You are on page 1of 20

1. Bản chất của quyền lực - M.

Scott Peck
Quyền lực chính trị chính là khả năng ép buộc người khác, công khai hoặc kín đáo, để
thực hiện ý muốn của mình và khả năng này phụ thuộc vào chức vị, giá trị số tiền bạc
sở hữu. Vì vậy quyền lực chính trị không liên hệ với dự thiệt hoặc sự khôn ngoan. Còn
quyền lực chính trị thì nằm hoàn toàn trong cá nhân con người, là khả năng đưa ra
những quyết định với nhận thức tối đa, gọi là ý thức. Vì vậy họ có thể là những người
giàu có hoặc nghèo khổ.
Đa số mọi người đều đưa ra quyết định với rất ít nhận thức về điều mình đang làm,
điều thúc đẩy họ và những hệ lụy do sự lựa chọn của mình. Có một số người nói:
“Đừng làm gì cả”. Nhưng cũng có những người dám hy vọng có thể tự xoay xở khi
bản thân lạc đường bằng cách phát triển nhiều hơn nữa nhận thức. Nhận thức đến
chầm chậm, từng chút một và nó khiến họ phải trả giá bằng sự nỗ lực bền bỉ học tập và
quan sát. Nhưng dần dần họ sẽ hiểu và biết được ý nghĩa của sự hiện sinh, cũng như là
điều bản thân thực sự đang làm. Từ đó, họ có thể đi đến quyền lực.
Kinh nghiệm của quyền lực tinh thần chủ yếu là kinh nghiệm của niềm vui, và niềm
vui này hợp thông với Thiên Chúa. Vì khi ta biết ta thực sự đang làm gì, thì ta thông
dự vào sự toàn trí của Thiên Chúa. Và khi bản ngã ý thức của người ta thành công
ngang với tâm thức của Thiên Chúa, thì luôn luôn thấm đậm một sự khiêm tốn vui
tươi. Vì khi đó, họ nhận ra những nỗ lực học hỏi, vô thức, không phải của một mình ta,
mà thuộc về cả loài người, cả cuộc đời, thuộc về Thiên Chúa. Tuy nhiên, kinh nghiệm
về quyền lực cũng rất đáng sợ, vì càng nhận thức càng sâu rộng thì càng khó hành
động. Hành động với tầm thức hạn hẹp và mặc kệ hậu quả thì vô cùng dễ dàng. Cho
nên quyền lực tinh thần không chỉ là nhận thức, mà còn là khả năng đưa ra quyết định
với nhận thức triệt để.
Sự cô đơn cũng là một vấn đề liên quan đến quyền lực. Trong đó, sự cô đơn của quyền
lực tinh thần thậm chí còn lớn hơn của quyền lực chính trị. Người có quyền lực chính
trị có thể giao tiếp với người cùng cấp bậc. Còn người có quyền lực tinh thần thì khó
tìm người có cùng sự hiểu biết để chia sẻ. Nỗi niềm cô đơn này được chia sẻ bởi tất cả
những ai bước tiến xa nhất trên cuộc hành trình trưởng thành tinh thần. Đó là một gánh
nặng không thể nào gánh vác được nếu không vì sự thật là khi chúng ta vượt xa anh
chị em loài người thì mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa chắc chắn trở nên gần
gũi. Trong mối hiệp thông cùng với Thiên Chúa, có đủ niềm vui để nâng đỡ chúng ta.
2. Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh, Bùi Việt Hương
- Quyền lực cứng và quyền lực mềm:
Trong quan hệ quyền lực, có 3 cách cơ bản để tác động tới hành vi của người khác để
có kết quả mong muốn: ép buộc bằng sự đe dọa, dụ dỗ bằng lợi ích, thu hút và hấp dẫn
họ.
Quyền lực cứng là quyền lực có được dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế. Còn
quyền lực mềm là được thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Về bản chất,
quyền lực mềm làm thay đổi suy nghĩ của người khác bằng cách tác động đến hệ thống
giá trị và buộc họ làm theo ý mình.
Quyền lực cứng rất quan trọng nhưng không thể giải quyết được vấn đề, bởi chi phí để
sử dụng và duy trì cao, và tiềm ẩn nguy cơ chống đối. Còn quyền lực mềm nằm ở lẽ
phải và sự thuyết phục để tạo ra lòng tin, làm thay đổi được sự nhận thức. Vì vậy,
quyền lực cứng và quyền lực mềm có tác động và có khả năng củng cố lẫn nhau.
Trong đa số các trường hợp, hiệu quả hơn khi sử dụng quyền lực mềm .
- Quyền lực thông minh và nền dân chủ:
Quyền lực thông minh là sự kết hợp hay pha trộn giữa quyền lực cứng và quyền lực
mềm. Là khả năng xác định bối cảnh, xu hướng để sự dụng hợp lý 2 loại quyền lực để
đạt kết quả cao nhất.
Việc sử dụng quyền lực thông minh là đặc trưng của nền dân chủ. Thứ nhất, tôn trọng
các quyền con người, cá nhân, các yếu tố quan trọng nhất trong nền dân chủ. Thứ hai,
nhà nước thể hiện có đủ năng lực và nguồn lực để duy trì các giá trị cơ bản, duy trì trật
tự xã hội.
Quyền lực thông minh được coi là phù hợp với các nền dân chủ. Không chỉ vậy việc
sử dụng quyền thông minh sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, huy động được sự đồng thuận
và vốn xã hội.
Cơ chế phản hồi trong sử dụng quyền lực thông minh linh hoạt hơn.
Một quốc gia muốn có quyền lực thông minh thì bên cạnh sự hấp dẫn trong chính sách
và các hoạt động khác của chính quyền thì cũng cần có sự trách nhiệm, đạo đức của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
- Phải nhận thức được hoàn cảnh, thời điểm để sử dụng loại quyền lực cho phù hợp.
Các loại quyền lực này đều tồn tại trong nền dân chủ, việc nhận thức và kiểm soát các
quyền lực này sẽ làm cho nền dân chủ đạt chất lượng cao.
