You are on page 1of 24

Lưu ý:

- Điểm quá trình: 30%


- Thi: 70%
- Hình thức thi: trắc nghiệm
- Kiểm tra và thi được sử dụng tài liệu
- Tài liệu: Giáo trình PHÁP LUẬTĐC của NXB. Chính trị quốc gia sự thật
(PGS.TS Phan Trung Hiền chủ biên) và các Bộ luật, Luật, văn bản có liên
quan.
- Email: nchieu@ctu.edu.việt nam
- Điện thoại: 0902685454
- Nên có group Zalo của: nhóm PHÁP LUẬTDC (HK1, 2021-2022)

- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


Phần thứ nhất:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Các học thuyết khác nhau về sự ra đời của NHÀ NƯỚC và PHÁP LUẬT?
Nắm rõ đặc trưng của từng học thuyết về lý do ra đời của NHÀ NƯỚC:
Học thuyết Mác: NHÀ NƯỚC là sản phẩm của những biến đổi trực tiếp ngay
trong lòng xã hội công xã nguyên thủy(cộng sản nguyên thủy)
Học thuyết thần học: Thượng đế là người sáng lập và sắp đặt mọi trật tự trên
trái đất, trong đó có Nhà
nước. Nhà nước do Thượng đế sáng tạo, thể hiện ý chí của Thượng đế thông
qua người đại diện của mình là nhà vua. Vua là ‘thiên tử” thay Thượng đế
“hành đạo” trên trái đất. Do đó việc tuân theo quyền lực của nhà vua là tuân
theo ý trời, và nhà nước tồn tại vĩnh Cửu.
Học thuyết gia trưởng: là kết quả sự phát triển của gia đình, là hình thức tổ
chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, cũng như gia đình, nhà nước
tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước, về bản chất
giống như quyền gia trưởng của người chủ trong gia đình.
2. Có tất cả bao nhiêu hình thái Kinh tế - xã hội trong XÃ HỘI loài người? 5
hình thái: Công xã nguyên thủy -> Chiếm Hữu Nô Lệ -> Phong Kiến -> Tư
Bản-> Xã Hội Chủ Nghĩa
3. Có tất cả bao nhiêu kiểu NHÀ NƯỚC? 4 kiểu NHÀ NƯỚC: Chủ Nô ->
Phong kiến-> Tư Sản-> XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
4. Trong chế độ CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ?
Thời kì đầu là mẫu hệ sau đó là phụ hệ
5. Thị tộc => bào tộc => bộ lạc.
6. Trong XÃ HỘI CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY chưa có giai cấp? tại sao? Chưa
có, xuất phát từ việc vẫn còn sở hữu chung (công hữu) về tư liệu sản xuất.
7. Người đứng đầu thị tộc là ai? Tộc trưởng (tù trưởng) hay thủ lĩnh quân sự? có
quyền hạn gì?
Tộc trưởng là người đứng đầu
Thủ lĩnh qsu có quyền hạn phòng thủ lãnh thổ, chiến tranh xâm lược blabla
8. Hội đồng thị tộc bao gồm những ai? HỘI ĐỒNG THỊ TỘC quyết định những
vấn đề gì?
HỘI ĐỒNG THỊ TỘC là cơ quan cao nhất hợp thành từ các thành viên trưởng
thành.
Để quyết định những vđề chung như tuyên chiến, đình chiến, di cư,…
9. Hội đồng bào tộc? gồm tù trường và thủ lĩnh quân sự của các thị tộc thuộc bào
tộc.
10. Hội đồng bộ lạc? gồm tù trường và thủ lĩnh quân sự của các thị tộc thuộc
bào tộc trong bộ lạc.
11. Quyền lực trong XÃ HỘI CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY là “quyền lực
XÃ HỘI”, phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng.
12. Có bao nhiêu lần phân công lao động xã hội trong chế độ CÔNG XÃ
NGUYÊN THỦY dẫn đến sự ra đời của NHÀ NƯỚC? 3 lần
13. Đặc trưng của mỗi lần phân công lao động xã hội này là gì?
Đặc trưng lần 1: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
Đặc trưng lần 2: thủ CÔNG NGHIỆP tách khỏi CÔNG NGHIỆP
