác định dựa trên các căn cứ:
- Giá trị của hàng giả theo giá bán, niêm yết, hóa đơn;
- Số lượng hàng giả tương đương với hàng thật
- Đã bị xử lý hành chính, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích
- Gây tổn hại sức khỏe hoặc thiệt hại về tài sản

2. Tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS)


Khách thể: Lợi ích của người tiêu dùng
Mặt khách quan:
- Cân, đo, đong, đếm, tính gian, tính thiếu
- Thủ đoạn gian dối khác
* Phân biệt giữa lừa đảo và lừa dối khách hàng

3. Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS)


Mặt khách quan:
Hành vi:
- Không nộp thuế
- Không nộp thuế đầy đủ
 Không xuất hóa đơn khi bán hàng dịch vụ hoặc ghi trên hóa đơn bán hàng
thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
 Không ghi chép vào sổ kết toán các khoản thu có liên quan đến việc xác định
số thuế phải nộp.
 Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên
liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải
nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền
thuế được khẩu trừ, số tiền thuế được hoàn.
4. Tội đầu cơ (Điều 196 BLHS)
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
Chủ thể:
- Chủ thể thường (Tuổi chịu TNHS, NLTNHS)
- Pháp nhân thương mại

III. Các tội phạm về ma túy


- Những vấn đề chung về tội phạm về ma túy -
TP về ma túy:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Lỗi cố ý
 Chế độ quản lý các chất ma túy của nhà nước.

Khách thể: Chế độ quản lý các chất ma túy của nhà nước.

Đối tượng tác động:


- Ma túy
- Tiền chất ma túy (Chất dùng để sản xuất ma túy, có trong thành phần các
chất ma túy)
- Công cụ, dụng cụ trong sản xuất, sử dụng ma túy.

* Ma túy:
- Có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp
- Kích thích hoặc ức chế thần kinh
- Gây nghiện cho người sử dụng
- Được quy định trong danh mục do Chính phủ hoặc Bộ y tế ban hành
- Gây nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
* Ma túy có nguồn gốc tự nhiên:
- (i) Thuốc phiện (opium)
- (ii) Cần sa (Canabis)
- (iii) Cô ca
- (iv) Cây lanh mèo

- Tài liệu tham khảo -


1. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 01/2001/NQ-
HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dân áp dụng một số quy định của BLHS.
2. Thông tư liên tịch của Bộ công an – VKSNDTC – TANDTC – Bộ tư pháp số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng chương
XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999.
3. Thông tư liên tịch 08/2015/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa
đổi thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn
áp dụng quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm
1999.

1. Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS)
Hành vi sản xuất: Từ nguyên liệu ban đầu tạo ra các chất ma túy
Tội phạm hoàn thành: Không phụ thuộc vào chất lượng và số lượng ma túy
được sản xuất ra.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Chủ thể: Đủ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS
Khách thể: Chế độ quản lý các chất ma túy của nhà nước
Đối tượng tác động:
- Các chất ma túy tự nhiên: nhựa thuốc phiện, nhựa cây cô ca, nhựa cần
sa...
- Các chất ma túy tổng hợp: heroine, methametamin
VD:
a. A có hành vi sản xuất 500g nhựa cần sa và 700g thuốc phiện. Hành vi của A
sẽ bị truy cứu TNHS theo khung hình phạt nào?
b. A có hành vi sản xuất 400g nhựa cần sa và 03g heroine. Hành vi của A sẽ bị
truy cứu TNHS theo khung hình phạt nào?  Thông tư 17

Lưu ý: Phạm tội từ 2 lần trở lên và sản xuất nhiều chất ma túy khác nhau...

2. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS):
Hành vi tàng trữ:
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 đến 10kg

3. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS)
* Vận chuyển:
- Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi đưa ma túy từ nơi này đến
nơi khác trái với quy định của pháp luật.
- Vận chuyển không nhằm để mua bán, sản xuất ma túy khác.
- Phương tiện vận chuyển không phải dấu hiệu bắt buộc
* TNHS:
- Lá cây cô ca, lá khát, rễ thân, cành, hoa, quả của cây cần sa, bộ phận của
cây khác có chưa chất ma túy do chính phủ quy định có khối lượng từ 01
kg đến dưới 10 kg.
- Có 2 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó
tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại 1 trong
các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

4. Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS)
Mua bán trái phép chất ma túy: Trao đổi ma túy bằng tiền hiện vật trái với
quy định của nhà nước. Cụ thể:
- Bán ma túy trái phép không kể nguồn gốc ma túy có từ đâu
- Mua ma túy nhằm bán trái phép
- Tàng trữ nhằm bán
- Vận chuyển nhằm bán
- Dùng ma túy để trao đổi, thanh toán
- Xin ma túy nhằm bán trái phép
- Dùng tài sản không phải là tiền để trao đổi ma túy nhằm bán
* Mua để sử dụng: phạm tội sử dụng trái phép chất ma túy, tuy nhiên đã bỏ =>
mua để sử dụng => có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử tội tàng trữ khi thỏa
mãn định lượng để tàng trữ.

5. Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)


Chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cố ý chuyển dịch một cách phi pháp ma túy
từ người khác thành của mình.
Thủ đoạn (Không phải dấu hiệu bắt buộc):
- Dùng vũ lực
- Đe dọa dùng vũ lực
- Công khai, nhanh chóng chiếm đoạt
- Lén lút chiếm đoạt
- Lừa dối để chiếm đoạt.

Câu hỏi: A trộm cắp vặt, bám theo B giật túi xách bỏ chạy. A mở túi xách ra
xem phát hiện có 5 triệu và 5g heroine. Tội của A?
Trả lời:
Tội của A:
- Cướp giật
- Không chiếm đoạt trái phép chất ma túy vì không phạm tội (tất cả các tội
phạm về ma túy đều là lỗi cố ý)
* Tội của B: xác định theo mục đích:
- Giấu: tàng trữ
- Vận chuyển
- Mua bán
Thực tế, không thể kết tội được B (đặc trưng tội phạm về ma túy là phải bắt quả
tang)

VẤN ĐỀ 4. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ


CÔNG CỘNG
A. Các tội xâm phạm an toàn công cộng
I. Các tội xâm phạm an toàn giao thông
* Khái niệm
Các tội xậm phạm an toàn giao thông là những hành vi được quy định trong
BLHS, xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc
đường không.
* Một số đặc điểm chung
Các tội xâm phạm an toàn giao thông có khách thể chung là: xâm phạm sự an
toàn của hoạt động giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng
không
Đa số các tội phạm là do lỗi vô ý
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP
cơ bản của nhiều tội.

1. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm: Tội vi phạm .... xâm phạm sự an toàn của hoạt động
giao thông đường bộ; tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. => Thiệt hại do
nhóm tội ngày gây ra là lớn nhất (số lượng lớn hơn so với tội tính mạng sức khỏe
Chủ thể của tội phạm: Là người tham gia giao thông đường bộ đủ 16 tuổi trở lên
và có NLTNHS
Người tham gia giao thông đường bộ bao gồm:
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ
Người đi bộ trên đường bộ
Người điều khiển phương tiện GTĐB là “người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ,
xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ” (Điều 3 Luật GTĐB năm
2008)
So với quy định của BLHS 1999 thì chủ thể của tội phạm đã được mở rộng
không chỉ là người điều khiển giao thông đường bộ mà còn là người tham gia giao
thông đường bộ.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ (Xem Luật GTĐB năm 2008).
Các hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB có thể là:
Vi phạm về tốc độ
Vi phạm về trọng tải
Tránh vượt trái phép
Đi không đúng phần đường, làn đường
Người đi bộ vi phạm quy định giao thông đường bộ như: không đi trên hè phố;
lề đường nơi có hè phố, lề đường, sang đường trái phép.... (Luật GTĐB năm 2008)
Chú ý: Nếu phương tiện GTĐB di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia
GTĐB như di chuyển trong cơ quan, tổ chức. VD: xe máy thi công trong công
trường xây dựng, khai thác...; xe ô tô chạy trong sân trường học; ... gây hậu quả
chết người, tổn thương cơ thể hoặc tài sản của người khác thì xử lý về tội gì?
=> Xử lý theo Điều 3 TTLT số 09/2013
BLHS 2015 quy định hậu quả của tội phạm là:
Làm chết một người
Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên;
Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà những tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người ngày từ 61% đến 121%
Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Vi phạm quy định về an toàn GTĐB mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
quy định tại một trong các điểm a, b, c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn
chặn kịp thời xử lý bị xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 260. VD: lái xe cố tình
cho xe chạy qua đập tràn khi nước lũ đang dâng cao có khả năng thực tế làm xe bị
trôi.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đã xảy ra.
Chú ý: Việc xác định này là bắt buộc và trong thực tế là rất phức tạp bởi trong
vụ tai nạn giao thông có thể có lỗi của rất nhiều bên trong đó có thể có lỗi của cả
nạn nhân, lỗi của người thứ ba và các điều kiện khách quan khác.
Lỗi của người phạm tội: lỗi vô ý (vì sao => 25’)
Chú ý:
Nếu chủ thể vi phạm làm nạn nhân bị thương và lại có hành vi (cố ý) làm nạn
nhân chết để che giấu tội phạm, bị xử lý về tội vi phạm quy định tham gia GTĐB
và tội giết người.
Chủ thể lợi dụng phương tiện giao thông để giết người.
Hình phạt (Xem điều 260 BLHS)
Tình tiết “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt mức quy định hoặc hơi thở có

2. Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261 BLHS 2015)

3. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 BLHS)


Dấu hiệu pháp lý
Hành vi khách quan của tội phạm:
Tội phạm hoàn thành khi ... có hành vi tổ chức đua xe trái phép không đòi hỏi
gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản.
Lỗi của người phạm tội: Lỗi cố ý
(Tội tổ chức cá cược => tổ chức đánh bạc => dấu hiệu định khung tăng nặng của
đua xe => Nếu đã xử lý tội đua xe có tình tiết định khung tăng nặng này thì không
xử lý theo tội tổ chức đánh bạc)

4. Tội đua xe trái phép


Dấu hiệu pháp lý
Hành vi khách quan của tội phạm: là hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy, xe
khác có gắn động cơ. Đó là hành vi điều khiển phương tiện GTĐB có gắn độngcơ
trong cuộc đua tranh tốc độ trên hệ thống giao thông đường bộ giữa nhiều người
điều khiển phương tiện giao thông này mà không được cơ quan có thẩm quyền cho
phép.
Từ định nghia trên có thể tóm tắt hành vi đua xe trái phép có những dấu hiệu
sau:
Phương tiện sử dụng đua là phương tiện GTĐB có gắn động cơ (Phổ biến nhất
là ô tô, xe máy)
Phải có từ 2 phương tiện GTĐB trở lên tham gia;
Cuộc đua xe diễn ra trên hệ thống GTĐB;
Cuộc đua xe không đươnc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Hành vi đua xe trái phép cấu thành tội phạm khi:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%; hoặc
Gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc;

Lỗi hỗn hợp (36’)

5. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282 BLHS)
* So với tội cướp tài sản:
Ở các tội xâm phạm sở hữu, mục đích của người phạm tội là muốn chuyển tài
sản của người khác thành tài sản của mình.
Còn ở tội này, người phạm tội chỉ muốn sử dụng tàu bay, tày thủy của người
khác làm phương tiện thực hiện mục đích (Hành vi) khác như để xuất cảnh trái
phép, để khủng bố,...

II.
III. Các tội khác xâm phạm an toàn công cộng
Các tội khác xâm phạm an toàn công cộng là những hành vi s
1. Tội khủng bố (Điều 299)
So sánh với khủng bố ở điều 113
Mục đích khác:
113: chống nhà nước
29: không chống nhà nước mà chỉ gây ra hoảng sợ trong công chúng.

2. Tội tài trợ khủng bố (Điều 300)

3. Tội bắt cóc con tin (Điều 301 BLHS)


Dấu hiệu pháp lý
Hành vi phạm tội: là hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin.
Hành vi chuẩn bị phạm này phải chịu TNHS
Lỗi của người phạm tội: Lỗi cố ý

Chú ý: Phân biệt tội này với một số tội khác có


* Phân biệt:
Khác các tội phạm khác ở mục đích:
(Xét cho cùng là một dạng của tội khủng bố nhưng tách thành tội riêng)

4. Tội cướp biển

5. Tội hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều
303 BLHS)

* Khác 178: đối tượng:


178: tài sản thông thường
Tội này: tài sản đặc biệt

6.

B. Các tội xâm phạm trật tự công cộng


Khái niệm chung
Khách thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm: người có NLTNHS và đủ 16 tuổi trở lên.
Một số tội chủ thể là người đủ 18 tuổi trở lên
Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý

1. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS)


Dấu hiệu pháp lý
Hành vi khách quan của tội phạm: là hành vi gây rối trật tự công cộng bằng hành
động (lời nói, việc làm, cử chỉ, âm thanh, ...)
Trật tự công cộng được hiểu là “Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi
công cộng – nơi diễn ra hoạt động chung của nhiều người như: đường phố, công
viên, rạp chiếu phim, nhà hát, siêu thị, ga hàng không, ga đường sắt, bến xe, cơ
quan, tổ chức, trường học, bệnh viện...
Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi phá vỡ sự ổn định, có kỷ luật nơi
công cộng bằng lời nói (chửi, la hét, hô có bom ở nơi đông người, trên tầu bay...)
hoặ

VẤN ĐỀ 5. CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ


A. Các tội phạm tham nhũng.
Một số nội dung mới trong BLHS năm 2015 về các tội phạm về tham nhũng
Thứ nhất: Khái niệm một số tội phạm tham những đã được mở rộng. Cụ thể
phạm vi tội tham ô tài sản, các tội hối lộ (nhận, đưa và môi giới hối lộ) đã được mở
rộng sang khu vực ngoài nhà nước (khoản 6 Điều 353, khoản 6 Điều 354, khoản 6
Điều 364 BLHS). Lý do mở rộng?
- Do tính chất nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng lan rộng của
tham nhũng trong khu vực tư, là hệ quả của việc tư nhân hóa mạnh mẽ các
hoạt động trước đây vốn thuộc chức năng công như: giáo dục, y tế, phúc
lợi xã hội... Theo BLHS 2015, người có chức vụ - quyền hạn thuộc các
tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể là cấu thành của tội
phạm tham nhũng.