3. Quốc hội Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Phạm văn Hùng
- Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân tất yếu dẫn đến việc thành lập Quốc hội trông
chính thể dân chủ cộng hòa:
Vấn đề tổ chức thực hiện quyền lực luôn luôn là vấn đề phức tạp nhất và là nguyên
nhân của bao cuộc chiến tranh hoặc nội chiến trong lịch sử nhân loại. Thời phong kiến,
vua là người nắm toàn bộ quyền lực. Sau này khi giành được thắng lợi trong việc thủ
tiêu phong kiến, thì toàn bộ quyền lực rơi vào tay tư sản. Trên con đường cứu nước,
Hồ Chí Minh thường xuyên nghiên cứu về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước và sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, Người gửi đến Hội nghị bản yêu sách của nhân dân An
Nam gồm 8 điểm. Vì vậy, quan điểm quyền lực thuộc về nhân dân đã trở thành mạch
suy nghĩ chủ đạo trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Từ Bản yêu sách nhân dân An Nam
đến Bản yêu sách gửi Hội vạn quốc, tư tưởng trong Hồ Chí Minh là quyền lực của
nhân dân chỉ có thể được bảo đảm bằng Hiến pháp. Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân
dân còn thể hiện qua tác phẩm Đường cách mệnh, và thể hiện ở chỗ Hồ Chí Minh kiên
quyết khước từ mọi hình thức ưu đãi mang màu sắc quân chủ trong việc kiến tạo ra
một lãnh tụ quốc gia.
- Quốc hội phải do toàn dân bầu ra theo những nguyên tắc dân chủ:
Quan niệm Hồ Chí Minh về việc mở rộng mọi tầng lớp tham gia bầu cử và ứng cử vào
Quốc hội có ý nghĩ cực kì quan trọng trong việc củng cố chính quyền nhân dân.
- Đại biểu Quốc hội phải là người có tài, có đức:
Đại biểu Quốc hội là chủ thể giữ vai trò then chốt nếu không muốn nói là quan trọng
nhất trong việc thực hiện quyền lực nhà nước của Quốc hội.
- Quốc hội phải quyết định những công việc quan trọng của đất nước:
Quốc hội không phải là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, Quốc hội có địa vị pháp lý có phần nổi trội hơn cơ quan khác
trong bộ máy nhà nước.
Toàn bộ hoạt động của Quốc hội tồn tại 2 vấn đề quan trọng cần phương án giải quyết:
vấn đề thông qua ngân sách và khuynh hướng khiếu nại của nhân dân đối với cơ quan
hành chính, tư pháp ngày một gia tăng.
Nếu thực hiện tốt hai vấn đề vừa bức xúc, vừa cơ bản nói trên là sự vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề quyền lực thuộc về nhân dân thông qua hoạt động của Quốc
hội.
4. Bản chất đang thay đổi của quyền lực
Theo định nghĩa trong từ điển, quyền lực là khả năng làm được việc gì đó, là khả năng
đạt được kết quả mà mình mong muốn, là khả năng tác động hành vi của người khác
để những điều này có thể xảy ra. Có nhiều cách tác động lên hành vi con người: đe dọa
cưỡng ép, dụ dỗ mua chuộc, hay khuyến dụ hợp tác khi 2 bên cùng mục đích.
Quyền lực có thể tan biến dễ dàng khi hoàn cảnh thay đổi bởi nó phụ thuộc vào bối
cảnh trong đó các mối quan hệ tồn tại với nhau.
Các chính trị gia thực dụng và người thường cho rằng quyền lực đơn giản là sự sở hữu
khả năng hoặc nguồn lực có thể tác động đến hệ quả mong muốn. Tác dụng của định
nghĩa này làm cho khái niệm quyền lực trở nên cụ thể hơn, dễ đo lường và dự đoán.
Song cũng có một số vấn đề. Nguồn lực của quyền lực không dễ chuyển hóa thành kết
quả mong muốn.
Biến đổi nguồn lực thành quyền lực theo nghĩa đạt được ước nguyện của mình đòi hỏi
phải có chiến lược bài bản và tài lãnh đạo khéo léo.
- Quyền lực mềm
Quyền lực mềm, vốn lôi cuốn các đối tác mong muốn đạt được điều mà bạn mong
muốn, tạo điều kiện để hợp tác hơn là cưỡng chế. Nền tảng của quyền lực mềm là khả
năng định hình ý muốn của đối tác. Quyền lực mềm không đơn thuần đồng nghĩa với
ảnh hưởng. Quyền lực mềm cũng hàm chứa hơn là tính thuyết phục là khả năng tranh
biện.
Một cách hiểu khác về sự khác biệt giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm là xem xét
tất cả các phương án được dùng để đạt kết quả mong muốn. Nhưng hai quyền lực này
liên hệ với nhau vì đấy là hai khía cạnh của cùng một năng lực. Quyền lực mềm không
phụ thuộc vào quyền lực cứng.
- Nguồn lực của quyền lực mềm
Quyền lực mềm dựa trên ba nguồn lực chính: nền văn hóa (gồm các giá trị và tập tục
vốn đem lại ý nghĩa trong xã hội), giá trị về chính trị, chính sách đối nội và chính sách
đối ngoại.
Những giá trị mà một chính phủ đấu tranh để bảo vệ trong nước (dân chủ), trong thể
chế quốc tế (hợp tác với các quốc gia khác), và chính sách đối ngoại (thức đẩy hòa
bình và nhân quyền) đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến ước nguyện của người khác. Nhà
nước có thể thu hút hoặc xô đẩy thông qua ảnh hưởng những hành động của họ.
5. Quyền lực mềm và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Mỹ dưới quyền
Obama - Nguyễn Văn Tùng
Quyền lực mềm được định nghĩa là khả năng có được thứ mình muốn thông qua sự
hấp dẫn thay vì ép buộc bằng vũ lực. Nguồn của quyền lực mềm là bất cứ tài sản nào
của quốc gia giúp sản sinh ra khả năng hấp dẫn đó.
Chính sách đối ngoại của Mỹ có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình nghị sự
của các tổng thống Mỹ. Đó là những xuất phát điểm mới của chính sách đối ngoại Mỹ
sau khi Obama bước vào Nhà Trắng.
Trong những thay đổi và điều chỉnh về chính sách đối ngoại từ khi Obama cầm quyền,
là cơ sở để ta đánh giá cũng như dự báo chiều hướng chính sách và quan hệ đối ngoại
của Mỹ với các khu vực và các nước khác, trong đó có Việt Nam.
- Sự không ngoan: Từ Nossel tới Nye
Chúng ta có thể xác định được cơ sở lý luận của chính sách đối ngoại mà Ngoại trưởng
Clinton đưa ra. “ Những người thừa kế chân chính di sản của Wilson phải tái khẳng
định di sản tự do của Wilson và làm nó mạnh lên thông qua việc sử dụng sức mạnh
một cách khôn ngoan và đầy quyết tâm”
Thứ nhất, đây là sự phê phán mạnh mẽ yếu tố vũ lực trong chính sách đối ngoại của
Bush, nhất là khi vũ lực được sử dụng 1 cách đơn phương và quá mức. Nossel lập luận
theo hướng tìm các biện pháp mới để đạt tới các mục tiêu nhất quán của chính sách.
Và điều này liên quan tới điểm thứ ba, đó là sức mạnh khôn ngoan, tức việc sử dụng
tất cả các công cụ chính sách để đạt được mục tiêu. Vậy sức mạnh khôn ngoan đã phát
huy tác động trực tiếp với tư cách là một cơ sở lý luận mới của chính sách đối ngoại
Mỹ dưới thời Obama.
