You are on page 1of 16

Lưu ý:

- Điểm quá trình: 30%


- Thi: 70%
- Hình thức thi: trắc nghiệm
- Kiểm tra và thi được sử dụng tài liệu
- Tài liệu: Giáo trình PLĐC của NXB. Chính trị quốc gia sự thật
(PGS.TS Phan Trung Hiền chủ biên) và các Bộ luật, Luật, văn bản
có liên quan.
- Email: nchieu@ctu.edu.vn
- Điện thoại: 0902685454
- Nên có group Zalo của: nhóm PLDC (HK1, 2021-2022)

- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI


CƯƠNG
Phần thứ nhất:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Các học thuyết khác nhau về sự ra đời của NN và PL? Nắm rõ đặc
trưng của từng học thuyết về lý do ra đời của NN.
2. Có tất cả bao nhiêu hình thái Kinh tế - xã hội trong XH loài người?
5 hình thái
3. Có tất cả bao nhiêu kiểu NN? 4 kiểu NN.
4. Trong chế độ CXNT theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ?
5. Thị tộc => bào tộc => bộ lạc.
6. Trong XH CXNT chưa có giai cấp? tại sao? Chưa có, xuất phát từ
việc vẫn còn sở hữu chung (công hữu) về tư liệu sản xuất.
7. Người đứng đầu thị tộc là ai? Tộc trưởng (tù trưởng) hay thủ lĩnh
quân sự? có quyền hạn gì?
8. Hội đồng thị tộc bao gồm những ai? HĐTT quyết định những vấn
đề gì?
9. Hội đồng bào tộc? gồm tù trường và thủ lĩnh quân sự của các thị
tộc thuộc bào tộc.
10. Hội đồng bộ lạc? gồm tù trường và thủ lĩnh quân sự của các
thị tộc thuộc bào tộc trong bộ lạc.
11. Quyền lực trong XH CXHT là “quyền lực XH”, phục vụ cho
lợi ích chung của cộng đồng.
12. Có bao nhiêu lần phân công lao động xã hội trong chế độ
CXNT dẫn đến sự ra đời của NN? 3 lần
13. Đặc trưng của mỗi lần phân công lao động xã hội này là gì?
14. Trong xã hội CXNT chưa có pháp luật?
15. Pháp luật được hình thành như thế nào?
- Thừa nhận một số những quy phạm xã hội có sẵn trước đây (tập
quán, đạo đức, tập quán).
- Giai cấp cầm quyền tự đặt ra quy định mới…
CHƯƠNG II: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT
1. Bản chất của Nhà nước?
- Giai cấp
- Xã hội
2. Phân biệt NN với các tổ chức khác trong XH?
- NN khác thị tộc ra sao? Tiêu chí để phân chia: huyết thống hay
đơn vị hành chính
- NN với các tổ chức khác trong XH có giai cấp? xem giáo trình
3. Hình thức của NN?
- Hình thức chính thể: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
+ Chính thể quân chủ: tuyệt đối (chuyên chế), tương đối (hạn chế)
+ Chính thể cộng hòa: quý tộc, dân chủ.
- Hình thức cấu trúc: đơn nhất và liên bang.
+ NN đơn nhất: quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương,
có chung HP và PL.
+ NN liên bang: quản lý theo 2 cấp độ: liên bang, từng bang thành
viên (có bộ NN và PL riêng của từng bang)
- Chế độ chính trị: dân chủ và phản dân chủ
4. Chức năng của Nhà nước? đối nội và đối ngoại
5. Các kiểu NN? Có 4 kiểu nhà nước trong lịch sử XH loài người: liệt
kê…
6. Bản chất của PL?
- Giai cấp
- Xã hội
7. Hình thức của pháp luật?
- Văn bản quy phạm pháp luật (nguồn chủ đạo)
- Tiền lệ pháp (Án lệ)
- Tập quán pháp
- Tôn giáo pháp
- Điều ước quốc tế
8. Ở VN hiện đang tồn tại những hình thức pháp luật nào?
9. Các hệ thống pháp luật trên thế giới? xem giáo trình
10. Phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác? Tập quán,
tôn giáo, nội quy công ty,….
- Do NN đặt ra hoặc thừa nhận.
- PL có tính quy phạm phổ biến.
- PL được NN bảo đảm thực hiện.
- PL có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
11. Chức năng của pháp luật?
- Điều chỉnh
- Bảo vệ
- Giáo dục
12. Các kiểu pháp luật? có 4 PL tương ứng với 4 kiểu NN
PHẦN THỨ HAI: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NN CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Bản chất NN CHXHCNVN?
- Tính giai cấp
- Tính xã hội
2. Hình thức chính thể? Cộng hòa dân chủ
3. Hình thức cấu trúc? Đơn nhất
4. Chế độ chính trị? Dân chủ
5. Bộ máy NN? Là hệ thống các cơ quan NN từ trung ương đến địa
phương….