Thứ hai: Khái niệm “của hối lộ” cũng được mở rộng sang các lợi ích phi vật
chất
Ở các tội hối lộ (nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ), của hối lộ không chỉ
gồm lợi ích vật chất như tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác mà còn bao gồm các lợi
ích phi vật chất. Cần phải làm rõ:
Lợi ích phi vật chất là?
Căn cứ xác định lợi ích phi vật chất để định tội, định khung?
Hiện nay trong khoa học luật Hình sự và trong đời sống xã hội nước ta xuất
hiện các khái niệm:
- Tham nhũng tình dục (hối lộ tình dục);
- Tham nhũng quyền lực;
- Tham nhũng chính sách;
- Tham nhũng chính trị;
“Là những lợi ích không phải lợi ích vật chất. VD: Hối lộ bằng cách tặng thưởng
các danh hiệu, giải thưởng; bầu, cử, bổ nhiệm chức vụ; nâng điểm thi; hứa hẹn cho
tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài; hối lộ tình dục...”
(Nghị quyết số 03/2020/NQ-HDDTP ngày 30/12/2020).
Lý do của việc mở rộng này là sự nội luật hóa yêu cầu của Công ước chống
tham nhũng của Liên hợp quốc về “của hối lộ”, theo Công ước bất kỳ “lợi ích bất
chính” nào được đưa – nhận một cách bất hợp pháp để thay đổi hoạt động thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của người có thẩm quyền đều bị xem là “của hối lộ”.

Thứ ba: BLHS 2015 quy định vấn đề bên thứ ba hưởng lợi từ hành vi tham
nhũng
Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS) và Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS) đều quy
định “của hối lộ” có thể được người có chức vụ, quyền hạn hoặc người, tổ chức
khác thụ thưởng.
VD: người nhận hối lộ yêu cầu “của hối lộ” được sử dụng để tặng, cho cơ sở
chăm sóc người tàn tật, trẻ em mồ côi...

Thứ tư: hối lộ công chức nước ngoài được quy định là một trong những
trường hợp của tội đưa hối lộ.
Khoản 6 Điều 364 BLHS quy định “Đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước
ngoài” quy định này là việc nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về
chống tham nhũng. Khái niệm công chức theo Công ước bao gồm: công chức của
Quốc gia, công chức của nước ngoài, công chức làm việc tại các tổ chức quốc
tế công bất kể do bầu hay bổ nhiệm...

Thứ năm: Bổ sung chính sách xử lý một số tội phạm tham nhũng.
BLHS năm 2015 bổ sung quy định không thi hành án tử hình và chuyển hình
phạt từ tử hình thành tù chung thân trường hợp người bị kết án tử hình về tội
tham ô tài sản và tội nhận hối lộ nếu người bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾
tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (Điều 40 BLHS).
Việc bổ sung này được luận giải:
- Thứ nhất, là phù hợp với những định hướng hạn chế hình phạt tử hình
của Nhà nước ta;
- Thứ hai, bản chất của các tội phạm này là tội phạm phi bạo lực, tuy có
gây thiệt hịa lớn về TS nhưng nếu người phạm tội đã chủ động nộp lại hầu
như toàn bộ TS đã TN thì về cơ bản thiệt hại vật chất đã được khắc phục,
trong khi Nhà nước ta xác định việc thu hồi TS TN đang là vấn đề khó
cần được quan tâm giải quyết;
- Thứ ba, việc người phạm tội đã hợp tác tích cực với các CQ chức năng
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý hoặc lập công lớn là biểu hiện cụ thể
của thái độ ăn năn, hối cải, của khả năng cải tạo, giáo dục họ, đặc biệt các
TP tham những là những TP được thực hiện bởi những chủ thể có
quyền lực và có tổ chức… và rất khó bị phát hiện thì việc thiếu sự hợp
tác của người phạm tội là một cản trở lớn đối với việc phát hiện… xử lý.
Thực tế, sự hợp tác và khai ra ĐP của Xiêng Phênh trước giờ thi hành án tử
hình đã giúp CQ chức năng phát hiện và xử lý nhiều ĐP trong vụ án buôn bán trái
phép ma túy của Vũ Xuân Trường và ĐP cách đây ít năm và;
Phạm Nhật Vũ tự thú HV đưa hối lộ hang triệu USD gần đây là minh chứng cho
tác dụng của chính sách khoan hồng “đặc biệt” này.