Đặc trưng lần 3: Thương Nghiệp ra đời, xuất hiện đồng tiền
14. Trong xã hội CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY chưa có pháp luật?
15. Pháp luật được hình thành như thế nào?
- Thừa nhận một số những quy phạm xã hội có sẵn trước đây (tập quán, đạo
đức, tập quán).
- Giai cấp cầm quyền tự đặt ra quy định mới…
CHƯƠNG II: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Bản chất của Nhà nước?
- Giai cấp
- Xã hội
2. Phân biệt NHÀ NƯỚC với các tổ chức khác trong XÃ HỘI? NHÀ NƯỚC là
chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia, có quyền quyết định các vấn đề đối
nội, đối ngoại,…
- NHÀ NƯỚC khác thị tộc ra sao? Tiêu chí để phân chia: huyết thống hay đơn
vị hành chính
- NHÀ NƯỚC với các tổ chức khác trong XÃ HỘI có giai cấp? xem giáo trình
3. Hình thức của NHÀ NƯỚC?
- Hình thức chính thể: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
+ Chính thể quân chủ: tuyệt đối (chuyên chế), tương đối (hạn chế)
+ Chính thể cộng hòa: quý tộc, dân chủ.
- Hình thức cấu trúc: đơn nhất và liên bang.
+ NHÀ NƯỚC đơn nhất: quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương,
có chung HIẾN PHÁP và PHÁP LUẬT.
+ NHÀ NƯỚC liên bang: quản lý theo 2 cấp độ: liên bang, từng bang thành
viên (có bộ NHÀ NƯỚC và PHÁP LUẬT riêng của từng bang)
- Chế độ chính trị: dân chủ và phản dân chủ
4. Chức năng của Nhà nước? đối nội và đối ngoại
5. Các kiểu NHÀ NƯỚC? Có 4 kiểu nhà nước trong lịch sử XÃ HỘI loài người:
liệt kê… Chủ Nô, Phong kiến, Tư Sản, XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
6. Bản chất của PHÁP LUẬT?
- Giai cấp
- Xã hội
7. Hình thức của pháp luật?
- Văn bản quy phạm pháp luật (nguồn chủ đạo)
- Tiền lệ pháp (Án lệ)
- Tập quán pháp
- Tôn giáo pháp
- Điều ước quốc tế
8. Ở VIỆT NAM hiện đang tồn tại những hình thức pháp luật nào?
Văn bản quy phạm pháp luật
Tiền lệ pháp
Tập quán pháp
9. Các hệ thống pháp luật trên thế giới? xem giáo trình
Thông luật, dân luật, luật tôn giáo
10. Phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác? Tập quán, tôn giáo,
nội quy công ty,….
- Do NHÀ NƯỚC đặt ra hoặc thừa nhận.
- PHÁP LUẬT có tính quy phạm phổ biến.
- PHÁP LUẬT được NHÀ NƯỚC bảo đảm thực hiện.
- PHÁP LUẬT có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
11. Chức năng của pháp luật?
- Điều chỉnh
- Bảo vệ
- Giáo dục
12. Các kiểu pháp luật? có 4 PHÁP LUẬT tương ứng với 4 kiểu NHÀ
NƯỚC
PHẦN THỨ HAI: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Bản chất NHÀ NƯỚC Cộng hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam?
- Tính giai cấp
- Tính xã hội
2. Hình thức chính thể? Cộng hòa dân chủ
3. Hình thức cấu trúc? Đơn nhất
4. Chế độ chính trị? Dân chủ
5. Bộ máy NHÀ NƯỚC? Là hệ thống các cơ quan NHÀ NƯỚC từ trung ương
đến địa phương….
6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ Máy NHÀ NƯỚC?
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
- Quyền lực NHÀ NƯỚC là thống nhất thuộc về nhân dân.
- Tập trung dân chủ
- Pháp chế
7. Tổ chức hành chính của Việt Nam? Cơ quan hành chính NHÀ NƯỚC ở
Trung ương( gồm Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc chính
phủ) và cơ quan hành chính NHÀ NƯỚC ở địa phương( gồm ủy ban NHÀ
NƯỚC các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban NHÀ NƯỚC như sở,