6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN?
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
- Quyền lực NN là thống nhất thuộc về nhân dân.
- Tập trung dân chủ
- Pháp chế
7. Tổ chức hành chính của Việt Nam? Xem giáo trình
8. Bộ máy NNVN hiện nay?
- Hệ thống cơ quan quyền lực NN: QH (trung ương), HĐND (địa
phương)
- Chủ tịch nước: là người đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội và
đối ngoại.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Bộ và các cơ
quan ngang Bộ (trung ương); UBND các cấp, Sở, Phòng, Ban (địa
phương)
- Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân (tối cao, cấp cao, tỉnh,
huyện); Tòa án quân sự (trung ương, quân khu, khu vực) – chỉ duy
nhất TA mới có thẩm quyền xét xử mà thôi.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân (tối cao, cấp
cao, tỉnh, huyện); Viện kiểm sát quân sự (trung ương, quân khu,
khu vực): thực hiện chức năng công tố và kiểm sát
9. Hệ thống chính trị ở Việt Nam?
- Đảng CS VN: lãnh đạo hệ thống chính trị
- NN CHXHCNVN: giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị
- Mặt trận TQVN và các tổ chức thành viên: thực hiện và phát huy
dân chủ trong hệ thống chính trị
10. Nhiệm kỳ của QH, HĐND, Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKS tối cao?
CHƯƠNG IV: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ HÌNH THỨC
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Hệ thống pháp luật VN?
- Quy phạm pháp luật (bộ phận nhỏ nhất) => Chế định pháp luật =>
ngành luật => hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Hình thức của pháp luật VN?
- Văn bản quy phạm pháp luật. (là QPPL được NN ban hành)
- Tập quán pháp.
- Tiền lệ pháp. (Án lệ)
- Điều ước quốc tế. (giá trị pháp luật cao, chỉ sau Hiến pháp)
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay?
(Điều 4 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
- Nhận biết chủ thể nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật nào? (ví dụ: Chỉ có QH mới có thẩm quyền ban hành
Hiến pháp, Bộ luật, Luật)
- Thủ tục công bố, công khai. (Điều 150 LBHVBQPPL) lưu ý ngoại
lệ không công khai trong trường hợp văn bản có nội dung quy định
về bí mật NN.
- Thời hiệu về thời gian (Điều 151 LBHVBQPPL), lưu ý trường hợp
ngoại lệ rút gọn (tình trạng khẩn cấp).
- Hiệu lực trở về trước của VBQPPL (Điều 152 LBHVBQPPL), lưu
ý chắc chắn sẽ không được áp dụng trở về trước nếu bất lợi cho đối
tượng được áp dụng.
- Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật (Điều 153
LBHVBQPPL)
- Văn bản QPPL hết hiệu lực (Điều 154 LBHVBQPPL)
- Hiệu lực về không gian (Điều 155 LBHVBQPPL): xem xét văn
bản của cơ quan cấp trung ương/địa phương? Lưu ý hiệu lực văn
bản QPPL về không gian bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Hiệu lực về đối tượng: cá nhân, cơ quan, tổ chức… trong vùng
lãnh thổ (hiệu lực về không gian)
- Xác định hiệu lực của văn bản QPPL? (Điều 156 LBHVBQPPL)
chú ý hiệu lực hồi tố.
- Hiệu lực của Án lệ và Điều ước quốc tế (Xem giáo trình):
+ Không phải tất cả các BA, QĐ của TA có hiệu lực pháp luật đều
được xem là án lệ (chỉ những BA, QĐ được HĐ TPTANDTC lựa
chọn và Chánh án TANDTC công bố là án lệ).
CHƯƠNG V: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ
PHÁP LUẬT
1. QPPL là bộ phận nhỏ nhất của hệ thống pháp luật?
2. Cấu trúc của một QPPL?
- Giả định
- Quy định (thông thường QPPL định nghĩa đều có phần quy định)
- Chế tài
Không phải QPPL nào cũng có đầy đủ 3 bộ phận giả định, quy
định và chế tài. (Giả định và chế tài; quy định; giả định và quy
định)
Ví dụ:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm. (Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). => Giả định và
chế tài.
Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). => chỉ có Bộ phận quy
định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và
chế tài.