* Người không có chức vụ quyền hạn cũng có thể bị truy cứu về tội phạm tham
nhũng nếu như là đồng phạm ... (25’)

I. Khái niệm chung về tham nhũng


1. Định nghĩa tham nhũng:
“Tham nhũng là HV của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi” (Điều 1 Luật PCTN năm 2018).
2. Các dấu hiệu của tham nhũng:
Tham nhũng không phải một tội danh, mà là khái niệm dung để chỉ HV có
những dấu hiệu sau:
- Là HV của người có chức vụ, quyền hạn
- Chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đẻ làm trái pháp luật. Chú ý:
người có chức vụ thực hiện HV vi phạm PL nhưng không trên cơ sở lợi
dụng CV, QH thì HV đó không phải tham những. VD: người có HV trộm
cắp TS,…
- Lỗi cố ý và vì động cơ vụ lợi. VD: lợi dụng chức vụ để “nhận” hoặc “lấy”
tiền, TS, lợi ích vật chất, tinh thần khác…
Khái niệm vụ lợi: Theo điều 2 LPCTN năm 2018: “Vụ lợi là lợi ích vật chất,
tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua
HV tham nhũng”.
Lợi ích tinh thần theo QĐ này có thể là biểu dương, khen thưởng, lợi thế chính
trị, đề bạt, bảo lãnh, bổ nhiệm, tình dục… Hiện nay trong khoa học LHS còn có
khái niệm “hối lộ tình dục”?

“Hối lộ tình dục được hiểu là HV tự mình hoặc thuê người khác phục vụ tình
dục cho cán bộ, công chức nhà nước nhằm đổi lấy lợi ích không chính đáng nào
đó”, (Xem: TS. Nhiếp Vũ Hiên, Bàn về việc đưa hối lộ quan hệ tình dục vào luật
HS Trung Quốc. TC Luật học số 5.2014).
Theo cách hiểu trên đây, hối lộ tình dục có hai dạng là: thuê người khác phục
vụ tình dục (trao đổi quyền – tiền) và tự mình phục vụ tình dục (trao đổi quyền
– sắc).
Cần phân biệt:
- HV tham nhũng là TP theo QĐ của BLHS
- HV tham nhũng là VP (cấu thành vi phạm hành chính hoặc vi phạm kỷ
luật).
Không phải mọi HV tham nhũng đều CTTP.
HV tham nhũng CTTP tham nhũng khi thỏa mãn các yếu tố CTTP của TP
tham nhũng được QĐ trong BLHS.

Các TP tham nhũng trong BLHS Việt Nam năm 2015


1. Tội tham ô TS;
2. Tội nhận hối lộ;
3. Tội lạm dụng CV, QH chiếm đoạt TS;
4. Tội lợi dụng CV, QH trong khi thi hành CV;
5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
6. Tội lợi dụng CV, QH gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
7. Tội giả mạo trong công tác.

II. Khái niệm các tội phạm tham nhũng


Các tội phạm tham nhũng là những HV được QĐ trong BLHS, xâm phạm
hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi
thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Khách thể chung của các TP tham nhũng:
- Là những QHXH đảm bảo cho sự hoạt động đúng đắn và uy tín của CQ,
TC đó là quan hệ đảm bảo tình vô tư và công minh trong hoạt động thực
thi nhiệm vụ của các CQ, TC.
- Quan hệ sở hữu TS; quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Đối tượng của các TP tham nhũng là hoạt động thực hiện công vụ, nhiệm
vụ của người có CV-QH. Tính đúng đắn, liêm chính, vô tư và khách quan của
hoạt động này phải được bảo đảm để duy trì hoạt động bình thường và uy tín của
các CQ, TC trong và ngoài Nhà nước. Thông qua HV tác động làm biến đổi hoạt
động của người có CV-QH, TP tham nhũng xâm hại KT được bảo vệ.
Chủ thể của các TP tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Thế nào là người có chức vụ - quyền hạn?
“Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một
hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một
nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm
vụ.” (Điều 352 BLHS).

Từ QĐ này có thể khái quát một số đặc điểm của người có CV-QH:
- Người có chức vụ nói trên là người có chức vụ trong cả hai khu vực nhà
nước và ngoài nhà nước (khu vực công và khu vực tư);
- CV-QH của chủ thể được xác lập dựa trên những căn cứ khác nhau như:
do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng…
- Chế độ lương và thời gian thực hiện chức năng, nhiệm vụ không phải là
dấu hiệu bắt buộc, có nghĩa:
+ Người có CV có thể được hoặc không được hưởng lương; có thể chỉ
tạm thời được giữ CV hoặc chỉ có QH trong một thời gian ngắn hoặc QH
của họ chỉ phát sinh theo HĐ trong một thời gian nào đó mà không có
tình bền vững.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải thuộc về phạm vi công vụ; nhiệm
vụ và chỉ phát sinh khi họ thực hiện nhiệm vụ?

