You are on page 1of 43

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (HK 213)

CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC


I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC:
1.1. Học thuyết phi mác- xit
1.1.1. Thuyết thần học: Nhà nước là do thần linh, thượng đế tạo ra; NN tồn tại vĩnh cửu, bất biến.
 Phản ánh quyền lực mang tính siêu nhiên, phản khoa học.
1.1.2. Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình  Quyền lực nhà nước như quyền lực của
cha đối với con cái  Quyền lực nhà nước là tối thượng, nằm trên các lợi ích phe nhóm. Nhà nước không bao
hàm bản chất giai cấp.
1.1.3. Thuyết bạo lực: Cho rằng nguồn gốc của nhà nước là từ chiến tranh giữa các thị tộc – bộ lạc, từ đó một
nhóm ngưới chiến thắng - “kẻ thắng làm vua” có quyền cai trị đối với tù binh - nô lệ
1.1.4.* Thuyết Khế ước xã hội (Rút-Xô (J.J. Rousseau)) – Vẫn còn yếu tố chủ quan do ý muốn con người
/Duy vật không triệt để/
Cho rằng, con người không thể sống trong trạng thái tự nhiên vô chính phủ.Vì vậy, họ cần tự giác ký kết với
nhau một khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài nhằm đảm bảo an ninh, quyền tư hữu và các
quyền cá nhân khác. Tổ chức đó là nhà nước.
* Đánh giá học thuyết phi Mác-xit:
Chưa giải quyết triệt để vấn đề cội nguồn và cơ sở tồn tại của nhà nước:
- Đa số tách rời những điều kiện vật chất - cơ sở nền tảng để tồn tại của xã hội.
- Hầu hết đều dựa trên chủ nghĩa duy tâm.
- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đánh giá: các quan điểm này đã cố tình che
giấu bản chất giai cấp của Nhà nước – vấn đề cốt lõi.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa mác- lênin
Như vậy: Xã hội đã có giai đoạn không có Nhà nước. (xã hội CXNT)
1.2.1. Chế độ Công xã nguyên thủy - tổ chức thị tộc – bộ lạc
a) Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
b) Cơ sở xã hội: Dựa trên quan hệ huyết thống. Mọi thành viên đều bình đẳng với nhau. Xã hội không có giai cấp
và đấu tranh giai cấp. Thị tộc là tế bào của XH.
c) Tổ chức quyền lực: “quyền lực xã hội” được giao cho người đứng đầu thị tộc (Được gọi là hội đồng thị tộc là
các thành viên tổ chức ra để quản lý cộng đồng)
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự ra đời của nhà nước.
* Nguyên nhân kinh tế: do lực lượng sản xuất phát triển  sản phẩm LĐ dư thừa  tư hữu  hình thành giai
cấp và mâu thuẫn giai cấp.
* Nguyên nhân xã hội: do sự phát triển kinh tế  quan hệ XH phức tạp hơn  cần phải có 1 lực lượng đứng
ra tổ chức, hướng dẫn, điều hành trật tự chung.
Hai nguyên nhân trên được thể hiện ngày càng rõ nét qua 3 lần phân công lao
động xã hội.
+ PCLĐ-1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
+ PCLĐ-2: Thủ công tách khỏi nông nghiệp.
+ PCLĐ-3: Thương nghiệp xuất hiện.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 1