3. Phân loại QPPL?


- Căn cứ vào đặc điểm của các ngành luật: QPPL Hiến pháp, QPPL
Hình sự, QPPL dân sự,…
- Căn cứ vào nội dung của QPPL: QPPL định nghĩa và QPPL điều
chỉnh.
- Căn cứ vào yêu cầu, mệnh lệnh được nêu trong bộ phận quy định
của QPPL: QPPL bắt buộc (nếu không thực hiện thì bị NN áp dụng
chế tài bất lợi), QPPL cấm đoán (nếu thực hiện thì bị NN áp dụng
chế tài bất lợi), QPPL cho phép (tùy nghi thực hiện hoặc không
thực hiện mà không bị chế tài).
4. Quan hệ pháp luật? là các quan hệ xã hội được các QPPL điều
chỉnh
5. Các thành phần của quan hệ pháp luật?
- Chủ thể của QHPL: (phải có năng lực chủ thể: năng lực pháp luật
và năng lực hành vi)
+ Cá nhân: năng lực pháp luật có từ khi sinh ra và mất khi cá nhân
chết đi (ngoại lệ khả năng có được quyền thừa kế của thai nhi);
năng lực hành vi xuất hiện khi cá nhân đủ độ tuổi và khả năng
nhận thức nhất định.
+ Tổ chức: nhà nước, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp
công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các loại
hình doanh nghiệp.
- Nội dung của QHPL: là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
- Khách thể của QHPL: là những gì các bên mong muốn đạt được
khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
6. Sự kiện pháp lý: là sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
QHPL bao gồm: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý.
- Phân biệt giữa sự biến
pháp lý và hành vi pháp lý? Nguyên nhân dẫn đến sự kiện pháp lý
có xuất phát từ con người hay không
CHƯƠNG VI:
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Vi phạm pháp luật?
- Là hành vi xác định.
- Trái với quy định của pháp luật.
- Được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.
- Chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Hành vi trái pháp luật luôn là vi phạm pháp luật?
3. Vi phạm pháp luật luôn là hành vi trái pháp luật?
4. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật?
- Yếu tố chủ thể: phải có năng lực trách nhiệm pháp lý; tùy quan hệ
pháp luật, chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Yếu tố khách thể: là những gì được pháp luật bảo vệ mà bị vi
phạm pháp luật xâm hại.
- Yếu tố khách quan: là dấu hiệu bên ngoài của hành vi như là
hành vi (hành động hoặc không hành động), hậu quả (là kết quả
của vi phạm PL, xuất hiện sau hành vi vi phạm về mặt thời gian),
thời gian, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện, cách thức, địa điểm,…
- Yếu tố chủ quan: là yếu tố bên trong: lỗi (cố ý hoặc vô ý), động
cơ, mục đích.
5. Năng lực pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân là
giống nhau? Khác nhau
6. Năng lực pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức là
phát sinh cùng thời điểm? giống nhau
7. Phân biệt giữa khách thể của vi phạm pháp luật và đối tượng của vi
phạm pháp luật? khách thể thì trừu tượng như là quyền được bảo
đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, sở hữu tài sản,
an ninh quốc gia,….; đối tượng thì cụ thể như: tài sản, con người,

