You are on page 1of 13

I.

Nhận định
* Cách làm nhận định
 Nhận định đúng/ sai
 Giải thích tại sao?
o Cơ sở pháp lý: luật, thông tư, nghị quyết, nghị định, án lệ, công văn,…
o Cơ sở lý luận:
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả
chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
 Nhận định sai vì điều 123 là cấu thành tội phạm vật chất nên dấu hiệu khách quan của tội phạm
này gồm hành vi giết người, hậu quả nạn nhân chết và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Tội giết người là tội phạm có tính nguy hiểm cao nên dù là CTTP vật chất nhưng dấu hiệu hậu quả
chỉ là căn cứ xác định giai đoạn phạm tội. Còn hành vi giết người dù chưa làm nạn nhân chết vẫn
cấu thành tội phạm và được coi là phạm tội chưa đạt
 Tội giết người quy định tại điều 123 được thực hiện bởi lỗi cố ý, 123 là CTTP vật chất nhưng
hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa, nếu hậu quả chưa xảy ra thì tội
phạm chưa đạt
5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên.
 Nhận định sai vì được coi là giết 2 người trở lên trong trường hợp người phạm tội có ý định giết
nhiều người và đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những
nguyên nhân ngoài ý muốn. Tội giết người CTTP vật chất nên dấu hiệu hậu quả chi là căn cứ xác
định giai đoạn phạm tội. Nên giết 2 người trở lên không đòi hỏi phải có 2 người chết trở lên
 Đối với tình tiết giết 2 người trở lên là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người, để áp
dụng trường hợp này không phải mọi trường hợp đòi hỏi hậu quả có 2 người chết trở lên bởi vì tội
giết người được thực hiện bởi lỗi cố ý nếu trong trường hợp người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp thì không đòi hỏi hậu quả 2 người chết mà vẫn được áp dụng tình tiết này. Còn trường hợp
lỗi cố ý gián tiếp (nhận thức nhưng không mong m..) đòi hỏi phải có 2 người chết
7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều
124 BLHS).
 Nhận định sai vì căn cứ điều 124 thì chủ thể của tội phạm là chủ thể đặt biệt - người mẹ do ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình
đẻ ra trong 7 ngày tuổi thì mới cấu thành tội giết con mới đẻ, nếu do những người khác thực hiện
thì không cấu thành tội phạm này mà có thể cấu thành tội giết người
 nhận định sai theo quy định điều 124 thì chủ thể thực hiện hành vi là chủ thể đặc biệt đó là mẹ
đứa trẻ “ảnh hường…”, vì vậy trong thực tế có những chủ thể thực hiện hành vi thì có thể cấu thành
tội khác
8. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS).
 Nhận định đúng. Vì tội vứt con mới đẻ CTTP vật chất theo mô hình 1, do đó dấu hiệu hậu quả là
căn cứ định tội; hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định tội phạm đã cấu thành.
9. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS).
 Nhận định sai vì căn cứ điều 125 để cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh còn phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối
với người thân thích của người đó
 Nhận định sai. Bởi vì có những trường hợp gết người trong trạng thái ksich động mạnh nhưng
người phạm tội được quyền khởi phát quyền phòng vệ chính đáng nghĩa là thỏa mãn 2 yếu tố vừa
khởi phát phòng vệ vừa kích động mạnh mà thỏa mãn các dấu hiệu của điều 126 thì định tội danh
theo điều 126 bởi vì trong trường hợp đó hành vi phạm tội của họ có khởi phát từ quyền phòng vệ
nên giảm nhẹ tính nguy hiểm cho XH của hành vi
10.Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép
trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
(Điều 127 BLHS).
 Nhận định sai. Vì nếu người thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng, sức khỏe của
người khác mà sử dụng vũ khí một cách bừa ẩu hoặc do tư thù cá nhân, thì cấu thành tội phạm khác
 Động cơ vì công vụ, vì lợi ích chung. Nếu như không vì công vụ mà vì động cơ khác thì không
cấu thành điều 127
12. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý Điều 1330 BLHS. Căn cứ theo điều 130 BLHS nạn nhân tử vong không
phải là dấu hiệu định tội của tội này, Tội bức tử sẽ được cấu thành khi người phạm tội có hành vi
đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà làm người
đó tự sát. Vậy nên chỉ cần nạn nhân tự sát với nguyên nhân trên thì dù có tử vong hay không vẫn
cấu thành Tội bức tử.
14. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành
Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý: Điều 123, Điều 131 BLHS. Căn cứ Điều 123 BLHS, hành vi cố ý tước đoạt
tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại vẫn được coi là tước đoạt tính mạng của
người khác và nó là hành vi khách quan của tội giết người. Căn cứ Điều 131 BLHS, hành vi cấu
thành Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người
khác tự sát như cung cấp thuốc độc để nạn nhân tự sát. Vì thế hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của
người khác theo yêu cầu của người bị hại không là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát.
16. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác
(Điều 140 BLHS).
 SAI. Căn cứ pháp lý: Điều 140, Điều 185 BLHS. Trường hợp hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì cấu thành tội phạm theo điều 185 khi hội
đủ các điều kiện luật định, những trường hợp còn lại mới cấu thành tội phạm theo điều 140.
18. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì không
cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý Điều 134 BLHS. Căn cứ khoản 1 điều 134 thì thông thường để cấu thành tội
phạm thì tỷ lệ tổn thương cơ thể phải từ 11% trở lên, những có một số trường hợp luật định thì tỷ lẹ
tổn thương cơ thể dưới 11% cũng đủ cấu thành tội phạm, quy định tại các điểm thuộc khoản 1 điều
134 BLHS.
23. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội giao cấu với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý: Điều 145, Điều 142 BLHS. Để cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành
vi QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải thỏa điều kiện đối tượng tác động
là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 18 tuổi. Vì thế
không phải mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội phạm theo
điều 145 mà còn cấu thành theo điều 142.
26. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.
 SAI. Cơ sở pháp lý: điều 142. Căn cứ điểm b khoản 1 điều 142 thì đối tượng tác động là người
dưới 13 tuổi là đối tượng chưa đủ nhận thức để xác định có thuận tình hay trái ý muốn không nên
hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người dưới 13 tuổi vẫn cấu thành Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi cho dù người đó có trái ý muốn hay thuận tình.
28. Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều 150 BLHS).
 Nhận định sai. CSPL: Điều 150, 151 BLHS. Hành vi mua bán người mà đối tượng tác động là
người dưới 16 tuổi thì cấu thành theo điều 151

36. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là dấu hiệu định khung
của Tội giết người (điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS).
 Nhận định sai. CSPL: Điều 154 BLHS. Căn cứ theo điều 154 BLHS, hành vi chiếm đoạt mô bộ
phận cơ thể người là hành vi khách quan cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ
thể người. Vì thế hành vi trên không chỉ là dấu hiệu định khung của Tội giết người mà còn là dấu
hiệu định tội điều 154 BLHS.

Câu hỏi thêm:
 NQ 02/2019,
38. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không chỉ là dấu hiệu định tội của Tội bắt,
giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS).
 Nhận định đúng. CSPL: Đ153 BLHS. Căn cứ theo điều 153 BLHS, nếu hành vi bắt, giữ, giam
người trái pháp luật thuộc trường hợp chiếm đoạt người dưới 16 tuổi thì định tội danh theo Điều
153 BLHS

40. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động
trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao động của các cơ
quan Nhà nước.
 Nhận định sai. Đối tượng tác động của tội phạm là công chức, viên chức, người lao động làm
việc trong các cơ quan nhà nước, tố chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau.

44. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành Tội vi phạm
chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS).
 Nhận định sai. CSPL: Điều 182 BLHS. Căn cứ theo điều 182, trường hợp đang có vợ, có chồng
mà kết hôn với người khác chỉ cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng khi phải dẫn tới hệ
quả là làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm.

46. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định trong cấu
thành Tội loạn luân (Điều 184 BLHS).
 Nhận định sai. CSPL: Điểm c khỏa 2 điều 145, Điều 184 BLHS. Giao cấu thuận tình nhưng nếu
giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi cùng dòng máu trực hệ thì bị truy cứu TNHS theo điểm c khoản 2
điều 145 về tội giao cấu đối với người dưới 16 tuổi (đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi)

II. Bài tập


2. Hành vi của A phạm tội căn cứ các yếu tố sau:
 Chủ thể: anh A
 Khách thể: tính mạng và sức khỏe của ông C
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí:
 Đối với hành vi: anh A biết rõ hành vi chém ông C là nguy hiểm cho xã hội
 Đối với hậu quả: anh A thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra
o Ý chí: anh A mong muốn ông C chết
 Mặt khách quan
o Hành vi: A dùng hai tay cầm dao chém liên tiếp 03 (ba) cái theo hướng từ trên xuống,
từ trái qua phải vào vùng ngực phải – bụng trái, hông, đầu – vai bên trái của ông C
o Hậu quả: ông C với Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 59%
Tỉ lệ thương tích không ảnh hưởng gì
5. Hành vi của A phạm tội căn cứ các yếu tố sau:
 Chủ thể phạm tội: A
 Khách thể: tính mạng và sức khỏe của bạn C
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí:
 Đối với hành vi: A biết rõ hành vi lấy khúc gỗ phang thẳng đầu anh thanh niên
là nguy hiểm cho xã hội
 Đối với hậu quả: A thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra
o Ý chí: A mong muốn ông C chết
 Mặt khách quan
o Hành vi: A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng
vào đầu anh thanh niên
o Hậu quả: anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh
viện
7. Quyền phòng vệ của H khởi phát vì đáp ứng đủ 3 điều kiện:
 ĐK1: có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật  Sự tấn công của B và C khi
cầm đuốc định đốt nhà và cầm dao để giết bà K và H
 ĐK2: Sự tấn công xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của NN, cơ quan, tổ chức  xâm phạm tính mạng của bà K và H
 ĐK3: Sự tấn công phải đang hiện hữu (đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc)
 Khởi phát quyền phòng về
Tuy nhiên, hành vi của H là phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết:
 ĐK1: Mục đích của sự phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công, nghĩa là hành vi phòng vệ phải
nhằm vào chính người đang có sự tấn công  H giành được con dao của C và chém đứt bàn
tay C
 ĐK2: Sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công  Khi B chạy tới
thì H chém đầu C khiến C chết tại chỗ
 H vẫn phải chịu TNHS
Hành vi của H phạm tội căn cứ các yếu tố sau:
 Chủ thể: H
 Khách thể: tính mạng của C
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí:
 Đối với hành vi: H biết hành vi chém đầu C là nguy hiểm cho XH
 Đối với hậu quả: H thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra là C chết tại chỗ
o Ý chí: H mong muốn hậu quả xảy ra
 Mặt khách quan
o Hành vi: chém tiếp vào đầu C
o Hậu quả: khiến C chết tại chỗ
o MQH: H vượt quá giới hạn phòng vệ dẫn đến cái chết của C
 B và C cùng mục đích phạm tội (xông vào nhà H); từ thời điểm bước vào nhà H đến khi … thì mục
đích đó không bị gián đoạn (xác định tính tức thời)
Nạn nhân là C và hành vi trái pháp luật chưa chấm dứt
8. B phạm Tội giết người theo Điều 123 BLHS vì thỏa các điều kiện:
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của A
 Mặt khách quan:
o Hành vi: B rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích thước 25cm x 7cm) đâm liên tiếp 4
nhát vào bụng A
o Hậu quả: A gục chết tại chỗ
o MQH nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp – hành vi B rút dao đâm A là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến A chết tại chỗ
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí
 Đối với hành vi: B biết hành vi đâm A là nguy hiểm cho XH
 Đối với hậu quả: B thấy trước hậu quả A chết tại chỗ
o Ý chí: B mong muốn hậu quả xảy ra
 Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường là B
 B được cấu thành Tội giết người chứ không phải là Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh, bởi vì hành vi A chửi ông Th chỉ là hành vi trái đạo đức xã hội chứ chưa là hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng để dẫn đến B giết A trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, nên
không thể cấu thành tội theo điều 125 BLHS

11. H phạm tội và cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) vì thỏa các điều kiện sau:
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của ông T
 Mặt khách quan:
o Hành vi: H dùng hai tay gạt đẩy H1 và T ra làm cho H1 đi vào nhà, còn ông T bị ngã
ngửa
o Hậu quả: đầu đập xuống nền sân làm bằng bê tông
o MQH nhân quả: việc H chui vào giữa và dùng hai tay gạt đẩy để can ngăn H1 và ông
T đang cãi nhau là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ông T bị ngã ngửa, đầu đập
xuống nền sân làm bằng bê tông
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý do ?
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường H