- Quyền lực cứng, quyền lực mềm:
Theo Nye, quyền lực cứng là khả năng thay đổi hành vi hay lợi ích của các thực thể
chính trị khác thông qua sự lôi kéo hay đe dọa. Quyền lực cứng là sức mạnh của vật
chất., bao gồm sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ.
Tuy nhiên, trong nền chính trị quốc tế hiện đại, khả năng đạt được điều mình mong
muốn bằng sự hấp dẫn về các giá trị của quốc gia trở nên ngày càng quan trọng. Chính
sách đối nội và ngoại là nguồn tạo ra quyền lực mềm.
Giá trị mà chính phủ thể hiện trong chính sách đối nội, đối ngoại, thể chế quốc tế cũng
tác động đến sự lựa chọn của các quốc gia khác.
6. Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực - Lê
Hồng Điệp
- Quyền lực và cuộc cách mạng thông tin
Cuộc cách mạng thông tin đang làm biến đỏi chính trị quốc tế. Những người theo chủ
nghĩa kiến tạo đã chỉ ra, những thay đổi nhanh chóng trong dòng chảy thông tin có thể
dẫn đến những thay đổi quan trọng về bản sắc và lợi ích.
Đặc tình quan trọng nhất của cuộc cách mạng thông tin không phải là tốc độ truyền
thông giữa các quốc gia giàu có và quyền lực. Thay đổi quan trọng nhất là việc chi phí
truyền tải thông tin giảm đi đáng kể. Vì những lí do thực tế, chi phí truyền thông trở
nên không còn đáng kể, và nhờ đó, lượng thông tin được chuyển đi trên khắp thế giới
là vô tận. Kết quả là một sự bùng nổ và thông tin, mà trong đó các tư liệu giấy chỉ còn
đóng một tỉ lệ rất nhỏ. Những thay đổi sâu sắc trong ngành công nghiệp có liên quan là
máy tính và truyền thông, đôi khi được gọi là “cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ
ba”, đang thay đổi bản chất của các chính phủ, chủ quyền quốc gia và tạo ra một sự
phân tác quyền lực.
- Bài học từ quá khứ
Dự đoán xem ta đang tiến tới đâu bằng cách nhìn lại sự phát triển của thế giới trong
quá khứ.Các so sánh lịch sử giúp ta phần nào hiểu được những lực lượng nào sẽ góp
phần định hình nền chính trị thế giới trong thế kỷ 21. Các nền kinh tế và mạng lưới
thông tin đã thay đỏi nhanh hơn mức biến đổi của chính quyền. Quy mô chính trị của
chủ quyền quốc gia và quyền lực cũng chưa đạt đến trình độ phát triển đó.
Sự ra đời của truyền thông đại chúng và phát thanh truyền hình cách đây 1 thế kỷ, đã
chó chúng ta 1 bài học quan trọng về những ảnh hưởng tiềm tàng đối với chính trị và
xã hội ngày nay.
Thay vì tăng cương tập trung hóa và sự quan liêu của các chính quyền, các công nghệ
thông tin mới có xu hướng tạo điều kiện hình thành những tổ chức dạng mạng lưới,
những loại cộng đồng mới, và từ đó đòi hỏi chính phủ phải đóng những vai trò mới.
Điều này có nghĩa là nền chính trị thế giới không phải là lĩnh vực riêng của các chính
phủ.
Những người theo chủ nghĩa kiến tạo cảnh báo rằng chúng ta cũng nên tránh bị thôi
miên bởi những thuật ngữ, cũng như những thông số so sánh quyền lực cứng giữa các
quốc gia được điều hành bởi các chính phủ trung ương.
7. Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực - Phần
II
- Các chủ thể liên quốc gia
Một trong những đặc tính của thời đại thông tin toàn cầu chính là vai trò ngày càng gia
tăng của các chủ thể liên quốc gia - những chủ thể không phải là quốc gia hoạt động
xuyên biên giới quốc tế. Nền chính trị quốc tế truyền thông chỉ bàn về các quốc gia.
Thêm vào đó, trong thời kỳ cổ điển của chính trị quốc tế, chương trình nghị sự bị giới
hạn ngày càng nhiều. Các vấn đề an ninh quân sự thường là đề tài chủ yếu của các
chương trình nghị sự này và được quyết định bởi các bộ ngoại giao.
Xét về chất, các chủ thể quốc gia đóng vai trò trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên sự biến đỏi
về lượng đã đánh dấu một thay đổi quan trọng trong hệ thống quốc tế. Trong một thế
giới phụ thuộc lẫn nhau ở cấp độ toàn cầu, chương trình nghị sự của nền chính trị quốc
tế đang ngày càng được mở rộng hơn cuốn hút sự tham gia.
Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau đày phức tạp, các xã hội tương tác với nhau ở
nhiều cấp độ hơn.
Những lợi ích chồng chéo nhau luôn tồn tại, và thường phổ biến trong lĩnh vực kinh tế
và xã hội hơn là trong các vấn đề an ninh truyền thông. Vấn đề an ninh thường là một
vấn đề mang tình tập thể cao hơn.
Sự tồn tại của lợi ích trái chiều trong một quốc gia không phải vấn đề mới.
Một trong những đặc điểm nổi bật của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau phức tạp chính
là vai trò quan trọng nhất của các chủ thể khác bên cạnh các quốc gia.
Các quốc gia thường vẫn là chủ thể chính, quan trọng nhất của chính trị quốc tế, nhưng
như những người theo chủ nghĩa kiến tạo đã cảnh báo, nếu nói như vậy là bạn đã bỏ
quên một số yếu tố quan trọng khác mà cần phải biết về chính trị và những xung đột
trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.
- Các tổ chức phi chính phủ ( NGO)
Các tổ chức tư nhân cũng ngày càng tăng cường hoạt động liên quốc gia. Các chính
phủ ngày nay đang phải chia sẻ sân khấu chính trị của mình với những chủ thể có thể
sử dụng thông tin. Từ đó, tổ chức phi chính phủ lớn nhất hiện nay đã trở thành chủ thể
thường xuyên tham gia vào cuộc chiến giành sự quan tâm của những nhà biên tập có
ảnh hưởng.
8. Tương lai của quyền lực toàn cầu
- Quyền lực thông minh và “chủ nghĩa hiện thực tự do”
Quyền lực thông minh là sự kết hợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm thành
những chiến lược hiệu quả để khuếch tán quyền lực trong bối cảnh khác nhau. “Quyền
lực thông minh” là một phần trong mô hình mới của “chủ nghĩa hiện thực tự do” -
chiến lực của tự do dựa trên những nhu cầu về an ninh của Mỹ và các đồng minh, thấy
được tầm quan trọng của nền kinh tế vững mạnh, chủ nghĩa đa phương và các giá trị.