8. Hành vi vi phạm có thể là hành động hoặc không hành động?
9. Phân loại vi phạm pháp luật?
- Vi phạm hình sự.
- Vi phạm hành chính.
- Vi phạm dân sự.
- Vi phạm kỷ luật.
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
10. Trách nhiệm pháp lý? Hiểu theo nghĩa bị động, là gánh chịu
những hậu quả bất lợi từ NN cho hành vi vi phạm pháp luật trong
những trường hợp luật định.
Vi phạm pháp luật (A) /=> trách nhiệm pháp lý (B).
11. Mọi trường hợp chủ thể vi phạm pháp luật đều chịu trách
nhiệm pháp lý?
12. Có trường hợp chủ thể không vi phạm pháp luật nhưng phải
chịu trách nhiệm pháp lý?
13. Các loại trách nhiệm pháp lý?
- Trách nhiệm hình sự. (nghiêm khắc nhất)
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm kỷ luật.
- Trách nhiệm vật chất.

PHẦN 3: CÁC NGÀNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HỆ


THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHƯƠNG VII: NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
1. Ngành luật HP là ngành luật chủ đạo của nhà nước.
2. HP là văn kiện pháp lý quan trọng nhất, có giá trị cao nhất.
3. Các bản Hiếp pháp của Việt Nam: 1946; 1959; 1980; 1992 (sửa
đổi, bổ sung 2001); 2013 (đang có hiệu lực pháp luật).
4. Đối tượng điều chỉnh: những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan
trọng nhất
- Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc
phòng, chính sách ngoại giao,…
- Quyền con con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
5. Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp định nghĩa bắt buộc, quyền uy.
- Phương pháp xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.
6. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp?
- Chế độ chính trị: Chỉ công nhận một tổ chức chính trị duy nhất là
ĐCSVN
- Chế độ kinh tế: là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với
nhiều hình thức sở hữu (kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo)
- Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ: (GD tiểu học là bắt
buộc, NN không thu học phí đối với cấp tiểu học).
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
. Tính mạng con người có thể bị tước đoạt 1 cách đúng luật? (Điều
19 HP 2013)
. Độ tuổi bầu cử, ứng cử, biểu quyết khi NN trưng cầu ý dân?
(Điều 27, 29 HP 2013)
. Một người bị xem là có tội khi nào? (khoản 1 Điều 31 HP 2013)
khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
. Chỉ có 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm
. Hội thẩm là thành phần bắt buộc trong Hội đồng xét xử sơ thẩm.
(phúc thẩm và các phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn thì không
có Hội thẩm tham gia)

CHƯƠNG VIII: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH


1. Khái niệm: là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành của các Cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh
vực đời sống xã hội.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
2.1 Đối tượng điều chỉnh
2.1.1 Nhóm quan hệ XH phát sinh trong hoạt động quản lý của
các cơ quan hành chính NN.
+ Nhóm hành chính công: (quan hệ giữa các cơ quan hành chính
NN với nhau)
. Quan hệ dọc:
CQHCNN cấp trên – CQHCNN cấp dưới. Ví dụ: Chính Phủ -
UBND tỉnh; Bộ Tư pháp – Sở Tư pháp; Sở Tư pháp – Phòng Tư
pháp
CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cấp trên – CQHCNN có
thẩm quyền chung cấp dưới: Ví dụ: Bộ Tư pháp – UBND cấp tỉnh
CQHCNN với các đơn vị, cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Bộ GD và ĐT –
trường ĐHCT
. Quan hệ ngang:
CQHCNN có thẩm quyền chung – CQHCNN có thẩm quyền
chuyên môn cùng cấp. Ví dụ: UBND TP. Cần Thơ – Sở Công
Thương TP. Cần Thơ
CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với nhau. Ví dụ:
Bộ GD và ĐT – Bộ Tài Chính; Sở LĐTBXH – Sở GDĐT
+ Nhóm hành chính tư:
Giữa 1 bên chủ thể có thẩm quyền quản lý NN và 1 bên chủ thể
tham gia không có thẩm quyền quản lý NN
Quan hệ giữa CQHCNN với các đơn vị kinh tế thuộc các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ví dụ: UBND TP.CT – Cty
TNHH, Cty cổ phần trên địa bàn tp. CT
Quan hệ giữa CQHCNN với các tổ chức xã hội, đoàn thể quần
chúng. Ví dụ: Chính phủ - Mặt trận tổ quốc và tổ chức thành viên
của mặt trận
Quan hệ giữa CQHCNN với cá nhân, tổ chức trong nước/ngoài
nước.
2.1.2 Nhóm các quan hệ xã hội có tính chất quản lý được thực
hiện bởi các cơ quan NN khác không phải là cơ quan hành
chính NN (cơ quan quyền lực NN/Cơ quan tư pháp)
2.1.3. Nhóm những quan hệ quản lý hình thành trong quá trình
một số tổ chức chính trị - xã hội và một số cá nhân thực hiện
chức năng quản lý NN đối với những vấn đề cụ thể được pháp
luật quy định.

