You are on page 1of 33

Quyền lực chính trị

GVC: TS. Trịnh Thị Xuyến


xuyentrinhthi@gmail.com
Viện Chính trị học, Học viện CTQG HCM
Câu hỏi khởi động

1. Điều gì khiến cho một mệnh lệnh được


thực thi?
Nội dung
 I. Quyền lực
 1.1. Khái niệm quyền lực
 1.2. Tính chất của quyền lực
 1.3. Phân loại quyền lực
 1.4. Phương thức giành quyền lực

 II. Quyền lực chính trị


 2.1. Khái niệm quyền lực chính trị
 2.2. Đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị
 2.3. Các chủ thể của quyền lực chính trị
 2.4. Các yếu tố đảm bảo giành, giữ, thực thi QLCT

 III. Kết luận


I. Quyền lực
 Tính phổ quát của các quan hệ quyền lực
- Con người luôn nằm trong nhiều phân hệ
quyền lực khác nhau:
- Tùy vào mối quan hệ cụ thể, một chủ thể có
QL hay là đối tượng quyền lực của chủ thể
khác
- Mọi tổ chức (kể cả tổ chức phi chính trị) đều
có thể coi là một cách tổ chức quyền lực (cách
thức ra quyết định và thi hành quyết định)
1.1.Khái niệm quyền lực
 Tiếp cận quyền lực từ góc độ cá nhân:
- Pháp gia: Quyền lực cá nhân phụ thuộc vào “thế” của
anh ta trong xã hội (vị trí)
- Quyền lực có được do những phẩm chất cá nhân
- B. Russell: Những biến đổi căn bản trong xã hội là do
lòng đam mê quyền lực của các thủ lĩnh
 Tiếp cận quyền lực từ góc độ xã hội: Các
nhóm, các giai cấp khác nhau trong xã hội
- K.Marx: giai cấp
- Max Weber: giai cấp, tôn giáo, …
1.2. Khái niệm quyền lực
 R.Dalh: Quyền lực là cái mà nhờ đó người khác
phải phục tùng
 Mao: Quyền lực là thứ được phát ra từ nòng
súng
 A.Toffler: Quyền lực là năng lực buộc người
khác phải hành động theo ý của mình
 Quyền lực là năng lực của một chủ thể buộc
chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình,
bất kể sự kháng cự.
 A buộc B làm C (quan sát được)
Câu hỏi thảo luận

Dựa vào cái gì để nói anh A có quyền


lực hơn anh B?
1.2. Khái niệm quyền lực
 Một quan hệ quyền lực gồm:
- i) nguồn gốc hoặc cơ sở của quyền lực

- ii) các phương tiện hoặc công cụ được sử dụng


để thực hiện quyền lực
- iii) tổng số (lượng) hoặc mức độ quyền lực

- iv) lĩnh vực, hoặc phạm vi quyền lực


1.3.Tính chất của quyền lực
 Quyền lực là một mối quan hệ mang tính hướng
đích
- Quan hệ quyền lực: A => B => C
- Sự ảnh hưởng: ABC
 Quyền lực luôn cần năng lực thưởng phạt đi
kèm đủ lớn để vượt qua sự kháng cự
A đủ năng lực buộc B làm điều C
Năng lực: Bạo lực, của cải, khả năng thuyết phục …
Sức mạnh của A – sự chống đối của B > 0
1.3.Tính chất của quyền lực
 Quyền lực là một mối quan hệ mang tính phụ thuộc:

- A có quyền lực như thế nào phụ thuộc vào:


Nhận thức của B
Năng lực chống đối của B
- Một người thường có quyền lực đối với người khác khi
anh ta kiểm soát cái mà người kia muốn
- Để tạo ra sự phụ thuộc, người ta phải kiểm soát những
gì được xem là quan trọng
1.4. Phân loại quyền lực
 Dựa trên hình thức của quyền lực: French
và Raven (1959)
1. Quyền lực cưỡng bức: buộc người khác làm điều họ
không muốn. Quyền lực này dựa trên sự sợ hãi;
2. Quyền lực ban thưởng: Quyền ban thưởng cho
người khác vì hoàn thành một công việc được giao
3. Quyền lực hợp pháp: Quyền lực có được nhờ vị trí
mà người đó nắm giữ. Người dưới quyền tuân thủ vị
trí, chứ không phải con người.
1.4. Phân loại quyền lực

