You are on page 1of 12

Câu 10. Khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.

a. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó đang hoạt động trên không phận
quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. S

LHSVN hiện nay còn có khái niệm lãnh thổ mở rộng, tức là lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về
phương diện pháp lí.

b. Người phạm tội luôn phải chịu hình phạt trên thực tế. S

Trong thực tế vẫn có trường hợp ng phạm tội không phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng
được miễn TNHS, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.

c. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS không cần thuân theo bất kỳ quy định nào. S

d. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. S

Theo khoản 2 điều 93 và khoản 3 điều 8 thì tội giết người có thể là tội rất nghiêm trọng.

e. BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. S

Theo điều 6 BLHS

f. Người được hưởng quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự nếu phạm tội trên
lãnh thổ Việt Nam cũng không phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam S

Theo điều 5, sẽ giải quyết theo con đường ngoại giao, nhưng không có nghĩa là không phải chịu TNHS theo
BLHS VN.

g. Người bị toà án tuyên phạt 5 năm tù là người phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng. S

Có thể là tội rất nghiêm trọng, nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo điều 46 thì sẽ được hưởng hình phạt nhẹ
hơn qui định của bộ luật (điều 47)

h. BLHS Việt Nam không có hiệu lực trở lại (hiệu lực hồi tố) S

theo khoản 3 Điều 7. LHSVN không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng k có lợi cho người bị áp
dụng. Ngược lại, trong trường hợp áp dụng mà có lợi cho họ thì luật hình sự VN có hiệu lực hồi tố.

Câu hỏi và Trả lời môn Luật tố tụng hình sự

Posted at 08:51 | in

Năm 2001 A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 điều 139/BLHS và bị xử phạt 15
năm.Đang thụ hình trong trại giam được 3 năm thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù.Sự việc xảy
ra là do có có sự khiêu khích của người bị hại trong vụ án này. Về tội phạm mới,A bị xét xử theo khoản 4 điều
104/BLHS vì đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và bị xử phạt 12 năm tù .Chi phí điều trị cho người bị hại là
9.200.000 đồng .Gia đình của A đã gửi cho gia đình người bị hại 5 triệu đồng dùng để điều trị cho người bị hại.
1.Hãy xác định:
A) Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS nào không? “Nếu có thì hãy
chỉ rõ điều luật quy định về giá trị giảm nhẹ của nó.
B) Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không?
C) Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là tình tiết tăng nặng TNHS theo điều
48/BLHS hay là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm mới .
2 Tổng hợp 2 bản án trên để quyết định hình phạt chung đối với A
3. Xác định những vấn đề khác cần giải quyết trong vụ án này, chỉ rõ căn cứ pháp lý và hướng giải quyết.
Trả lời:
1) A),b) và c):
-Tình tiết giảm nhẹ: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (điểm b,
khoản 1, điều 46) (xem thêm mục 1, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP). Còn về tình tiết A phạm tội do bị
khiêu khích, vì không nói rõ là khiêu khích như thế nào nên mình ko coi đó là tình tiết giảm nhẹ.
- Tình tiết tăng nặng: Tái phạm nguy hiểm (điểm g, khoản 1, điều 48), đây là tình tiết tăng nặng TNHS
2) Tổng hợp hình phạt theo khoản 2, điều 51: Hình phạt của A=12 + 15-2=25 năm.
3) Các vấn đề khác cần giả quyết: A (thực chất là gia đình của A) phải bổi thường cho người bị hại thêm 4tr200
ngàn đồng (khoản 2, điều 42).

Quyết định khởi tố vụ án hình sự

Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng
đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan
khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra
quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.

Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không
khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ
án.

Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại
phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

Điều 205 bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:

Điều 205. Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt

Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm
người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố
tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu có người
yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.

Quyết định của Toà án có thể là:

- Thứ nhất: Tiếp tục xét xử nếu thấy sự có mặt của nhân chứng này là không cần thiết, không ảnh hưởng tới
việc xét xử hoặc đã có các nhân vật chứng chứng minh khác thay thế.
- Thứ hai. Hoãn phiên toà lại cho đến khi triệu tập được nhân chứng tới làm chứng trước toà nếu, nhân chứng
đã được triệu tập mà không đến, việc thiếu nhân chứng sẽ không thể làm sáng tỏ vụ án.

Luật tố tụng hình sự khác luật hình sự ở chỗ nào?

Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn
bình thường nếu phạm vào.

Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc
bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc .v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng
cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi
cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự.

Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến
hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.
còn

Nhằm góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật hình sự; giúp cho cán bộ, nhân dân quán triệt sâu sắc
và nêu cao ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, nâng cao chất lượng vào hiệu quả công tác điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án hình sự

Luật tố tụng hình sự là hình thức, luật hình sự là nội dung. Luật tố tụng là thủ tục để thực hiện, áp dụng luật nội
dung!

Thế nào là tội chuẩn bị phạm tội?

Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Ngày cập nhật : 31/01/2010)
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của
Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ
thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù
chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có
thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù
chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu
là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Câu hỏi ôn tập tố tụng hình sự: Trắc nghiệm, nhận định, bài tập có lời giải

I/- CÂU NHẬN ĐỊNH:


1. Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng hình sự?
Sai. Khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải xét xử phúc thẩm, hay
giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS, khi không có
người bào chữa thì toà án hoãn phiên toà?
Sai. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp
của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và phiên tòa vẫn làm việc.

3. Một trong các bên của quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Đúng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là những cơ quan tiến hành tố tụng mang tính quyền lực nhà
nước.

4. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự?
Sai. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.

II/- BÀI TÌNH HUỐNG

1. Ban đêm A và B cùng nhau đi đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan. Trên đường đi A và B gặp
C (C 17 tuổi, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ, C đồng ý cùng đi. Đến nơi C được A, B phân
công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế hoạch đã định. Sau khi trộm được một số tài sản,
chúng trộm thêm chiếc xích lô của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm sau C ăn năn, hối
cải nên đã đến cơ quan công an tự thú. Hãy xác định tư cách tố tụng của những người nói trên.
-A, B có hành vi trộm cắp tài sản và C là đồng phạm. C đến công an tự thú là hành vi tự ý nữa chừng chấm dứt
phạm tội, đối với hành vi này có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với C.
-Do vụ trộm cắp cơ quan điều tra chưa khởi tố nên những người nói trên chưa xác định được tư cách tố tụng.

2. Nguyễn Văn H (20 tuổi) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của B đang đi trên đường và bị bắt quả tang.
H đã bị cơ quan Điều tra khởi tố về tội cướp tài sản. Ông A là cha của H hiện là luật sư tham gia tố tụng để
bảo vệ quyền lợi cho H. Hãy xác định tư cách tố tụng của A, B, H trong quá trình giải quyết vụ án HS nói
trên?
Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B sử dụng là
xe của cơ quan X giao cho B đi công tác.
Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách tố tụng nào xuất hiện khi phát hiện tình
tiết này không?
-H là bị can;
-A người bào chữa;
-B là người bị hại.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao
cho B đi công tác, tư cách tố tụng của B bị thay đổi, tư cách tố tụng mới là cơ quan X nguyên đơn dân sự.

MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ


I/- CÂU NHẬN ĐỊNH:
1. Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng
hình sự?
Sai. Sau khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì
vụ án không phải trải qua một hoặc nhiều giai đoạn tố tụng sau đó (phúc thẩm,
giám đốc thẩm, hay tái thẩm.)
2. Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản
2 Điều 57 Bộ luật TTHS, khi không có người bào chữa thì toà án hoãn phiên
toà?
Sai. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can,
bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và
phiên tòa vẫn làm việc.
3. Một trong các bên của quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc phải là
cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Đúng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là những cơ quan tiến hành
tố tụng mang tính quyền lực nhà nước.
4. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là quan hệ pháp
luật tố tụng hình sự?
Sai. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở trong
một số quan hệ pháp luật khác ví dụ như tố tụng dân sự, tố tụng hành chính....
5. Phương pháp phối hợp-chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng?
Sai. Phương pháp phối hợp chế ước là các phương pháp điều chỉnh các
quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động của mình các chủ thể này phối
hợp và chế ước lẫn nhau. Ngoài việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan
tiến hành tố tụng còn điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khác như hợp đồng dân
sự…
6. Xác định nhận định nào sau đây là đúng:
a. Quan hệ pháp luật TTHS luôn mang tính quyền lực nhà nước.
b. Quan hệ pháp luật hình sự luôn mang tính quyền lực nhà nước.
c. Quan hệ pháp luật hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước.
d. Mọi quan hệ pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà n ư ớc.
e. Nhận định a, b và c là đúng
7. Nguyên tắc nào trong số những nguyên tắc sau đây là nguyên tắc
đặc thù của luật TTHS.
a. Nguyên tắc xét xử công khai.
b. Nguyên tắc hai cấp xét xử.
1
c. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước toà.
d. Nguyên tắc suy đoán vô tội.
e. Nguyên tắc đ ảm bảo quyền bào chữa cho ng ư ời bị buộc tội.
f. Nguyên t ắc xác đ ịnh sự thật vụ án.
g. Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
h. Chỉ có nguyên tắc d, e
8. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi có tội phạm xảy ra.
b. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi xác đ ịnh đư ợc dấu hiệu tội
phạm.
c. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
d. Tất cả đều đúng.
9. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trong quá trình giải quyết vụ án HS, chỉ có cơ quan tiến hành tố
tụng mới có nghĩa vụ phối hợp và chế ước lẫn nhau?
Sai. Trong quá trình giải quyết vụ án ngoài cơ quan tiến hành tố tụng còn
có các chủ thể khác như hội thẩm nhân dân… cũng phối hợp và chế ước lẫn nhau.
b. Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án HS đều là những
người tiến hành tố tụng?
Sai. Chỉ những người đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các
hoạt động tố tụng hình sự nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
c. Tất cả những người tham gia tố tụng đều có quyền và lợi ích trong
vụ án đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng?
Sai. Chỉ những người được quy định tại Điều 43 BLTTHS mới có quyền
thay đổi người tiến hành tố tụng.
10. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tội phạm xâm hại?
b. Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất,
tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra?
c. Ng ư ời bị hại là ng ư ời bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản
do tội phạm gây ra?
11. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Khai báo là quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.
b. Khai báo là nghĩa vụ của bị can, bị cáo?
c. Khai báo là quyền của bị can, bị cáo?
12. Nhận định nào sau đây là đúng:

a. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự?
b. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ?
c. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo?
d. Ng ư ời bào chữa là ng ư ời bảo vệ quyền lợi cho ng ư ời bị tạm giữ, bị
can, bị cáo?
e. Tất cả các nhận định trên là đúng?
13. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án?
b. Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án và được
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mời làm chứng?
c. Người làm chứng là người biết tình tiết của vụ án và được cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền mời làm chứng?
d. Nhận đ ịnh b, c là nhận đ ịnh đ úng?
e. Tất cả các nhận định trên đều đúng?
14. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Việc thay đổi thẩm phán do Chánh án toà án hoặc Chánh án toà án
cấp trên trực tiếp quyết định.
b. Việc thay đổi thẩm phán do hội đồng xét xử quyết định.
c. Việc thay đổi thẩm phán do Chánh án toà án, Chánh án toà án cấp
trên trực tiếp hoặc hội đồng xét xử quyết định.
15. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Việc thay đổi Điều tra viên do Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp
quyết định.
b. Việc thay đổi Điều tra viên do thủ tr ư ởng c ơ quan điều tra quyết
định.
c. Nhận định a, b đều sai
16. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện tr ư ởng viện kiểm sát hoặc Viện
tr ư ởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
b. Việc thay đổi Kiểm sát viên do Chánh án toà án quyết định.
c. Việc thay đổi kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định.
d. Chỉ có nhận định a, c là đúng.
17. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người thân thích của bị can, bị cáo không được bào chữa cho bị can,
bị cáo.
b. Người thân thích của người bị hại không được bào chữa cho bị can,
bị cáo.
c. Người biết được tình tiết của vụ án không được bào chữa cho bị can,
bị cáo.
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Theo LHS Việt Nam thì chủ thể của tội phạm trước hết phải là:
a. Con người cụ thể. c. Pháp nhân.
b. Con vật. d. Con người, con vật và pháp nhân.
2. Mệnh đề nào sau đây không có trong khái niệm chủ thể của tội phạm?
a. Người không có năng lực TNHS. c. Người đạt độ tuổi theo luật định
b. Người đã thực hiện hành vi phạm tội. d. Người có năng lực TNHS.
3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
a. Năng lực TNHS là khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của con người.
b. Năng lực TNHS là khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của con người.
c. Năng lực TNHS không phải là dấu hiệu bắt buộc của chủ thể
d. Người đạt độ tuổi theo luật định luôn là người có năng lực TNHS
4. Để xác định một người không có năng lực TNHS thì phải căn cứ vào:
a. Dấu hiệu y học b. Dấu hiệu tâm lý
c. Dấu hiệu y học hoặc dấu hiệu tâm lý. d. Dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý..
5. Nếu căn cứ vào dấu hiệu y học thì người không có năng lự c TNHS trước hết là người:
a. Mắc bệnh tâm thần b. Mắc bệnh khác (không phải bệnh tâm thần)
c. Mắc bệnh tâm thần và bệnh khác d. Mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.
6. Theo dấu hiệu tâm lý thì người không có năng lực TNHS là người:
a. Mất khả năng nhận thức.
b. Mất khả năng điều khiển hành vi.
c. Mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
d. Mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi
7. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội nào trong số các tội nêu dưới đây?
a. Tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS. b. T ội ph ạm quy đ ịnh t ại kho ản 2 Đi ều 138
BLHS
c. Tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 154 BLHS. d. T ội ph ạm quy đ ịnh t ại kho ản 2 Đi ều 165
BLHS
8. Nếu thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã h ội, có lỗi thì M. (15 tuổi) s ẽ ph ải ch ịu TNHS
về tội nào sau đây?
a. Tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 115 BLHS. b. T ội phạm quy đ ịnh t ại kho ản 1 Đi ều 112
BLHS
c. Tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS. d. Cả 2 tội nêu ở đáp án a và b.
9. Mệnh đề nào sau đây là đúng khi nó được s ử d ụng đ ể nh ận đ ịnh v ề ch ủ th ể đ ặc bi ệt c ủa t ội
phạm?
a. Họ bị truy cứu TNHS vì có những dấu hiệu đặc biệt.
b. Vì có những dấu hiệu đặc biệt họ mới thực hiện được tội phạm mà cấu thành tội phạm đó phản ánh.
c. Chủ thể đặc biệt của tội phạm phải là người có chức vụ quyền hạn.
d. Những dấu hiệu đặc biệt đó không có ý nghĩa đối với việc định tội.
10. Khẳng định nào đúng?
a. Coi là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, khi thỏa mãn một trong hai dấu hiệu y học hoặc tâm
lý.
b. Phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc say do dùng chất kích thích m ạnh khác thì không ph ải ch ịu
TNHS.
c. Người mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu TNHS.
d. Khái niệm chủ thể của tội phạm và khái niệm nhân thân người ph ạm t ội là không đ ồng nh ất nh ưng có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
11. Trong số các tội phạm sau, tội phạm nào có chủ thể đặc biệt?
a. Tội bạo loạn (Điều 82) b. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)
c. Tội loạn luân (Điều 150) d. Tội đưa hối lộ (Điều 289)
12. Tình tiết nào sau đây thuộc về nhân thân người phạm tội?
a. Tình tiết quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 b. Tình ti ết quy đ ịnh t ại đi ểm m kho ản 1
Điều 46
c. Tình tiết quy định tại điểm e khoản 1 Đi ều 48. d. Tình ti ết quy đ ịnh t ại đi ểm n kho ản 1
Điều 48