2.2 Phương pháp điều chỉnh:


- PP mệnh lệnh đơn phương (ví dụ như MQH hành chính tư)
- PP phối hợp, hỗ trợ (ví dụ như MQH hành chính công giữa các
CQ hành chính có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp)

3. Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính


- Quan hệ pháp luật hành chính có thể/không thể phát sinh nếu 1
bên yêu cầu hợp pháp mà bên còn lại không đồng ý?
- Trong quan hệ pháp luật hành chính luôn bắt buộc/không bắt
buộc ít nhất một bên chủ thể mang quyền lực NN, nhân danh NN
và để thực hiện quyền lực NN? (chủ thể này có bắt buộc là cơ quan
hành chính NN không?)
4. Cán bộ, công chức
- Cán bộ phải là công dân VN
- Cán bộ được bầu, cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ.
- Cán bộ làm việc cơ quan của Đảng, NN, tổ chức chính trị - xã hội
cấp trung ương, tỉnh, huyện. (vẫn có ở cấp xã nhưng chỉ những
chức danh đứng đầu: Bí thư, Phó BT Đảng, Bí thư Đoàn, ….)
- Cán bộ trong biên chế và hưởng lượng từ ngân sách NN.
- Công chức phải là công dân VN
- Công chức được tuyển dụng vào biện chế và bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công chức làm việc trong cơ quan Đảng, NN, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; lực lượng vũ trang và
trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập. (cấp
xã cũng có công chức nhưng chỉ có ở UBND)
- Công chức hưởng lương từ ngân sách NN hoặc là từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cán bộ và công chức?

CHƯƠNG IX: NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ


- Tội phạm và hình phạt chỉ được quy định trong pháp luật hình sự.
- Phương pháp điều chỉnh: quyền uy
1. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội… (Điều 8)
- Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm?
- Chủ thể bị truy cứu? cá nhân hay pháp nhân? (Điều 8)
2. Phân loại tội phạm
- Có bao nhiêu loại tội phạm? (Điều 9) quan trọng có bài tập (căn
cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng chứ không
căn cứ vào hình phạt do TA tuyên.)
- Cho 1 tình huống và yêu cầu xác định người phạm tội thực hiện
loại tội phạm gì?
3. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Chuẩn bị phạm tội (Xem Điều 14): Chủ thể nào thực hiện hành vi
chuẩn bị phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự? Người dưới
16 tuổi chuẩn bị phạm tội có phải chịu TNHS?
- Phạm tội chưa đạt (Điều 15) người PTCĐ có phải chịu TNHS
hay không về TPCĐ của mình?
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 6) trong trường
này, pL sẽ xử lý họ ntn?
4. Đồng phạm
- Đồng phạm xảy ở các tội được thực hiện với lỗi cố ý/vô ý?
- Phân loại: đơn giản, có tổ chức.
- Phân loại người đồng phạm:  người tổ chức, người thực hành,
người xúi giục, người giúp sức.
- Những người đồng phạm luôn phải chịu TNHS chung tội danh
với người thực hành?
- Đồng phạm có thể được thực hiện với hình thức không hành động
hay không?
- Phân biệt người đồng phạm với vai trò giúp sức với người phạm
tội Che giấu tội phạm? có hứa hẹn về việc sẽ che giấu hay không?
5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Chương
IV)
- Phạm tội trong trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tình trạng không có năng lực TNHS hay không? (Điều 21)
- Các hành vi được loại trừ TNHS khi thực hiện thì người thực
hiện không có lỗi hoặc thực hiện với lỗi vô ý?
6. Tuổi chịu TNHS? (Điều 12): thấp nhất là bao nhiêu tuổi?
Pháp nhân bị truy cứu TNHS là PN thương mại/phi thương mại?
7. Hình phạt đối với cá nhân (Điều 32); đối với pháp nhân
(Điều 33)
- Án treo là tên gọi khác của cải tạo không giam giữ?
- Tử hình không được áp dụng đối với chủ thể nào? (Điều 40)
- Hình phạt nào có thể vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ
sung?
- Chung thân không được áp dụng đối với chủ thể nào?
- Trục xuất chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội nào?
- Đối với 1 tội phạm, người phạm tội chỉ chịu 1 hình phạt chính/có
thể chịu nhiều hình phạt chính?
- Đối với 1 tội phạm, người phạm tội không chịu/ có thể chịu 1
hình phạt bổ sung/có thể chịu nhiều hình phạt chính?

