You are on page 1of 3

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

BÀI THẢO LUẬN


Môn: Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Giảng viên: Trần Quang Trung

Lớp 117- HS45.1


Nhóm 11
Tên: Mssv
Đặng Ngọc Thanh Giang 2053801013032
Thân Quang Hiếu 2053801013046
Nguyễn Văn Huy Hoàng 2053801013049
Nông Huy Hoàng 2053801013050
Đặng Thị Mỹ Huyền 2053801013061
Đề: “quyền lực mềm” là gì? Phân biệt với quyền lực cứng? Những biểu hiện cụ thể của
“quyền lực mềm” trong “nhà nước phong kiến Việt Nam”?
Bài làm
a) Quyền lực mềm
Quyền lực mềm là một thuật ngữ được giới thiệu bởi Joseph Nye. Nó được định nghĩa là
một cách tiếp cận thuyết phục đối với các mối quan hệ chính trị quốc tế, liên quan đến
việc sử dụng ảnh hưởng văn hóa, lịch sử và ngoại giao của một quốc gia. Nye giải thích
đây là một dạng quyền lực có khả năng thu hút và hợp tác hơn là ép buộc, sử dụng vũ lực
hoặc cung cấp thanh toán như một phương tiện thuyết phục 1. Về bản chất, quyền lực
mềm là khả năng tạo ra ảnh hưởng với người khác bằng cách tác động tới hệ thống giá trị
của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác
mong muốn chính điều mà mình mong muốn2. Nye giải thích thêm rằng Quyền lực mềm
của một quốc gia dựa trên việc sử dụng ba nguồn lực, đó là “văn hóa của quốc gia đó (ở
những nơi mà nó thu hút người khác), các giá trị chính trị của quốc gia đó (khi quốc gia
đó phù hợp với họ ở trong và ngoài nước), và các chính sách đối ngoại của nó (nơi những
người khác coi chúng là hợp pháp và có thẩm quyền đạo đức).”3
b) Phân biệt “quyền lực cứng” với “quyền lực mềm”
Quyền lực cứng (hard power) là quyền lực có được dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế.
Còn quyền lực mềm (soft power) là quyền lực được thực hiện thông qua sự hấp dẫn và
thuyết phục. Ví dụ quyền lực cứng bao gồm can thiệp hoặc bảo vệ quân sự, trừng phạt
kinh tế hoặc giảm các rào cản thương mại, còn quyền lực mềm bao gồm ảnh hưởng văn
hóa, lịch sử và ngoại giao. Quyền lực cứng rất quan trọng nhưng nó không thể giải quyết
được mọi vấn đề. Quyền lực cứng là sự tác động từ bên ngoài đến các đối tượng của
quyền lực, vì vậy chi phí để sử dụng và duy trì quyền lực cứng thường cao và tiềm ẩn
nguy cơ chống đối. Quyền lực chỉ thực sự hiệu quả khi nó có được tính chính đáng.
Quyền lực mềm nằm ở lẽ phải và sự thuyết phục, nó tác động đến các đối tượng của
quyền lực, làm cho sự thay đổi nhận thức và hành vi diễn ra từ bên trong. Sự thuyết phục
để tạo ra lòng tin, sự tin tưởng, được coi là tạo nên tính chính đáng 4. Trong quyền lực
cứng, chủ đề là sự ép buộc; sử dụng vũ lực hoặc cung cấp thanh toán như một phương
tiện thuyết phục.Trong quyền lực mềm, nó đang thu hút và hợp tác; một cách gián tiếp
thuyết phục. vì vậy “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm” có liên hệ với nhau. Chúng là
hai khía cạnh thể hiện khả năng giành được mục tiêu của một người bằng việc tác động
lên hành vi của những người khác.