o Những yếu tố mới nảy sinh sau 3 lần PCLĐXH:
- Kinh tế phát triển, XH thoát khỏi đói nghèo.
- Xuất hiện chế độ tư hữu.
- XH phân hóa giai cấp sâu sắc.
o Tổ chức Thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ  Nhà nước xuất hiện
do mẫu thuẩn đấu tranh gay gắt
* Quan điểm của Mác-Lênin:
- Nhà nước là một hiện tượng lịch sử mang tính khách quan, không tồn tại vĩnh viễn và chỉ xuất hiện khi có
đủ những điều kiện khách quan và sẽ chấm dứt khi điều kiện đó không còn.
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề về kinh
tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau;
mâu thuẫn về lợi ích không thể điều hoà được; đấu tranh giai cấp)
1.3. Khái niệm của nhà nước:
1.3.1. Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định cao nhất trong
phạm vi lãnh thổ, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và bộ máy được duy trì bằng nguồn lực thuế đóng góp
từ xã hội.
1.3.2. Bản chất của nhà nước: tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước thể hiện sự mâu thuẫn và thống nhất
giữa 2 mặt của khái niệm bản chất nhà nước. Không thể tuyệt đối hóa một yếu tố nào trong khái niệm bản chất nhà
nước.
Kết luận: Tóm lại nhà nước một mặt bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị vì đó là tổ chức đại diện cho GCTT.
Mặt khác nó cũng mang tính xã hội vì nhà nước là tổ chức được thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của xã
hội. Nhà nước phải có cả tính giai cấp và tính xã hội.
1.4. Đặc trưng của nhà nước
- Phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và quản lý.
- Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi xã hội và áp đặt lên toàn xã hội.
- Có chủ quyền quốc gia.
- Quy định và thu thuế một cách bắt buộc.
- Ban hành pháp luật và xác lập trật tự pháp luật đối với toàn xã hội.
1.5. Quyền lực công cộng đặc biệt (quyền lực nhà nước)
- 2 yếu tố hình thức của quyền lực là chỉ huy và phục tùng.
- Nội dung của QLNN gồm: + Quyền lực kinh tế
+ Quyền lực chính trị < Nắm quyền lực nhà nước >
+ Quyền lực tư tưởng
- Hình thức tổ chức của QLNN gồm:
+ Quyền lập pháp: ban hành, thiết lập ra pháp luật.
+ Quyền hành pháp: thực thi luật pháp diễn ra ntn.
+ Quyền tư pháp: trong quá trình thực thi phát sinh các hành vi qui pháp sẽ bị xử lí ra sao.
IV. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
4.1. Bộ máy nhà nước
4.1.1. Khái niệm
- Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương
TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 2
- Được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất
- Tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
4.1.2. Cơ quan nhà nước - bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước
- Là một tổ chức cấu thành bộ máy nhà nước
- Có tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hình thức khác nhau
- Có thể phân biệt với các tổ chức khác
4.2. Những nguyên tắc cơ bản của bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đọc)
4.3.* TỔ CHỨC VÀ HOẶT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Chủ tịch quốc hội: Vương Đình Huệ


Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc
Bí thư ĐSCVN: Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng chính phủ: Phạm Minh Chính
Cơ quan quyền Cơ quan hành Chánh án TANDTC: Nguyễn Hòa Bình
lực nhà nước chính nhà nước Viện trưởng VKSNDTC: Lê Minh Trí
Lưu ý: trong BMNNVN không có ĐCSVN (hạt nhân chính trị lãnh đạo) và MTTQVN vì đây không phải
sơ đồ hệ thống chính trị. ĐCSVN có vai trò lãnh đạo đứng trên bộ máy nhà nước. MTTQVN là một tổ chức liên
minh chính trị mục tiêu đại diện cho các giai cấp trong xã hội không phụ thuộc bộ máy nhà nước.
4.3.1. Quốc hội:
Theo Điều 69 Hiến pháp 2013, Quốc hội có hai tính chất sau:
§ Quốc hội là cơ quan đại biểu/đại diện cao nhất của Nhân dân.
§ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
§ Quốc hội là cơ quan dân cử ở TW. Quốc hội được trao ba chức năng sau:
- Thực hiện quyền lập hiến (sửa đổi, bổ xung, thông qua hiến pháp), lập pháp (đạo luật – bắt đầu bằng chữ luật
và bộ luật)
- Giám sát tối cao đối với hoạt động Nhà nước
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 3


