You are on page 1of 50

LOGO

Bài 5
(Tiếp
(Tiếp theo)
theo)

CÁC HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN

Giảng viên:
PGS.TS. Đỗ Đức Minh
II. HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN
1. Một NN chịu trách nhiệm a responsible state là:
-Phân biệt được nhà nước và xã hội (society)
-Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn CQNN
(decentralization)
-Học thuyết phân chia quyền lực (rule of law):
chống chuyên quyền, độc đoán, xác lập & ph.tr dân
chủ, công bằng, công lý
+ Cổ - Trung - Cận hiện đại
+ Platon, Aristote, Locke, Montesquieu, Kant, Hegel
+ Hoa kỳ, Anh, Pháp,..
 Kế thừa những giá trị tư tưởng và kinh nghiệm
thực tiễn xây dựng NNPQ trong lịch sử cổ - trung
đại, các nhà tư tưởng TS đã xây dựng nên học
thuyết về NNPQ (the rule of law).
Mđ của học thuyết NNPQTS là tấn công vào
NN độc tài chuyên chế PK, hợp pháp hóa quyền
thống trị của G/cTS theo nguyên tắc giới hạn
phạm vi QL của NNPK, mở rộng quyền tự do dân
chủ cho nhân dân.
 Đặc điểm cơ bản của học thuyết NNPQ:
- Sự hiện diện của CN lập hiến (constitutionalism),
tính tối cao của hiến pháp (constitution)
- Mọi CQNN & quan chức NN phải đặt dưới PL, mọi
hoạt động của họ phải tuân thủ PL
- NN phải tôn trọng & có nghĩa vụ bảo vệ các quyền
tự do con người
- QLNN được phân lập thành: lập pháp – hành
pháp - tư pháp
 Phân chia QLNN
- Là một trong những y/c cầu cơ bản của NNPQ.
- Phân chia là cơ sở của sự chịu tr.n, của NNPQ
(cũng là một NN chịu trách nhiệm, gồm: biết
cách chịu trách nhiệm và phải biết cách từ chức
khi không làm tròn tr.n).
Việc chịu tr.n là cơ sờ cho việc không độc đoán,
không độc tài chuyên chế của NN.
 Kế thừa những giá trị tư tường, kinh nghiệm
thực tiễn của việc xây dựng NNPQ trong lịch sử cổ
trung đại, các nhà tư tưởng TS đã xây dựng nên
học thuyết về NNPQ (The Rule of Law).
Mục đích của học thuyết NNPQTS là tấn công
vào nhà nước độc tài chuyên chế PK, hợp pháp
hoá quyền thống trị của G/cTS theo nguyên tắc
giới hạn
phạm vi QL của NNPK & mở rộng quyền tự do
dân chủ cho nhân dân.
 Là một giá trị hình thành sớm trong LSTTCTPL, tư
tưởng NNPQ đã được nhân loại thử nghiệm, chọn
lọc qua nhiều thế kỷ, ngày càng được bổ sung nội
hàm mới phát triển thành học thuyết; đến thời đại
CMTS mô hình NNPQ trở thành hiện thực ở nhiều
nước phương Tây và đang trở thành hình thức
phổ biến trong thế giới đương đại
 Tư tưởng về NNPQ đối lập với sự chuyên quyền,
độc đoán, áp bức nhân dân của các chế độ đương
thời, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa một
bên là NNPQ (dựa vào PL để hành động) và một
bên là xã hội công dân (bình đẳng trong việc chấp
hành PL)
 Những yếu tố trung tâm, cốt lõi của NNPQ:
Thượng tôn PL, bảo vệ nhân quyền & phân quyền
(không có QL độc đoán; phân lập QLNN: lập
pháp- hành pháp - tư pháp) và bình đẳng trong
việc tham gia QLNN, QLXH.
 Qua các thời kỳ tư tưởng đó có những bước tiến
mới thể hiện sự ph.triển tư duy nhân loại về trình
độ tổ chức QLXH, p/á nguyện vọng khát khao
của con người sinh ra có quyền tự do, bình
đẳng;quyền làm chủ bản thân và làm chủ đời
sống xã hội.
Dưới góc độ quản lý, NNPQ là nhà nước QLXH
bằng PL; các cá nhân, tập thể, tổ chức và cơ
quan công quyền đều phải tuân thủ PL.