1
Joseph. (2003, ngày 10 tháng 1). Tuyên truyền không phải là cách: Quyền lực mềm.International Herald Tribune.
2
Tạp chí nhà nước về quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh trong nền dân chủ
3
Nye, Joseph S. (2011). Tương lai của quyền lực. New York, N.Y: Công vụ. p. 84. ISBN: 9781586488925
4
Tạp chí nhà nước về quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh trong nền dân chủ
c) Những biểu hiện cụ thể của “quyền lực mềm” trong “nhà nước phong kiến
Việt Nam”
Quay trở về ngàn năm lịch sử, “quyền lực mềm” đã được ông cha ta sử dụng từ buổi đầu
dựng nước. Với đặc điểm là một nước nhỏ đa dân tộc và nằm cạnh một số quốc gia lớn
mang tư tưởng “bành trướng, mở mang bờ cõi” vì thế ngoài việc đoàn kết sức mạnh dân
tộc các triều đại phong kiến nước ta liên tục phải đấu tranh đương đầu các thế lực thù
địch để giữ nước. Để xây dựng đất nước phát triển điều đầu tiên là đoàn kết dân tộc, gắn
kết nhân dân. Là một quốc gia đa dân tộc trải dài do đó, trong suốt 9 thế kỷ, bất cứ triều
đại nào cũng ban hành các chính sách, biện pháp đối với các dân tộc thiểu số ngay từ khi
xây dựng vương triều của mình. Các triều đại đã áp dụng nhiều chính sách mềm dẻo,
“quyền lực mềm” như Lê Lợi và cả Quang Trung sau này ngay khi khởi nghĩa đã phất
cao ngọn cờ đại đoàn kết các dân tộc. Ngoài ra, một trong những chính sách mềm dẻo của
nhà Lý để thu phục các tù trưởng là liên kết qua hôn nhân. Các vua Lý thường đem gả
công chúa cho các tù trưởng có thế lực. Với chính sách "nhu viễn" mềm dẻo liên kết qua
hôn nhân và các hình thức khác, nhà Lý đã thu phục được tuyệt đại bộ phận các tù trưởng
và nhân dân vùng biên ải, thực hiện đoàn kết dân tộc, góp phần bảo vệ, giữ vững độc lập
chủ quyền đất nước.5
Trải qua năm tháng dựng nước, ta luôn bị các thế lực “hăm he cướp nước” bên cạnh
chiến tranh quân sự các triều đình vận dụng khôn khéo, linh hoạt “quyền lực mềm” đó là
chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tiêu biểu là thời nhà Lý, để ngăn chặn
mưu đồ mở rộng lãnh thổ của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông đề cao cảnh giác, kết hợp
nhiều hình thức đấu tranh ngoại giao, như: Bàn giao chính thức thông qua các sứ bộ, giao
dịch buôn bán, trao đổi ở khu vực biên giới và tổ chức các hoạt động định biên, thống
nhất biên giới; chủ động cử sứ giả sang nhà Tống cầu phong, xin kinh Đại tạng, thậm chí
chấp nhận cống nạp, làm phiên thần để đạt được mục đích quốc gia, dân tộc, bảo vệ
cương vực, lãnh thổ 6. Hay chính sách “mềm dẻo” của Vua Quang Trung dự đoán sau khi
quân Thanh bại trận, vua nhà Thanh sẽ nổi giận mà sai đội quân khác tấn công Tây Sơn,
vì vậy vua Quang Trung đã viết thư giảng hòa với lời ngoại giao khôn khéo nên vua nhà
Thanh đã chấp thuận lời giảng hòa. Quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.
Chính nhờ “quyền lực mềm” của các triều đại nhà nước phong kiến trong việc đoàn kết
dân tộc chống giặc ngoại xâm mà nước ta bảo vệ được trọn vẹn lãnh thổ. Các chính sách
mềm dẻo của nước ta được thực thi một cách thiên biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp với
từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái chính trị
của mỗi chế độ, triều đại phong kiến Việt Nam, nhưng đều nhằm giữ vững độc lập, tự
chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền thái bình lâu bền
cho muôn dân.

5
Tạp chí ban tuyên giáo trung ương về liên kết qua hôn nhân
6
Tạp chí quốc phòng toàn dân về nghệ thuật đấu tranh ngoại giao giữa các triều đại phong kiến Việt Nam

You might also like