phòng ,ban). Chính phủ VIỆT NAM có 18 bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.
8. Bộ máy NHÀ NƯỚC VIỆT NAM hiện nay?
- Hệ thống cơ quan quyền lực NHÀ NƯỚC: QUỐC HỘI (trung ương), HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN (địa phương)
- Chủ tịch nước: là người đứng đầu NHÀ NƯỚC, thay mặt NHÀ NƯỚC về đối
nội và đối ngoại.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang
Bộ (trung ương); ỦY BAN NHÂN DÂN các cấp, Sở, Phòng, Ban (địa
phương)
- Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân (tối cao, cấp cao, tỉnh, huyện); Tòa
án quân sự (trung ương, quân khu, khu vực) – chỉ duy nhất Tòa án mới có
thẩm quyền xét xử mà thôi.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân (tối cao, cấp cao, tỉnh,
huyện); Viện kiểm sát quân sự (trung ương, quân khu, khu vực): thực hiện
chức năng công tố và kiểm sát
9. Hệ thống chính trị ở Việt Nam?
- Đảng CỘNG SẢN VIỆT NAM: lãnh đạo hệ thống chính trị
- NHÀ NƯỚC Cộng hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM: giữ vị trí trung
tâm trong hệ thống chính trị
- Mặt trận Tổ quốc VIỆT NAM và các tổ chức thành viên: thực hiện và phát
huy dân chủ trong hệ thống chính trị
10. Nhiệm kỳ của QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, Chủ tịch nước,
Thủ tướng, Chánh án TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, Viện trưởng VIỆN
KIỂM SÁT tối cao? 5 năm
CHƯƠNG IV: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
1. Hệ thống pháp luật VIỆT NAM?
- Quy phạm pháp luật (bộ phận nhỏ nhất) => Chế định pháp luật => ngành luật
=> hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Hình thức của pháp luật VIỆT NAM?
- Văn bản quy phạm pháp luật. (là Quy phạm PHÁP LUẬT được NHÀ NƯỚC
ban hành)
- Tập quán pháp.
- Tiền lệ pháp. (Án lệ)
- Điều ước quốc tế. (giá trị pháp luật cao, chỉ sau Hiến pháp)
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay? (Điều 4 Luật
Ban hành văn bản Quy phạm PHÁP LUẬT năm 2015)
- Nhận biết chủ thể nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
nào? (ví dụ: Chỉ có QUỐC HỘI mới có thẩm quyền ban hành Hiến pháp, Bộ
luật, Luật)
- Thủ tục công bố, công khai. (Điều 150 LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT) lưu ý ngoại lệ không công khai trong trường hợp văn
bản có nội dung quy định về bí mật NHÀ NƯỚC.
- Thời hiệu về thời gian (Điều 151 LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT), lưu ý trường hợp ngoại lệ rút gọn (tình trạng khẩn
cấp).
- Hiệu lực trở về trước của VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Điều 152
LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT), lưu ý chắc chắn
sẽ không được áp dụng trở về trước nếu bất lợi cho đối tượng được áp dụng.
- Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật (Điều 153 LUẬT BAN HÀNH
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT)
- Văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT hết hiệu lực (Điều 154 LUẬT BAN
HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT)
- Hiệu lực về không gian (Điều 155 LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT): xem xét văn bản của cơ quan cấp trung ương/địa
phương? Lưu ý hiệu lực văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT về không gian
bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Hiệu lực về đối tượng: cá nhân, cơ quan, tổ chức… trong vùng lãnh thổ (hiệu
lực về không gian)
- Xác định hiệu lực của văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT? (Điều 156 LUẬT
BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT) chú ý hiệu lực hồi tố.
- Hiệu lực của Án lệ và Điều ước quốc tế (Xem giáo trình):
+ Không phải tất cả các Bản án, Quyết Định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
đều được xem là án lệ (chỉ những BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH được HĐ TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO lựa chọn và Chánh án TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO công bố là án lệ).
CHƯƠNG V: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT là bộ phận nhỏ nhất của hệ thống pháp
luật?
2. Cấu trúc của một QUY PHẠM PHÁP LUẬT?
- Giả định
- Quy định (thông thường QUY PHẠM PHÁP LUẬT định nghĩa đều có phần
quy định)
- Chế tài
Không phải QUY PHẠM PHÁP LUẬT nào cũng có đầy đủ 3 bộ phận giả
định, quy định và chế tài. (Giả định và chế tài; quy định; giả định và quy định)
Ví dụ:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm. (Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
=> Giả định và chế tài.
Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). => chỉ
có Bộ phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không
có bộ phận giả định và chế tài.
3. Phân loại QUY PHẠM PHÁP LUẬT?
- Căn cứ vào đặc điểm của các ngành luật: QUY PHẠM PHÁP LUẬT Hiến
pháp, QUY PHẠM PHÁP LUẬT Hình sự, QUY PHẠM PHÁP LUẬT dân
sự,…
- Căn cứ vào nội dung của QUY PHẠM PHÁP LUẬT: QUY PHẠM PHÁP
LUẬT định nghĩa và QUY PHẠM PHÁP LUẬT điều chỉnh.
- Căn cứ vào yêu cầu, mệnh lệnh được nêu trong bộ phận quy định của QUY
PHẠM PHÁP LUẬT: QUY PHẠM PHÁP LUẬT bắt buộc (nếu không thực
hiện thì bị NHÀ NƯỚC áp dụng chế tài bất lợi), QUY PHẠM PHÁP LUẬT
cấm đoán (nếu thực hiện thì bị NHÀ NƯỚC áp dụng chế tài bất lợi), QUY
PHẠM PHÁP LUẬT cho phép (tùy nghi thực hiện hoặc không thực hiện mà
không bị chế tài).
4. Quan hệ pháp luật? là các quan hệ xã hội được các QUY PHẠM PHÁP
LUẬT điều chỉnh
5. Các thành phần của quan hệ pháp luật?
- Chủ thể của quan hệ pháp luật: (phải có năng lực chủ thể: năng lực pháp
luật và năng lực hành vi)
+ Cá nhân: năng lực pháp luật có từ khi sinh ra và mất khi cá nhân chết đi
(ngoại lệ khả năng có được quyền thừa kế của thai nhi); năng lực hành vi xuất
hiện khi cá nhân đủ độ tuổi và khả năng nhận thức nhất định.
+ Tổ chức: nhà nước, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập,
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các loại hình doanh nghiệp.
- Nội dung của QUAN HỆ PHÁP LUẬT: là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
- Khách thể của QUAN HỆ PHÁP LUẬT: là những gì các bên mong muốn
đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
6. Sự kiện pháp lý: là sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QUAN HỆ
PHÁP LUẬT bao gồm: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý.
- Phân biệt giữa sự biến pháp lý và
hành vi pháp lý? Nguyên nhân dẫn đến sự kiện pháp lý có xuất phát từ con
người hay không

