You are on page 1of 6

PHẦN NHẬN ĐỊNH:

Câu 3. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình
phạt.
- Nhận định sai.
TNHS: Hình phạt, biện pháp tư pháp
- Trách nhiệm hình sự phát sinh khi một tội phạm được thực hiện. Trách nhiệm
hình sự được thực hiện kể từ khi bản áng kết tội có hiệu lực và được đưa ra thi hành.
Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi không còn những tác động pháp lý về hình sự bất
lợi đối với người phạm tội. Như vậy, trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được xóa án tích.

Câu 7: Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 BLHS
thì có thể bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Điều 41, khoản 1 Điều 207 BLHS 2015.
- Theo đó thì người nào làm tiền giả thì phải chấp hành hình phạt tù từ 03 năm đến
07 năm. Theo Điều 41 BLHS 2015 thì hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Nếu áp dụng hình phạt này cho người phạm tội làm tiền giả thì nghĩa là hết thời hạn
cấm họ lại tiếp tục được hành nghề. Tội làm tiền giả được quy định tại khoản 1 Điều
207 BLHS 2015 là tội phạm có CTTP hình thức, là cấu thành tội phạm mà có các dấu
hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội. Còn hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi
xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó
thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Vì vậy, không thể áp dụng hình phạt này cho người phạm tội làm tiền giả.

Hình phạt bổ sung sẽ tuyên kèm với hình phạt chính.


Điều 50: căn cứ quyết định hình phạt
Cấm hành nghề là căn cứ quyết định hình phạt bổ sung, đ207 ko có
Câu 11: Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Điều 43 BLHS 2015.
- Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể về quản chế tại Điều 43 như sau: “Quản chế
là buộc người bị kết án phạt tù (tù có thời hạn) phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo
ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân
địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư
trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người
tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt
tù.”
Vì vậy, căn cứ quy định trên thì hình phạt quản chế được áp dụng đối với người
phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những
trường hợp khác do Bộ luật Hình sự quy định như: tội giết người (Điều 123), tội cướp
tài sản (Điều 168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), tội tổ chức, sử
dụng trái chép chất ma túy (Điều 255), tội chế tạo, tang trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305), tội chứa mại dâm (Điều 327),…
Chấp hành tốt sẽ giảm án
Không thể áp dụng hình phạt quản chế với tù chung thân và tử hình. (không về địa
phương sinh sống)
Câu 12: Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều
47 BLHS) chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 47 BLHS 2015.
- Theo đó, biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47
BLHS) không chỉ áp dụng đối với người phạm tội mà còn có thể còn áp dụng đối với
chủ sở hữu hợp pháp của vật, tiền mà người phạm tội sử dụng. Vật, tiền của chủ sở
hữu hợp pháp có thể bị tịch thu sung quỹ Nhà nước nếu họ có lỗi trong việc cho người
phạm tội sử dụng tài sản của mình để thực hiện tội phạm.

Câu 13: Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
- Nhận định đúng.
- Cơ sở pháp lý: Điều 95, 96, 97 BLHS 2015
- Theo đó, biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS,
do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác
dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.
Trong một số trường hợp nhất định, biện pháp tư pháp có thể thay thế cho hình phạt
như biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng được áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội nhằm mục đích răn đe, giáo
dục, cải tạo người phạm tội.
Đây là biện pháp duy nhất có tác dụng thay thế cho hình phạt. Chưa thành niên
phạm tội có tác dụng răn đe.
Câu 16: Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS 2015, được giải thích chi tiết trong
mục 5.1 Điều 5 Nghị định 01/2006/NQ-HĐTP.
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cố ý phạm tội từ năm lần trở
lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời
hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án, đồng thời người phạm tội đều lấy các lần
phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội là nguồn sống của
mình.
Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội có từ hai lần trở lên phạm cùng
một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa bị truy
cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, nay các
lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một lần.
Không phải phạm tội nhiều lần đều là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Để phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì phải có các điều
kiện sau:
+ Tần suất phạm tội: 5 lần trở lên cùng 1 tội (người phạm tội đã bị truy cứu TNHS
lần nào chưa là không bắt buộc).
+ Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của
việc phạm tội là nguồn sống của mình.