13. Khi tính tuổi chịu TNHS, nếu chỉ biết được tháng sinh mà không bi ết ngày sinh c ủa ng ười
phạm tội thì ngày sinh đó sẽ được xác định là:
a. Ngày đàu tiên của tháng đó b. Ngày 15 của tháng đó
c. Ngày cuối cùng của tháng đó d. Ngày mùng 1 của tháng sau
14. Khẳng định nào sai ?
a. Nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc định tội đối với một số tội phạm c ụ thể.
b. Luật hình sự Việt nam xác định tuổi 14 là tuối bắt đầu có năng lực TNHS
c. Khi xác định TNHS chỉ cần dựa vào dấu hiệu tâm lý
d. Dấu hiệu của chủ thể đặc biệt là dấu hiệu không bắt buộc trong c ấu thành c ơ b ản c ủa t ội thi ếu trách
nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
15. Ai trong số những người sau đây là chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 107 BLHS?
a. Nhân viên công ty vệ sinh b. Công nhân điện
c. Bảo vệ cửa hàng tư nhân d. Công dân đ ược giao nhi ệm v ụ ph ối h ợp v ới c ảnh sát b ảo v ệ
trật tự
16. Nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi thì H 15 tu ổi ph ải ch ịu TNHS v ề t ội nào
trong số các tội phạm sau?
a. Tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 202 BLHS. b. Tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 194
BLHS
c. Tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 139 BLHS. d. Tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 98
BLHS.
17. Mệnh đề nào sau đây là đúng khi nó được sử dụng để nói về vấn đề năng lực trách nhi ệm hình
sự?
a. Người có năng lực TNHS là người có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình
b. Người có năng lực TNHS là người có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
c. Tất cả những người mắc bệnh tâm thần đều không có năng lực TNHS.
d. Tất cả những người từ đủ 16 tuổi trở lên đều có năng lực TNHS
18. Trong số các tội phạm dưới đây, tội phạm nào là tội phạm mà chủ thể phải là người từ đủ 18 tuổi
trở lên?
a. Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) b. Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116)
c. Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118) ̣ d. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều
120)
19. Khẳng định nào đúng?
a. Tội trộm cắp tài sản (Điều 138) là tội phạm có chủ thể đặc biệt
̣
b. Người 15 tuổi bị coi là đủ tuổi chịu TNHS về tội trộm cáp tài sản quy định tại khoản 2 Điều 138
c. Chủ thể của tội tham ô tài sản (Điều 278) là người có trách nhiệm quản lý tài sản của Nhà nước
d. Người đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 203 BLHS
20. Vũ K ra lệnh cho con chó béc-giê của mình t ấn công Hoàng Ng ọc A và gây th ương tích cho A
21%. Trong trường hợp cụ thể này thì chủ thể của tội phạm là:
a. Con chó béc-giê b. Vũ K
c. Vũ K và con chó béc-giê d. Hoàng Ngọc A
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng b ị hạn ch ế ho ặc b ị m ất kh ả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình có phải chịu TNHS không? Tại sao?
Câu 2. Cơ sở của quy định tuổi chịu TNHS trong BLHS Việt Nam? Theo anh (ch ị) qui đ ịnh tu ổi ch ịu
TNHS trong BLHS Việt Nam hiện nay đã hợp lý chưa? Hướng hoàn thiện?
Câu 3. Theo Luật hình sự Việt nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng r ượu ho ặc chất kích
thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Hãy cho biết quan điểm cá nhân về qui định trên.
Câu 4. Theo Luật hình sự Việt nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng r ượu ho ặc ch ất kích
thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Hãy cho biết quan điểm cá nhân về qui định trên.

