You are on page 1of 5

Luật hình sự 1

Câu 1: KN nhân thân người phạm tội? CSPL


-Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt
của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết vấn đề TNHS của họ. Những đặc điểm đó
có thể là về nghề nghiệp, lí lịch tư pháp, ý thức pháp luật, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ
với những người khác, hoàn cảnh gia đình,....
-Nhân thân người phạm tội tuy k phải yếu tố của tội phạm nhưng những đặc điểm về nhân thân
của người phạm tội có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tnhs của người phạm tội.
Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử khi giai quyết các vụ án hình sự đều cần nghiên cứu đầy
đủ vấn đề nhân thân của người phạm tội. Việc nghiên cứu này có những ý nghĩa sau:
+ Định tội và định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà cttp cơ bản hoặc cttp tăng nặng
hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân của
người phạm tội. VD: cttp cơ bản tội tham ô ts( Đ353 BLHS) đòi hỏi chủ thể phải là người có
chức vụ, quyền hạn, cttp tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản( điểm e k2 điều 170 blhs) đòi hỏi
chủ thể có đặc điểm là tái phạm nguy hiểm...;
+Quyết định hình phạt. Điều 50 BLHS xác định nhân thân người phạm tội là 1 căn cứ mà tòa án
phải cân nhắc khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên k phải tất cả các tình tiết về nhân thân đều
được cân nhắc mà chỉ những tình tiết về nhân thân phản ánh được khả năng giáo dục đối với
người phạm tội. Phản ánh mức độ lỗi của họ và qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội cũng như phản ánh họ có thuộc diện được giảm nhẹ TNHS the các chính
sách của nhà nước hay không. Cụ thể vấn đề này, các đ51,52 BLHS đã quy định nhiều tình tiết
tăng nặng giảm nhẹ tnhs thuộc về nhân thân người phạm tội.
Câu 2: Hiểu ntn về tội phạm có cấu thành hình thức ? ntn về tội phạm có cấu thành vật chất?
-Tội phạm có cấu thành hình thức là tội phạm có duy nhất 1 yếu tố bắt buộc về mặt khách quan
của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành
vi gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động.
VD: Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản được coi là hành vi cấu thành tội phạm hình thức. Có nghĩa
là, người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi về mặt khách quan như: bắt cóc con tin, đe dọa
chiếm đoạt tài sản là đủ để cấu thành tội phạm mà không cần hậu quả xảy ra.

-Tội Phạm có cấu thành vật chất là tội phạm có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách
quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại do hành vi này gây ra .
-Để xác định được hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần phải chứng minh giữa hành vi khách
quan và hậu quả thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với nhau. Do đó, trong các tài liệu thu thập
dấu hiệu phạm tội luôn có đầy đủ 3 dấu hiệu sau:
 Hành vi phạm tội
 Hậu quả do hành vi gây ra
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra

Hiểu một cách đơn giản, cấu thành tội phạm vật chất đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra và hậu quả
này xuất phát từ chính hành vi vi phạm
Ví dụ: Tội giết người cướp tài sản thì người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người và cướp tài
sản, hậu quả để lại là người bị hại chết, tài sản mất. Mối quan hệ nhân quả trong trường hợp này
đó là cái chết của người bị hại và tài sản bị mất là do hành vi giết người cướp tài sản của người
phạm tội.

Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành kể từ thời điểm có xảy ra thiệt
hại.

Câu hỏi đúng sai:

1-người ko thấy trước hậu quả nguy hiểm của mình cho xh thì không phải chịu TNHS? Sai, vì có
thể là lỗi vô ý do cẩu thả. Người gây hậu quả không ý thức được nhưng vẫn phải chịu TNHS.

2- Người say rượu luôn phải chịu TNHS? Đúng do điều 13 BLHS

3-Người phạm tội luôn phải chịu hình phạt trên thực tế-sai do có 1 số trường hợp ng phạm tội
được miễn TNHS, VD mất năng lực hvds.

4-BLHS VN có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra bên ngoài lãnh thổ-sai vì điều 6
blhs vn.

6-Án treo không được ấp dụng cho trường hợp phạm tội nghiêm trọng-sai bởi vì có thể có các
tình tiết giảm nhẹ dưới hoặc bằng 3 năm tù có thể áp dụng án treo.

BT

1Thế nào là tái phạm: theo điều 53 :Tái phạm là trường hợp dã bị kết án chưa được xóa án tích
mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng do vô ý.

