You are on page 1of 6

LUẬT HÌNH SỰ

CHƯƠNG I:
Bài 1: KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA
LUẬT HÌNH SỰ
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
Dưới góc độ là ngành Luật, Luật hình sự được định nghĩa như sau:
“Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCNVN bao gồm hệ
thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đòng thời quy phạm hình phạt đối với những tội phạm
ấy”
TỘI PHẠM + HÌNH PHẠT = HÌNH SỰ
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự
Đối tượng điều chỉnh của LHS là quan hệ pháp luật hình sự
Là quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm xảy ra giữa nhà nước với người phạm
tội, pháp nhân thương mại phạm tội
Mối quan hệ bất bình đẳng giữa nhà nước và người phạm tội
Chủ thể :Nhà nước ủy quyền cho các cơ quan

Nội dung của quan hệ pháp luật hình sự


(Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể)
Chủ thể Nhà nước Người pháp nhân thương
mại phạm tội
Quyền Truy cứu TNHS đối với Yêu cầu Nhà nước áp dụng
người phạm tội, PNTMPT các biện pháp xử lý hình sự
Áp dụng các HP và các trong giới hạn luật định
biện pháp xử lý khác đối
với người phạm tội,
PNTMPT
Nghĩa vụ Chỉ áp dụng các hình phạt Phải chấp hành các quy
và các biện pháp xử lý hình định của
sự khác tring giới hạn luật
định
Đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của NPT, PNTM
phạm tội
3. Phương pháp điều chỉnh của LHS
- Định nghĩa
Phương pháp “Quyền uy” là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước để diều chỉnh các
quan hệ pháp luật hình sự
Cơ sở của phương pháp
Xuất pháp từ tinh chất bất bình đẳng
Nội dung:
- Nhà nước là chủ thể trực tiếp có quyền buộc người phạm tội, pháp nhân thương
mại phải chịu TNHS về tội phạm mà họ đã thực hiện
- Người phạm tội, PNTM phạm tội phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà
không được ủy thác TNHS cho người khác, tổ chức khác (ai làm người đó chịu)