- Quyền lực cứng và quyền lực mềm
Quyền lực có thể xác định theo số cách. Về bản chất, tập trung vào các dạng quyền lực
hữu hình đánh giá thấp quyền lực mềm, và bỏ qua thực tế về chuyển đổi quyền lực.
Quyền tồn tại trên một quảng phổ rộng. Quyền lực thuộc quang phổ nên chồng chéo là
phổ biến, đặc biệt là về mặt công cụ thực hiện của nó. Nói cách khác, các nguồn lực
liên quan đến việc làm sản sinh quyền lực có thể được sử dụng trong cả 2 chiến lược
về quyền lực và quyền lực mềm. Quyền lực cứng tồn tại ở một đầu bao gồm cả “thứ
hữu hình như lực lượng và tiền bạc”.
- Quyền năng lực và quân sự
Phản ánh những tàn thức đặc thù của quyền lực ứng dụng. Các cách tiếp cận quyền lực
ứng dụng đối với các vấn đề quốc tế được cho là không cần thiết.
Quyền lực không phải là tổng hợp các nguồn sức mạnh có tính truyền thống, bao gồm
cả quân đội và các nguồn lực kinh tế, và quyền lực mềm bao gồm thể chế, văn hóa, tư
tưởng, nhận thức và tính hợp pháp và các giá trị. Nó kết hợp ép lực, thanh toán, thuyết
phục và thu hút.
- Quyền lực không quan trọng và “chủ nghĩa thực hiện tự làm”
Quyền lực không lo là một phần trong mô hình mới mà Nye đề xuất: chủ nghĩa hiện
thực tự làm. Quyền lực không có gì mới; Nye chỉ đặt tên cho phù hợp chính sách lâu
đời này.
Trong bối cảnh hiện đại, Nye thường xuyên ca ngợi chấp nhận quyền lực khôn của
Chính quyền Obama.
- Từ chuyển giáo quyền sang phân tán quyền lực
Nye cho rằng Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (và toàn cầu hóa nói chung) đã mở
ra một kỷ nguyên mà ở đó “phân tán quyền lực có thể là mối đe dọa lớn hơn thế” với
công việc chuyển giao quyền lực”.
9. Cái giá của sự bất công bằng: về giai cấp siêu giàu mới nổi
Một trong những sự kiên gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất
là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008) là sự phân hóa thu nhập ngày càng rộng ra ở
một số quốc gia.
Sự gia tăng bất công bằng thu nhập này đã gây ra nhiều làn sóng công phẫn ở các quốc
gia liên hệ, không những từ thành phần xã hội bị “bỏ lại phía sau”, mà còn được sự
chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng.
- Tại sai có những người “siêu giàu”?
Một phần vì tài năng, sáng kiến xuất chúng. Mặt khác, khách quan mà nói, nhờ tham
nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu,.... Đại đa số là nương vào quan hệ cá nhân, những
lỗ hổng trong luật pháp.
Kinh tế thị trường là một trò chơi cực kỳ phức tạp và những người thắng cuộc chơi ấy
hẵn là khôn lanh ít nhiều hơn người khác. Song những người thắng cuộc thường có
những bản chất không đáng ngưỡng mộ: khả năng luồn lách pháp luật, hoặc uốn nắn
pháp luật theo cách có lợi cho họ, sẵn sàng lợi dụng kẻ khác - ngay cả những người
nghèo; và chơi những trò “bẩn”, nếu cần.
- Ảnh hưởng kinh tế của sự cực giàu
Dù là tầng lớp cực giàu có tích tụ tài sản của họ cách nào đi nữa (hợp pháp) thì họ
cũng có ích cho xã hội. Chẳng những mức độ tài sản của họ là có ích cho xã hội, sự
chênh lệch thu nhập cũng là cần thiết để phát triển bởi nó tạo động lực cho lao động.
Có 3 cách phản biện quan điểm: sự đánh đổi không thể trách giữa “hiệu quả kinh tế”
và “công bằng thu nhập”
Một là, quan điểm ấy dựa trên giả định là nền kinh tế có sự canh tranh hoàn hảo. Hai
là, giới kinh tế gia đã lầm khi cho rằng thu nhập là động cơ duy nhất. Ba là, mức độ
thù lao của những người giàu là động lực của sự cố gắng.
- Ảnh hưởng xã hội của tầng lớp “siêu giàu” mới nổi
Gây bất ổn trong xã hội, hăm dạo sự tồn tại của các chế độ; “thu nhập tương đối” và
“hạnh phúc con người”; bất bình đẳng thu nhập và đời sống văn hóa
- Phải làm gì?
Một chính sách dài hạn phải chấn chỉnh những méo mó kinh tế. Sự tái cấu trúc thể chế
này sẽ cực kì khó khăn vì nó sẽ gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Một sự tái cơ cấu như
thế chỉ có thể thành công nếu nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nhóm lợi ích nào.
10. Augus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo
Ở Scotland, Augus Deaton đã lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn
có thể nhờ giúp đỡ khi cần.
Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tính cực hơn so với
người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị liên
bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình.
Cũng như nhiều công dân của các nước giàu, người Mỹ coi hệ thống pháp lý và hành
chính, các trường công lập, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an ninh xã hội cho người
già; hệ thống đường sá, quốc phòng và ngoại giao, và các khoản đầu tư lớn của nhà
nước cho nghiên cứu, nhất là trong y học, là lẽ đương nhiên.
Khế ước giữa chính phủ và người dân - vốn không hoàn hảo ở các nước giàu - thường
hoàn toàn vắng bóng ở các nước nghèo.
Trên khắp các nước đang phát triển, trẻ em tử vong vì chúng sinh ra sai chỗ - không
phải do những căn bệnh quái ác vô phương cứu chữa, mà là do những bệnh nhi phổ
biến.
Nếu chính phủ không có năng lực, việc đưa ra và thực thi các quy định sẽ không có
hiệu quả, từ đó các doanh nghiệp sẽ khó hoạt động.
Sự thiếu vắng năng lực nhà nước - nghĩa là thiếu những dịch vụ và sự bảo hộ mà người
dân ở các nước giàu coi là lẽ đương nhiên - là 1 trong những nguyên nhân chích gây ra
nghèo đói và thiếu thón trên thế giới.
Thật không may, các nước giàu của thế giới đang làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Người dân nghèo cần chính phủ dẫn dắt họ tới một cuộc sống tốt hơn; đưa chính phủ
ra khỏi vòng tròn tương tác có thể cải thiện tình hính trong ngắn hạn, nhưng như vậy
các vấn đề nền tảng vẫn chưa được giải quyết.