Chính sách xử lý hình sự đối với các TP tham nhũng:


Nghiêm trị:
Quy định HP tù có thời hạn ở tất cả các khung HP đối với các TP cụ thể.
Quy định HP tù chung than và tử hình đối với một số TP.
Quy định HP bổ sung tịch thu một phần hoặc toàn bộ TS đối với một số TP

Để chống tham nhũng nhà nước cần?


3. Có chính sách (biện pháp) để người có chức vụ, quyền hạn “không thể”
tham nhũng (lựa chọn của thầy).

Câu hỏi:
1. Theo anh (chị) tại sao một trong những nguyên nhân để các tội hối lộ (đưa,
nhận và môi giới hối lộ) xảy ra nhiều và khi đã xảy ra thì rất khó trong việc xử lý
hình sự?
 Phải chăng do tội đưa và nhận hối lộ là tội phạm đồng thuận vì người nhận
và người đưa hối lộ đều mong muốn “vi phạm” và đều “được lợi” nên không muốn
bị “lộ” và bị xử lý...

2. Tham nhũng lợi ích phi vật chất là tham nhũng cái gì?
 Tình dục; quyền lực; lợi thế chính trị, lợi ích khác như: danh hiệu, giải
thưởng, chức vụ, điểm, được đi học, du lịch, biểu diễn... ở nước ngoài...

III. Các tội phạm tham nhũng có tính chất chiếm đoạt tài sản
Các dấu hiệu chung của các tội đã được quy định tại phần chung BLHS và đã
được phân tích tại mục 2 trên đây.

1. Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS)


Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng hoặc...
Dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản
Hành vi tham ô tài sản CTTP tội tham ô tài sản khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:
Khách thể của tội tham ô tài sản là:
- Hoạt động đúng đắn (tính đúng đắn, liêm chính...) của nhiệm vụ quản lý
tài sản;
- Quan hệ sở hữu về tài sản của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức trong hoặc
ngoài Nhà nước;
Đối tượng của tội tham ô tài sản: là hoạt động quản lý tài sản của chủ thể và
tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý và chiếm đoạt.

Chủ thể của tội tham ô tài sản:


- Là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm quản lý tài sản trong cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước cũng như ngoài Nhà nước. Những
người không có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể là đồng phạm tham ô tài
sản.
- Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà
nước mà tham ô, bị xử lý về tội tham ô (Khoản 6 Điều 353 BLHS 2015).

Trách nhiệm quản lý tài sản của chủ thể có thể là:
- Trách nhiệm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản (thủ trưởng cơ quan,
người đứng đầu tổ chức, giám đốc, tổng giám đốc...);
- Trách nhiệm trông giữ, bảo quản tài sản, quản lý tài sản (thủ kho, thủ quỹ,
kế toán trưởng, trưởng phòng...);
- Trong một số trường hợp đặc biệt là người tuy không có trách nhiệm quản
lý tài sản nhưng được giao nhiệm vụ độc lập trong tiếp cận tài sản và chịu
trách nhiệm về tài sản trong thời gian nhất định (người lái xe của cơ quan,
tổ chức được giao nhiệm vụ một mình vận chuyển áp tải hàng hóa của cơ
quan, tổ chức từ nơi nhận về cơ quan, tổ chức).

Một số chú ý:
1. Người bảo vệ cơ quan, tổ chức không có trách nhiệm quản lý tài sản mà có
trách nhiệm bảo vệ an toàn cho cơ quan, tổ chức trong đó có bảo vệ tài sản nhưng
không có trách nhiệm quản lý tài sản. Vì vậy, không phải chủ thể của tội tham ô.
VD: người bảo vệ cơ quan lợi dụng trách nhiệm bảo vệ, ban đêm cậy cửa
kho lấy tài sản của CQ là trộm cắp tài sản.
2. Tuy nhiên, nếu người vừa có TN bảo vệ, vừa có TN quản lý TS trong thời
gian nhất định như: bảo vệ bãi than, bãi gỗ, sân thóc.... trong khi người quản lý
chính thức vắng mặt nếu lợi dụng TN đó để chiếm đoạt TS là tham ô TS.
3. Đối với người lái xe chiếm đoạt TS của CQ, TC mà mình VC thì phân biệt:
- Nếu vừa có TN vận chuyển, vừa có TN quản lý TS trong quá trình vận
chuyển mà lợi dụng TN đó chiếm đoạt TS là tham ô TS.
- Nếu chỉ có TN vận chuyển còn TN quản lý thuộc về người khác, lợi
dụng sơ hở của người quản lý chiếm đoạt TS là trộm cắp TS.
Mặt khách quan của TP có các dấu hiệu:
- Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện HV chiếm đoạt
TS.
- Người phạm tội chiếm đoạt TS mà mình có TN quản lý bằng những thủ
đoạn khác nhau: lén lút; công khai hoặc gian dối ... và trong mọi trường
hợp đều có sự lợi dụng CV, QH.
- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên; hoặc
- Tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau:
+ Đã bị xử lý kỷ luật về HV tham ô mà còn VP (tham ô);
+ Đã bị kết án về một trong các TP tham nhũng chưa được xóa án tích
mà còn VP (tham ô).