4. Quyền lực tham chiếu: Quyền lực có được nhờ mối


quan hệ với người có quyền lực
5. Quyền lực chuyên gia: Quyền lực có được nhờ
thuần thục những kỹ năng nhất định và đáp ứng
được yêu cầu của một tổ chức nào đó
1.4. Phân loại quyền lực
 Dựa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội:
1. Quyền lực chính trị
2. Quyền lực kinh tế
3. Quyền lực văn hóa
4. Quyền lực tôn giáo
5. Quyền lực gia đình
 Dựa vào cấp độ của quyền lực:
- Quyền quyết đinh
- Quyền phủ quyết
- Quyền xác lập nghị trình
1.4. Phân loại quyền lực
 Dựa vào hình thái quyền lực: Quyền lực cứng và
quyền lực mềm (Joseph S. Nye)
- Quyền lực cứng (hard power): sức mạnh; vị trí
- Quyền lực mềm (soft power): là quyền lực có được
nhờ những phẩm chất, sự hấp dẫn cá nhân
- Quyền lực thông minh (smart power) = kết hợp
nhuần nhuyễn Quyền lực cứng + Quyền lực mềm
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
1.5. Phương thức giành quyền lực
Quan điểm của A.Toffler: có ba cách giành quyền lực:

1. Bạo lực Trí tuệ


2. Của cải
3. Trí tuệ

Bạo lực Của cải

Tam giác vàng quyền lực


Ba phương thức này có sự chuyển hóa lẫn nhau
Câu hỏi thảo luận

Phân biệt quyền lực chính trị của đảng và quyền


lực của nhà nước ?
II. Quyền lực chính trị
2.1. Khái niệm
- Quyền lực công: quyền lực chung của cộng đồng, xã hội
- Quyền lực chính trị: là năng lực của một chủ thể chính trị
(một công dân, một chính khách, một nhóm lợi ích, một
đảng hoặc chính phủ …) tác động nhằm thay đổi hành
vi của các chủ thể chính trị khác.
- Quyền lực nhà nước: là quyền lực công được tổ chức
thành nhà nước, nằm trong tay một một giai cấp, lực
lượng nhất định trong xã hội.
QLNN có tính độc quyền cưỡng chế hợp pháp, được xã
hội thừa nhận (bộ máy quân đội và an ninh).
2.2. Đặc trưng cơ bản của QLCT
1. Quyền lực luôn cần có tính chính đáng
- Tính chính đáng (legitimacy): là sự chấp nhận
quyền lực một cách tự nguyện, sự đồng tình của
người dân đối với người cai trị, chế độ cai trị.
- Quyền lực nào là quyền lực chính đáng?
1. Tính công ích
2. Tính hợp lệ, hợp pháp
3. Tính hợp lý ( khoa học và hiệu quả trong sử dụng
quyền lực)
2.2. Đặc trưng cơ bản của QLCT
2. QLCT là một tất yếu khách quan trong một
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
Con người - phải sống thành cộng đồng, xã hội =>
mâu thuẫn của việc sống chung
Có nhiều cách thức giải quyết mâu thuẫn, trong đó sử
dụng quyền lực là một cách thức cơ bản và quan trọng
nhất
=> Hình thành quyền lực công để giải quyết mâu thuẫn
=> Tổ chức thành nhà nước
2.2. Đặc trưng cơ bản của QLCT