 Các yếu tố phân quyền tạo nên mô tổ chức
chính quyền NN gồm:
- NN với XHCD/XHDS (citizens' society/civil
society)
- NN với thị trường: market
- Lập pháp với hành pháp: legislative - executive
- Lập pháp với lập quy: legislative- rules
- Chính trị và hành chính: politic- administrative
- Hành pháp chính trị và hành chính công vụ:
political executive - executive law enforcement
- Đảng cầm quyền với đảng đối lập:
ruling party - opposition parties
- Tòa án độc lập với các cấu thành còn lại khác
của chính quyền: independent court
- Lập pháp với tư pháp: legislative - justice
- Hành pháp với tư pháp: executive- justice
- Trung ương với địa phương: center - local
- Địa phương với địa phương: local- local
- Đa số với thiểu số: majority - minority
BỐN (4) HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN
Một là, Phân quyền ở trung ương theo chiều ngang
giữa lập pháp - hành pháp - tư pháp
Hai là, Phân quyền mềm dẻo của chính quyền đưọc tổ
chức theo chế độ đại nghị, CP và người đứng đầu CP
phải chịu tr.n trước QH
Ba là, Phân quyền cứng rắn của chính quyền được tổ
chức theo chế độ Tổng thống, người đứng đầu NN vừa
là người đứng đầu hành pháp phải chịu tr.n trực tiếp
trước nhân dân
Bốn là, Phân quyền hỗn hợp, chính quyền được tổ
chức theo chính thể lưỡng tính cộng hòa, không chỉ tổng
thống do dân bầu chiu tr.n trước nhân dân mà CP vẫn
phải chịu tr.n trước QH
2.1. Phân quyền ở trung ương theo chiều ngang
giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp
 Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay
một người/Viện nguyên lão, thì sẽ không có gỉ là tự do nữa;
vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt
những luật độc tài để thi hành một cách độc tài
Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp
không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu
quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người
ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyển tự do của công
dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật
Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì
quan toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp . Nếu một
người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc,
hoặc cùa dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyển lực nói
trên thì tất cả sẽ mất hết (Montesquieu, 1748)
Phân quyền không chỉ là yếu tố kỹ thuật mà còn là yếu
tố dân chủ của tổ chức QLNN, vì phân quyền tạo điều
kiện cho việc chịu tr.n của các cơ cấu NN
Trước đây: QLNN tập trung trong tay 01 cá nhân - độc
tài, chuyên chế
Thomas Jeferrson: QLNN không thể là tập trung mà
cần phải được phân chia. Phân chia QL như là một trong
những biện pháp hữu hiệu chống lại độc tài chuyên chế,
đồng thời là sự chịu tr.n của QLNN. Lý thuyết phân
quyền gắn liền với sự ra đời của NNDCTS, HP, hạn chế
QL
QLNN không bị hạn chế nghĩa là vô hạn, độc tài,
chuyên chế. Muốn có độc tài, chuyên chế thì trước hết
QLNN phải được tập trung. Vì vậy y/c đầu tiên hạn chế
QLNN phải được biểu hiện bằng sự phân quyền
Vấn đề bản tính con người:
Một mặt: Sáng tạo, chăm chỉ
Mặt khác: Lười nhác, tham lam, tùy tiện ỷ lại, dựa dẫm
+ Vì vậy: nếu không có những động cơ khắc phục
những đặc tính trên thì khi một người được giao
QLNN sẽ gây nên hậu quả khôn lường cho NN.
+ Hoạt động của NN là phức tạp, nhiều người cùng
đảm nhiệm. Do đó, nếu không có phân công rõ ràng
thì rất dễ ỷ lại lẫn nhau: khi hậu quả xảy ra không ai
chịu trách nhiệm, khi thành công ai cũng muốn nhận
về phần mình
+ Trong lĩnh vực công: càng tập trung và càng tập thể
(quyết định theo đa số) thì càng tạo sự ỷ lại & không
chịu tr.n cá nhân
 Để chống lại độc tài NN, HP pháp phải có quy
định tạo lập cơ chế kìm hãm, ngăn ngừa những
bản tính xấu của con người
Một bản HP tốt chỉ khi có những quy định hiểu rõ
bản tính vốn có của con người (phòng bệnh của
con người hay cơ chế phòng ngừa của NNPQ)
Một bản HP đúng nghĩa phải có những quy định
thể hiện rõ bản tính của con người & hạn chế
những mặt tiêu cực của con người. Đam mê QL là
bản tính vốn có của con người & để ngăn ngừa sự
lạm dụng QL dẫn đến vi phạm quyền của người
khác, HP phải hạn chế sự đam mê QL
 Con người luôn có một mong muốn tự nhiên là
được hơn người, muốn chỉ đạo người khác. Khổng
Tử: “cái bệnh của con người là ai cũng thích làm
thầy người khác”. QLNN là lĩnh vực có khả năng
nhất giúp con người đáp ứng được mong mỏi
này.