PHẦN BÀI TẬP


Bài tập 1:
A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 BLHS.
Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng hay sai trong
các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản;
- Quyết định hình phạt Tòa án áp dụng đối với A là sai.
- Cơ sở pháp lý: Điều 45; khoản 1, khoản 5 Điều 188 BLHS 2015.
- Ở đây, Tòa án áp dụng hình phạt chính là hình phạt tù và hình phạt bổ sung là tịch
thu tài sản đối với A. Trước hết, Tòa án đã căn cứ theo khoản 1 Điều 188 BLHS 2015
để quyết định hình phạt đối với A là 3 năm tù. Theo đó, mức hình phạt cao nhất tại
khoản 1 Điều 188 BLHS 2015 là 3 năm tù, đây là tội phạm ít nghiêm trọng theo điểm
a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015. Về hình phạt bổ sung, Tòa án quyết định tịch thu một
phần tài sản của A theo khoản 5 Điều 188 BLHS 2015. Tuy nhiên, căn cứ theo quy
định tại Điều 45 BLHS 2015 thì “...tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị
kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội
khác do Bộ luật này quy định”. Vì A thuộc tội phạm ít nghiêm trọng nên không thuộc
trường hợp theo quy định tại Điều 45 BLHS 2015. Do đó, Tòa án áp dụng áp dụng
hình phạt tịch thu một phần tài sản của A là sai.
Mức cao nhất: 3 năm, ít nghiêm trọng, theo điều 45 tịch thu tài sản ko áp dụng
được
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2
năm; (điều 41)
- Quyết định hình phạt Tòa án áp dụng đối với A là đúng.
- Cơ sở pháp lý: khoản 2, khoản 5 Điều 188 BLHS 2015.
A bị xử tội buôn lậu theo khoản 2 Điều 188 BLHS 2015, luật quy định phạt tù từ 03
đến 07 năm, như vậy Tòa tuyên 07 năm là hợp lý. Theo khoản 5 Điều 188 với mức
phạt tiền 20 triệu đến 100 triệu và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, Tòa tuyên phạt tiền 20 triệu đồng và cấm
hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm cũng là hợp lý.
Hình phạt chính: 7 năm (K2) toà tuyên đúng
Hình phạt bổ sung: K5
Cấm hành nghề tiếp viên 2 năm: Điều 41 (1-5 năm)
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
- Quyết định hình phạt của Tòa án áp dụng đối với A là sai.
- Cơ sở pháp lý: điểm d Khoản 1 Điều 9; khoản 4, khoản 5 Điều 188 BLHS 2015.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 188 BLHS 2015 thì A bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm. Do đó, A là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo điểm d khoản 1 Điều 9
BLHS 2015. Tuy nhiên, Tòa án quyết định xử phạt A với mức án chung thân là sai với
với quy định tại khoản 4 Điều 188 BLHS 2015 vì luật chỉ quy định mức phạt cao nhất
đối với A là 20 năm tù, không quy định về tù chung thân.
- Căn cứ theo khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 quy định: “Người phạm tội còn có thể
bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản”. Như vậy, Tòa án quyết định tịch thu toàn bộ tài sản của A
là đúng theo quy định của pháp luật.

Bài tập 5:
H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất ma túy trong
một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng 2 kg hiroine được giấu trong cốp xe ô tô
hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định
tài sản của H gồm có:
- Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;
- Một căn nhà trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;
- Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán ma
túy.
Biết rằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H thuộc trường hợp được quy
định tại khoản 4 Điều 251 BLHS.
Câu hỏi:
1. Dựa vào quy định của BLHS toà án áp dụng phương pháp nào để xử lý 2kg
heroin?
- Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 47 BLHS 2015 thì heroin là vật thuộc loại Nhà nước
cấm tàng trữ, cấm lưu hành nên sẽ bị tịch thu và tiêu hủy. Thời gian qua cơ quan chức
năng đã tiến hành tiêu hủy vật chứng là heroin theo đúng quy định của pháp luật. Sau
khi Hội đồng tiêu hủy công bố quyết định tiêu hủy vật chứng, sẽ tiến hành mở niêm
phong vật chứng, đối chứng với các số liệu có trong hồ sơ bản án, phân loại để lần
lượt thực hiện tiêu hủy. Việc tiêu huỷ heroin được tiến hành dưới sự kiểm soát chặt
chẽ của nhiều cơ quan (Cơ quan Cảnh sát điều tra; Viện kiểm sát nhân dân; Cơ quan
Thi hành án dân sự; Cơ quan Quản lý vật chứng…) và thực hiện công khai, minh bạch
cho người dân biết, nhiều cơ quan truyền thông cũng đến đưa tin; đồng thời, được tính
toán hợp lý để không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân.
2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án áp dụng biện pháp nào liên quan đối
với tài sản liên quan của H?
- Tài sản bị tịch thu thuộc sở hữu của người bị kết án. Nội dung này cần được hiểu
là: Tài sản đó có thể đang được người bị kết án sử dụng hoặc cũng có thể là tài sản mà
họ đã cho người khác vay, mượn, thuê, giữ để sử dụng (kể cả để sửa chữa) hoặc đang
cầm cố, thế chấp, đang gửi tiết kiệm hoặc tiền trong tài khoản ở ngân hàng, tài sản
đứng tên người khác nhưng có đủ căn cứ chứng minh rằng của người phạm tội thì tài
sản vẫn bị tịch thu.
Như vậy các tài sản liên quan đến vụ án là :
- Chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD sẽ bị tịch thu vào ngân sách nhà
nước hoặc tịch thu tiêu hủy vì đây là công cụ, phương tiện phạm tội của H căn cứ theo
điểm a khoản 1 Điều 47 BHHS 2015. Đ
- Nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán ma túy
sẽ bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy vì căn cứ theo điểm
b khoản 1 Điều 47 BLHS 2015 quy định thì nhà hàng này được xem là “Vật hoặc tiền
do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính
từ việc phạm tội”. thu lợi bất chính.
- Riêng căn nhà mà H được thừa hưởng từ bố mẹ sẽ được giữ lại vì đây là tài sản
không liên quan đến hoạt động mua bán vận chuyển ma túy.
Việc tịch thu Đ45 khác gì Đ47. Đ45 là hình phạt bổ sung. Đ47 là biện pháp tư
pháp.
Tịch thu với tư cách là 1 hình phạt bổ sung chứ ko phải là biện pháp tư pháp.
Nhưng theo đề là biện pháp tư pháp nên ko tịch thu được.
Bài tập 9:
A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều 171 BLHS.
Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng theo Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án quyết định hình phạt
nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong mỗi
phương án nếu:
1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS
2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS
3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS
Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng theo Điều 54 BLHS 2015 thì có 2 phương án quyết định hình phạt nhẹ
hơn:
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật
khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của
Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm
nhưng có vai trò không đáng kể.”
Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong các trường hợp sau:
1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS.
Trường hợp A là người đã thành niên phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều
171 BLHS 2015 có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015,
áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS 2015, thì mức phạt của người này phải trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Vì khung hình phạt tại khoản 1 Điều 171 là
khung hình phạt nhẹ nhất nên áp dụng khoản 3 Điều 54 BLHS 2015 thì có thể lựa
chọn một trong hai phương án:
- Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (phạt tù từ 3 tháng
đến dưới 1 năm)
- Chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (áp dụng hình phạt cải tạo
không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm).
Khoản 1 Đ171 khung hình phạt nhẹ nhất nên áp dụng khoản 3 Điều 54: 3 tháng.

