You are on page 1of 4

Thảo luận 8

Nhận định:

3. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.

Sai => Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì án treo là biện pháp
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người
phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội
và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình
phạt tù. Do đó, án treo không phải là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù
theo quy định tại Điều 32 BLHS 2015.

4. Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt.
Sai => Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành án do Tòa án
phán quyết, nhưng án treo lại không phải là hình phạt mà là một biện pháp miễn
trách nhiệm hình sự có điều kiện theo Điều 1 Nghị Quyết 02/2018/NQ-HĐTP
BÀI TẬP
Bài tập 11: A 17 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ
pháp lý.
Mức phạt từ tại khoản 1 Điều 168 là từ 3 đến 10 năm, mức hình phạt cao nhất
đối với A không quá ¾ mức phạt tối đa tại khoản 1 Điều 168 là ¾*10 = 7 năm 6
tháng tù (khoản 1 Điều 101) .
2. Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm
nào nếu A bị Tòa án tuyên phạt bốn năm tù.
Mức hình phạt cao nhất tại khoản 1 Điều 168 là 10 năm tù, do đó đây là tội
phạm rất nghiêm trọng (theo điểm c khoản 1 Điều 9). A bị phạt tù chưa đến 5
năm nên thời hạn xoá án tích là 1 năm kể từ ngày A chấp hành xong hình phạt 4
năm tù. (điểm b khoản 2 Điều 107)
3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được
không? Tại sao?
Không. Vì khoản 6 Điều 168 quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với
tội cướp tài sản. Nhưng theo khoản 6 Điều 91 hình phạt bổ sung không được áp
dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi
đang chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố
ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS.
A đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng tại khoản 1 Điều 168 và đang
chấp hành hình phạt tù về tội này nên án tích vẫn chưa được xoá. Tuy nhiên, A
phạm một tội mới tại khoản 5 Điều 134 mà mức hình phạt cao nhất tại khoản 5
Điều 134 là 20 năm tù hoặc tù chung thân, theo điểm d khoản 1 Điều 9, A thuộc
loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy A được xem là tái phạm nguy hiểm
(điểm a khoản 2 Điều 53).

Thảo Luận 9
Bài tập 19: A sinh ngày 15/11/2004 phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích
theo khoản 5 Điều 134 BLHS vào ngày 1/7/2022 và tội cố ý gây rối trật tự công
cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS vào ngày 15/8/2022. A bị đưa ra xét xử về
cả 2 tội vào ngày 5/3/2023.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Trường hợp trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
Là trường hợp phạm nhiều tội. Vì A chưa bị xét xử hoặc bị kết án về bất cứ
tội nào và lần này bị đưa ra xét xử cùng 1 lần về 2 tội đã phạm (Điều 55).
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực
hiện là bao lâu và tính từ thời điểm nào?
- Tội cố ý gây thương tích khoản 5 Điều 134. Mức cao nhất của khung hình
phạt tại khoản 5 Điều 134 là 20 năm tù hoặc tù chung thân, theo điểm d khoản 1
Điều 9, đây thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng . Do đó theo điểm d
khoản 2 Điều 27, thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội này là 20 năm. Thời hiệu
truy cứu TNHS được tính từ ngày A phạm tội cố ý gây thương tích, đó là
01/7/2018 đến hết ngày 01/7/2038.
- Tội gây rối khoản 1 Điều 318, mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản
1 Điều 318 là 2 năm tù, theo điểm a khoản 1 Điều 9, đây thuộc loại tội phạm ít
nghiêm trọng. Do đó thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội này là 5 năm (điểm a
khoản 2 Điều 27), cụ thể là từ 15/8/2018 đến 15/8/2023.
- Tuy nhiên, A phạm tội mới là tội gây rối trật tự công cộng trong thời hạn
truy cứu TNHS của tội cố ý gây thương tích. Mà mức cao nhất của khung hình
phạt tại khoản 1 Điều 318 của tội gây rối trật tự là 2 năm tù, do đó thời hiệu
TNHS đối với tội cố ý gây thương tích được tính kể từ ngày phạm tội gây rối
trật tự công cộng. Cụ thể là từ ngày 15/8/2018 đến hết ngày 15/8/2038 ( khoản 3
Điều 27).
3. Về tội gây rồi trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án có thể xử phạt
1 năm quản chế đối với A không? Tại sao?
A phạm tội gây rối trật tự công cộng vào ngày 15/8/2018 khi chưa đủ 18 tuổi.
Về nguyên tắc, hình phạt bổ sung không được áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội. Hình phạt quản chế là hình phạt bổ sung, do đó không được áp
dụng đối với A. (khoản 6 Điều 91).
4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa có thể áp dụng đối với A vế tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- TA áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với A, mức cao nhất của khung
hình phạt tại khoản 5 Điều 134 đối với tù có thời hạn là 20 năm. Theo đó mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ¾ của mức cao nhất tại khoản 5
Điều 134 là 20 năm, vì vậy mức hình phạt cao nhất không quá 15 năm (khoản 1
Điều 101).
- TA không áp dụng hình phạt tù chung thân, vì hình phạt tù chung thân
không dược áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 39 + khoản 5
Điều 91).
5. Mức tối đa của hình phạt chung của 2 tội trên có thể áp dụng đối với A là
bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Trường hợp 1: Nếu tuyên tù có thời hạn là hình phạt đối với tội gây rối trật
tự khoản 1 Điều 318.
+ Đối với tội gây rối trật tự khoản 1 Điều 318: mức hình phạt cao nhất là 2
năm tù. Mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi theo khoản 1 Điều 101 là không quá ¾ mức phạt tù tại khoản 1
Điều 318, do đó mức phạt của tội này là ¾*2 = 1 năm 6 tháng tù.
+ Đối với tội cố ý gây thương tích khoản 5 Điều 134, mức hình phạt cao nhất
có thể được áp dụng là 20 tù. Mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với
người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi theo khoản 1 Điều 101 là không quá ¾ mức
phạt tù tại khoản 5 Điều 134, do đó mức phạt của tội này là ¾*20 = 15 năm.
=> Mức tối đa của hình phạt chung là 1 năm 6 tháng + 15 năm tù = 16 năm 6
tháng tù, thoả mức giới hạn cao nhất của hình phạt tù tại k1 điều 103.
- Trường hợp 2: Nếu tuyên cải tạo không giam giữ là hình phạt đối với tội
gây rối trật tự
+ Mức cao nhất của cải tạo không giam giữ là 2 năm. Theo điểm b khoản 1
Điều 55. Hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển thành hình phạt tù
theo tỷ lệ 3 ngày cải tạo không giam giữ chuyển đổi thành 1 ngày tù, theo đó
với 2 năm cải tạo không giam giữ sẽ tương ứng với 8 tháng tù. Tương tự,
theo khoản 1 Điều 101, mức hình phạt cao nhất được áp dụng với tội này là
¾*8 = 6 tháng.
+ 20 năm là mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản 5 Điều 134 của tội
cố ý gây thương tích, theo khoản 1 Điều 101, mức hình phạt cao nhất được áp
dụng với tội này là ¾*20 = 15 năm.
=> Mức tối đa của hình phạt chung là 6 tháng + 15 năm = 15 năm 6 tháng tù,
thoả mức giới hạn cao nhất của hình phạt tù tại khoản 1 Điều 103.

You might also like