Mặt chủ quan của tội phạm:


- Lỗi của người phạm tội tham ô tài sản là lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích của người phạm tội tham ô tài sản là vụ lợi.

Hình phạt (Xem điều 353 BLHS)


Dùng thủ đoạn nguy hiểm là trường hợp dùng các thủ đoạn đề phạm tội cũng
như để che dấu TP có khả năng gây ra những thiệt hại, hậu quả nghiêm trọng khác
như thủ kho tham ô rồi đốt kho; thủy tham ô rồi đánh chìm tầu; tham ô thuốc chữa
bệnh rồi dùng thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng thế vào...

2. Tội lạm dụng CV, QH chiếm đoạt TS (Đ 355 BLHS)


Dấu hiệu pháp lý
Chủ thể của TP: người có chức vụ, quyền hạn.
HV phạm tội: Người phạm tội lạm dụng CV, QH được giao để: Đe dọa; lừa dối
hoặc lạm dụng sự tin tưởng của người khác chiếm đoạt TS của họ.
* HV lạm dụng CV, QH chiếm đoạt TS của người phạm tội có thể là:
- Lạm dụng CV, QH uy hiếp tinh thần người khác chiếm đoạt (cưỡng đoạt)
TS của họ.
VD: Phóng viên báo tiếp cận viết bài về VP của Công ty X, sau đó đã đe
dọa GĐ công ty đòi tiền; Thanh tra BXD Kim Anh và ĐP lạm dụng
CV... Đe dọa chiếm đoạt hơn 02 tỷ VND bị TAND tỉnh Vĩnh Phúc xét
xử gần đây.
- Lạm dụng CV, QH lừa dối người khác chiếm đoạt TS của họ.
- Lạm dụng sự tín nhiệm của người khác (sự tín nhiệm này là do CV) nhờ
giúp việc có quan hệ đến TS chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ TS của
họ.

* HV lạm dụng CV, QH chiếm đoạt TS CTTP khi thỏa mãn một trong các
trường hợp sau:
- TS bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên; hoặc
- TS bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng: Đã bị xử lý kỷ luật
về HV này mà còn VP; hoặc đã bị kết án về một trong các TP tham nhũng
chưa được xóa án tích mà còn VP

Lỗi của người phạm tội: lỗi cố ý trực tiếp;


Mục đích của người phạm tội là vì vụ lợi

Chú ý: Tội này khác với các tội: cưỡng đoạt TS, lừa đảo chiếm đoạt TS và lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt TS ở dấu hiệu chủ thể thực hiện HV phạm tội?

IV. Các tội hối lộ


1. Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)
Tội nhận hối lộ là HV lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi
ích nào (tiền, TS, lợi ích vật chất khác; lợi ích phi vật chất) cho bản thân hoặc cho
người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu
cầu của người đưa hối lộ.
Dấu hiệu pháp lý:
HV khách quan của tội nhận hối lộ là HV lợi dụng CV, QH trực tiếp hoặc qua
trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, TS, lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất cho bản
thân, cho người, tổ chức khác do:
- Chủ thể đã làm hoặc không làm một việc vì lợi ích của bên đưa hối lộ
hoặc do:
- Chủ thể hứa sẽ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích của bên đưa hối
lộ.

Của hối lộ là bất kỳ lợi ích nào bao gồm:


- Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác;
- Lợi ích phi vật chất.

Thực tế các loại của hối lộ có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau:
Lợi ích phi vật chất là những lợi ích tuy không có tính hữu hình nhưng đem lại
sự hài lòng, thỏa mãn... cho người nhận "Là những lợi ích không phải lợi ích vật
chất. VD: Hối lộ bằng cách tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng; bầu, cử, bổ
nhiệm chức vụ; nâng điểm thi hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi
biểu diễn ở nước ngoài; hối lộ tình dục...” (Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày
30/12/2020)

Để có giấy phép của sở kế hoạch đầu tư Thành phố H, A (chủ doanh nghiệp) đã
"nhờ B" là bạn gái mình "ngủ” với C (giám đốc sở). Hỏi:
1. Xác định tội danh cho HV của A, C?
2. Giả sử B (15 tuổi) là gái bán dâm, A bỏ tiền "thuê B” ngủ với C thì tội danh
của A, C có thay đổi không?
3. Nếu B mới 12 tuổi 6 tháng, thì HV của A và C cấu thành tội gì?
Người được hưởng lợi từ của hối lộ có thể là:
- Bản thân người nhận hối lộ;
- Người hoặc tổ chức khác.
Chú ý: Người hoặc tổ chức khác có thể là người thân, tổ chức của người thân
người phạm tội hoặc không.