CHƯƠNG VI:
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
1.Vi phạm pháp luật?
- Là hành vi xác định.
- Trái với quy định của pháp luật.
- Được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.
- Chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2.Hành vi trái pháp luật luôn là vi phạm pháp luật? Sai
3.Vi phạm pháp luật luôn là hành vi trái pháp luật? Đúng
4.Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật?
- Yếu tố chủ thể: phải có năng lực trách nhiệm pháp lý; tùy quan hệ pháp luật,
chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Yếu tố khách thể: là những gì được pháp luật bảo vệ mà bị vi phạm pháp luật
xâm hại.
- Yếu tố khách quan: là dấu hiệu bên ngoài của hành vi như là hành vi (hành
động hoặc không hành động), hậu quả (là kết quả của vi phạm PHÁP LUẬT,
xuất hiện sau hành vi vi phạm về mặt thời gian), thời gian, hoàn cảnh, công
cụ, phương tiện, cách thức, địa điểm,…
- Yếu tố chủ quan: là yếu tố bên trong: lỗi (cố ý hoặc vô ý), động cơ, mục
đích.
5. Năng lực pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân là giống
nhau? Khác nhau
6. Năng lực pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức là phát sinh
cùng thời điểm? giống nhau
7. Phân biệt giữa khách thể của vi phạm pháp luật và đối tượng của vi phạm
pháp luật? khách thể thì trừu tượng như là quyền được bảo đảm về tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, sở hữu tài sản, an ninh quốc gia,….; đối tượng
thì cụ thể như: tài sản, con người,…
8. Hành vi vi phạm có thể là hành động hoặc không hành động?
9. Phân loại vi phạm pháp luật?
- Vi phạm hình sự.
- Vi phạm hành chính.
- Vi phạm dân sự.
- Vi phạm kỷ luật.
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
10. Trách nhiệm pháp lý? Hiểu theo nghĩa bị động, là gánh chịu những hậu
quả bất lợi từ NHÀ NƯỚC cho hành vi vi phạm pháp luật trong những trường
hợp luật định.
Vi phạm pháp luật (A) /=> trách nhiệm pháp lý (B).
11. Mọi trường hợp chủ thể vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm pháp
lý? Sai
12. Có trường hợp chủ thể không vi phạm pháp luật nhưng phải chịu trách
nhiệm pháp lý? Đúng
13. Các loại trách nhiệm pháp lý?
- Trách nhiệm hình sự. (nghiêm khắc nhất)
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm kỷ luật.
- Trách nhiệm vật chất.
PHẦN 3: CÁC NGÀNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
CHƯƠNG VII: NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
1. Ngành luật HIẾN PHÁP là ngành luật chủ đạo của nhà nước.
2. HIẾN PHÁP là văn kiện pháp lý quan trọng nhất, có giá trị cao nhất.
3. Các bản Hiến pháp của Việt Nam: 1946; 1959; 1980; 1992 (sửa đổi, bổ sung
2001); 2013 (đang có hiệu lực pháp luật).
4. Đối tượng điều chỉnh: những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất
- Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, chính
sách ngoại giao,…
- Quyền con con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
5. Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp định nghĩa bắt buộc, quyền uy.
- Phương pháp xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật nhất định.
6. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp?
- Chế độ chính trị: Chỉ công nhận một tổ chức chính trị duy nhất là ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Chế độ kinh tế: là nền kinh tế thị trường định hướng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
với nhiều hình thức sở hữu (kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo)
- Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ: (Gíao dục tiểu học là bắt buộc,
NHÀ NƯỚC không thu học phí đối với cấp tiểu học).
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
. Tính mạng con người có thể bị tước đoạt 1 cách đúng luật? (Điều 19 HIẾN
PHÁP 2013)
. Độ tuổi bầu cử, ứng cử, biểu quyết khi NHÀ NƯỚC trưng cầu ý dân? (Điều
27, 29 HIẾN PHÁP 2013)
. Một người bị xem là có tội khi nào? (khoản 1 Điều 31 HIẾN PHÁP 2013)
khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
. Chỉ có 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm
. Hội thẩm là thành phần bắt buộc trong Hội đồng xét xử sơ thẩm. (phúc thẩm
và các phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn thì không có Hội thẩm tham gia)
CHƯƠNG VIII: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm: là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VIỆT NAM bao
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành
của các Cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
2.1 Đối tượng điều chỉnh
2.1.1 Nhóm quan hệ XÃ HỘI phát sinh trong hoạt động quản lý của các cơ
quan hành chính NHÀ NƯỚC.
+ Nhóm hành chính công: (quan hệ giữa các cơ quan hành chính NHÀ
NƯỚC với nhau)
. Quan hệ dọc:
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC cấp trên – CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC cấp dưới. Ví dụ: Chính Phủ - ỦY BAN NHÂN DÂN
tỉnh; Bộ Tư pháp – Sở Tư pháp; Sở Tư pháp – Phòng Tư pháp
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có thẩm quyền chuyên môn cấp trên
– CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có thẩm quyền chung cấp dưới: Ví
dụ: Bộ Tư pháp – ỦY BAN NHÂN DÂN cấp tỉnh
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC với các đơn vị, cơ sở trực thuộc. Ví
dụ: Bộ GD và ĐT – trường ĐHCT
. Quan hệ ngang:
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có thẩm quyền chung – CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp. Ví dụ:
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. Cần Thơ – Sở Công Thương TP. Cần Thơ
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có thẩm quyền chuyên môn cùng
cấp với nhau. Ví dụ: Bộ GD và ĐT – Bộ Tài Chính; Sở LĐTBXÃ HỘI – Sở
GDĐT
+ Nhóm hành chính tư:
Giữa 1 bên chủ thể có thẩm quyền quản lý NHÀ NƯỚC và 1 bên chủ thể
tham gia không có thẩm quyền quản lý NHÀ NƯỚC
Quan hệ giữa CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC với các đơn vị kinh tế
thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ví dụ: ỦY BAN NHÂN DÂN
TP.CT – Cty TNHH, Cty cổ phần trên địa bàn tp. CT
Quan hệ giữa CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC với các tổ chức xã
hội, đoàn thể quần chúng. Ví dụ: Chính phủ - Mặt trận tổ quốc và tổ chức
thành viên của mặt trận
Quan hệ giữa CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC với cá nhân, tổ chức
trong nước/ngoài nước.
2.1.2 Nhóm các quan hệ xã hội có tính chất quản lý được thực hiện bởi các
cơ quan NHÀ NƯỚC khác không phải là cơ quan hành chính NHÀ NƯỚC
(cơ quan quyền lực NHÀ NƯỚC/Cơ quan tư pháp)
2.1.3. Nhóm những quan hệ quản lý hình thành trong quá trình một số tổ
chức chính trị - xã hội và một số cá nhân thực hiện chức năng quản lý
NHÀ NƯỚC đối với những vấn đề cụ thể được pháp luật quy định.