* Cơ cấu tổ chức của quốc hội:
Chức danh bầu Đại biểu QH Theo đề nghị
1. Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, Ủy viên
UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ
Bắt buộc UBTVQH
nhiệm Ủy ban của QH
2. Chủ tịch nước
1. Phó Chủ tịch nước
Bắt buộc Chủ tịch nước
Quốc hội bầu 2. Thủ tướng Chính phủ
1. Chánh án TANDTC
Không bắt buộc Chủ tịch nước
2. Viện trưởng VKSNDTC
1. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia
2. Tổng kiểm toán nhà nước Không bắt buộc UBTVQH
3. Tổng thư ký Quốc hội
4.3.2. Hội đồng nhân dân:
- Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan dân cử ở địa phương.
- Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân
- Do Nhân dân địa phương bầu ra
- Chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
4.3.3. Chủ tịch nước:
- Là người đứng đầu nhà nước
- Thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu chịu trách nhiệm trước quốc hội.
4.3.4. Chính phủ: (Do quốc hội bầu ra)
- Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ có chức năng sau: tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; hoạch định chính sách quốc gia,
trình dự án luật, pháp lệnh.
4.3.5. Ủy ban nhân dân:
- Là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân cùng cấp
- Là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương
4.3.6. Tòa án nhân dân:
- Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện quyền tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật).
* Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân:

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 4


4.3.7. Viện kiểm sát nhân dân.
Theo Điều 109 Hiến pháp 2013, Viện Kiểm sát Nhân dân:
1 - Thực hành quyền công tố - viện kiểm sát sẽ thay mặt cho nhà nước buộc tội hình sự đối với các bị cáo
trước tòa án.
2 - Kiểm sát hoạt động tư pháp – giám sát hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, xét xử cùa cơ quan tòa
án kể cả giám sát việc thi hành án.
* Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân:

CÂU HỎI:
1. Cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực Nhà nước  Đ Vì cơ quan lập pháp là quốc hội
2. Cơ quan đại diện của Nhân dân là cơ quan dân cử ở địa phương.  S Vì Quốc hội cũng là cơ
quan đại diện của Nhân dân là dân cử ở TW.
3. Quốc hội là cơ quan quyền lục Nhà nước cao nhất trong Bộ máy Nhà nước CHXHCNVN.
 Đ vì Quốc hội có quyền bầu ra những chức danh cao nhất ở TW và cs quyền lập hiến, lập pháp
4. Cơ quan giám sát tối cao toàn bộ hoạt động Nhà nước là cơ quan đại diện của Nhân dân.
 Đ vì đây là quốc hội.
5. Chính phủ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.  S vì Quốc hội mới cao nhất
6. Cơ quan chấp hành của Quốc hội là cơ quan dân cử ở TW.  S Cơ quan chấp hành quốc hội là
chính phủ do Quốc hội bầu ra. Chỉ Quốc hội và hội đồng nhân dân mới do dân bầu ra.
7. Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là cơ quan đại biểu do Nhân dân ở địa phưong.
 S vì Cơ quan quyền lực mới đúng
8. Chế độ công xã nguyên thủy không có Nhà nước và pháp luật.  Đ vì nhà nước chỉ xuất hiện khi
chế độ công xã nguyên thủy kết thúc.
9. Theo quan điểm của Mác-Lênin, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước là gì?
 Có tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội.
10. Điểm tiến bộ nhất trong thuyết khế ước xã hội so với những học thuyết phi Mác-Xít về nguồn
goc ra đời của Nhà nước là gì ?
 Chế độ dân chủ được đảm bảo, Nhân dân làm chủ quyền lực.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 5


