You are on page 1of 1

Quyền lực là gì? Lấy ví dụ cho một quyền lực mà em biết.

Quyền lực là năng lực, khả năng của một tổ chức hay cá nhân, tác động đến hành động,
hành vi của những người khác, buộc họ phải thực hiện ý chí của mình thông qua các
phương tiện, phương thức nào đó như uy tín, quyền hành, cơ chế, chính sách, quy định,
thậm chí cưỡng bức thực hiện.
Quyền lực sinh ra từ nhu cầu tổ chức hoạt động chung, nhu cầu phân công lao động xã
hội và quản lí xã hội. Quyền lực là điều kiện và phương tiện cần thiết khách quan bảo
đảm sự hoạt động bình thường của bất kì cộng đồng xã hội nào.
Quyền lực thể hiện mối quan hệ chỉ huy – lệ thuộc hoặc mệnh lệnh phục tùng. Quyền lực
thể hiện ở sự áp đặt ý chí của chủ thể có quyền đối với chủ thể dưới quyền, mặt khác, sức
mạnh của nó được xác định ở mức độ phụ thuộc, phục tùng của chủ thể dưới quyền đối
với ý chí chủ thể có quyền. Trong đó cưỡng chế vừa là yếu tố của nội dung quyền lực vừa
là phương pháp mang tính quyết định để thực hiện quyền lực có sự kết hợp chặt chẽ với
phương pháp thuyết phục.
Quyền lực tồn tại ở mọi cộng đồng có tổ chức, có mục đích của con người trong xã hội có
giai cấp cũng như xã hội không có giai cấp, đổi với cả xã hội nói chung cũng như đối với
các bộ phận khác nhau của nó.

Ví dụ trong xã hội phong kiến, Vua là người nắm trong tay quyền lực lãnh đạo đất
nước, mọi người dân trong xã hội bắt buộc phải phục tùng mệnh lệnh của vua, đến thời
điểm vua không thể lãnh đạo đất nước nữa, sẽ truyền ngôi lại cho người khác, thông
thường thì những người nối ngôi là con của vua, sẽ thay cha mình lên nắm quyền lãnh
đạo đất nước. Ví dụ như ở nước ta, Hiến pháp thừa nhận nhân dân là người nắm quyền,
là trung tâm của quyền lực nhà nước. Nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước,
các cơ quan này đại diện nhân dân nắm quyền lãnh đạo đất nước, vì nhân dân và vì sự
phát triển của đất nước. Và các cơ quan này phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ nhân
dân.

You might also like