2.2 Phương pháp điều chỉnh:


- PHƯƠNG PHÁP mệnh lệnh đơn phương
- PHƯƠNG PHÁP phối hợp, hỗ trợ
3. Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể/không thể phát sinh nếu 1 bên yêu cầu
hợp pháp mà bên còn lại không đồng ý?
- Trong quan hệ pháp luật hành chính luôn bắt buộc/không bắt buộc ít nhất
một bên chủ thể mang quyền lực NHÀ NƯỚC, nhân danh NHÀ NƯỚC và để
thực hiện quyền lực NHÀ NƯỚC? (chủ thể này có bắt buộc là cơ quan hành
chính NHÀ NƯỚC không?)
4. Cán bộ, công chức
- Cán bộ phải là công dân VIỆT NAM
- Cán bộ được bầu, cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ.
- Cán bộ làm việc cơ quan của Đảng, NHÀ NƯỚC, tổ chức chính trị - xã hội
cấp trung ương, tỉnh, huyện. (vẫn có ở cấp xã nhưng chỉ những chức danh
đứng đầu: Bí thư, Phó BT Đảng, Bí thư Đoàn, ….)
- Cán bộ trong biên chế và hưởng lượng từ ngân sách NHÀ NƯỚC.
- Công chức phải là công dân VIỆT NAM
- Công chức được tuyển dụng vào biện chế và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công chức làm việc trong cơ quan Đảng, NHÀ NƯỚC, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; lực lượng vũ trang và trong bộ máy
quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập. (cấp xã cũng có công chức
nhưng chỉ có ở ỦY BAN NHÂN DÂN)
- Công chức hưởng lương từ ngân sách NHÀ NƯỚC hoặc là từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cán bộ và công chức?

