You are on page 1of 6

ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1
NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. NGUỒN GỐC NN
- Thuyết Thần học
- Thuyết gia trưởng
- Thuyết Khế ước XH
- Quan điểm mac - xit:
+ Tên của 3 lần phân công lao động xã hội
+ Tổ chức XH trong XH công xã nguyên thủy: Thị tộc -- Bào tộc - Bộ lạc
2. NGUỒN GỐC PL
Ra đời cùng lúc với sự ra đời của NN
Con đường hình thành nên PL

CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. NHÀ NƯỚC
- Bản chất NN:
+ tính giai cấp
+ tính xã hội
- Đặc trưng cơ bản NN:
+ Có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt
+ Dân cư - lãnh thổ
+ Chủ quyền quốc gia
+ Ban hành PL
+ Thu thuế
- Chức năng của NN
+ Đối nội
+ Đối ngoại
- Hình thức NN: khái niệm
+ Hình thức chính thể: khái niệm
. Chính thể quân chủ (quân chủ chuyên chế, hạn chế - lập hiến)
. Chính thể cộng hòa (cộng hòa quý tộc, cộng hòa dân chủ)
+ Hình thức cấu trúc: khái niệm
. Nhà nước đơn nhất
. Nhà nước liên bang
+ Chế độ chính trị: khái niệm
- Kiểu nhà nước
+ NN chủ nô
+ NN phong kiến
+ NN tư sản
+ NN XHCN

2. PHÁP LUẬT
- Bản chất PL:
+ tính giai cấp
+ tính xã hội
- Đặc trưng cơ bản PL:
+ Có tính quy phạm phổ biến
+…
- Chức năng của PL
+ Điều chỉnh
+ Bảo vệ
+ Giáo dục
- Hình thức PL: khái niệm
+ VBQPPL
+ Tập quán pháp
+ Tiền lệ pháp
+ Tôn giáo pháp (ko được áp dụng ở VN hiện nay)
- Kiểu pháp luật
+ PL chủ nô
+ PL phong kiến
+ PL tư sản
+ PL XHCN

CHƯƠNG 3
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cấp hành chính và đơn vị hành chính
- Trung ương
- Tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
- Huyện (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương)
- Xã (xã, phường, thị trấn)
- Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
- Chủ tịch nước
- Hệ thống cơ quan quyền lực: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Hệ thống cơ quan quản lý: Chính phủ, Ủy ban nhân dân (cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung); Bộ, cơ quan ngang bộ, Sở, phòng (cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn) (Chức năng quản lý nhà nước)
- Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp (Chức năng Xét xử)
- Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp (Chức năng Thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp)
CHƯƠNG 4
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
- Hình thức bên trong của pháp luật (ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp
luật)
2. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
- Hình thức bên ngoài của pháp luật (VBQPPL, Tập quán pháp, Tiền lệ pháp- Án lệ)

3. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3.Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8.Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a.Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh);
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cấp huyện, cấp xã
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt.

4. HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật chính là phạm vi tác động của văn bản về mặt
thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.

CHƯƠNG 5
QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
+ Khái niệm
+ Cấu thành
- Giả định
Là bộ phận nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện, tình tiết có thể xảy ra trong cuộc
sống, và khi rơi vào hoàn cảnh đó, chủ thể phải xử sự theo yêu cầu của bộ phận quy định
- Quy định
Nêu lên những yêu cầu về cách xử sự (quyền và nghĩa vụ) của chủ thể khi rơi vào
những hoàn cảnh thuộc bộ phận giải định.
- Chế tài
Những biện pháp tác động mang tính bất lợi Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể
không làm theo yêu cầu tại bộ phận quy định (gồm chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài
hành chính, chế tài kỷ luật)

2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT


2.1 Khái niệm: Là QHXH được QPPL điều chỉnh
2.2.Thành phần:
+ Chủ thể: cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật (cá nhân, pháp nhân, tổ hợp
tác, hộ gia đình, Nhà nước)
- Cá nhân:
Năng lực hành vi dân sự phân thành:
- Người có NLHV đầy đủ: Đủ 18t
- Người bị mất NLHV: người bị tâm thần/ khác + QĐ Tòa án tuyên bố mất NLHV
- Người chưa có NLHV: <6t
- Người bị hạn chế NLHV: người nghiện ma túy/ chất kích thích khác - phá tán
tài sản gia đình + QĐ Tòa án tuyên bố hạn chế NLHVDS
+ Khách thể là những gì các bên chủ thể của quan hệ pháp luật mong muốn đạt được.
+ Nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật.
2.3 Những điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
Có QPPL điều chỉnh
Có sự kiện pháp lý phát sinh:
+ Sự biến pháp lý: xuất hiện không phụ thuộc ý chí con người
+ Hành vi pháp lý: bằng hành vi làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật

CHƯƠNG 6
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Khái niệm
Là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các
chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt
hại cho xã hội.
2. Lỗi
Lỗi Phân loại lỗi Nhận thức Mong muốn
Cố ý Trực tiếp Có Có
Gián tiếp Có Không (để mặc)
Vô ý Do quá tự tin Có Không (tin rằng
không)
Do cẩu thả Không Không

3. Các trường hợp không có lỗi (loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi)
- Phòng vệ chính đáng
- Tình thế cấp thiết
- Sự kiện bất ngờ
CHƯƠNG 7
PHÁP LUẬT DÂN SỰ
- Thừa kế
Đối tượng để lại thừa kế chỉ có thể là cá nhân
Thừa kế: theo di chúc và theo pháp luật
+ Hàng thừa kế
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
+ Thừa kế thế vị
+ Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không
được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần
ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Hôn nhân gia đình

CHƯƠNG 8
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
1. Đối tượng điều chỉnh
Tội phạm và hình phạt
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.

2. Phân loại tội phạm


Các loại tội phạm Mức cao nhất của khung hình phạt tương
ứng
Ít nghiêm trọng >= 3 năm tù
Nghiêm trọng >3n - <=7 năm tù
Rất nghiêm trọng >7n - <=15 năm tù
Đặc biệt nghiêm trọng > 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

3. Hình phạt
Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất nằm tước hoặc hạn chế quyền lợi của người
phạm tội
Hình phạt đối với cá nhân:
- Hình phạt chính: (7 loại)
Cảnh cáo,
Phạt tiền
Cải tạo không giam giữ
Trục xuất (chỉ áp dụng đối với người nước ngoài)
Tù có thời hạn
Tù chung thân
Tử hình
- Hình phạt bổ sung
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm cư trú
Quản chế
Tước một số quyền công dân
Tịch thu tài sản
Phạt tiền là hình phạt bổ sung được áp dụng khi tội đó không áp dụng phạt tiền là
hình phạt chính.
Trục xuất được áp dụng là hình phạt bổ sung khi tội đó không áp dụng trục xuất
là hình phạt chính.
Án treo không phải là hình phạt, là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.

You might also like