 Có nhiều hình thức, biện pháp, cách thức hạn chế
cá tính xấu của con người, như: hạn chế nhiệm kỳ
chức vụ, không được làm chức vụ suốt đời; kiểm
tra, đối trọng; không bổ nhiệm làm quan tại nơi
sinh ra và quen biết (phương Đông: luật hồi tỵ 迴
避 , luân quan 輪 官 ..)..
 Nhằm bảo vệ nhân quyền, trong đó có các quyền
của công dân sống trong cộng đồng quốc gia thì bên
cạnh việc quy định các quyền của con người
(human rights) còn phải quy định các cách thức
thực hiện QLNN của các cơ quan và những người
nắm QLNN để họ chỉ được sử dụng QL được giao
trong một phạm vi hữu hạn và được kiểm soát

 Tóm lại:
- Muốn có một NN chịu tr.n, chống độc tài chuyên
chế thì QLNN không được tập trung mà phải phân
ra.
- Cơ chế lập hiến kinh điển là phân chia QL:
+ theo chiều ngang: lập pháp-hành pháp -tư pháp
+ theo chiều dọc: CQ trung ương- CQ địa phương.
- Sự phân lập các QLNN càng rộng bao nhiêu thì số
các điểm phủ quyết và kh/n quvết định đúng đắn của
các CQNN gia tăng bấy nhiêu.
- Phân lập các QL không những làm tăng độ tin cậy
của người dân vào tình trạng chuyên môn mà còn tạo
ổn định hoạt động của NN. Những công cụkiềm chế là
nền tảng tốt để duy trì ph.tr lâu bền mặc dù sẽ gây
khó khăn cho thay đổi những luật lệ lỗi thời.
Tuy nhiên, sự kiềm chế quá đáng sẽ dễ dẫn đến
tê liệt và đông cứng đ.với sự phân chia QLNN
Do đó, những công cụ kiềm chế CP phải được bổ
sung bằng những thoả thuận mềm dẻo với ngành
hành pháp trong việc hình thành, thực hiện các chính
sách, thích ứng với những nguồn thông tin mới và
hoàn cảnh thay đổi
 Chủ trương chịu tr.n của QLNN không chỉ ở mức độ
phân lập mà còn phải tạo lập được cơ chế tự kiểm tra lẫn
nhau giữa các CQNN; không phải thụ động chờ đến lúc
những người thi hành công vụ buộc phải đưa đến vòng xét
xử của các cơ quan tài phán.Tính chính trị của HP là tạo
ra cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các CQNN,
nhất là cơ chế kiểm tra từ bên trong (hiệu quả hơn kiểm tra
từ bên ngoài).
 Theo đó, những mâu thuẫn hay hành vi thiếu cẩn trọng
của các CQNN TW cần phải được xử lý một cách chủ động,
không thụ động chờ hậu quả khôn lường của nó.
 Sự kiểm tra này bao hàm cả phân định công việc cần
phải quyết định của NN thành nhiều công đoạn do các CQ/cá
nhân đảm nhiệm. Tính nhân bản của HP: cần phải tránh
sự thao túng/dồn công việc cho một CQ/cá nhân (từ khâu
chuẩn bị đến ban hành quyết định của CQNN)
 Hoạt động NN do con người đảm nhiệm, do đó:
+ Con người có khuyết tật thì các tổ chức/thể chế
của/do con người làm cũng phải có khuyết tật
+ PL của/do con người làm ra cũng không tránh khỏi
khuyết tật.
- Mđ ngăn ngừa khuyết tật này là để duy trì tự do
 Madison: “Căn cứ vào bản chất của loài người
thì những biện pháp như vậy là hoàn toàn cần thiết để
kiểm soát sự lạm quyền của CP. Nhưng bản thân
chính quyền là gì nếu không là sự thế hiện lớn lao
nhất bản tính của con người? Nếu loài người là
những thiên thần thì chẳng cần một CP nào. Nếu
những thiên thần cầm quyền, thì sự kiểm soát bên
trong hay từ bên ngoài cũng chẳng cần thiết.