Một điều mà chúng ta (người dân các nước giàu) có thể làm là vận động chính phủ
thôi làm những điều khiến các nước nghèo khó khăn hơn trong việc thoát nghèo. Giảm
viện trợ là một cách, nhưng hạn chế buôn bán vũ khí, cải thiện chính sách thương mại
và trợ cấp của các nước giàu, cung cấp tư vấn kỹ thuật, và phát triển những loại thuốc
tốt hơn. Chúng ta không thể giúp người nghèo bằng cách khiến chính phủ vốn đã yếu
của họ trở nên yếu hơn.
11. Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi
- Francis Fukuyama
Trong lịch sử thế giới, sự phát triển của nhà nước Trung Quốc có một tầm quan trọng
đặc biệt. Cho tới nay có 3 loại hình thể chế chính tri trên thế giới: nhà nước, thế chế
pháp trị, và thể chế chính trị cuối được đặc trưng bởi nghĩa vụ giải trình và chịu trách
nhiệm chính trị, nơi mà chính phủ luôn có trách nhiệm trước nhân dân.
Điều mà Trung Quốc khong thể phát triển được là thể chế chính trị pháp quyền và thể
chế giải trình và chịu trách nhiệm chính trị công khai. Còn ở phương Tây dưới thời
phong kiến ở châu Âu đã bắt đầu có hình thái pháp quyền.
Hệ thống Trung Quốc thuộc loại hệ thống: một chính trị tập trung, quan liêu và toàn
trị; kinh tế; hệ thống an sinh xã hôị khá khiên tốn nếu như so sánh với các nước phát
triển. Vậy hệ thống Trung Quốc có nhiều ưu điểm.
Vấn đề thu hút quan tâm: sự thiếu tính giải trình và chịu trách nhiệm; câu truyện muôn
thuở về “ngụy vương”; trong mô hình kinh tế; vấn đề đạo đức.
- Trương Duy Vi: Điều đáng quan tâm: tính giải trình và chịu trách nhiệm; khái niệm
pháp quyền. Vấn đề “ngụy vương” đã có lời giải.
- Fukuyama: Điều lo ngại chính là hệ thống Mỹ hiện nay bởi có những tầng lớp siêu
giàu. Trong hệ thống dân chủ, sai vẫn có thể sửa, đôi khi mất một vài năm.
- Trương Duy vi: Nhờ có 3 thập niên cải cách và mở cửa một tầng lớp trung lưu đã
hình thành và ổn định vị thế. Hệ thống chính trị dân chủ không thể giải quyết vấn đề:
thiếu vắng văn hóa; gói an sinh xã hội chỉ tăng thêm; khó khăn để tạo ra sự đồng thuận
ở các quốc gia dân chủ. Hệ thống phương Tây đang trượt dốc nên cần đại tu và cải
cách.
- Fukuyama: Tầng lớp trung lưu sẽ đẩy lùi sự trở lại chủ nghĩa cực đoan dân túy
- Trương Duy Vi: Trung Quốc tụt hậu so với phương Tây, nhưng Trung Quốc đang
đuổi kịp nhanh chóng. Nay, một xã hội có thể đổ vỡ vì chủ nghĩa dân túy quá mức.
- Fukuyama: Văn hóa rất quan trọng. Không có nền văn hóa nào có thể tồn tại với các
giá trị và định chế vay mượn. Trung Quốc đang tìm lại cội rễ xác thực của mình.
- Trương Duy Vi: Nhiều nhà khoa học chính trị phương Tây có quan niệm rằng hiện
đại hóa sẽ dẫn đến sự hội tự văn hóa, nhưng bản sắc văn hóa không thể thay đổi được
bởi hiện đại hóa.
12. Người giàu nắm quyền như thế nào?
Chuyện người giàu có nhiều quyền lực chính trị hơn kẻ nghèo không phải điều mới
mẻ, ngay cả tại những nước dân chủ nơi mỗi người chỉ có một lá phiếu trong các kỳ
bầu cử.
Khi các lợi ích của tầng lớp thượng luu khác biệt những thành phần khác của xã hội thì
chỉ quan điểm của họ mới được ưu tiên cân nhắc.
Tầng lớp trung lưu thường đạt được những gì họ muốn nhờ vào thực tế rằng nguyện
vọng của họ thường tương đồng với nguyện vọng của giới tinh hoa. Sự tương đồng
trong mong muốn của 2 nhóm này có thể gây trở ngại cho các cử tri trong việc nhận ra
sự thiên vị của các chính trị gia.
- Lí do các chính trị gia, những người không đáp ứng mong mỏi của đại đa số các cử
tri lại đắc cử, và quan trọng hơn là tái đắc cử, trong khi họ chỉ biết chạy theo nhưng
thành phần giàu có.
Mộy phần là do việc hầu hết các cử tri thiếu hiểu biết về cách vận hành của bộ máy
chính trị và cách nó phục vụ lợi ích của giới tinh hoa.
Tuy nhiên, một phần câu trả lời nguy hiểm hơn nằm ở các chiến lược mà các lãnh đạo
chính trị sử dụng để được đắc cử. Trong nền chính trị dựa trên những nền tảng thì
người thắng cử là người thành công trong việc khơi dậy các đặc tính tâm lý và văn hóa
tiềm ẩn.
Sự nổi lên của các quyền tôn giáo và kéo theo là những cuộc chiến tranh văn hóa và
các vấn đề gây phân cực khác. Những người bảo thủ vẫn có thể duy trì quyền lực của
họ bất chấp việc họ theo đuổi các chính sách kinh tế và xã hội đi ngược lại với lợi ích
của tầng lớp từ trung lưu trở xuống.
Nền chính trị bản sắc rất nguy hiểm vì nó có xu hướng tạo ra biên giới xung quanh
một nhóm đặc quyền bên trong và loại trừ các nhóm bên ngoài.
Để củng cố vị thế tranh cử, các nhà lãnh đạo tại các nước đánh vào hình tượng quốc
gia, văn hóa và tôn giáo. Khi làm như vậy, họ thường thổi bùng sự giận dữ đối với các
tôn giáo và sắc tộc thiểu số.
Đối với các chế độ đại diện cho giới tinh hoa kinh tế, đó là một chiêu trò giúp mang
lại thành công trong các cuộc bầu cử.
Sự bất bình đẳng lan rộng ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới vì thế
gây ra hai tác hại cho nền chính trị dân chủ. Nó làm mất dần đi vai trò bầu cử của tầng
lớp trung lưu và thấp hơn, đồng thời tạo mầm mống cho một nền chính trị độc hại.
13. Quyền lực chuẩn tắc: cuộc đối đầu địa chính trị mới
Sức mạnh cứng đã không còn hữu dụng nữa. Việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực
sẽ không bao giờ biến mất trong quan hệ quốc tế. Sự can thiệp của quân sự hiên nay đã
trở thành sự lựa chọn cuối cùng, bởi các quốc gia hiểu rõ cái giá mà họ sẽ phải trả.