Bài tập tình huống


Bài 1: A có hành vi phạm tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng v ề an ninh qu ốc gia. T ội ph ạm
và hình phạt quy định tại Điều 231 BLHS. Trước đó A đã bị kết án và chưa được xóa án tích về T ội c ướp
tài sản (Điều 133 BLHS).
a) Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 49 BLHS hãy xác định A có thu ộc tr ường h ợp tái ph ạm nguy hi ểm
không? Tại sao? Căn cứ pháp lý?
b) Nếu A mới đủ 15 tuổi 10 tháng (có TNHS) thì A có phải chịu TNHS không? Tại sao? Căn cứ pháp lý?
Bài 2: A 15 tuổi 6 tháng đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đ ường b ộ gây thi ệt h ại cho tính m ạng
của 3 người. Hành vi của A được quy định tại khoản 3 Điều 202 BLHS.
a. A có phải chịu TNHS không? Tại sao? Căn cứ pháp lý?.
b. Tội mà A đã phạm thuộc loại tội có cấu thành cơ bản hay cấu thành tăng nặng? Tại sao?
Bài 3: Nguyễn Văn Hùng quê Thạch Hà, Hà Tĩnh, đã có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản. Ngày 06 tháng
02 năm 2007, sau khi chấp hành xong hình phạt về tội tr ộm c ắp, Hùng đã đ ược tr ả t ự do (ch ưa đ ược xoá
án tích). Tuy nhiên Hùng không trở về nhà mà lên thẳng Di Linh, Lâm Đ ồng xin làm thuê cho ông Đào
Văn. Trong khi làm việc cho ông Văn, Hùng đã chú ý đến Đào Thị Mai P. - con gái ông Văn, sinh ngày 09
tháng 12 năm 1994. Ngày 07 tháng 03 năm 2007 Hùng đã rủ Mai P trốn nhà theo h ắn. Mai P đ ồng ý và đ ể
có tiền trốn đi, Hùng còn xúi Mai P lấy của gia đình 1.300.000đ, 4,2 chỉ vàng, 01 đi ện tho ại di đ ộng, 2
giấy tờ xe máy. Cả 2 trốn về quê Hùng. Tại quê, Hùng giấu Mai P trên thuyền và đã m ấy ch ục l ần giao
cấu với Mai P.
Nguyễn Hoàng Phong là em của Hùng đã lợi dụng tình hình trên, dò la tìm đ ược s ố đi ện tho ại c ủa
ông Đào Văn thông báo cho ông Văn biết và đòi ông Văn ph ải n ộp 200.000.000đ. ti ền chu ộc Mai P., n ếu
không Mai P. sẽ “tan nát không còn gì”. Ông Đào Văn đã báo CA và ngày 14/04/2007 bọn chúng bị bắt.
Hỏi:
a. Giả sử Hùng là người có bệnh tâm thần thì vấn đề TNHS có đặt ra với Hùng không? Tại sao?
b. Nếu Phong 15 tuổi khi phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS) thì Phong có ph ải ch ịu TNHS
không? Hãy giải thích
c. Có thể coi Hùng là tái phạm nguy hiểm không? Hãy giải thích?
Bài 4: Do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm trước kia nên khi "chạm mặt" nhau tình cờ tại tiệc cưới của bạn,
Nguyễn Đức Anh (18 tuổi, Đông Sơn, Thanh Hóa) đã có lời lẽ xúc phạm và tát người yêu cũ Bùi Thị Huyền,
16
tuổi. Bị mất thể diện, Huyền điện thoại mách với Nguyễn Ngọc Ánh (17 tuổi, người yêu m ới). B ực t ức
vì bạn gái bị đánh, Ánh rủ Sơn (24 tuổi) đến nhà Đức Anh để "hỏi tội” nhưng không gặp đối thủ.
Vài hôm sau, Huyền thấy người tình cũ đi cùng nhóm bạn vào trường Thương mại trung ương 5, nên gọi
báo cho Ánh và Sơn. Trước khi đi, Ánh dặn Sơn mang theo dao bấm.
Phục tại cổng trường đến tối, thấy Đức Anh, Ánh (bịt kh ẩu trang) cùng S ơn lao đ ến túm c ổ áo, đánh liên
tiếp vào đầu và mặt Đức Anh. Khi nhóm bạn của nạn nhân can ngăn, Ánh c ầm dao xông vào đâm m ột
nhát chí mạng khiến Đức Anh gục xuống và chết trên đ ường c ấp c ứu. Ánh ph ạm t ội gi ết ng ười (Đi ều
93)
a. Giả sử Ánh bị mắc bệnh tâm thần ở thời điểm phạm tội thì Ánh có phải chịu TNHS không? Tại sao?
b. Giả sử trước khi phạm tội này, Ánh đã phạm tội cướp tài sản (kho ản 2 Đi ều 133) ch ưa đ ược xoá án
tích thì Ánh bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Hãy giải thích ?
c. Hành vi phạm tội giết người của Ánh tác động đến đối tượng nào? Tại sao?

Câu hỏi trắc nghiệm


1. Dấu hiệu nào sau đây không thuộc mặt khách quan của tội phạm
a. Thời gian phạm tội. b. Địa điểm phạm tội
c. Lý trí của người phạm tội d. Công cụ phạm tội

2. Dấu hiệu quan trọng nhất trong MKQ là:


a. Hành vi. b. Hậu quả.
c. Mối QHNQ giữa hành vi và hậu quả. d. Những biểu hiện khác của MKQ
3. Hành vi nguy hiểm nào sau đây có ý nghĩa về mặt hình sự?
a. Hành vi phá phách của người đang lên cơn điên. b. Hành vi phá phách của trẻ con
c. Hành vi có ý thức và ý chí của con người. d. Sự phá phách của súc vật

4. Theo định nghĩa thì không hành động phạm tội là:
a. Không thực hiện hành vi phạm tội.
b. Thực hiện hành vi thông qua người khác
c. Không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.
d. Không ngăn cản người khác phạm tội

5. Trong số các tội dưới đây tội nào là tội phạm có thể được thực hiện bằng không hành động?
a. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 85)
b. Tội cướp tài sản (Điều 133)
c. Tội làm nhục người khác (Điều 121)
d. Tội che giấu tội phạm (Điều 313)

6. Tội phạm nào sau đây là tội ghép?


a. Tội giết người (Điều 93 BLHS)
b. Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS)
c. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS)
d. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS)

7. Khẳng định nào đúng?


a. Phạm liên tiếp hai tội khác nhau là tội ghép
b. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135) là tội ghép
c. Hai hay nhiều hành vi được ghép lại là tội ghép
d. Tội mua bán trẻ em là tội ghép vì trong mặt khách quan có hành vi mua và bán trẻ em