Nhưng để hình thành một chính phủ được điều hành giữa
người với người, thì khó khăn lớn nhất là chính quyền phải
kiểm soát được những gì mà chúng điều hành và bước
tiếp theo phải tự kiểm soát được chính bản thân CP.
“Trong trường hợp mà không thể tin cẩn con người lúc
nào cũng có những động lực cao cả, chính sách phân
định quyền hạn căn bản trên những quyền lợi trái ngược
nhau của các ngành các bộ, là một chính sách có thể áp
dụng không những trong việc tư, mà cả việc công. Chính
sách này được áp dụng không những trong việc chia
chính quyền ra nhiều ngành, mà cả trong việc phân chia
mỗi ngành ra thành nhiều bộ, nhiều cơ quan khác nhau.
Mục tiêucủa sự phân chia này là làm thế nào cho cơ quan
này kiếm soát và hạn chế QL của cơ quan kia.
 Jefferson mô tả “phân quyền":
(1) Sự phân bổ QL chính quyền giữa các nhánh
riêng rẽ của chính quyền (hiểu sát nghĩa)
(2). Phân chia QL theo một cách thức sao cho chức
năng của một nhánh chính quyền trong một vấn
đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một
nhánh khác có thẩm quyền về cùng v.đề ấy hoặc
về một v.đề khác có liên quan (kiểm soát và cân
đối quyền lực lẫn nhau: checks and balances).
Đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính
quyền nhăm bảo đảm tính trách nhiệm của chính
quyền (kiểm tra, giám sát bên trong)
Sơ đồ Hệ thống kìm chế và đối trọng
Nội dung cơ chế kìm chế đối trọng (cơ chế tự kiểm
tra - kiểm tra từ bên trong)
- Hành pháp được quyền phủ quyết các dự án luật đã được
QH thông qua
- Lập pháp được quyền phê chuẩn các quvết định bổ nhiệm
của Tổng thống & phê chuẩn các hiệp định đã được tổng
thống/bộ trưởng ký kết với nước ngoài
- Tư pháp được quyền XX các hành vi của hành pháp
- Hành pháp được quyền bổ nhiệm các thẩm phán TATC
- Lập pháp được quyền quyết định ngân sách hoạt động
của hành pháp và tư pháp, phê chuẩn quyết định bổ nhiệm
thẩm phán
- Tư pháp được quyền XX các đạo luật vi hiến của lập pháp
- Hạ viện kìm chế thượng viện: hạ viện buộc tội, thượng
viện luận tội và kết tội
 Theo chính thể của việc tổ chức QLNN, có
thể có 3 cách thức chịu trách nhiệm của QLNN
theo trách nhiệm của CP- hành pháp:
(1). Phân quyền mềm dẻo: CP phải chịu tr.n trước
QH - một hình thức chịu tr.n của QLNN quan
trọng của các NN được tổ chức theo mô hình
chính thể đại nghị (độ quân chủ lẫn cộng hoà).
(2). Phân quyền cứng rắn: CP phải chịu tr.n trước
nhân dân
(3). Phân quyền hỗn hợp: CP vừa phải chịu tr.n
trước nhân dân và trước QH.
2.2. Phân quyền mềm dẻo của chính quyền đưọc t
chức theo chế độ đại nghị, chính phủ và ngưòi đứng
đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội
- Là một trong những đặc điểm quan trọng của loại
hình tổ chức NN của chính thể quân chủ và cộng hòa
đại nghị
- Phân quyền mềm dẻo: có sự phối kết hợp giữa lập
pháp và hành pháp (CP). Hành pháp được thành lập
trên cơ sở của lập pháp và chịu tr.n trước lập pháp
- Là loại hình tổ chức tương đối phổ biến ở các nước
TB, TBPT hiện nay (Anh, Nhật, TBN, Italia, CHLB
Đức...), bao gồm cả quân chủ đại nghị và cộng hoà
đại nghị
 Đối với Quân chủ đại nghị (mô hình Anh quốc):
phân quyền mềm dẻo vừa phát huy dân chủ, QLNN
thuộc về nhân dân vừa gìn giữ sự ổn định cho tầng
lớp quý tộc PK cũ (đã lỗi thời, hết vai trò chính trị).
- Đặc điểm:
+ Nguyên thủ QG do thế tập truyền ngôi: “Quốc vương
trị vì nhưng không cai trị”
+ Nghị viện là tối cao (quân chủ đại nghị), có quyền
giài quyết mọi v.đề của NN (những v.đề của NN
phải được g/q trên cơ sở của nghị viện).