CHƯƠNG II: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
I. KHÁI NIỆM, THUỘC TÍNH, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT.
* Nguồn gốc pháp luật:
- Mặt khách quan: tiền đề kinh tế (chế độ tư hữu xuất hiện) và xã hội (có sự phân chia giai cấp).
- Mặt chủ quan: Ban hành(tạo ra những quy tắc hoàn toàn mới) hoặc thừa nhận (thừa nhận các qui phạm pháp luật)
 Theo Mac-Lenin nhà nước ra đời dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
1.1. Khái niệm pháp luật.
Pháp luật là: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các quan hệ
xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
1.2. Thuộc tính pháp luật
1.2.1. Tính qui phạm phổ biến.
- Tính quy phạm: đặt ra khuôn mẫu, chuẩn mực, giới hạn trong xử sự của con người
- Tính phổ biến: có hiệu lực đối với tất cả các cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Quy định về việc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy hoặc các loại xe có kết cấu tương tự
1.2.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng những hình thức xác định
- Nội dung của các quy tắc pháp luật cần được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý
1.2.3. Tính được bảo đảm bằng Nhà nước.
- Đây là điểm đặc biệt quan trọng để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
- Chỉ có quy phạm pháp luật mới được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều hình thức và biện pháp khác
nhau
BÀI TẬP
1. Chỉ có pháp luật mới có tính qui phạm. Đúng hay sai? Tại sao?
 Sai vì ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.
2. Ban hành là cách thức duy nhất hình thành nên pháp luật. Đúng hay sai? Tại sao?
 Sai vì ngoài ban hành còn có thừa nhận.
3. Loại quy tắc xử sự nào sau đây được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế?
A. Đạo đức B. Tôn giáo C. Pháp luật D. Tập quán
4. Nội dung nào sau đây là căn cứ để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội
A. Tính giai cấp của PL B. Tính xã hội của PL C. Chức năng của PL D. Thuộc tính của PL
1.3. Hình thức pháp luật.
Khái niệm:
- Hình thức pháp luật là phương thức tồn tại của pháp luật.
- Hình thức pháp luật còn được hiểu là cách thức để thể hiện ý chí của Nhà nước hay cách thức mà Nhà nước sử
dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật.
- Có ba hình thức trên thế giới: luật tập quán, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật
1.3.1. Luật tập quán (Tập quán pháp).
Tập quán và luật tập quán là hai khái niệm khác nhau
- Tập quán là thói quen, những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống cộng đồng trong một thời gian dài.
Không mang tính cưỡng chế.
- Luật tập quán là có nguồn gốc từ tập quán trên cơ sở cho phép áp dụng tập quán của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, chủ thể áp dụng pháp luật vận dụng tập quán cụ thể làm căn cứ giải quyết các vụ việc.
* Điều kiện quan trọng để tập quán trở thành luật tập quán khi: Tập quán được Nhà nước nâng lên thành những
quy tắc xử sự chung và được đảm bảo thực hiện trên thực tế.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 6


 Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích
của giai cấp thống trị, nâng chúng lên thành những cái quy tắc xử sự chung và được nhà nước đảm bảo thực
hiện .
1.3.2. Tiền lệ pháp (án lệ) – án mẫu.
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc
cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử (có giá trị tham khảo).
1.3.3. Văn bản qui phạm pháp luật ( Hình thức pháp luật chủ yếu của nước ta)
- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu ở nước ta
- Đây là phương tiện quan trọng để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng
 Do đó, tất cả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phải xuất phát từ đường lối, chính
sách của Đảng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
II. QUI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VAN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT.
2.1. Qui phạm pháp luật
a. Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật
Khái niệm: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện
Ví dụ: Khoản 1, Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:
“1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”.
b. Cơ cấu của quy phạm**
(1) Giả định: (Bắt buộc)
- Nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống thực tế mà cá nhân hay tổ chức sẽ gặp
- “Chủ thể nào? Trong tình huống nào thì sẽ áp dụng quy phạm pháp luật đó?”
Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
(2) Qui định:
- Nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được
phép hoặc buộc phải thực hiện.
- Cần trả lời câu hỏi “gặp hoàn cảnh, tình huống đó, cách thức xử sự mà Nhà nước yêu cầu chủ thể
thực hiện trong quy phạm pháp luật đó là gì?’
Ví dụ: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn Không được thực hiện (cấm)
trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, Hành vi nào phải thực hiện (có nghĩa vụ)
Hành vi nào có thể lựa chọn thực hiện (có quyền)
thực hiện các công việc trong gia đình”
(3) Chế tài:
- Nêu lên các biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không
thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định hoặc giả định
- Cần trả lời câu hỏi: “Hậu quả bất lợi đối với những người không thực hiện đúng yêu cầu quy phạm pháp luật?”
- Hình sự: hình phạt (phạt tù, cải tạo,…)
- Dân sự: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, trả tiền,…
- Hành chính: xử phạt vi phạm hành chính với số tiền…
- Kỉ luật: Sa thải, cách chức, khiển trách, kéo dài thời hạng nâng bậc lương không quá 6 tháng
+ Bồi hoàn chi phí đào tạo…
Ví dụ: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”
(Không tin chữ thì)