8. Tội kéo dài là tội phạm trong đó:


a. Hành vi khách quan diễn ra không gián đoạn trong thời gian dài
b. Hành vi khách quan được thực hiện nhiều lần
c. Hành vi khách quan đã chấm dứt nhưng một thời gian sau mới phát sinh hậu quả mà người phạm tội mong
muốn
d. Hành vi vi phạm pháp luật nhiều lần

9. Tội nào nêu dưới đây là tội kéo dài


a. Tội trốn tránh nghiã vụ quân sự (Điều 259). b. T ội c ản tr ở giao thông đ ường b ộ (Đi ều
203)
c. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143). d. Tội giết người (Điều 93)

10. Những hành vi nào sau đây là hành vi khách quan của tội liên tục?
a. Giết nhiều người trong một lần phạm tội giết người. b. Trộm cắp vặt nhiều lần
c. Đồng thời phạm 2 tội: cướp giật tài sản và giết người. d. Hiếp dâm xong rồi giết nạn nhân
11. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra cho:
a. Đối tượng tác động của tội phạm. b. Khách thể của tội phạm
c. Người bị hại. d. Gia đình người bị hại

12. Hậu quả của tội phạm có ý nghĩa:


a. Định tội. b. Định khung.
c. Tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS. d. Tất cả các đáp án trên

13. Khẳng định nào sai ?


a. Địa điểm phạm tội có thể là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cụ thể nào đó
b. Hành động phạm tội nguy hiểm hơn không hành động phạm tội
c. Giết người là tội phạm có thể được thực hiện bằng không hành động
d. Vu khống là tội phạm được thực hiện bằng lơì nói

14. Phát biểu nào sau đây là đúng?


a. Tất cả các tội phạm có hậu quả là dấu hiệu bắt buộc đều nguy hi ểm h ơn các t ội ph ạm mà h ậu qu ả
không phải là dấu hiệu bắt buộc.
b. Không cần phải xác định mối QHNQ trong các tội có c ấu thành hình th ức, cho dù trên th ực t ế h ậu qu ả
đã phát sinh.
c. Không thể nhận biết mối QHNQ bằng trực giác mà phải nhận biết nó bằng tư duy logic.
d. Nguyên nhân làm phát sinh hậu quả cũng chính là điều kiện làm phát sinh hậu quả.

15. Tội nào trong số các tội phạm sau mà trong cấu thành có dấu hiệu địa điểm là bắt buộc
a. Tội bạo loạn (Điều 82). b. Tội hoạt động phỉ (Điều 83)
c. Tội cướp tài sản (Điều 133). d. Tội trộm cắp tài sản (Điều 138)

16. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hi ểm và h ậu quả nguy hi ểm là d ấu hi ệu đ ịnh t ội đ ối
với:
a. Tội phạm có CTTP vật chất. b. Tội phạm có CTTP hình thức
c. Tội phạm có CTTP cắt xén. d. Tội phạm có CTTP hình thức và cắt xén

17. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại:


a. Về tài sản. b. Về thể chất
c. Về tinh thần d. Tất cả các thiệt hại về tài sản, thể chất hoặc tinh
thần

18. Trong số các tội phạm sau, tội phạm nào là t ội ph ạm ch ỉ đ ược th ực hi ện b ằng không hành
động
a. Tội giết người (Điều 93) b. T ội hu ỷ ho ại ho ặc c ố ý làm h ư h ỏng tài s ản (Đi ều
143)
c. Tội không tố giác (Điều 314) d. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)

19. Tội phạm quy định tại điều 100 BLHS là tội phạm:
a. Cấu thành tội phạm vật chất b. Cấu thành tội phạm hình thức
c. Cấu thành tội phạm cắt xén d. Cấu thành tội phạm hình thức và cắt xén

20. Khẳng định nào đúng?


a. Mỗi tội phạm chỉ có một cấu thành cơ bản và chỉ một mà thôi.
b. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Đi ều 104 BLHS) là t ội có
cấu thành tội phạm vật chất.
c. Dấu hiệu quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi tội phạm cụ thể.
d. Với mọi trường hợp phạm tội, chỉ khi nào có hậu qu ả xảy ra thì ng ười th ực hi ện hành vi nguy hi ểm
cho xã hội, mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài tập tình huống


