You are on page 1of 3

I.

Nhận định:
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây
ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Nhận đinh sai. Căn cứ theo quy định tại Điều 123 BLHS thì Tội giết người là tội phạm
có cấu thành vật chất, hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác sẽ cấu thành sẽ
cấu thành Tội giết người cho dù hậu quả không xảy ra. Một người có hành vi cố ý trực tiếp
tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật thì trong CTTP này dấu hiệu hậu quả không
phải là dấu hiệu mang ý nghĩa định tội. Hậu quả có chết người hay không trong trường hợp
này có ý nghĩa giúp cho việc xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Vì vậy,
khi người phạm tội có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật
không gây ra hậu quả chết người thì vẫn cấu thành Tội giết người.
Ví dụ: Nếu một người cố ý thực hiện tội phạm, ở đây là Tội giết người nhưng không
thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn thì được xem là phạm tội chưa đạt về
Tội giết người, khi đó người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người chưa
đạt này.
2. Động cơ đê hèn là dấu hiệu định tội của Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Nhận định sai.
Động cơ đê hèn không là dấu hiệu định tội của Tội giết người (Điều 123 BLHS). Tội
giết người có dấu hiệu định tội là hành vi tước đoạt trái phép tính mạng của người khác. Theo
quy định tại điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS thì động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung tăng
nặng của loại tội phạm này nó phản ánh mức độ nguy hiểm hơn cho xã hội của của tội phạm
tăng lên đáng kể.
14. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là
hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
Nhận định sai.
Theo Điều 131 BLHS về Tội giúp người khác tự sát.
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tước đoạt tính mạng của họ.”
Hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát là hành vi khách quan tạo điều kiện về vật
chất và tinh thần cho người bị hại sử dụng điều kiện đó để tự sát. Như vậy hành vi cố ý tước
đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại không là hành vi cấu thành Tội
giúp người khác tự sát mà cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
23. Mọi hành vi giao cấu thuận ình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội giao
cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
Nhận định sai.
Hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi cấu thành Tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145
BLHS) khi chủ thể thực hiện hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi là người
thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) và đối tượng tác động là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi.
Còn trường hợp dưới 13 tuổi mà Người phạm tội có hành vi như trên thì sẽ bị kết tội
tại điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, dù có thuận tình hay
không thuận tình.
5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết
trở lên.
Nhận định sai. Vì đây là tình tiết định khung tăng nặng của Tội giết người quy định tại
khoản 1 Điều 123 BLHS.
- Đối với lỗi cố ý trực tiếp thì hậu quả chết người không phải là dấu hiệu định tội, chỉ
cần có ý định phạm Tội giết 2 người trở lên và đã được thực hiện, dù hậu quả không xảy ra thì
người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người ở giai đoạn chưa hoàn thành
- Đối với người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp thì đây là trường hợp người phạm tội
nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người nhưng vẫn bỏ mặc cho hậu quả
xảy ra, nếu hậu quả là gây thương tích thì phạm tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết
người thì phạm tội giết người. Khi đó mới đòi hỏi phải có hậu quả 2 người chết trở lên.
Do đó không phải trong mọi trường hợp Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi
phải có hậu quả hai người chết trở lên mà tùy vào từng trường hợp.
II. Bài tập:
Bài tập 2
A làm rẫy trông măng re cho anh ruột là N và sinh sống tại đây. A mâu thuẫn với ông
C về việc ông C nuôi heo xã nước thải gây hôi thối dù đã nhắc nhở ông C nhiều lần nhưng
không giải quyết được. Khoảng 19 giờ ngày 07/01/2022 sau khi đi uống bia về thì ngửi thấy
mùi hôi thối từ nước thải trại nuôi heo của ông C, ông A bực nảy sinh ý đinh đánh ông C nên
lấy một dao tự chế dùng để xắn măng tre và sử dụng xe moto đi sang trại heo của ông C. Khi
sang đến nhà ông C, A dùng hai tay cầm dao tự chế xông tới để chém ông C. Thấy vậy ông C
bỏ chạy về phía ao rau muông gần đó nhưng A đuổi theo kịp, A dùng hai tay cầm dao chém
liên tiếp 3 cái theo hướng từ trên xuống, từ trái qua phải vào vùng ngực phải - bụng trái, hông,
đầu - vai bên trái của ông C. Sau khi chém ông C, A đến Công an xã đầu thú. Quá trình điều
tra, A đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã nêu trên.
Tại giấy chứng nhận thương tích, Bệnh viện đa khoa tỉnh T đối với ông C chuẩn đoán
như sau: Vết thương thấu ngực bụng đứt xương ức, sụn sườn 5-10 bên trái + thủng màng tim,
rách chân cơ hoành trái + rách gan hạ phân thùy II trái/bị chém.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích, Trung tâm Pháp y tỉnh T đối với
ông C kết luận như sau:
1. Dấu hiệu chính qua giám định: Vết thương thấu ngực bụng (24 x 0,3) cm, đứt
xương ức, đứt sụn sườn 5-10, thủng màng tim, rách chân cơ hoành trái, rách gan hạ
phân thùy II trái, đã phẩu thuật khâu cơ hoành, khâu sụn sườn, vết mổ đường giữa
bụng trên dưới rốn (15 x 0,2) cm, vết mổ dẫn lưu vùng bụng phải (1 x 0,3) cm, sẹo
lành.
2. Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 59%.
3. Cơ chế hình thành vết thương: Vết thương thấu ngực bụng (24 x 0,3) cm, đứt
xương ức, đứt sụn sườn 5-10, thủng màng tim, rách chân cơ hoành trái, rách gan hạ
phân thùy II trái: Chiều từ trên xuống chếch từ phải qua trái, hướng từ trước ra sau,
bờ sắc gọn, khả năng do vật sắc gây ra.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?
Bài làm:
Hành vi của A phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác tại Điều 134 BLHS 2015.
- Đối tượng tác động: Ông C.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: chém ông C
 Vị trí cơ thể bị tấn công: chém vào vùng ngực phải, bụng, trái, hông, đầu, vai bên
trái của ông C.
 Công cụ phương tiện sử dụng: Dao tự chế dùng để xắn măng tre.
 Sức mạnh, sự mãnh liệt: Dù ông C đã bỏ chạy về phía ao rau muống sau khi bị
chém, ông A vẫn đuổi theo và tiếp tục chém liên tiếp 3 cái.
+ Hậu quả: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông C là 59%. Vết thương thấu ngực bụng,
đứt xương ức, đứt sụn sườn 5, 6, 7, 8, 9, 10, thủng màng tim, rách chân cơ hoành trái, rách
gan hạ phân thùy II trái.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Ông A đã “nảy sinh ý định đánh ông C” và khi ông C bỏ
chạy nhưng ông A vẫn cố tình đuổi theo và thực hiện hành vi của mình.
Từ những dấu hiệu trên xác định A phạm Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 BLHS 2015.

You might also like