2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS.


Trường hợp A là người đã thành niên phạm tội cướp giật tài sản, bị xét xử theo
khoản 2 Điều 171 BLHS 2015 và có căn cứ để áp dụng Điều 54 BLHS nên phương án
quyết định hình phạt nhẹ hơn đối với A là quyết định một hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ
hơn của điều luật theo khoản 1 Điều 54. Như vậy, mức thấp nhất của khung hình phạt
áp dụng với A là phạt tù từ 1 năm đến dưới 3 năm. Nên sẽ chấp hành hình phạt 1 năm.

3. A bị xét xử theo khoản 4 điều 171 BLHS 2015


Trường hợp A là người đã thành niên phạm tội cướp giật tài sản, bị xét xử theo
khoản 4 Điều 171 BLHS 2015 và có căn cứ để áp dụng trường hợp quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS nên
phương án quyết định hình phạt nhẹ hơn đối với A là quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt
liền kề nhẹ hơn của điều luật theo khoản 1 Điều 54. Như vậy, mức thấp nhất của
khung hình phạt áp dụng với A là bị phạt tù từ 7 năm đến dưới 12 năm. Nên sẽ áp
dụng 7 năm.

Bài tập 11:


A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 173 và Điều 65
BLHS xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 2 năm. Sau
6 tháng kể từ ngày chấp hành xong thời gian thử thách, A phạm tội vô ý làm chết
người theo Điều 128 BLHS.
Hãy cho biết A có tái phạm không? Tại sao? Nếu:
1. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS.
- Nếu hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS thì A
không tái phạm.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 53 BLHS 2015
- Theo đó thì, A vẫn được coi là đang có án tích do A thực hiện tội mới trong thời
hạn 01 năm trong trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo theo điểm a khoản
2 Điều 70 BLHS 2015. Tuy nhiên, việc A sau đó phạm tội vô ý làm chết người theo
khoản 1 Điều 128 BLHS không thỏa mãn điều kiện để kết luận A tái phạm vì hành vi
phạm tội của A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng theo Điều 9 BLHS 2015. Do đó,
hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS không được coi
là tái phạm.
2. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128 BLHS.
- Nếu hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128 BLHS thì
hành vi của A được xem là tái phạm.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 53 BLHS 2015
- Theo đó thì, A vẫn được coi là đang có án tích do A thực hiện tội mới trong thời
hạn 01 năm trong trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo theo điểm a khoản
2 Điều 70 BLHS 2015. Và theo khoản 2 Điều 128 BLHS, Điều 9 BLHS 2015 thì tội
vô ý làm chết người của A là tội phạm rất nghiêm trọng nên hành vi của A đã đủ điều
kiện để xem là tái phạm.

You might also like