Bài 1: A là nhân viên bảo vệ kho X cảng Hải Phòng. Trong một ca trực đêm,do một người vắng mặt nên A
phải trực một mình. Vào lúc 1 giờ sáng, trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ A bị ba tên côn đồ xông tới
kề súng vào cổ A dọa bắn chết nếu A không giao chìa khóa kho hàng cho chúng. Trong tình trạng đó A buộc
phải giao chìa khóa cho chúng. Bọn côn đồ còn trói A lại, nhét khăn vào miệng A. K ết qu ả b ọn chúng đã
chiếm đoạt được một số hàng hóa có giá trị 500 triệu đồng. Ngày hôm sau vụ việc được phát hiện. Hãy cho
biết:
a. Anh A có phải chịu TNHS về việc đã để thất thoát số tài sản nói trên không? Tại sao?
b. Thủ đoạn của ba tên côn đồ đó là gì?

Bài 2: Chị X vừa được công ty thương mại H tuyển vào làm thủ quỹ. Biết đ ược vi ệc này, ba tên A,B,C
(đã thành niên và đều là thành phần không việc làm, nghiện ngập) đã ch ặn đ ường ch ị X đòi ch ị ph ải l ấy
10 triệu đồng của công ty nộp cho chúng, nếu không chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà ch ị X đã th ực
hiện trước đây tại một cơ quan khác (việc tham ô này là có thật). Lo sợ bị mất việc làm, chị X đã tự ý lấy
10 triệu đồng trong công quỹ của công ty H và giao cho b ọn A, B, C. V ụ vi ệc đã b ị phát hi ện. Theo anh
(chị):
a. Chị X có phải chịu TNHS về hành vi nói trên của mình không? Tại sao?
b. Thủ đoạn của ba tên A, B, C là gì?

Bài 3: A giăng dây điện trần làm B bị điện giật. B đến nhà bác sỹ C được bác sỹ cho một loại thuốc quá
hạn. A bôi thuốc này và bị nhiễm trùng, tổn hại 35% sức khỏe? Hỏi:
a) Hành vi của A hay C là nguyên nhân gây ra hậu quả cho B? Giải thích rõ tại sao?
b) Đây là dạng hậu quả nào? Giải thích rõ tại sao?

Bài 4. Biết cô Q chỉ ở có một mình trên tầng 5 căn hộ chung cư, nên A có ý định cưỡng hiếp cô. Vào lúc
19h00, A đã lẻn vào phòng Q. Thấy động Q quay ra nhưng A đã tiến sát đến cô và ôm chặt cô đẩy ngã
xuống giường. A một tay bịt miệng Q và tay kia giật đứt cúc áo ngoài c ủa cô. Q ch ống c ự quy ết li ệt và
thoát ra được sự khống chế của A, đồng thời Q b ước ra ngoài ban công, ngồi lên lan can và yêu c ầu A
phải rời khỏi căn hộ của cô ngay, nếu không cô sẽ nhảy xuống d ưới tự sát. Cho rằng Q doạ mình nên A
vẫn tiến tới để tiếp tục. Q buông tay rơi khỏi lan can xuống đất và ch ết. T ội mà A đã ph ạm đ ược quy
định tại khoản 3 Điều 111.
a. Có mối QHNQ giữa hành vi của A và cái chết của Q không? Hãy giải thích
b. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 thì tội mà A đã phạm thuộc loại tội gì? Hãy giải thích

Câu hỏi tự luận


Câu 1. Có phải mọi “biểu hiện” gây thiệt hại cho xã hội của con người đều được coi là hành vi?
Câu 2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội có được qui định là dấu hi ệu bắt bu ộc trong c ấu thành t ội ph ạm
cơ bản của tất cả các tội phạm không? Tại sao?
Câu 3. Trình bày các dấu hiệu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, công c ụ, phương ti ện, th ủ đo ạn ph ạm t ội
và ý nghĩa pháp lý hình sự của chúng?
Câu 4. Nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội có ý nghĩa gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 5. Phân biệt trường hợp gây thiệt hại cho xã hội do bị c ưỡng bức v ề thân th ể v ới tr ường h ợp gây
thiệt hại cho xã hội do bị cưỡng bức về tinh thần và cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6. Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được phản ánh trong tất c ả các c ấu thành
tội phạm cơ bản. Bạn có nhận xét gì về ý kiến trên?
Câu 7. Tìm 3 điều luật về tội phạm cụ thể, hãy chứng minh khẳng định: Thủ đoạn phạm tội có thể được
phản ánh là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu cấu thành tội phạm.

You might also like