Quyền lực mềm cũng không hữu hiệu.
Một số lý do dẫn đến những hệ quả trên mang tính cấu trúc. Về mặt quốc tế, ta đang
sống trong một thời đại mà không một quốc gia nào có đủ khả năng về mặt kinh tế và
chính trị, hay ý chí, để dẫn dắt một chương trình nghị sự thật sự mang tính toàn cầu.
Trong một môi trường vẫn bị thống trị bởi sự phụ thuộc lẫn nhau, các quốc gia phải
tiếp tục, bằng một cách nào đó, ảnh hưởng các quốc gia khác. Họ đã sử dụng một hình
thức quyền lực sáng tạo hơn: Quyền lực chuẩn tắc
Tầm quan trọng của quyền lực chuẩn tắc đã được chính phủ một số quốc gia đưa lên vị
trí hàng đầu với mục tiêu tạo nên một hình thức ảnh hưởng, mặc dù bớt mang tính đe
dọa hơn nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, lên các quốc gia khác.
Quyền lực chuẩn tắc có một số tính chất nổi bật: vừa riêng biệt nhưng cũng vừa mang
tính đột phá.
Quyền lực chuẩn tắc thu hút sự chú ý của chũng ta trong hiện tại là do ta đang ở trong
1 thời điểm bùng nổ quá trình xây dựng chuẩn tắc mới. 2 lãnh vực đặc biệt kết hợp
giữa tiềm năng thương mại khổng lồ với 1 hệ thống quy tắc ít ỏi ở mức độ thấp.
Bất cứ ai thành công trong việc định hình các chuẩn tắc thắng thế trong tương lai ở
mỗi lịnh vực sẽ đạt được các lợi ích kinh tế - quan trọng nhất - các lợi ích địa chính trị.
Vì quyền lực chuẩn tắc là quá trình viết ra ngôn ngữ chung của thương mại toàn cầu.
Những chuẩn tắc dẫn đầu không xuất hiện từ hư vô. Thay vào đó, chũng được tạo ra
thông qua quá trình cạnh tranh gay gắt.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất chú ý đến chuẩn tắc.
Một nghịch lý: chính những chủ thể phi nhà nước mới chính là nhân tố dẫn dầu trong
việc đưa ra sáng kiến thiết lập chuẩn tắc chứ không phải chính phủ.
Một điểm quan trọng, đó là quyền lực chuẩn tắc được định nghĩa là kỹ năng sử dụng
chuẩn tắc để xây dựng nên các lợi thế về địa chính trị, chứ không phải là khả năng sử
dụng các chiến thuật không thể lay chuyển nhằm vượt qua những chi tiết kỹ thuật lỗi
thời. Có thể cho rằng Trung Quốc là nước duy nhất gặp phải rủi ro, tuy nhiên, nước
Mỹ cũng đang chơi với lửa.
14. Vai trò của nhà nước
- Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ
thể, trong đó mâu thuẫn được hạn chế, tránh được va chạm, xung đột, từ đó tạo ra các
điều kiện để phát triển , thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
Các lợi ích thống nhất, nhưng cũng có sự mâu thuẫn với nhau và nhà nước sẽ giải
quyết vấn đề đó. Vai trò của nhà nước là làm sao cho hài hòa các lợi ích kinh tế, tức
điều hòa được lợi ích cá nhân, doanh nghiệp; kiểm soát và ngăn cho phát sinh những
hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng đến việc điều hòa lợi ích kinh tế
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của
các chủ thể kinh tế: xây dựng nền chính trị ổn định và bền vững, tạo môi trương pháp
luật thông thoáng, đầu tư việc xây dựng kết cấu hạ tầng và tạo nên một nền văn hóa
phù hợp với phát triển kinh tế thị trường.
- Điều hòa lợi ích cá nhân - doanh nghiệp - xã hội: phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất, phát triển khoa học - công nghệ
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển
xã hội: chăm lo cho người dân về vật chất; tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người
dân; nhà nước tư vấn, điều tiết; bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực.
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế: phải có sự tham gia của
các bên liên quan và đặt lợi ích đất nước lên đầu; cần thêm sự tham gia hòa giải của
các tổ chức xã hội liên quan, đặc biệt là Nhà nước.
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
Nhà nước có các thiết chế: các Đảng phái chính trị, tổ chức xã hội, các thiết chế này
hợp lại với nhà nước tạo hệ thống chính trị, với nhà nước đóng vai trò trung tâm. Vì:
nhà nước là đại diện cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; nhà nước là tổ chức quyền
lực chính trị công cụ đặc biệt, là tổ chức có tính bắt buộc thôngqua các văn bản pháp
luật; nhà nước là công cụ sắc bén của quyền lực chính trị, là tổ chức có sức mạnh
cưỡng chế thực hiện những nhiệm vụ không có một tổ chức nào ngoài nhà nước có thể
thực hiện được; nhà nước là một tổ chức chính trị độc lập có chủ quyền, biểu hiện cao
nhất ở quyền tực quyết - có quyền quyết định trong các công việc đối nội và đối ngoại,
mà không phụ thuộc vào bất kì quyền lực nào khác.

15. Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?


Tiến bộ công nghệ luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán và tập trung đối
lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập
trung xảy ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực
mới được mở rộng.
Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền
kinh tế. Nhờ toàn cầu hóa về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực
sang các lĩnh vực có năng suất và tiền lương cao.
Những tác động của sự tác trung giúp rất nhiều cho việc giải thích sự bất bình đẳng về
kinh tế đang ngày càng gia tăng.
Khi chủ nghĩa tân tự do có ảnh hưởng mạnh, các nhà hoạch định chính sách trở nên ít
quan ngại việc các công ty lớn chuyển lợi nhuận thành ảnh hưởng chính trị. Thay vào
đó, họ lo chính phủ bảo vệ công ty không có sức cạnh tranh.
Các nhà hoạch định chính sách bắt đầu bỏ dỡ các quy định và luật lệ về kinh tế đã
được thực hiện từ sau cuộc Đại suy thoái, và khuyến khích các vụ sáp nhập theo chiều
dọc và ngang. Những quyết định này đóng vai trò quan trọng tạo ra làn sóng toàn cầu
hóa mới, làm tăng sự lan rộng của tăng trưởng và thịnh vượng khắp các quốc gia,
nhưng cũng đặt nên nền tảng cho sự tập trung của thu nhập và sự giàu có trong nội bộ
từng quốc gia.
Dạng “kinh tế số” đang phát triển.
Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách cần 1 cách tiếp cận mới chống lại sự tập trung
quá mức. Sự tập trung này có thể làm tăng hiệu quả, nhưng cũng cho phép các công ty
tích trữ lợi nhuận và đầu tư hơn.
Để chống lại sự tập trung này, câu trả lời phụ thuộc vào các doanh nghiệp cân bằng
giữa việc chiếm giữ giá trị và tạo ra giá trị. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách
cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mở rộng quy mô.
Cuối cùng, họ phải vượt qua sự cao ngạo tân tự do cho rằng những người làm việc
chăm chỉ và chỉ chơi đúng luật sẽ là những người sẽ vươn cao.
Điều này có nghĩa là việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo kỹ năng, cho dù là cần thiết,
sẽ không đủ để làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Kinh tế học tân tự do đã đạt đến
điểm đổ vỡ, dẫn đến việc thay thế sự chia rẽ tả hữu về chính trị bằng một sự chia rẽ
khác. Thời đại tân tự do đã qua.
16. Chủ nghĩa tân tự do - hệ tư tưởng nằm trong cội rễ tất cả các vấn đề của
chúng ta
Hệ tư tưởng thống trị cuộc sống của chúng ta, đối với hầu hết chúng ta, đều vô danh.
Việc tên gọi không được biết đến là một triệu chứng vừa là nguyên nhân đem đến
quyền lực cho chủ nghĩa tân tự do, từng có 1 vai trò quan trọng trong loạt các cuộc
khủng hoảng đáng chú ý: khủng hoảng tài chính, hồ sơ Panama, Donald Trump.
Chủ nghĩa tân tự do lan tỏa khắp nơi đến mức thậm chí chúng ta hiếm khi có thể nhân
ra nó là một hệ tư tưởng. Nhưng triết lí này phát sinh như là một nỗ lực có ý thức để
định hình lại cuộc sống con người và di chuyển vị trí của quyền lực..
Những nỗ lực để hạn chế sự cạnh tranh được xem là kẻ thù của tự do. Giảm thuế và
các quy định, tổ chức lao động, thương lượng tập thể làm biến dạng thị trường và cản
trở sự hình thành 1 thứ bậc tự nhiên của người thắng và kẻ thua. Càng nỗ lực tạo xã
hội bình đẳng thì càng phản tác dụng bấy nhiêu.
Chúng ta nội hiện hóa và lặp lại niềm tin của nó. Đừng bận tâm đến tình trạng thất
nghiệp cấu trúc, các chi phí đắt đỏ của nhà ở, việc con bạn không còn sân chơi trong
nhà trường nữa.
Lúc đầu, mặc dù được tài trợ hậu hĩnh, chủ nghĩa tân tự do vẫn ở bên ngoài lề. Sự
đồng thuân sau chiến tranh gần như phổ biến.
Điều có thể kì lạ là một học thuyết “tân tự do” hứa hẹn sự lựa chọn và tự do lại được
quảng bá với khẩu hiệu “không có giải pháp thay thế”.
Giải phóng khỏi quy định có nghĩa là tự do đầu độc sông gây nguy hiểm cho người.
Một nghịch lí là sự cạnh tranh toàn cầu dựa trên số lượng và so sánh toàn cầu. Chủ
nghĩa tân tự do không được quan niệm để trở thành một hoạt động tội phạm.
Các chính sách tân tự do bị thất bại, không chỉ các ngân hàng lớn có thể sụp đổ mà các
doanh nghiệp bị thu phí khi cung cấp các dịch vụ công. Thất bại càng lớn thì hệ tư
tưởng càng trở nên cực đoan.
Tác động nguy hiểm nhất là khủng hoảng chính trị. Tính ẩn danh của chủ nghĩa tân tự
do được bảo vệ dữ dội. Đường về Nô lệ đã trở thành con đường dẫn đến quyền lực.
Chiến thắng của chủ nghĩa tân tự do phản ánh sự thất bại của cánh tả.
Đối với Công Đảng, Đảng Dân chủ và cánh tả rộng lớn hơn, nhiệm vụ trọng tâm là
phát triển một chương trình kinh tế Apollo, một nỗ lực có ý thức để thiết kế một hệ
thống mới, phù hợp với yêu cầu của thế kỉ XXI.
17. Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?
Các công ty khởi đầu với quy mô nhỏ và muốn sống sót, bắt đầu cạnh tranh, mở rộng,
trưởng thành và nó cũng sẽ già đi.Những quốc gia mà chính phủ già cỗi phải đối mặt
với công ty già cỗi. Lực chọn: đổi mới hay thụt lùi.
Cuộc chạy đua về sức cạnh tranh giữa các công ty cũng vô cùng khốc liệt, những quốc
gia bị đẩy ra khỏi cuộc chơi phải từ bỏ những phần thưởng lớn nhất.
Vòng đời của các công ty có thể dạy cho các chính phủ rằng bí quyết của sự trẻ trung
vĩnh viễn là không ngừng đổi mới - tóm lấy cơ hội và hành động. Chìa khóa cho sự trẻ
hóa tập đoàn, tiến hóa của nền văn minh và phát triển con người nói chung là đơn giản:
đổi mới. Đây là công thức cho sự sống sót và phát triển của loài người, là nhiên liệu
cho sự phát triển, và bản vẽ cho sự trỗi dậy của một đát nước.
Chìa khóa cho sự trẻ hóa và tiến hóa của các tập đoàn hay nền văn minh là tập trung
vào kỹ năng. Chìa khóa thứ hai để biến các chính phủ thành những động cơ cho sự đổi
mới là thay đổi cán cân đầu tư sang những tài sản vô hình, để biến chính phủ thành
những động cơ cho sự đổi mới.
Chính phủ lên chiến lược thay đổi chi tiêu rời xa cơ sở hạ tầng hữu hình như đường và
các công trình, sang những tài sản vô hình, như trong khu vực tư nhân.
Phần lớn những công ty thức thời ngày nay được biết đến bởi văn hóa doanh nghiệp
mang tính đổi mới và môi trường làm việc tiếp cảm hứng và năng lượng cho nhân
viên. Đó là các các quốc gia khuyến khích sự đổi mới đi đầu - và tiếp tục đi đâu. Để
duy trì sự đổi mới, các doanh nghiệp cần thu hút và giữ lại những bộ óc sáng tạo và
hiệu quả nhất.
Để duy trì sự đổi mới, các doanh nghiệp thu hút những bộ óc sáng tạo và hiệu quả
nhất. Các thành phố lớn tạo nên một cuộc sống lý tưởng và môi trường làm việc cho
những nhà đổi mới, và để dự sáng tạo của họ trở nên mạnh hơn và có sức cạnh tranh
lớn hơn. Chính phủ họ thu hút tài năng, hoạt động hiệu quả và liên tục nâng cấp bộ
máy, dịch vụ. Tiếp sức cho người dân để nuôi dưỡng năng lực tập thể và phát triển
tiềm năng của dân chúng. Trên hết, các chính phủ coi trọng khối óc của con người và
giúp mọi người trở thành những người bảo vệ và xây dựng tốt hơn cho hành tinh này.
