You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1

1. Quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết định Khởi tố vụ án Hình sự
(KTVAHS) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhận định sai.
Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm: Điều 144 BLTTHS
Bắt người phạm tội quả tang: Điều 111 BLTTHS
=> Đều có trước quyết định Khởi tố VAHS.

2. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự.
Nhận định sai.
Án oan: không phát sinh QHPLHS nhưng có phát sinh QHPLTTHS (không có hành vi
phạm tội nên không cấu thành tội phạm mà vẫn tiến hành tố tụng).
Tội phạm ẩn: phát sinh QHPLHS nhưng không phát sinh QHPLTTHS (hành vi phạm
tội đã phát sinh trên thực tế nhưng do năng lực yếu kém mà CQĐT không thể phát hiện
ra hành vi - chủ quan hay do người thực hiện hành vi có các thủ đoạn che giấu hành vi
và tại thời điểm thực hiện không có ai phát hiện - khách quan).

3. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật TTHS.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 55 BLTTHS.
Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội (giữa những người tham gia TTHS)
không thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTHS mà thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
Dân sự.

Người bào chữa chỉ định - Điều 76 BLTTHS


Thông qua CQTHTT => Quan hệ giữa CQTHTT và người bào chữa được chỉ định mới
thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTHS.

4. Quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp luật
TTHS.
Nhận định đúng.
- QHPLTTHS là các QHXH phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, chịu sự điều
chỉnh của các quy phạm pháp luật TTHS.
QHPLTTHS cần chứng minh các yếu tố: Chủ thể, khách thể (khi 2 bên có quan hệ lẫn
nhau trong quá trình giải quyết vụ án thì hoạt động đó hướng đến mục đích gì => mục
đích là khách thể), nội dung (quyền và nghĩa vụ của 2 bên).
- CQĐT và Nguyên đơn dân sự:
+ Chủ thể: điểm a khoản 1 Điều 34, khoản 9 Điều 55 BLTTHS.
+ Khách thể: Điều 15 BLTTHS - xác định sự thật vụ án.
+ Nội dung: Điều 37, 63 BLTTHS.
=> Đủ 3 yếu tố thì phát sinh QHPLTTHS.

5. QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPL tố tụng hình sự.
Nhận định sai.
QHPL mang tính quyền lực nhà nước là một trong ba đặc điểm QHPL tố tụng hình sự.
Ngoài ra, không chỉ QHPL tố tụng hình sự mới mang tính quyền lực nhà nước mà còn
có các QHPL khác cũng mang tính quyền lực nhà nước, chẳng hạn như QHPL tố tụng
dân sự hay QHPL tố tụng hành chính.

6. Phương pháp phối hợp - chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các
CQTHTT.
Nhận định sai.
- Giữa CQTHTT và người có thẩm quyền TTHT.
- Giữa người có thẩm quyền TTHT với nhau (điều tra viên khám nghiệm hiện trường và
có kiểm sát viên sẽ giám sát hoạt động này - Điều 201 BLTTHS).
- Giữa CQTHTT và Công an xã, phường, thị trấn (không phải là CQTHTT theo Điều 34
BLTTHS - thuộc cơ quan, tổ chức khác theo Điều 35 BLTTHS - tiếp nhận tin báo, tố
giác nhưng phải chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền để điều tra, giải quyết - khoản
3 Điều 146 BLTTHS).

7. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi phương
pháp quyền uy.
Nhận định đúng.
- Phương pháp quyền uy dùng để điều chỉnh MQH giữa các cơ quan, người có thẩm
quyền THTT với người TGTT.
- Các quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền THTT mang tính chất bắt buộc đối
với những người TGTT.
- Theo đó, điều tra viên là chủ thể THTT theo điểm a khoản 2 Điều 34 BLTTHS,
người bào chữa là chủ thể TGTT theo khoản 17 Điều 55 BLTTHS. Do đó, quan hệ
giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.

8. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp luật TTHS.
Nhận định sai.
Quy định gián tiếp trong pháp luật dân sự: có quy định trách nhiệm chứng minh giữa
nguyên đơn và bị đơn khi có nghĩa vụ thu thập chứng cứ; Tòa án có nguyên tắc “xét xử
kịp thời, công bằng, công khai” => xác định chứng cứ có hợp pháp, liên quan không.
=> Có xác định sự thật của vụ án.

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trực tiếp trong pháp luật
TTHS. => Nhận định đúng.

9. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tòa hình sự.
Nhận định sai.
Điều 25 BLTTHS 2015: Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong,
mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu
chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Vì
thế, nguyên tắc xét xử công khai không phải luôn được áp dụng cho tất cả phiên tòa
hình sự.

11. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để Tòa án
ra bản án, quyết định.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 26 BLTTHS 2015
- Hồ sơ vụ án.
- Kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa.
- Kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
=> Đủ 3 điều kiện thì mới có thể ra bản án, quyết định.

12. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình.
Nhận định sai.
Điều 29 BLTTHS 2015: Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự phải là tiếng
Việt và chỉ cho phép người TGTT mới được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình trong trường hợp có phiên dịch. Không áp dụng đối với người THTT.

You might also like