You are on page 1of 5

CHƯƠNG 1.

KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, NGUYÊN


TẮC, HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM
1. Nguồn của luật hình sự là gì? Trình bày các loại nguồn của Luật Hình Sự?
1.1 Nguồn của luật hình sự
- Nguồn của luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật có các quy phạm pháp
luật hình sự – quy phạm quy định về tội phạm và hình phạt. Xét về hình thức thì
không phải tất cả các loại (hình thức) văn bản quy phạm pháp luật đều có thể là
nguồn của pháp luật hình sự.
1.2 Các loại nguồn của Luật Hình Sự
- Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức pháp luật được xây dựng theo phương
thức khái quát hóa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quan sát nhu cầu thực tiễn, kinh
nghiệm làm luật, dự liệu các quan hệ xã hội xảy ra trong cuộc sống để điều chỉnh
chúng một cách bao quát nhất có thể
- Tập quán pháp: là một trong những hình thức pháp luật cổ điển nhất và được
xem là nguồn quan trọng điều chỉnh các vấn đề trong đời sống xã hội trong lịch sử,
nhưng trước sự phát triển của văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp hiện nay chỉ
được xem là nguồn bổ sung trong trường hợp pháp luật không có quy định.
2. Trình bày khái niệm Luật hình sự? Phân biệt Luật hình sự và đạo luật hình
sự?
2.1 Khái niệm Luật hình sự
- Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành, quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời
quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
2.2 Phân biệt Luật hình sự và đạo luật hình sự

- Luật Hình sự là hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội
phạm, quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
- Đạo luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất ban hành, quy định về tội phạm và hình phạt cũng như các chế định
khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt, đồng thời quy định nhiệm vụ
và những nguyên tắc chung của luật hình sự việt nam .
3. Trình bày nội dung của phương pháp quyền uy? Tại sao nhà nước lại sử dụng
phương pháp quyền uy để điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự?
3.1 Nội dung của phương pháp quyền uy
- Phương pháp quyền uy là phương pháp sử dụng quyền lực của nhà nước để điều
chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự. Có nghĩa là nhà nước toàn quyền áp dụng các
biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội mà không bị cản trở, chi phối hay phụ
thuộc và ý chí của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

3.2 Tại sao nhà nước lại sử dụng phương pháp quyền uy để điều chỉnh quan hệ
pháp luật hình sự?
- Vì đây là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các
quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội. Nhà nước có quyền tối
cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc họ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm mà họ gây ra.
4. Tại sao nói luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
việt nam?
Vì luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm,
xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi hành
vi nguy hiểm cho xã hội. Những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng
thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy. Và vì nó có đối tượng và phương
pháp điều chỉnh riêng biệt.
5. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt nam là gì? Hãy trình bày cấu
thành của quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam?
5.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt nam là gì?
- Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan
hệ này bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể, đó là Nhà
nước và người phạm tội.
5.2 Hãy trình bày cấu thành của quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật
hình sự Việt Nam?
- Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng
nhất trong đời sống xã hội. Đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp
luật XHCN.
6.Trình bày nội dung hiệu lực theo không gian của Luật hình sự Việt Nam?
Khi nào hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam?
6.1 Trình bày hiệu lực theo không gian của Luật hình sự Việt Nam?
- Hiệu lực theo không gian của Luật hình sự về không gian được xây dựng dựa
trên 2 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc quốc tịch. Mọi hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của các Bộ
Luật hình sự Việt Nam.
6.2 Khi nào hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam?
- Tội phạm được xem là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một
giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là tội phạm đó có thể được
thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc
trên lãnh thổ Việt Nam.
7.Trình bày nội dung hiệu lực theo thời gian của Luật hình sự Việt Nam?Cho ví
dụ minh họa về hiệu lực theo thời gian của BLHS Việt Nam?

7.1 Cho biết Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi tố không ?
- Hiệu lực theo thời gian của luật hình sự là việc xác định thời điểm bắt đầu phát
sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam.
- Hiệu lực theo thời gian được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 7 Bộ luật hình sự
năm 2015: Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có
hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
7.2 Cho ví dụ minh họa về hiệu lực theo thời gian của BLHS Việt Nam?
- Đối với những hành vi phạm tội đã có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì không được căn cứ
vào những quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 có nội dung khác so với các điều
luật đã được áp dụng khi tuyên án để kháng nghị giám đốc thẩm; trường hợp kháng
nghị dựa vào căn cứ khác hoặc đã kháng nghị trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì
việc xét xử giám đốc thẩm phải tuân theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều
2 Nghị quyết số 41/2017/QH14.
8. Trình bày cấu tạo của Bộ luật hình sự Việt nam?
Cấu tạo gồm 2 phần:
+ Phần quy định chung nhà làm luật quy định những nguyên tắc và luận điểm
chung của luật hình sự Việt Nam. Phần quy định chung của Bộ luật hình sự gồm 12
chương.
+ Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự gồm có 14 chương được hệ thống hóa
và sắp xếp theo khách thể loại của sự xâm hạ, có nghĩa là theo các nhóm quan hệ xã
hội cùng loại được luật hình sự bảo vệ.
9.Phân tích nguyên tắc hành vi trong Luật hình sự?
- Nguyên tắc hành vi, Điều 8 BLHS đã xác định tội phạm phải là hành vi trong
định nghĩa về tội phạm. Từ đó, trong phần mô tả các tội danh cụ thể, BLHS khi mô tả
tội phạm đều mô tả hành vi của con người. Với nguyên tắc hành vi, ngành luật hình sự
Việt Nam cấm truy cứu TNHS tư tưởng của con người. Ở khía cạnh này cũng có thể
coi “cấm truy cứu TNHS tư tưởng" là nguyên tắc của ngành luật hình sự.
10.Phân tích nguyên tắc có lỗi trong Luật hình sự?
- Nguyên tắc có lỗi được thể hiện trong định nghĩa về tội phạm tại Khoản 1 điều
8: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý…” người phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự không
phải chỉ vì người này có hành vi khách quan có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại
cho xã hội mà còn vì họ có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi khách
quan đó.
11.Thế nào là hiệu lực hồi tố ? Cho biết Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi
tố không ? Vì sao?
11.1 Thế nào là hiệu lực hồi tố ?
- Hiệu lực Hồi tố là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật
hình sự. Đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định. Là tội phạm so với quy
phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành. Hồi tố là một dạng hiệu lực
pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Nó được coi là tính bắt buộc thi hành của
văn bản trong một giai đoạn nhất định. Trên một không gian nhất định và với những
chủ thể pháp luật nhất định.

11.2 Cho biết Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi tố không ? Vì sao?

Vì: - Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định.
- Điều luật này xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,
giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi
cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi
điều luật đó có hiệu lực thi hành.

You might also like