14. Hành vi của A cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) vì thỏa các điều kiện sau:
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của thanh niên
 Mặt khách quan:
o Hành vi: A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước
nhà
o Hậu quả: thanh niên khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị điện giật chết.
o MQH nhân quả: việc A dùng dây điện trần giăng để diệt chuột là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến việc thanh niên bị giật chết
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý do quá tự tin vì bản thân A biết xung quanh ruộng mía có tường bao
quanh cao 1m40 đến 1m50 và không có lối đi tắt, đồng thời A đã thông báo cho bà con
trong xóm biết về việc giăng dây điện trần của mình
o Lý trí:
 Đối với hành vi: A nhận thức được hành vi giăng dây diện trần có tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi và A cũng thấy trước được hậu quả đó
 Đối với hậu quả: A biết việc giăng dây diện có khả năng xảy ra thiệt hại
o Ý chí: A không mong muốn hậu quả sẽ xảy ra
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường A

17. Hành vi của B phạm tội và cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS) vì thỏa các điều khiện sau
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của A
 Mặt khách quan:
o Hành vi: B lao đến bất ngờ đâm một nhát vào bả vai A rồi bỏ chạy
o Hậu quả: A được cấp cứu vào bệnh viện nhưng sau 5 ngày thì chết
o MQH nhân quả: việc B đâm vào bả vai A là nguyên nhân dẫn đến cái chết của A do bị
tràn khí phổi vì mũi dao đâm vào đầu đỉnh phổi phải.
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí:
 Đối với hành vi: B biết hành vi đâm A là nguy hiểm cho XH
 Đối với hậu quả: B thấy trước hậu quả A chết
o Ý chí: B mong muốn hậu quả sẽ xảy ra
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường B
 Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích
 Chứng minh: Cố ý đối với hành vi và vô ý đối với hậu quả
o Hoàn cảnh phạm tội (nạn nhân đang ngồi quay lưng, nhưng trong trường hợp này người
phạm tội chỉ đâm một nhát rồi bỏ chạy)
o Cường độ tấn công: hành vi của người phạm tội phải thể hiện sự mãnh liệt nếu ở 123, sự
mãnh liệt gồm số lần + vết nông sâu của vết thương
o MQH nhân quả: chết sau 5 ngày sau chết do dịch tràn màng phổi chứ khp chết ngay sau khi
đâm
o Mục đích

18. A phạm tội


a. Nạn nhân chết: Hành vi của A cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) vì thỏa các
điều kiện sau:
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của người bẻ măng
 Mặt khách quan:
o Hành vi: rê súng và ngắm bắn gà rừng, không ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.
“Tội vô ý làm chết người” có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là hậu quả
bắt buộc phải có thì mới cấu thành tội danh.
o Hậu quả: người bẻ măng chết
o MQH nhân quả: hành vi dùng súng bắn của A là nguyên nhân dẫn đến cái chết của
người bẻ măng
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý do quá tự tin
o Lý trí:
 Đối với hành vi: A nhận thức được hành vi rê súng ngắm bắn có tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi và A cũng thấy trước được hậu quả đó
 Đối với hậu quả: A biết việc có khả năng xảy ra thiệt hại nhưng nghĩ mình bắn
không bao giờ trượt nên không tin hậu quả xảy ra
o Ý chí: A không mong muốn hậu quả sẽ xảy ra
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường A
b. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 41%: Cấu thành Tội vô ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 138 BLHS)
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của người bẻ măng
 Mặt khách quan:
o Hành vi: rê súng và ngắm bắn gà rừng, không ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.
“Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác” có cấu
thành vật chất nên hậu quả làm bị thương người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% đến
60 % mới cấu thành tội danh.
o Hậu quả: người bẻ măng tổn thương cơ thể với tỷ lệ là 41%
o MQH nhân quả: hành vi dùng súng bắn của A là nguyên nhân dẫn đến tổn thương cơ
thể của người bẻ măng
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý do quá tự tin
o Lý trí:
 Đối với hành vi: A nhận thức được hành vi rê súng ngắm bắn có tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi và A cũng thấy trước được hậu quả đó
 Đối với hậu quả: A biết việc có khả năng xảy ra thiệt hại nhưng nghĩ mình bắn
không bao giờ trượt nên không tin hậu quả xảy ra
o Ý chí: A không mong muốn hậu quả sẽ xảy ra
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường A
c. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%: A không bị cấu thành tội phạm cụ thể
là “Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác” tại khoản 1 Điều
138 BLHS. Vì tuy A vô ý bắn trúng người bẻ măng nhưng tỷ lệ thương tật của người đó là 21%,
trong khi tại khoản 1 Điều 138 BLHS quy định mức tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 31% đến 60%
mới cấu thành tội danh.

