You are on page 1of 2

MÔN: PLĐC

1/ Đúng. Quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm
đối với xã hội mà hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm, và sau đó khi mà tội
phạm đó được phát hiện và cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải quyết thì mới
xuất hiện quan hệ pháp luật TTHS. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường hợp quan hệ
pháp luật TTHS xuất hiện nhưng không trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự như trường
hợp người bị bắt nhầm thì người này không thực hiện hành vi phạm tội nhưng vẫn phát
sinh quan hệ TTHS.

2/ Đúng. Quan hệ pháp luật TTHS là những quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt trong quá trình giải quyết VAHS được các quy phạm pháp luật TTHS điều chỉnh.
Theo đó quan hệ giữa cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự có chủ thể là cơ quan có
thẩm quyền TTHS (CQĐT) với người tham gia tố tụng (nguyên đơn dân sự) (Điều 34, 55
BLTTHS). Trong quá trình điều tra, CQĐT có quyền triệu tập và lấy lời khai của đương
sự (bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan
đến vụ án hình sự - điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS) từ đó phát sinh quan hệ TTHS giữa
CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS.

3/ Đúng. Phương pháp quyền uy điều chỉnh những mối quan hệ giữa các cơ quan và
người có thẩm quyền THTT với những người TGTT trong quá trình giải quyếtvụ án.
Trong trường hợp này điều tra viên là người THTT và người bào chữa là người TGTT
nên quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa sẽ được điều chỉnh bởi phương pháp
quyền uy.

4/ Sai. Về nguyên tắc thì mọi phiên tòa đều phải được mở xét xử công khai, mọi công dân
đều có quyền được tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng đồng thời
quy định các trường hợp ngoại lệ. Theo đó, vụ án sẽ được tiến hành xétxử kín, tuy nhiên
phải tuyên án công khai đối với trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần
phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu
cầu chính đáng của đương sự (Đ25 BLTTHS)

5/ Sai. Điều 29 BLTTHS, chỉ người TGTT mới có quyền dùng tiếng nói và chữviết của
dân tộc mình.

BT TÌNH HUỐNG:

1. Căn cứ theo k2 Đ5 BLHS và k2 Đ3 BLTTHS thì A phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
nhưng A lại thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi
miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên nên vấn đề TNHS của A được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc
theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có
tập quán quốc tế thì TNHS của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

2. Theo Đ70 BLTTHS thì chỉ có CQCTQTHTT mới có quyền yêu cầu người phiên dịch
tham gia tố tụng, A đề nghị có người phiên dịch cho mình do không sử dụng thông thạo
tiếng Việt thì có thể được CQCTQTHTT chấp nhận.

3. A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Đ251 BLHS, với số lượng
1,75kg ma túy thì hành vi của A rơi vào khoản 4 Đ251 với khung hình phạt là phạt tù 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình nên theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 76 BLTTHS,
trường hợp A không thể nhờ được luật sư bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền THTT
phải chỉ định người bào chữa cho A.

You might also like