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
I. Khái niệm đạo luật hình sự Việt Nam
1. Khái niệm
Đạo luật HSVN là VBPL do cơ quan quyền lực nhà nước cáo nhất ban hành, quy định về
tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định TP và HP
đồng thời quy định nhiệm vụ những nguyên tắc chung của luật hình sự VN
2. Phân tích
 Hình thức ĐLHS:
+ BLHS hoàn chỉnh: BLHS hiện hành
+ Văn bản luật đơn hành: Quy định về một số vấn đề cu thể của LHS bề tồn tại dưới hình
thức là luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHS
 Nội dung:
+ Nhóm 1: Những quy định chung về các nguyên tắc chung trong xác định TP và HP
+ Nhóm 2: Các tội phạm quy định về các tội phạm cụ thể về chế tài tương ứng
+ (Phần thứ 3: Điều khoản thi hành)
QPPK có tính chất bắt buộc vừa có tính chất cấm chỉ
 Chủ thể ban hành: Quốc hội
 Nguồn của luật Hình sự: hình thức bên ngoài của pháp luật
II. Cấu tạo của đạo luật hình sự
1. Cấu tạo của luật hình sự
- Phần 1: Những quy định chung
- Phần 2: các tội phạm gồm 26 chương
- Phần 3: Điều khoản thi hành
2. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự
- Định nghĩa QPPLHS: là quy tắc xử sử do nhà nhà nước ban hành được nhà nước
đảm bảo thực hiện bằng các quy phạm pháp luật hình sự
- QPPLHS thứ nhất: không có bộ phận chế tài
- QPPLHS thứ hai: Thường có hai bộ phận là quy định và chế tài
 Các loại quy định
- Quy định đơn giản: là quy định chỉ nêu tên tội phạm mà không mô tả các dấu hiệu
pháp lý của tội phạm VD: Đ171, Đ128
- Quy định mô tả: là quy định không những nêu tên tội phạm mà còn mô tả các dấu
hiệu pháp lý của tội phạm đó VD: Đ168, Đ141,
- Quy định viện dẫn: là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu
của nó thì phải xem xét thêm các quy định khác của pháp luật. VD: Điều 260, Đ157,
Đ259
 Chế tài
- Khái niệm: Chế tài là một bộ phận của QPPLHS nêu ra loại và mức hình phạt áp
dụng đối với người, pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm đã thực hiện nên trong
phần quy định
- Chế tài tương đối dưt khoát: là chế tài chỉ nêu mức tối thiểu và mức tối đa hoặc nó
chỉ nêu ra mức tối đa của một loại hình phạt K2 Đ133(tù có thời hạn) k1 đ124, k1 đ171
- Chế tài lựa chọn: là chế tài nêu nhiều loại hình phạt khác nhau mà Tòa án có thể
lựa chọn một trong những hình phạt đó để áp dụng đối với trường hợp phạm tội được nêu
trong phần quy định k1 Đ133
III. Hiệu lực
1. Hiệu lực theo không gian (xác định được áp dụng với chủ thể nào và ở đâu)
a. Định nghĩa
- Phạm vi áp dụng của luật đối với hành vi phạm tội thực hiện trong không gian
nhất định và đối với một số chủ thể nhất định
- Nguyên tắc chi phối: Nguyên tắc chủ quyền quốc gia (nguyên tắc lãnh thổ) nguyên
tắc quốc tịch và nguyên tắc phổ cập
- Nguyên tắc quốc tịch: Chủ động (dựa vào quốc tịch của chủ thể phạm tội), Bị
động (dựa vào quốc tịch của bị hại) (VN hiện nay vừa áp dụng chủ động và thụ động) ->
Chỉ có một số quốc gia áp dụng
- Nguyên tắc phổ cập: (thẩm quyền phổ quát) xác định hiệu lực của LHS theo
không gian hành vi phạm tội do người nước ngoài thực hiện ở ngoài lãnh thổ quốc gia
với điều kiện là điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Nghĩa vụ cam kết quốc tế
của các thành viên
b. Hiệu lực của LHS đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ VN
- Cơ sở pháp lý: K1 Đ5
- Nguyên tắc: lãnh thổ (Đ1 HP2013)
 K2 Đ5: “Biệt lệ” người nước ngoài phạm đội trên lãnh thổ thuộc đối tượng được
hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự (Giải quyết theo điều ước quốc tế, phong
tục tập quán=> nếu không giải quyết được thì áp dụng ngoại giao)
(Công ước viên về ngoại giao 1962, công ước về lãnh sự 1963 và pháp lệnh về quyền ưu
đãi)
c. Hiệu lực của LHS đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ VN
- Cơ sở pháp lý: K1,2,3 Đ6
- Nguyên tắc K1,2,3 Đ6: Quốc tịch chủ động “Công dân VN, PNTM VN, lãnh thổ
VN”
- Chú ý: Đ6: “Thì CÓ THỂ”
K2, 3 Đ6: Nguyên tắc phổ cập chi phối
2. Hiệu lực của LHS theo thời gian
- Cơ sở: K1 Đ7
BLHS 1985: 1/1/1986
BLHS 1999: 1/7/2000
BLHS 2015: 1/1/2018
- Là điều luật đã bắt đầu có hiệu lực và chưa chấm dứt hiệu lực thi hành
- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực
- Thời điểm chấm dứt hiệu lực
 Luật BH VBQPPL 2015
- Đối với tội phạm được thực hiện trong một thời điểm nhất định => Tại thời điểm
thực hiện hành vi phạm tội đó
- Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian dài thì đạo luật được
áp dụng là đạo luật được áp dụng là đạo luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm cuối
cùng (kết thúc) của việc thưc hiện tội phạm
3. Hiệu lực hồi tố
- Là hiệu lực của VBPL đó được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước
khi VBPL đó có hiệu lực thi hành (với điều kiện k3 đ7)
- Luật hình sự áp dung hiệu lực hồi tố trong 2 trường hợp:
+ Vì lý do nhân đạo: (ở VN đang áp dụng lý do này) khi đạo luật mới khoan hồng hơn so
với luật cũ
+ Vì sự cần thiết bảo vệ lợi ích của nhà nước, XH, CD
 LHSVN chỉ áp dụng hiệu lực hồi tố vì lý do nhân đạo
- Khoản 2 Điều 7: Điều luật mới không có lợi cho người phạm tội là điều luật so với
nội dung nghiêm khắc hơn so với luật cũ
- Nặng hơn ở tiêu chí nào thì dừng ở tiêu chí đó
- Khoản 3 Điều 7: Điều luật mới có lợi cho người phạm tội là điều luật có nội dung
khoan hồng hơn so với luật cũ
3. Các loại giải thích
- Căn cứ vào nguồn gốc và giá trị của sự giải thích
- Giải thích chính thức: là giải thích của CQNN có thẩm quyền UBTVQH
- Giá trị: Có giá trị bắt buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức và công
dân
- Giải thích của cơ quan xét xử: là giải thích luật do Tòa án thực hiện: Có hai loại
Giải thích luật do TA thực hiện khi xét xử án hình sự cụ thể: Giải thích này chỉ có giá trị
bắt buộc trong phạm vi hiệu lực của bản án đó.
- Giải thích khoa học: là giải thích không chính thức do các luật gia, cán bộ nghiên
cứu khoa học pháp lý, những người công tác thực tiễn, đưa ra. Giải thích khoa học được
thể hiện trong các bài báo, tạp chí, các báo cáo khoa học, các sách chuyên khảo, giáo
trình
- Ý nghĩa: không có giá trị bắt buộc đối với cơ quan thực thi PL
- Có ý nghĩa trong việc nâng cao kiến thức PL cho cán bộ thực thi PL và nhân dân

You might also like