You are on page 1of 3

Bản chất của quyền lực, M.

Scott Peck
Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá
nhân hay tổ chức khác phải phục tùng ý chí của mình.Quyền lực sinh ra từ nhu
cầu tổ chức hoạt động chung, nhu cầu phân công lao động xã hội và quản lí xã
hội. Quyền lực là điều kiện và phương tiện cần thiết khách quan bảo đảm sự
hoạt động bình thường của bất kì cộng đồng xã hội nào.
Quyền lực được chia làm 2 loại: quyền lực chính trị và quyền lực tinh thần.
+ Quyền lực chính trị: là cái khả năng ép buộc người khác, công khai hoặc kín
đáo, để thực hiện ý muốn của mình. Cái khả năng này cư ngụ ở một chức vị,
như ở ngôi vua hay chức tổng thống, hoặc ở nơi tiền bạc. Nó không nằm trong
con người chiếm giữ chức vị đó hoặc sở hữu số tiền bạc đó. Vì vậy quyền lực
chính trị không có liên hệ gì với sự thiệt hoặc sự khôn ngoan.
+ Quyền lực tinh thần: nằm hoàn toàn trong cá nhân của con người và không
liên hệ gì đến khả năng ép buộc người khác.
Người có quyền lực tinh thần to lớn có thể giàu có và đôi khi còn nắm giữ
những địa vị chính trị của giới lãnh đạo. Nhưng họ cũng có thể là nghèo khó và
không có một quyền thế chính trị nào.
Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh,
Bùi Việt Hương

Quyền lực cứng (hard power) là quyền lực có được dựa trên sức mạnh quân
sự và kinh tế. Thomas Schelling đã chỉ ra hai nguồn chính của quyền lực cứng
là sự đe dọa và dụ dỗ, và hai nguồn này có liên hệ rất gần gũi với nhau.
Quyền lực mềm (soft power) là quyền lực được thực hiện thông qua sự hấp
dẫn (attraction) và thuyết phục (persuation). Những tư tưởng cơ bản của
"Quyền lực mềm" - coi sự hấp dẫn là một loại quyền lực -xuất hiện trong tư
tưởng kinh tế - chính trị phương Đông cổ đại. Về bản chất, quyền lực mềm là
khả năng tạo ra ảnh hưởng với người khác bằng cách tác động tới hệ thống giá
trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến
người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Về bản chất, quyền
lực mềm là khả năng tạo ra ảnh hưởng với người khác bằng cách tác động tới
hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và
qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn.
Quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên hệ với nhau. Chúng là hai khía cạnh
thể hiện khả năng giành được mục tiêu của một người bằng việc tác động lên
hành vi của những người khác. Quyền lực cứng rất quan trọng nhưng nó
không thể giải quyết được mọi vấn đề. Quyền lực cứng là sự tác động từ bên
ngoài đến các đối tượng của quyền lực, vì vậy chi phí để sử dụng và duy trì
quyền lực cứng thường cao và tiềm ẩn nguy cơ chống đối. Quyền lực chỉ thực
sự hiệu quả khi nó có được tính chính đáng. Quyền lực mềm nằm ở lẽ phải và
sự thuyết phục, nó tác động đến các đối tượng của quyền lực, làm cho sự thay
đổi nhận thức và hành vi diễn ra từ bên trong. Sự thuyết phục để tạo ra lòng
tin, sự tin tưởng, được coi là tạo nên tính chính đáng. Vì vậy, quyền lực cứng
và quyền lực mềm có tác động và có khả năng củng cố lẫn nhau. Quyền lực
cứng là “hậu phương”, là một trong những cơ sở để phát huy quyền lực mềm.
Quyền lực mềm hấp dẫn khi chúng bắt nguồn từ thành công về vật chất,
những thứ do quyền lực cứng mang lại.
Quốc hội Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Phạm Văn Hùng
Quốc hội là nơi hoạch định chính sách, các đại biểu là các nhà chính khách. Đó
chính là cốt lõi, trọng tâm trong mọi hoạt động của Quốc hội.
1. Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân tất yếu dẫn đến việc thành
lập Quốc hội trong chính thể dân chủ cộng hoà

You might also like