CHƯƠNG IX: NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ


- Tội phạm và hình phạt chỉ được quy định trong pháp luật hình sự.
- Phương pháp điều chỉnh: quyền uy
1. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội… (Điều 8)
- Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm? nếu không đáng kể thì không
phải là tội phạm
- Chủ thể bị truy cứu? cá nhân hay pháp nhân? Cả hai (Điều 8)
2. Phân loại tội phạm
- Có bao nhiêu loại tội phạm? 4 loại (Điều 9) quan trọng có bài tập (căn cứ
vào mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng chứ không căn cứ vào
hình phạt do TA tuyên.)
- Cho 1 tình huống và yêu cầu xác định người phạm tội thực hiện loại tội
phạm gì?
3. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Chuẩn bị phạm tội (Xem Điều 14): Chủ thể nào thực hiện hành vi chuẩn bị phạm
tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự?
+ Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108);
+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)
+ Tội gián điệp (Điều 110);
+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111);
+ Tội bạo loạn (Điều 112);
+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113);
+  Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (Điều 114);
+  Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117);
+ Tội phá rối an ninh (Điều 118);
+ Tội chống phá trại giam (Điều 119);
+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại
nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120);
+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân
dân (Điều 121);
+ Tội giết người (Điều 123);
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều
134);
+ Tội cướp tài sản (Điều 168) ;
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169);
+  Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207);
+ Tội khủng bố(Điều 299 );
+ Tội tài trợ khủng bố (Điều 300);
+ Tội bắt cóc con tin (Điều 301);
+ Tội cướp biển (Điều 302);
+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều
303);
+  Tội rửa tiền (Điều 324 ).

Người dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội có phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH
SỰ? có
- Phạm tội chưa đạt (Điều 15) người PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT có phải chịu
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ hay không về TỘI PHẠM CHƯA ĐẠT của
mình? có
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16) trong trường này, pháp
luật sẽ xử lý họ ntn? Miễn trách nhiệm hình sự về tội chưa đạt, phải chịu trách
nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành 1 tội khác
4. Đồng phạm
- Đồng phạm xảy ở các tội được thực hiện với lỗi cố ý
- Phân loại: đơn giản, có tổ chức.
- Phân loại người đồng phạm:  người tổ chức, người thực hành, người xúi
giục, người giúp sức.
- Những người đồng phạm luôn phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ không
vượt quá tội danh với người thực hành (chung thì được)
- Đồng phạm có thể được thực hiện với hình thức không hành động hay
không? có
- Phân biệt người đồng phạm với vai trò giúp sức với người phạm tội Che giấu
tội phạm? Đồng phạm có hứa hẹn về việc che giấu, che giấu không hẹn trước
5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Chương IV)
- Phạm tội trong trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tình trạng không có
năng lực TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ hay không? Không phải chịu (Điều 21)
- Các hành vi được loại trừ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ khi thực hiện thì
người thực hiện không có lỗi hoặc thực hiện với lỗi vô ý?
Điều 20: sự kiện bất ngờ
Điều 22: phòng vệ chính đáng
Điều 23: tình thế cấp thiết
Điều 24: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Điều 25: rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ
Điều 26: thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên
6. Tuổi chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? (Điều 12): thấp nhất là bao nhiêu
tuổi? Từ đủ 14 tuổi
Pháp nhân bị truy cứu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ là PHÁP NHÂN thương
mại
7. Hình phạt đối với cá nhân (Điều 32)
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có
thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Đối với pháp nhân (Điều 33)
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình
phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

- Án treo là tên gọi khác của cải tạo không giam giữ? Không, là miễn chịu
trách nhiệm hình sự có điều kiện
- Tử hình không được áp dụng đối với chủ thể nào? Phụ nữ có thai, con dưới
36 tháng tuổi, vị thành niên, trên 75 tuổi (Điều 40)