20. Ông M không phạm tội, cụ thể ở từng tội sau ông M không thỏa điều kiện:
 Xét Tội giết người (Điều 123 BLHS): ông M không thỏa hành vi khách quan là hành vi tước
đoạt trái phép tính mạng của người khác dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành
vi ông M mặc bà N nhảy cửa sổ là không hành động, nhưng dù ông M không thực hiện
nghĩa vụ can ngăn bà M thì cũng không chắc chắn bà M sẽ không nhảy.
 Xét Tội cố ý không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132
BLHS):
o Thỏa điều kiện chủ thể, mặt chủ quan, khách thể
o Xét về mặt khách quan:
 Theo tinh thần của NQ 04/1986 “Nguy hiểm đến tính mạng (sắp chết) hoặc có
thể chết (như: sắp chết đuối; bị thương tích nặng do tai nạn giao thông gây
ra…)  Như vậy bà H không được xem là đang trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng
 Dấu hiệu “thấy” người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
mà BLHS 2015 quy định là việc người phạm tôi ý thức được nạn nhân và tình
trạng nguy hiểm của nạn nhân bằng các cách khác nhau như nhìn thấy, nghe
thấy hay cảm nhận được  ông M đã không thỏa mãn điều kiện “thấy” người
khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Bởi lẽ, ngoài khả năng nhìn thấy,
nghe thấy thì ông M còn phải đáp ứng được điều kiện là “nhận thức” rõ tình
trạng nguy hiểm của bà H. Có thể ông M không hề nhận thức được rằng lời đe
dọa “tôi chết cho ông rảnh nợ” của bà H là thật. Do đó, có thể thấy rằng trong
lúc nóng giận ông M không hề nhận thức được lời nóicủa bà H là thật hay giả,
thậm chí nếu ông M tin lời nói đó là thật thì cũng có thể không biết được rằng
bà H sẽ tự tử bằng cách nào nên không thể kịp thời cứu giúp.
 Không thỏa dấu hiệu nên không thể định tội
 Xét điều 130: Chủ thể không lệ thuộc - Quan hệ hôn nhân không lệ thuộc  bà H không lệ thuộc ông
M; phải thuộc 4 hành vi: thường xuyên ức hiếp – không có trong QHHN. Cho nên 130 không định tội
được
 Xét điều 132
o (1) Người phạm tội phải có khả năng (do bản thân có sẵn) và điều kiện (điều kiện về CSVC)
o (2) Nạn nhân trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà sự nguy hiểm do nguyên nhân
khách quan hoặc tự mình (tự mình cắt mạch máu,…)
23. Người phạm tội trong tình huống này gồm A và B
 Đối với A: Hành vi của A cấu thành Tội bức tử theo điều 130 BLHS vì thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến tính mạng của B
 Đối tượng tác động: B có mối quan hệ lệ thuộc do quan hệ gia đình
o Mặt khách quan:
 Hành vi: A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập mẹ con chị B, sau khi đi nhậu về, A
tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù
ngoài trời đang mưa bão  Anh A đối xử tàn ác với mẹ con chị B
 Hậu quả: chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát
 MQH nhân quả: hành vi đánh đập và đuổi mẹ con chị B ra khỏi nhà của A dù chị B
van xin là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tự sát của chị B
o Mặt chủ quan: lối cố ý gián tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: A phải nhận thức rõ được hành vi đuổi mẹ con chị B ra khỏi
nhà vào trời đang mưa bão là nguy hiểm cho xã hội
 Đối với hậu quả: có thể thấy trước hậu quả là B và C sẽ chết
 Ý chí: Dù A không mong muốn nhưng với hành vi kiên quyết không chịu mở cửa
mặc chị A van xin đã chứng minh việc anh  vẫn có ý thức để mặc hậu quả sẽ xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể đặc biệt vì giữa A và B có mối quan hệ lệ thuộc do quan hệ gia đình
 Hành vi cấu thành Tội bức tử vì thuộc 1 trong 4 hành vi khách quan theo nghị quyết 04/1986
 Xuất hiện MQH lệ thuộc:
 Đối với B: hành vi của B cấu thành Tội giết người theo điều 123 BLHS vì thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến tính mạng của C
 Đối tượng tác động là C
o Mặt khách quan:
 Hành vi: B bế C ra bờ sông gần nhà nhảy để tự sát  tước đoạt trái phép tính mạng
của C
 Hậu quả: C chết do bị ngạt nước
 MQH nhân quả: hành vi ôm C nhảy xuống sông tự sát của chị B là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến C chết
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: B biết hành vi ôm C tự sát là nguy hiểm cho XH
 Đối với hậu quả: B thấy trước hậu quả C chết
 Ý chí: B mong muốn hậu quả sẽ xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể thường A