3. Quyền lực chính trị mang tính giai cấp


- QLCT của giai cấp tmạnh nhất trọng xã hội được
tổ chức thành nhà nước.
- Nhà nước trở thành công cụ, phương tiện để tiếp
tục thực hiện sự thống trị giai cấp
2.2. Đặc trưng cơ bản của QLCT
4. Quyền lực chính trị mang tính xã hội
- Thực thi QLCT của giai cấp thống trị trong XH bao giờ
cũng phải giải quyết được sự tương quan, công bằng
nhất định giữa lợi ích của các giai cấp
=> Tránh tạo ra xung đột lợi ích nghiêm trọng giữa các
nhóm, giai cấp trong xã hội => tạo sự bất ổn, khủng
hoảng
- QLNN là quyền lực công, phục vụ mọi công dân sống
trên lãnh thổ quốc gia
2.2. Đặc trưng cơ bản của QLCT
5. Quyền lực chính trị (QLNN) cần được tập trung
đủ mức
- Về nguyên tắc, quyền lực cần được tập trung đủ
mức; nếu không, quyết định, mệnh lệnh của người
cầm quyền đưa ra khó có thể được thi hành, hoặc
thi hành không triệt để
- Thiếu quyền lực có thể dẫn đến những hệ quả tiêu
cực: tính hiệu lực của các quyết định, sự vô trách
nhiệm của những người nắm quyền
2.2. Đặc trưng cơ bản của QLCT
6. Quyền lực chính trị (QLNN) cần phải được kiểm
soát
Tại sao?
- QLNN là quyền lực được người dân ủy nhiệm
- QLNN do một số người nắm giữ, dễ bị các lợi ích cá
nhân chi phối
- QLNN là ý chí chung của xã hội, nhưng lại giao cho một
số người có khả năng hữu hạn thực hiện, chứa đựng
nguy cơ mắc sai lầm
=> Quyền lực cần phải được kiểm soát để tránh tình trạng
lạm dụng quyền lực, sử dụng quyền lực sai mục đích,
thiếu hiệu quả
2.3. Các chủ thể của QLCT

Các chủ thể:


 Xuất phát từ sự phân bổ các giá trị, lợi ích giữa các
chủ thể quyền lực
1. Bộ phận hợp thành chủ thể quyền lực quốc gia:
nhà nước, đảng cầm quyền, quan chức chính phủ, giai
cấp thống trị…
2. Chủ thể quyền lực có sự kiềm chế với hệ thống
quyền lực quốc gia: đảng đối lập, nhóm lợi ích, đoàn
thể xã hội, giai cấp bị trị…
2.4. Các nhân tố bảo đảm cho việc
giành, giữ và thực thi QLCT
 Một giai cấp để giành, giữ và thực thi QLCT
cần có các nhân tố:
1. Phải có chính sách đúng: Xác định rõ mục tiêu, cách
thức đạt mục tiêu, lực lượng thực hiện.
Chính sách phải phù hợp với xã hội, truyền thống và
sự phát triển của dân tộc
1. Phải có hệ thống tổ chức (HTCT): Phải xây dựng
được một đảng chính trị vững mạnh => giành chính
quyền => xây dựng bộ máy nhà nước đủ năng lực
thực hiện các mục tiêu phát triển
2.4. Cácnhân tố bảo đảm cho việc
giành, giữ và thực thi QLCT (tiếp)
3. Phải tuyển lựa được những con người chính
trị: tinh hoa thực sự
- Cơ chế tuyển lựa dân chủ, khoa học;
- Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng…
3. Có phương thức và nghệ thuật hoạt động
chính trị
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy tính tích
cực chính trị
- Huy động xã hội:
dân chủ tham gia, tạo sự đồng thuận
Kết luận
1. Quyền lực là một hiện tượng phổ biến và tất yếu trong
đời sống xã hội
2. Tính chính đáng là tính chất quan trọng nhất của bất kỳ
quyền lực nào
3. Trong quá trình thực hiện, quyền lực chính trị (QLNN)
cần được tập trung đủ mức và phải được kiểm soát
4. Một giai cấp, lực lượng xã hội muốn giành, giữ và thực
thi quyền lực cần phải: xác định được mục tiêu đúng;
cách thức đạt mục tiêu; có hệ thống tổ chức đủ mạnh
để hiện thực hóa mục tiêu của mình.
Tổng hợp Giáo trình – Bài giảng:

http://caocaplyluan.blogspot.com

You might also like