Thực tiễn cho thấy bên thứ ba được thụ hưởng của hối lộ có thể là người thân,
người quen biết hoặc chủ thể yêu cầu "của hối lộ” được sử dụng vào mục đích
khác (như tặng cho một cơ sở chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi...) để "đánh
bóng”, để "lấy phiếu” để "được bầu” vẫn CTTP nếu chủ thể chấp nhận đổi lấy
việc sử dụng CV-QH để làm... theo yêu cầu của người đưa hối lộ. VD:
- Việc chủ thể nhận hối lộ là do đã làm hoặc không làm hoặc để sẽ làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích...của bên đưa hối lộ.
Có nghĩa: "HV hối lộ” phải tác động đến hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ
của người có CV - QH để người này "làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ”.

Chú ý: Nếu nhận hối lộ để làm hoặc không làm một việc trái PL, HV đó CTTP
độc lập thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội nhận hối lộ và TP độc lập đó.
VD: nhận hối lộ và ra bản án trái PL; nhận hối lộ và không xử lý người buôn
lậu; buôn bán hàng giả ... giúp những người này thực hiện TPHT...

Hành vi nhận hối lộ CTTP khi:


- Tiền, tài sản, lợi ích vật chất có trị giá từ hai triệu đồng trở lên; hoặc
- Dưới 2 triệu đồng nhưng:
 Đã bị xử lý kỉ luật về hành vi nhận hối lộ mà còn vi phạm; hoặc
 Đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm.
- Đối với trường hợp của hối lộ là lợi ích phi vật chất HV luôn CTTP.
Một số chú ý:
BLHS năm 2015 bỏ dấu hiệu "Gây hậu quả nghiêm trọng” trong CTTP cơ bản
và "Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác”
trong CTTP tăng nặng của tội này và thay thế các dấu hiệu này bằng dấu hiệu gây
thiệt hại về TS.

Tội nhận hối lộ được coi là HT về mặt pháp lý khi?


Chủ thể có HV nhận hối lộ;
Khi chủ thể và người đưa hối lộ đạt được thỏa thuận về của hối lộ và việc mà
chủ thể sẽ làm;
Nếu chủ thể chủ động đòi hối lộ, sách nhiễu thì TPHT từ thời điểm tỏ thái độ đòi
hỏi...và người đưa hối lộ chấp nhận việc đòi hỏi, hay sự sách nhiễu này.

Tình huống 1: A là Chánh án TAND huyện SP, nhận tiền của người nhà bị cáo
X và dùng quyền lực Chánh án của mình gây ảnh hưởng với B là Thẩm phán thuộc
TAND huyện SP chịu trách nhiệm xét xử vụ án này để cho X được hưởng án treo.
Theo anh (chị) A có phạm tội nhận hối lộ không? Tại sao?

Lỗi của người phạm tội: lỗi cố ý trực tiếp.


Chủ thể của tội nhận hối lộ: Là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước hoặc ngoài Nhà nước có thể thực hiện
được việc làm hay không làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

2. Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS)


Tội đưa hối lộ là HV trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho
người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác tiền, tài sản, lợi ích
vật chất khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất để người
có CV, QH làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người
đưa hối lộ (Điều 364 BLHS).
Một số vụ án điển hình gần đây:
1. Vụ án: 2 cựu Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và
Trương Minh Tuấn phạm tội nhận hối lộ.
2. Phạm Nhật Vũ phạm tội đưa hối lộ cho các bị cáo Son và Tuấn.
3. Bộ ba: Nguyễn Duy Linh (nguyên Phó TCTCANBCA) phạm tội nhận hối
lộ) của bị cáo Vũ Nhôm có sự môi giới của bị cáo Hồ Hữu Hòa.

Tội đưa hối lộ là HV trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho
người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác tiền, tài sản, lợi ích
vật chất khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất để người
có CV, QH làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người
đưa hối lộ (Điều 364 BLHS).

Dấu hiệu pháp lý


HV đưa hối lộ CTTP khi thỏa mãn các dấu hiệu sau:
Khách thể của TP: Tội đưa hối lộ xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của
cơ quan, tổ chức trong hoặc ngoài nhà nước, tổ chức quốc tế công.
Đối tượng của TP: Không chỉ là hoạt động thực thi công vụ của người có CV,
QH trong khu vực Nhà nước mà còn là hoạt động thực hiện nhiệm vụ của người
có CV, QH ở khu vực ngoài nhà nước cũng như của công chức nước ngoài,
công chức của tổ chức quốc tế công.

You might also like