Đối với chính phủ, đổi mới là câu hỏi sống còn. Chỉ có những quốc gia nào duy trì sự
đổi mới mới có thể thúc đẩy thay đổi thế giới này, bởi họ là những chính phủ không
bao giờ già cỗi.
18. Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới
Một viễn cảnh ảm đạm đang ám ảnh nền kinh tế thế giới - viễn cảnh công nghệ tước đi
công việc làm.
Khi tầng lớp lao động công nghiệp mới bắt đầu có tổ chức, các chính phủ ngăn ngừa
nguy cơ nổ ra cách mạng từ dưới lên, bằng việc mở rộng các quyền xã hội và chính trị,
điều tiết các thị trường, và xây dựng nên các nhà nước phúc lợi nhằm cung cấp các
khoản trợ cấp quy mô lớn và bảo hiểm xã hội, đồng thời giảm thiểu tình trạng thất
nghiệp. Thực tế, họ đã tái cơ cấu hệ thống kinh tế tư bản.
Các cuộc cách mạng công nghệ ngày nay đòi hỏi một sự tái tạo toàn diện có tính chất
tương tự. Thực chất, nhiều người tin rằng nền kinh tế thể giới có thể đang ở đỉnh điểm
của 1 đợt bùng nổ khác về các công nghệ mới nhưng vấn đề là phần lớn những công
nghệ mới lại tiết giảm sức lao động của người lao động của con người. Tuy nhiên phải
công nhận một điều rằng một số công việc kỹ năng khó có thể được tự động hóa dễ
dàng.
Người máy và máy móc làm công việc thay cho con người thì không có nghĩa thế giới
đó có tình trạng thất nghiệp cao. Phần lớn lực lượng lao động sẽ bị thất nghiệp hoặc
phải nhận lương thấp. Xu hướng này tạo ra những cấp độ bất bình đẳng mới chưa từng
có trong lịch sử và nguy cơ lan rộng của xung đột chính trị và xã hội. Xu hướng này
chắc chắn sẽ tiếp tục, nhưng không nhất thiết tới mức nguy hiểm vì ta có thể cứu hệ
thống kinh tế tư bản bằng những suy nghĩ sáng tạo và các thiết chế thể chế.
Điều cốt yếu là thừa nhận rằng các công nghệ mới gây mất cân bằng đang đồng thời
tạo ra các nguồn lợi lớn cho xã hội và làm cho 1 số người khác bị thiệt hại. Trong tất
cả các ý tưởng mới được theo đuổi thì chỉ có rất ít ý tưởng đi đến thành công thương
mại cuối cùng. Những rủi ro là đặc biệt cao tại thời điểm sơ khởi của giai đoạn cải tiến
mới.
Các thị trường tài chính tại những nền kinh tế phát triển cung cấp vốn đầu tư mạo
hiểm. Nhà nước đã đóng 1 vai trò quan trọng trong đầu tư công nghệ mới. Thiết lập
những thể chế đúng đắn cho đầu tư công mạo hiểm sẽ là khó khăn. Nhưng các ngân
hàng hàng trung ương hoạt động độc lập, và xã hội sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu các
thế hệ công nghệ và máy móc mới. Điểm yếu của nhà nước phúc lợi là nó đòi hỏi
chính sách đánh thuế cao mà không kích thích sự đầu tư bù đắp vào năng lực đổi mới.

19. Vốn văn hóa, Trần Hữu Dũng


“Văn hóa” gợi nhiều cảm xúc phức tạp. Đầu tiên, nó khơi dậy lòng tự hào sâu sắc về
bản sắc dân tộc, về di sản lịch sử, truyển thống cách mạng. “Giá trị châu A” giải thích
những thần ký kinh tế, và cũng gây nhiều ưu tư về nguy cơ lạt bản sắc quê hương.
Thêm vào đó là một tinh thần “hoài cổ” của thế hệ trẻ “hơi lớn tuổi”.
Văn hóa chính là hoạt động có tính văn chương nghệ thuật, là hiện thân những giá trị
cộng đồng chấp nhận. Nhiều nhà học giả kinh tế và xã hội nhìn “văn hóa” như một loại
vốn. Có thể phân biệt 2 dạng vốn văn hóa: vật thể và phi vật thể. Vốn văn hóa vật thể
gồm các công trình kiến trúc hay những di tích,… Vốn văn hóa phi vật thể là phong
tục, tập quán hay tín ngưỡng,… là một thứ keo gắn kết cộng đồng.
- Mối liên hệ giữa văn hóa, kinh tế, và phát triển:
Một là, muốn hội nhập vốn văn hóa vào phân tích kinh tế ta phải xác định liên hệ giữa
giá trị văn hóa và giá trị kinh tế. Hầu như mọi loại vốn văn hóa vật thể đều có thể được
nghĩ đến như ngôi nhà lịch sử, tức là chúng bơm tiêm giá trị văn hóa và giá trị kinh tế
của vật thể. Những dịch vụ xuất phát từ vốn văn hóa phi vật thể thì có giá trị văn hóa
và giá trị kinh tế nhưng phức tạp hơn, và ở đây 2 loại giá trị ấy hòa quyện lẫn nhau,
không thể tách rời nhau. Hai là, những đóng góp của vốn văn hóa vào tổng thu nhập và
tốc độ phát triển của một nước. Ba là, vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính
bền vững của phát triển. Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn không khác
gì đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì vậy, nếu không bảo dưỡng vốn văn hóa và để di
sản văn hóa đồi trụy, làm mất bản sắc dân tộc thì cũng gây ra hậu quả như khi bỏ bê
môi trương sinh thái. Bốn là, chế độ thị trường và xu thế toàn cầu đặt ra những thách
thức và những cơ hội mới. Trong lãnh vực văn hóa, quyết định của người sản xuất và
tiêu dùng ngày càng bị chi phối bởi những quy luật, tình huống. Văn hóa phẩm cũng
khác nhau về cái các nhà kinh tế gọi là “hiệu ứng quy mô”., nếu cần nhiều vốn thì phải
nhắm nhiều vào thị hiếu “mẩu số chung”.
Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là quan trọng. Phải có nhìn nhận quan hệ
mật thiết giữ phát triển kinh tế và văn hóa. Vì vậy cần có chính sách văn hóa, mà vẫn
phải tôn trọng thực tế kinh tế thị trường.
Nền văn hóa lành mạnh thì trước hết phải là một nền văn hóa sống, một nền văn hóa
sinh động. Hãy để người thưởng ngoạn bình chọn.

You might also like