- Hình phạt nào có thể vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung? Phạt
tiền, trục xuất
- Chung thân không được áp dụng đối với chủ thể nào? Trẻ vị thành niên
- Trục xuất chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội nào? Người nước ngoài
- Đối với 1 tội phạm, người phạm tội chỉ chịu 1 hình phạt chính
- Đối với 1 tội phạm, có thể chịu 1 hoặc nhiều hình phạt bổ sung
CHƯƠNG X: NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
- Đối tượng điều chỉnh: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Phương pháp điều chỉnh: thỏa thuận
- Sở hữu bao gồm các quyền nào trong nó?
1. Quan hệ tài sản:
Thứ nhất, Quan hệ sở hữu và các quan hệ khác đối với tài sản.
Thứ hai, Quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng.
- Như thế nào là hợp đồng? sự thỏa thuận giữa các bên.
- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Thứ ba, quan hệ thừa kế
- Người để lại di sản/thừa kế? là cá nhân. Bao nhiêu tuổi? từ đủ 18 tuổi, nếu từ
đủ 16 đến dưới 18 phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng. Pháp
nhân có để lại di sản không? Không
- Chủ thể có quyền lập di chúc? Từ đủ 16 tuổi
- Chủ thể được hưởng thừa kế? cá nhân (theo luật) - Chủ thể hưởng thừa kế
theo pháp luật? cá nhân/cơ quan/tổ chức
- Chủ thể hưởng thừa kế theo di chúc? Người có tên trong di chúc, người thân
người viết di chúc (nếu người có tên trong di chúc là người ngoài)
Ví dụ: Điều 644 BỘ LUẬT DÂN SỰ
A (cha 300 tr, mẹ 100tr, vợ, 1 con đủ 18 tuổi bình thường thể chất và tinh
thần, 1 con chưa đủ 18 tuổi 100tr, 1 con đủ 18 tuổi có nhược điểm thể chất
hoặc tinh thần không có khả năng lao động 100tr) chết đi có di chúc để lại tài
sản của mình cho B (người yêu) 1tỷ 100 triệu.
Giả sử A chết không có di chúc. Tài sản của A chia theo pháp luật;
Ts A chia làm 6 phần => 300tr/1 phần
Nếu chia TK theo pháp luật thì mỗi người trong hàng thừa kế thứ 1 được 300
tr.
2. Quan hệ nhân thân
- Chủ thể pháp luật dân sự? cá nhân và pháp nhân
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân (ĐIỀU 16. 17. 18 BỘ LUẬT DÂN
SỰ):
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm
dứt khi người đó chết.
Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Thời điểm bắt đầu và kết thúc? Từ khi sinh ra đến khi mất đi
Năng lực hành vi dân sự (ĐIỀU 22, 23, 24 BỘ LUẬT DÂN SỰ):
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại
diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần,
Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ
của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền,
lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định
hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi.
Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài
sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người
này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ đầy đủ? Đủ 18 tuổi trở lên


- NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ chưa đầy đủ? Đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Người mất năng lực hành vi dân sự? Người mất năng lực hành vi dân sự là
người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm
thần.
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự? người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị
nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia
đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự.
- Phân biệt giữa xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính? Điều 36, 37 BỘ
LUẬT DÂN SỰ:
CHƯƠNG XI: NGÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh có tính chất hôn
nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
- Như thế nào là kết hôn? Là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc? Từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt
hôn nhân
- Xem Điều 3 Luật HÔN NHÂN GIA ĐÌNH về giải thích từ ngữ:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
3. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về
kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con,
giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con;
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên
quan đến hôn nhân và gia đình.
4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về
quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi,
lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng,
miền hoặc cộng đồng.
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định
của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết
hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi
nhau là vợ chồng.
8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi
kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược
đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc
ly hôn trái với ý muốn của họ.
10. Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược
đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải
duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú,
nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà
nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia
đình.
12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá
đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện
của nam, nữ.
13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính
từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án.
15. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi
phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà
không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha
dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ
hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha
khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của
người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội,
ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết
thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc
sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác
mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô,
con cậu, con dì là đời thứ ba.
19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có
cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học
tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể
thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
21. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện,
không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh
trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang
thai để người này mang thai và sinh con.
23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai
cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi
về kinh tế hoặc lợi ích khác.
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có
quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là
người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo
quy định của Luật này.
25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân
và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là
công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài.

- Điều kiện kết hôn? Nam từ 20, nữ từ 18, tự nguyện, không thuộc 1 trong các
trường hợp cấm kết hôn (Điều 8)
- Thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng? Ly hôn, không ly hôn, 1 bên
chết
- Ly hôn có bắt buộc phải có sự đồng ý của cả 2 bên không? (Điều 55, Điều
56) không
- Điều kiện mang thai hộ? Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
quy định:
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở
tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể
mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Là
người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả
năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý
bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của
pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- PHÁP LUẬT VIỆT NAM có thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng
giới tính? Không

You might also like