Tuy nhiên không có nghĩa là Nghị viện Anh không bị
hạn chế QL, thậm chí Nghị viện có thể bị giải tán.
+ Hành pháp (CP) phải được nghị viện thành lập ra
(được thành lập từ cơ sở của thành phần HNV); chỉ
được hoạt động khi vẫn còn tín nhiệm của nghị viện
Nếu không còn sự tín nhiệm của nghị viện, CP phải
từ chức, nghị viện thành lập ra CP mới. Nếu không
thành lập được CP mới thì nghị viện cũng bị giải tán
(quyền hạn của nghị viện bị hạn chế)
Chức năng cơ bản của Nghị viện: lập pháp; thành
lập và giám sát CP
Khác chế độ Tổng thống: CP được thành lập trên cơ
sở của HNV và chỉ chịu tr.n trước hạ viện mà không
chịu tr.n thực sự trước nhà vua - mặc dù theo luật
định, vua/nữ hoàng có quyền bổ nhiệm TTgCP. CP
có thể bị lật đổ theo quyết định của nghị viện hoặc có
thể tự rút lui theo quyết định của người đứng đầu CP.
CP không có quyền hạn vô định mà phải chịu tr.n trước
QH, do dân bầu ra. Đó là một trong những cách thức cơ
bản sự hạn chế QLNN của chế độ đại nghị
Tóm lại:
Với sự tiến trình chậm chạp của lịch sử Anh quốc và một
số nước khác, hình thành ra một loại hình tổ chức QLNN,
mà hiện nav được gọi là loại hình chính thế đại nghị (cộng
hoà lẫn quân chủ), nhân loại đã tìm ra một chế định quan
trọng bậc nhất của thế chế NN phải chịu tr.n gián tiếp
trước nhân dân thông qua nghị viện. Đó là CP - hành
pháp với người đứng đầu càng ngày càng trở thành cơ
quan trung tâm thực hiện chủ yếu các công việc của
QLNN, đưọc thành lập ra dựa trên cơ sở cùa nghị viện và
phải chịu tr.n trước nghị viện.
 CP - hành pháp này chỉ được hoạt động khi và chì
khi vẫn còn sự tín nhiệm của nghị viện. Khi không
còn sự tín nhiệm, thì CP có thể bị lật đổ và kèm theo
đó là việc nghị viện phải bị giải tán. Đó cũng là
những dấu hiệu quan trọng của chế độ đại nghị
đồng thời cũng là biểu hiện sự chịu tr.n của QLNN.
Với sự ph.tr của dân chủ, sự vô tr.n của NN (đại
diện là nhà vua) trước đây luôn luôn gắn với sự độc
tài chuyên chế đã trở thành sự phải chịu tr.n của CP
trước cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra. Sự hạn
chế QL đó cho phép thay đổi một CP đang cầm
quyền trong trường hợp không còn sự tín nhiệm của
nghị viện. Trong hệ thống tổ chức NN này cho phép
đối lập chính trị chính là phương tiện chính yếu
nhằm hạn chế/kiểm soát QL của ngành hành pháp
2.3. Phân quyền cứng rắn của chính quyền được
tổ chức theo chế độ tổng thống, ngưòi đứng đầu
nhà nước vừa là ngưòi đứng đầu hành pháp phải
chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân
- Mô hình chính thể tổng thống cộng hòa (Mỹ) là
chế độ CP hành pháp phải chịu tr.n trực tiếp trước
nhân dân. CP không chịu tr.n trước nghị viện mà chịu
tr.n trước cử tri (trực tiếp).
- Những lý do hình thành chính thể Cộng hòa tổng
thống Mỹ:
+ Cấu trúc liên bang lỏng lẻo được hình thành từ
"Những điều khoản liên bang và liên minh vĩnh cửu”
1776 có nhiều điểm yếu.
+ Nước Mỹ cần có một CP TW mạnh hơn để thực thi
một chính sách thống nhất nhưng họ lại e ngại trước
một NN tập trung chuyên chế như các NN châu Âu
+ Hội nghị lập hiến (25/5/1787): các đại biểu đều tin
rằng phải có một CQTW hữu hiệu với những QL khả
thi để thay thế cho một QH yếu kém (theo “Điều lệ
Liên bang và Liên minh vĩnh cửu”, năm 1777)
+ Những nhà lập HP Hoa Kỳ cần đến một NN đủ
mạnh để bảo vệ độc lập, ph.tr kinh tế, duy trì an ninh
quốc gia, nhưng họ cũng rất sợ tập trung QL có thể
trở thành sự chuyên chế NN
Việc tổ chức NN Mỹ có sự rút kinh nghiệm sâu sắc
mô hình tổ chức NN của nhiều nước trên thế giới
cũng như thực tại thực hiện chính quyền của các
tiểu bang vừa giành được độc lập từ mẫu quốc.