26.
a. A đứng yên trên bờ ao chờ tới khi B chìm xuống hẳn rồi bỏ đi. Theo kết quả giám định
pháp y B chết do bị ngạt nước.
 Hành vi của A cấu thành Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng theo điều 132 BLHS vì thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến tính mạng của B
 Đối tượng tác động: B đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
o Mặt khách quan:
 Hành vi: phát hiện B là người hàng xóm đang sắp chết đuối dưới ao, A đứng yên trên
bờ ao chờ tới khi B chìm xuống hẳn rồi bỏ đi
 Hậu quả: B chết
 MQH nhân quả: hành vi không cứu giúp của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái
chết của B
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
 Đối với hậu quả: A thấy trước hậu quả B chết
 Ý chí: A mong muốn hậu quả xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể thường A
 Về điều kiện chủ thể của Đ132 gồm: khả năng và điều kiện
Nếu như anh A không có cây vợt ở đó (không có điều kiện)  chưa chắc cấu thành 132 có thể phạm tội
b. Ngay lúc B gần chìm (A vẫn đứng trên bờ ao) thì có anh C (chủ ao) nhảy xuống vớt B lên
và B đã được cứu sống.
 A không cấu thành tội phạm nào. Bởi vì xét theo điều 132 BLHS, đây là cấu thành tội phạm vật
chất, hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, ở đây B đã được cứu sống thì
không cấu thành tội phạm cho A được  A không có tội

29. Hành vi của T cấu thành theo 2 tội:


 Cấu thành Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo điều 153 BLHS vì thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến nhân phẩm và sự phát triển bình thường của cháu bé 3 tuổi
 Đối tượng tác động: cháu bé 3 tuổi – người dưới 16 tuổi
o Mặt khách quan: Điều 153 là Tội cấu thành hình thức nên chỉ quy định hành vi
 Hành vi: T đã cho kẹo để rủ một cháu bé 3 tuổi đi theo và đưa cháu vào TP HCM –
hành vi dùng thủ đoạn khác để chiếm đoạt người dưới 16 tuổi. Dịch chuyển đưa bé
trái pháp luật
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: T nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
 Đối với hậu quả: Bị dịch chuyển trái pháp luật
 Ý chí: T mong muốn hậu quả xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể thường T
 Cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều
134 BLHS vì thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến sức khỏe của cháu bé 3 tuổi
o Mặt khách quan:
 Hành vi: tác động trái phép đến thân thể của cháu bé 3 tuổi qua các hành vi sau:
 đánh vào đầu cháu bé cho đến khi chảy máu
 bẻ gẫy chân trái của cháu
 bẻ gãy tay cháu, đồng thời rạch mặt nhiều nơi, cắt môi trên của cháu
 đánh đập rất dã man trên đường phố
 Hậu quả: Cháu bé 3 tuổi bị thương và tổn hại về sức khỏe, tỷ lệ tổn thương cơ thể là
55% - đủ cấu thành tội phạm
 MQH nhân quả: hành vi gây thương tích cháu bé 3 tuổi của T là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến tỷ lệ tổn thương cơ thể là 55%
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: T nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
 Đối với hậu quả: T thấy trước hậu quả
 Ý chí: T mong muốn hậu quả xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể thường T
 Cấu thành Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo điều 157 BLHS nhưng đồng thời
hành vi của T là giữ người trái pháp luật người dưới 16 tuổi nên cấu thành theo điều 153 như
đã chứng minh trên