Tái phạm nguy hiểm( đ53)

2Tổng hợp hình phạt: căn cứ điều 56 blhs 2015 một người đang phải chấp hành 1 bản án mà lại
bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang
bị xét xử sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại điều 55 bộ luật này.( CỘNG
TRƯỚC TRỪ SAU)

Người đang phải chấp hành 1 bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm sau khi có bản án này thì
tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành
của bản án trước rồi mới quyết định hình phạt chung(trừ trước cộng sau)
3.Thời hiệu thi hành bản án: Thời hiệu thi hành bản án là thời hạn do blhs quy định mà khi hết
thời hạn đó người bị kết án pháp nhân tm bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

Xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự(Điều 60).

4. Hiệu lực theo không gian của Bộ luật Hình sự là phạm vi lãnh thổ mà các hành vi phạm tội
xảy ra trong phạm vi đó chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Hình sự.
- Đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi
hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bộ luật Hình sự Việt Nam được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam, có nghĩa là, bất kỳ một tội phạm nào được thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam đều được đưa ra xét xử tại Tòa án nưóc Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Theo Điều 1 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: “Nưóc Cộng
hòa XHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao
gồm đất liền, hải đảo; vùng biển và vùng tròi”. Lãnh thổ giới hạn bôi biên giới quốc gia bao gồm
biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc trên biển, biên giới lòng đất, biên giới trên không.
Ngoài ra, phù hợp với luật pháp quốc tế, lãnh thổ Việt Nam được hiểu theo góc độ chủ quyền
quốc gia bao gồm các loại tàu của Việt Nam trên biển, các loại máy bay của Việt Nam đang hoạt
động trên vùng tròi hoặc đang ở nước ngoài. Một tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam có thể là:
+ Các hành vi phạm tội đã bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Các hành vi phạm tội đã bắt đầu ở nước khác nhưng kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Các hành vi phạm tội đã bắt đầu ở Việt Nam nhưng kết thục ở nước ngoài.
Như vậy, bất kỳ người nào hoặc pháp nhân thương mại nào thực hiện một giai đoạn của tội phạm
trên lãnh thổ Việt Nam đều được xem xét trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam. Tất
nhiên việc xem xét trách nhiệm hình sự của một con người cụ thể hoặc pháp nhân thương mại cụ
thể phải thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm.
Riêng đối với người nước ngoài được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc lãnh sự được quy
định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên
lãnh thổ liưốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ
ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ưổc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ
được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp
điều ưốc quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của
họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.
Những người được hưởng đặc quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự là những người trong các
đoàn đại biểu của chính phủ các nưóc sang thăm Việt Nam, những người đứng đầu các cơ quan
ngoại giao như Đại sứ; Tham tán kinh tế, văn hóa; Bí thư, Tùy viên... sứ quán. Ngoài ra, theo
thông lệ quốc tế, những người là vỢ, chồng, con... của những người kể trên cũng được hưỏng
quyền nói trên.
- Đối với hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam
Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân
thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt
Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam”.
Như vậy, đối với một hành vi phạm tội xảy ra ở nước ngoài, để có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo Bộ luật này, cần có hai điều kiện:
+ Là công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam hoặc là người không quốc tịch
thường trú tại Việt Nam.
+ Tội phạm được thực hiện ở nước ngoài phải được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nưóc ngoài, pháp nhân thương mại
nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm
hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của đỉều ưổc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên”.
Khoản 3 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả
của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại
biển cả hoặc tại giói hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này
trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định”.
5.Sai lầm về đối tượng tác động cụ thể có làm thay đổi tnhs không ? Không bởi vì giả sử A định
giết B nhưng giết nhầm C người phạm tội trong trường hợp này k có sai lầm về khách thể vì k có
sai lầm về đối tượng tác động( B và C đều là người đang sống) đều là đối tượng của tội giết
người. Sai lầm về đối tượng ko làm ảnh hưởng tới lỗi cố ý của chủ thể bởi lỗi cố ý ở đây chỉ đòi
hỏi chủ thể nhận thức đc hành vi của mình gây thiệt hại là tước đoạt tính mạng của ngk thấy
trước hqua đó-hqua chết người và mong muốn hqua xảy ra không đòi hỏi tính mạng của ai và
hqua gây ra chết người cho ai.Do vậy trong trường hợp nhầm lẫn này chủ thể vẫn phải chịu tnhs
về tội giết người.

You might also like