+ CP hành pháp chỉ cần một cá nhân. Nhưng QH
lập pháp (là tập thể đông người gồm những đại diện
do nhân dân bầu ra) cũng rất có thể trở thành độc
tài. Và hậu quả độc tài của tập thể đông người cũng
có tác hại không khác gì của độc tài chuyên chế cá
nhân/vua chúa PK châu Âu - nơi họ vừa thoát khỏi.
+ Lý do khác: tại 13 tiểu bang vừa giành được độc
lập vắng bóng dòng dõi quý tộc - vương quan...
+ Việc hình thành cách thức tổ chức QLNN cũng bị ả/h
bởi những nguyên nhân chủ quan của những người
sáng lập nước Mỹ, do nhu cầu rút kinh nghiệm những bài
học lịch sử nhân loại. Với quan điểm cho rằng: QH mặc
dù là một tập thể đông người cũng không là gì cả, cũng
có khi làm sai và nhất là cũng có thể là độc tài, nên cần
phải nghĩ ra các biện pháp nhằm kìm chế QH
Những lý do trên (cả KQ & CQ) đã hình thành nên một
chế độ chính trị gọi là chính thể tổng thống-một trong
những mô hình quan trọng của tổ chức và hoạt động của
NNTB hiện nay.
Những lý do hình thành chế độ chính trị đã ảnh
hưởng/chi phối đến việc tổ chức ra các thiết chế chính trị
của nước Mỹ mà còn là đặc điểm của mô hình tổ chức
QLNN Mỹ: chính thể Tổng thống cộng hòa điển hình.
- Đặc điểm:
(i). Tổng thống là nguyên thủ QG vừa là người
đứng đầu hành pháp, do nhân dân trực/gián tiếp
bầu ra. Tổng thống không những trị vì mà còn cả
cai trị
(ii). Tổng thống do toàn dân bầu ra theo lối đầu
phiếu gián tiếp. Do tiến triển của PL và quy định
ngặt nghèo của PL bầu cử, đã làm cho cuộc bầu
cử gián tiếp trở thành cuộc bầu cử trực tiếp Tổng
thống Mỹ. Vì theo cách quy định pháp luật bầu cử
thì nhân dân chỉ cần bầu xong tuyển cử đoàn (đại
cử tri) đã xác định ai là Tổng thống Mỹ (không cần
chờ tuyển cử đoàn bỏ phiếu bầu tổng thống)
Ba giai đoạn bầu cử Tổng thống Mỹ:
Gđ 1: Đề cử ứng cừ viên ra tranh cử Tổng thống (Bầu cử
sơ bộ): gđ của các chính đàng, rất quan trọng cùa cuộc vận
động bầu cử Tồng thống - trận đấu đa phương giữa các ứng
cử viên trong đảng với nhau, tốn tiền của.
Gđ 2: Bầu chính thức, cử tri trực tiếp bầu ra tuyển cử đoàn.
Cuộc bầu cử chính thức trên toàn nước Mĩ diễn ra vào ngày
thứ Ba liền sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 năm thứ
tư sau cuộc bầu cử lần trước.
Gđ 3: hình thức tuyển cử đoàn họp ở các tiểu bang để bầu
tổng thống và gửi kết quả lên TNV. Trong trường hợp không
phân thắng bại, HNV họp để bầu tổng thống cho 3 ứng cử
viên có nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử đại cử tri.
Lưu ý: Tổng thống Mỹ chưa chắc đã là người được đa số
cử tri bầu ra hay chưa hẳn Tổng thống Mỹ đã là người đại
diện cho đa số cử tri Mỹ.