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 7


LƯU Ý: Một điều luật không nhất thiết phải có đầy đủ cả 3 bộ phận của một QPPL.
Ví dụ: cấm vượt đèn đỏ - Chỉ có qui định.
BÀI TẬP
Câu 1: “ Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường
hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Câu 2: “ Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”
Câu 3: “ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu báo chí có nội
dung mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Câu 4: “ Người học chương trình giáo dục đại học nếu được chưởng học bổng và chi phí đào tạo do Nhà nước
cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam, thì sau khi tốt nghiệp phải chấp
hành sự điều dộng làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bổng và
chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí "
Câu 5: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thơi hạn 10
ngày, kể tư ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành
chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Câu 6: “Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại dến sự
đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.”
Câu 7: “Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do
nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lí của mình”
* Chú thích: GD, QD, CT.
2.2. Văn bản qui phạm pháp luật
a. Khái niệm và đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật.
- Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là một hình thức văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối
hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định, trong có có các quy tắc xử sự mang tính
bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và được áp
dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật
Hôn nhân và gia đình, …
- Đặc điểm của văn bản vi phạm pháp luật:
+ Văn bản quy phạm pháp luật là một hình thức văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành
theo thẩm quyền, hình thức nhất định.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
+ Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần
trong đời sống xã hội.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
b. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản luật:
+ Là văn bản do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định.
+ Giữ vai trò cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản luật gồm: Hiến pháp; các Bộ luật, Luật; Nghị quyết do Quốc hội ban hành
- Văn bản dưới luật:
+ Là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được luật quy
định
+ Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật
+ Hiệu lực pháp lý của từng văn bản dưới luật không giống nhau mà tùy vào thẩm quyền của chủ thể ban hành.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 8


* Một số văn bản dưới luật:
Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
Nghị định của Chính phủ;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
bộ; …
Lưu ý: Nghị quyết do quôc hội ban hành là văn bản
luật còn do ủy ban thường vụ thì là dưới luật.
STT Chủ thể ban hành VBQPPL STT Chủ thể ban hành VBQPPL
-Hiến pháp
Hội đồng thẩm phán
1 Quốc hội -Bộ luật, Luật 6 -Nghị quyết
TANDTC
-Nghị quyết
-Pháp lệnh -Thông tư
Ủy ban thường vụ CATANDTC, VT
2 -Nghị quyết 7 -Thông tư liên
Quốc hội VKSNDTC
-Nghị quyết liên tịch tịch
Bộ trưởng, Thủ
-Lệnh
3 Chủ tịch nước 8 trưởng cơ quan ngang - Thông tư
-Quyết định
Bộ
-Nghị định Tổng kiểm toán
4 Chính phủ 9 - Quyết định
-Nghị quyết liên tịch Nhà Nước
5 Thủ tướng Chính phủ - Quyết định 10 HĐND các cấp - Nghị quyết
11 UBND các cấp - Quyết định
c. Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
- Mối liên hệ về hiệu lực pháp lý: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong trật tự thứ bậc về
hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp.
- Mối liên hệ về nội dung: Các văn bản trong hệ thống pháp luật phải thống nhất với nhau về nội dung, nghĩa là có
sự thống nhất với nhau giữa các ngành luật, chế định luật và quy phạm pháp luật trong hệ thống cấu trúc bên trong;
đảm bảo không chồng chéo, xung đột nhau.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 9


CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỔ TỤNG DÂN SỰ
A. LUẬT DÂN SỰ
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ.
1.1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ
Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy
định điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tài sản và một số quan hệ nhân thân nhằm thoả
mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân và tổ chức trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, tôn trọng
quyền tự định đoạt và khả năng tự chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể.
1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH DÂN SỰ
Cơ sở pháp lí: Điều 1 BLDS 2015