CHƯƠNG X: NGÀNH LUẬT DÂN SỰ


- Đối tượng điều chỉnh: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Phương pháp điều chỉnh: thỏa thuận
- Sở hữu bao gồm các quyền nào trong nó?
1. Quan hệ tài sản:
Thứ nhất, Quan hệ sở hữu và các quan hệ khác đối với tài sản.
Thứ hai, Quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng.
- Như thế nào là hợp đồng? sự thỏa thuận giữa các bên.
- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Thứ ba, quan hệ thừa kế
- Người để lại di sản/thừa kế? bao nhiêu tuổi? pháp nhân có để lại
di sản không?
- Chủ thể có quyền lập di chúc?
- Chủ thể được hưởng thừa kế? cá nhân/cơ quan/tổ chức/pháp
nhân?
- Chủ thể hưởng thừa kế theo pháp luật? cá nhân/cơ quan/tổ
chức/pháp nhân?
- Chủ thể hưởng thừa kế theo di chúc?
Ví dụ: Điều 644 BLDS
A (cha 300 tr, mẹ 100tr, vợ, 1 con đủ 18 tuổi bình thường thể chất
và tinh thần, 1 con chưa đủ 18 tuổi 100tr, 1 con đủ 18 tuổi có
nhược điểm thể chất hoặc tinh thần không có khả năng lao động
100tr) chết đi có di chúc để lại tài sản của mình cho B (người yêu)
1tỷ 100 triệu.
Giả sử A chết không có di chúc. Tài sản của A chia theo pháp luật;
Ts A chia làm 6 phần => 300tr/1 phần
Nếu chia TK theo pháp luật thì mỗi người trong hàng thừa kế thứ 1
được 300 tr.
2. Quan hệ nhân thân
- Chủ thể pháp luật dân sự? cá nhân, pháp nhân
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân (Đ.16. 17. 18 BLDS):
thời điểm bắt đầu và kết thúc?
Năng lực hành vi dân sự (Đ. 22, 23, 24 BLDS)
- NLHVDS đầy đủ?
- NLHVDS chưa đầy đủ?
- Người mất năng lực hành vi dân sự?
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
- Phân biệt giữa xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính?
Điều 36, 37 BLDS

CHƯƠNG XI: NGÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


- Là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh có tính
chất hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
- Như thế nào là kết hôn?
- Hôn nhân? Thời điểm bắt đầu và kết thúc
- Xem Điều 3 Luật HNGĐ về giải thích từ ngữ
- Điều kiện kết hôn (Điều 8)
- Thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng?
- Ly hôn có bắt buộc phải có sự đồng ý của cả 2 bên không? (Điều
55, Điều 56)
- Điều kiện mang thai hộ? (Điều 95)
- PLVN có thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính?

You might also like