(iii). Tổng thống là người đứng đầu hành pháp - CP
do dân bầu ra, nên phải chịu tr.n trực tiếp trước nhân
dân (là một cách khác của sự chịu tr.n của QLNN
của mô hình tổ chức NN theo chế độ tổng thống
cộng hòa)
KẾT LUẬN
Mô hình chính thể Cộng hoà tổng thống: Tổng
thống là người đứng đầu CP-hành pháp, do nhân
dân trực/gián tiếp bầu ra, có nhiều quyền năng
trong việc cai trị đất nước phải chịu tr.n trước cử
tri. Đó là một hình thức chịu tr.n của QLNN của
loại hình tổ chức NN này; tr.n nặng nề nhưng tập
trung cao vào tay cá nhân tổng thống
2.4. Phân quyền hỗn hợp, chính quyền được tổ
chức theo chính thể lưỡng tính cộng hòa, không
chỉ tổng thống do dân bầu chiu trách nhiêm trước
nhân dân mà chính phủ vẫn phải chịu trách
nhiệm trước quốc hội i
- Là mô hình CP không những chỉ chịu tr.n trước
nghị viện mà còn cả tổng thống - người đứng đầu
NN cũng phải chịu tr.n trước cử tri thông qua các
cuộc bầu cử tổng thống (Mô hình Cộng hòa Pháp)
- Ra đời muộn so với chính thể đại nghị (quân chủ
và cộng hòa)
- Tổ chức NN vừa có đặc điểm của Cộng hoà đại
nghị, vừa có những đặc điểm của Cộng hoà tổng
thống
Lịch sử hình thành
Trước HP 1958, NN Pháp được tổ chức theo mô
hình cộng hoà đại nghị. Cách thức tô chức và hoạt
động mang các đặc điểm của NN Anh của chế độ
đại nghị, chỉ trừ nguyên thủ QG của Pháp quốc là do
bầu cử, không theo thế tập truyền ngôi.
Chế độ đại nghị mang lại cho Anh quốc rất nhiều
thắng lợi, nhưng ở Pháp quốc những năm sau của
HP 1946 thì lại khủng hoảng.
Với chế độ đa đảng, không có đảng mạnh như
Anh quốc để trở ĐCQ và ĐĐL nên CP là CP liên
hiệp với thành phần luôn thay đổi, chính trị không
ổn định. Từ 1946 -1958, Pháp có 26 lần thay đổi CP,
bình quân mỗi CP chỉ tồn tại trên/dưới 6 tháng.
 5/1958 nền Đệ Tứ Cộng hoà Pháp bị sụp đổ, HTCT
trong nước Pháp thay đổi liên miên. Những vấn đề trọng yếu của
đất nước không giải quyết được.
 Phong trào đấu tranh của Angiêri, thất bại của Pháp
ở VN sau trận Điện Biên Phủ 1954...dẫn đến sự sụp đổ hoàn
toàn của nền Cộng hoà thứ Tư
 CP Paris mời Tướng C.de Gaulle đứng ra thành lập
CP mới. Ngày 1/6/1958, ông giữ chức TTg CP & đòi hỏi phải thay
đổi HP một cách căn bản. QH Pháp chấp nhận và nền Cộng
hoà Đệ tứ chấm dứt, Đệ Ngũ Cộng hoà ra đời bằng việc thông
qua HP mới 1958 - khai sinh ra Chính thể lưỡng tính cộng hòa
 Mục tiêu của nhà soạn thảo HP 1958 là bãi bỏ địa
vị ưu thế của QH khiến cho sự lãnh đạo không được bền vững
và là một trong những ng/n sụp đô Đệ Tứ Cộng hoà; gia
tăng quyền hành của người đứng đầu đất nước -nguyên thủ
QG để tạo ổn định, vững mạnh của chế độ chính trị
Họ đã dùng 2 giải pháp để đạt được mục tiêu trên:
(i). Giao thêm nhiều quyền cho nguyên thủ QG, không chỉ
còn là hành pháp tượng trưng nữa mà phải trực tiếp điều
hành đất nước, nhất là trong cơn khùng hoảng
(ii) Công nhận TTg được rộng quyền bằng cách hạn chế
quyền cùa QH


 HP mới trù liệu những đặc tính cơ bản của chế
độ đại nghị truyền thống, nhưng sửa đổi nó dành
cho hành pháp (cả tổng thống lẫn TTg) quyền
được ấn định chính sách
 Cộng hoà Đệ Ngũ Pháp quốc là chính thể "Tổng
thống được tăng cường"; là chính thể "Nghị viện
được hợp lý hoá". Nhận ra vai trò hoạch định
chính sách và quyền lập quy của hành pháp là
một trong những thành công cơ bản nhất của
chính thể này trong lịch sử lập hiến của nhân loại
Theo các nhà KH: bên cạnh việc tuyên bố một đặc
trưng của chế độ nghị viện, HP 1958 của Pháp
thiết lập một chế độ chính quyền cá nhân của
tổng thống
- Tổng thống là trung tâm của bộ máy chính
quyền, do nhân dân trực tiếp bầu ra (không do/trên
cơ sở nghị viện bầu ra như cộng hoà đại nghị)
Ban đầu của HP này, tổng thống do tuyển cử đoàn
(gồm: các thành viên QH, HĐ hàng tỉnh và các lãnh
thổ hải ngoại) bầu ra. Năm 1962, HP được chỉnh lý
lại: Tổng thống Pháp do nhân dân trực tiếp bầu với
nhiệm kỳ 7 năm (hiện nay là 5 năm)
Tổng thống có nhiệm vụ, quyền hạn rất lớn kể cả
quyền giải tán nghị viện của Cộng hoà đại nghị lẫn
quyền tự thành lập CP của Cộng hoà tổng thống.