1.2.1. Quan hệ tài sản: Là một số quan hệ giữa các chủ thể gắn với tài sản, có thể chuyển giao được. Dựa trên cơ
sở bình đẳng giữa các bên.
Vậy tài sản là gì? Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Một số quan hệ tài sản:

Ví dụ:
- Ông A và ông B thỏa thuận mua bán một máy vi tính => Hợp đồng mua bán tài sản theo Điều 430 BLDS 2015.
- Ông C và bà D thỏa thuận chuyển nhượng 100m2 quyền sử dụng đất với số tiền 600 triệu đồng.
1.2.2. Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân thân là một số quan hệ liên quan đến giá trị tinh thần giữa các chủ
thể về những lợi ích phi vật chất, không thể chuyển giao được vì nó gắn liền với những cá nhân, tổ chức nhất
định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó.
Ví dụ:
Nhân thân không gắn với tài sản: quan hệ về họ tên, tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức (trừ
tình bạn, tình yêu, sự trung thủy ...)
Nhân thân gắn với tài sản: quan hệ về sở hữu trí tuệ
* Lưu ý: Quan hệ hôn nhân gia đình nếu yêu cầu li hôn tại tòa án  Quan hệ nhân thân; Quan hệ liên quan đến
cấp dưỡng cho con sau khi li hôn  Quan hệ tài sản (Không phải là quan hệ nhân thân)
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH.
* Vấn đề “tự định đoạt”
Điều 609 BLDS Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình
Điều 644 BLDS quy định cá nhân không thể chuyển toàn bộ tài sản
của mình cho một người khác thông qua di chúc nếu họ có con chưa
thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng ... – đây là quy định mà BLDS đặt ra
mang tính bắt buộc.
Ví dụ: Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ Tự định
phận đạt
cơ thể chỉ mang
người tínhlấy
và hiến, tương
xác đối
“Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của
mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học.”

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 10


II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG NHẤT CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ.
2.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ. (đọc)

2.2. CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ.


2.2.1. Cá nhân.
Phải có năng lực chủ thể:
- Năng lực pháp luật (luật qui định) dân sự của cá nhân: (Điều số 16 BLDS)
+ Là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân: như nhau. Do nhà nước qui định .Có: sinh
ra  chấm dứt: chết .
+ Đặc điểm:
• Là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự do Nhà nước quy định trong những văn bản luật.
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định và không bị hạn chế.
• Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
• Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết.

Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.
*(Luật là văn bản luật gồm hiến pháp,bộ luật, luật và nghị quyết do quốc hội ban hành)
=> Như vậy NLPLDS cá nhân vẫn có thể bị hạn chế
Ví dụ: Anh Văn A được Nhà nước trao cho quyền được hưởng thừa kế của cha đẻ là ông Minh B.
Nếu anh A thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế (doạ giết ông B…) thì không được hưởng di
sản thừa kế.
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: (Điều số 19 BLDS)
+ Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
+ Không giống nhau giữa mỗi cá nhân.
+ Phụ thuộc mức độ nhận thức, làm chủ hành vi của mỗi người: TUỔI
+ Mức độ nhận thức, khả năng làm chủ hành vi:
• Người thành niên: từ đủ 18 tuổi trở lên, có NLHVDC đầy đủ.
Trừ TH: Mất nlhvds; hạn chế nlhvds; khó khăn…
• Người chưa thành niên: người chưa đủ 18 có NLHVDC chưa đầy đủ. (điều số 21)
- NLHVDS chưa đầy đủ (có 1 phần) (không đầy đủ).

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 11


NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
- Dưới 6 tuổi: phải do người đại diện (cha, mẹ…) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự*.
- Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: phải được người đại diện đồng ý (cha, mẹ,…); trừ giao dịch phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự xác lập, thực hiện; trừ giao dịch liên quan động sản có đăng ký (xe
oto, xe máy) & bất động sản.
TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT NGƯỜI THÀNH NIÊN
* Người mất năng lực hành vi dân sự (điều 22 –BLDS): Khi một ngƣời do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi (ĐIỀU KIỆN CẦN) của mình thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự (ĐIỀU KIỆN ĐỦ) trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Mọi giao dịch
dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện xác lập, thực hiện.
Lưu ý: Người mất năng lực hành vi dân sự  Người đó bị tâm thần. Không có suy ngược lại.
* Người hạn chế năng lực hành vi dân sự(điều 24 –BLDS): Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích
thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ
quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật.
* Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc
tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Lưu ý: Điều 25
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi hoặc người bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện: vô hiệu
*** Trừ:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi
phục năng lực hành vi dân sự.