33.
a. B 12 tuổi
 Hành vi của A cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS vì
thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý
o Mặt khách quan: Điều 142 là Tội cấu thành hình thức nên chỉ quy định hành vi
 Hành vi: A đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái pháp luật quy định với B là
người dưới 13 tuổi dù B thuận tình và làm B có thai
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
 Đối với hậu quả: A thấy trước hậu quả
 Ý chí: A mong muốn hậu quả xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể thường A
b. B 15 tuổi
 A không phạm tội vì
o Xét điều 142 BLHS
 Với trường hợp B 15 tuổi nhưng A giao cấu thuận tình với B nên không thể định tội A
theo điều 142
o Xét điều 145 BLHS
 A không thỏa mãn điều kiện độ tuổi của chủ thể phạm tội nên cũng không thể định tội
A
c. B 17 tuổi
 A không phạm tội vì A và B quan hệ tình dục thuận tình.

41.
 Hành vi của A và hai con là B và C cùng hàng chục người cấu thành Tội xâm phạm chỗ ở của
người khác theo điều 158 BLHS vì thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của Y
o Mặt khách quan: Điều 158 là Tội cấu thành hình thức nên chỉ quy định hành vi
 Hành vi: A và hai con là B và C huy động hàng chục người kéo tới và đuổi Y ra
đường
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: A, B, C nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
 Đối với hậu quả: A, B, C thấy trước hậu quả
 Ý chí: A, B, C mong muốn hậu quả xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể thường A, B, C
 liệt kê cụ thể hành vi nào là xâm phạm chỗ ở
43.
 Hành vi của A cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo điểm c khoản 2 điều 145 BLHS vì thỏa các điều kiện sau:
o Khách thể:
 Xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi
o Mặt khách quan: Điều 145 là Tội cấu thành hình thức nên chỉ quy định hành vi
 Hành vi: A giao cấu với B khi B đủ 15 tuổi
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
 Lý trí
 Đối với hành vi: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
 Đối với hậu quả: A thấy trước hậu quả
 Ý chí: A mong muốn hậu quả xảy ra
o Chủ thể: Chủ thể thường A
 Có thai 4 tháng = 16 tuổi 8 tháng
Xét TNHS vào thời điểm thực hiện
A (19t) – B (15t): giao cấu 145 + loạn luân + nhiều lần (145 hút 184)
B (16T8t): đủ tuổi cấu thành 184

 Nhận định:
o Đúng/ Sai
o Giải thích
 Lập luận
 Chứng minh = Luật
 Bài tập:
o 123 >< 134 (chết)
o 123 + kích động mạnh  125 (nhầm lẫn kích động >< kích động mạnh; trái PL >< trái PL
nghiêm trọng – nghiêm trọng NQ 04 2 trường hợp: nhiều hành vi; 1 hành vi; trái đạo đức ><
trái PL)
o 126: có khởi phát quyền phòng vệ không? Nếu không thì về 123 hoặc 134. Thỏa 5 điều kiện
phòng vệ chính đáng có 2 trường hợp
 Trong giới hạn  không phạm tội
 Vượt giới hạn  126
 Trong trường hợp vừa kích động mạnh, vượt giới hạn  126
o 128: bẫy chuột công văn 8, có 2 trường hợp
 128
 123
o 130: lưu ý chủ thể lệ thuộc + 4 HVKQ cấu thành + hành vi tự sát không cần chết hay không
o 132: người phạm tội phải có khả năng + điều kiện; nạn nhân trong tình trạng nguy hiểm tính
mạng
o 134: cấu thành vật chất có trường hợp dưới 11%
o 138: hậu quả thương tích trên 31%
o Các tội xâm hại tình dục: độ tuổi nạn nhân và chủ thể

You might also like