HP 1958 cũng tăng cường sự chịu tr.n của bộ
trưởng trước tổng thống, giảm tính chịu tr.n của bộ
trưởng trước nghị viện
 Nguyên tắc các bộ trương phải chịu tr.n trước
nguyên thủ QG và trước nghị viện (HNV) có từ gia
đoạn đầu của chế độ đại nghị Anh quốc. CP Anh
quốc được gọi là CP của Hoàng gia. Theo đà phát
triển của dân chủ sau này, vua/nữ hoàng trở thành
một thiết chế hình thức nên CP - hành pháp chỉ
còn hay tập trung chịu tr.n trước HNV (một dấu
hiệu căn bàn của chính thể đại nghị)
 Ở cộng hoà lưỡng tính, CP gồm các bộ trưởng và
TTg đứng đầu không những chỉ phải chịu tr.n rước
nghị viện mà còn chịu trách nhiệm thực sự trước
tổng thống
Giống như chính thể cộng hoà đại nghị, CP Pháp có TTg
đứng đầu nhưng vẫn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
tổng thống
Tổng thống chủ tọa các phiên họp HĐBT để quyết định các
chính sách QG.
TTg chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi tổng
thống cho phép. Ngoài ra thủ tướng chỉ được quyền chù tọa
các phiên họp nội các để chuẩn bị cho các phiên họp chính
thức của HĐBT (CP) dưới sự chỉ đạo của tổng thống.
Sau khi chính sách của tổng thống được thông qua, TTg có
tr.n lãnh đạo CP thực thi và phải chịu tr.n trước QH & tổng
thống việc thực thi các chính sách này. Nếu không thực hiện
được, TTg và các bộ trưởng từ chức
 Theo quy tắc "không chịu trách nhiệm" của nguyên
thủ QG trong chế độ đại nghị, Tổng thống không phái chịu
tr.n.
Tổng thống trực tiếp lãnh đạo hành pháp (đặc điểm
quan trọng của chính thể tổng thống cộng hoà) là dấu ấn
quan trọng của chính thể tổng thống trong tổ chức của
NN này
 HP vẫn quy định TTg là người đứng đầu hành pháp
nhưng có tr.n tổ chức việc thực thi các chính sách của
tổng thống. Trường hợp không thực thi được chính sách
có thể bị QH lật đổ, theo thể thức chế độ đại nghị.
Đặc điểm quan trọng:
- CP đứng đầu là TTg được thành lập ra trên cơ sở của
lập pháp, chịu tr.n trước lập pháp và có thể bị lật đổ, và QH
có thể bị giải tán
- Giống như chế độ đại nghị, Tổng thống được quyền bổ
nhiệm TTg và các bộ trưởng, nhưng không thể bổ nhiệm
người nào khác ngoài thủ lĩnh của liên minh cầm quyền.
Sau đó TTg đứng ra thành lập CP bao gồm các bộ trưởng.
- Tổng thống càng có nhiều QL hơn trong trường hợp
tổng thống và đa số nghị viện cùng một đảng. Quyền hành
của TTg và CP chỉ được gia tăng khi đa số nghị viện không
cùng một đảng với tổng thống
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu và phân tích các nhiệm vụ cùa nhà nước
hiện nay.
2. Nêu và phân tích các đặc điềm cùa chế độ đại
nghị.
3. Nêu và phân tích đặc điểm của chế độ tổng thống
cộng hòa.
4. Nêu và phàn tích đặc điểm của chế độ lưỡng tính
cộng hòa.
5. Phân tích vị trí vai trò của chính phù - hành pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐHQGHN-Khoa Luật, Giáo trình Chính
trị học, Nxb ĐHQGHN, 2010.
2. Các tài liệu khác
LOGO

www.themegallery.com

You might also like