2.2.2. Pháp nhân (Điều 74 BLDS 2015)


Điều kiện tiên quyết trước hết là tổ chức
- Được thành lập theo quy định của BLDS, hoặc luật khác có liên quan.
- Có cơ cấu tổ chức theo Điều 83 của BLDS.
- Có tài sản độc lập. Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia QHPL một cách độc lập
* Năng lực chủ thể của pháp nhân gồm: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Lưu ý: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng điều kiện thứ ba do chỉ có một người
làm chủ khi hết tài sản công ty sẽ lấy tài sản ra trả chịu trách nhiệm vô hạn. Nhưng công ty hợp danh thì có.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 12


2.2.2.1. Phân loại pháp nhân (Thi có 1 câu)
- Pháp nhân thương mại: là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
- Pháp nhân phi thương mại: là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
* Lưu ý: Chi nhánh, văn phòng đại diện của Pháp nhân: không có tư cách pháp
nhân.(Không thỏa điều kiện 3, 4)
2.2.2.2. Năng lực chủ thể của pháp nhân
a) Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (Điều 86). – Điều kiện cần
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành
lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
<Phát sinh kể từ thời điểm thành lập hoặc cho phép thành lập, ghi vào sổ đăng ký  Chấm dứt kể từ thời điểm
chấm dứt pháp nhân – hết thời hạn hoạt động của pháp nhân, hợp nhất, xác lập pháp nhân...>
b) Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân. – Điều kiện đủ
- Là khả năng pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự.
- Cùng phát sinh, chấm dứt đồng thời với NLPLDS của pháp nhân. (Khác với cá nhân)
- NLHVDS của Pháp nhân được xác định dựa trên hai yếu tố chủ yếu: yếu tố tâm lý (ý chí) – ý chí của cơ quan
lãnh đạo cao nhất của pháp nhân như giám đốc, hội đồng quản trị... và yếu tố hoạt động của pháp nhân.
2.2.3. Chủ thể khác.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.
- Hộ gia đình, tổ hợp tác (không có tài sản độc lập)
- Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Ví dụ: các chi nhánh, văn phòng đại diện
Giống nhau: là không có tư cách pháp nhân vì không nhân danh chính mình tham gia các quan hệ giao dịch
dân sự mà chỉ đại diện thay thế cho pháp nhân.
Khác nhau: chi nhánh thực hiện một số hoặc toàn bộ chức nnagw của pháp nhân nhưng văn phòng đại diện chỉ
thực hiện đại diện trong các giao dịch nhân sự.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 13


2.3. KHÁI NIỆM TÀI SẢN (Điều 105 BLDS 2015)
Vật: Có giả trị sử dụng. Con người chiếm hữu (trực tiếp và gián tiếp)được (ví dụ:nhà, ô tô, xe đạp...)
Tiền: Công cụ thanh toán. Lưu trữ. Định giá
Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng
chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
Quyền tài sản (Điều 115 BLDS 2015): Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
2.3.1. Phân loại tài sản
- Hoa lợi- Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại, lợi tức- Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác
tài sản (Vd: nhà cho thuê).
Ví dụ:
 Cây cối cho hoa, quả, lá, thân, rễ….; Gia súc, gia cầm cho rứng, sữa, lông, đẻ con  Hoa lợi
 Tiền thu được từ việc cho thuê nhà, thuê xe, tiền lãi cho vay  Lợi tức
- Phân loại bất động sản và động sản:
Bất động sản- những cái ko di dời được bao gồm:
+ Đất đai
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
+ Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng.
Ví dụ:
Các vật liệu nhân tạo làm trên đất như lan can, hòn nam bộ.
Các vật dụng gắn liền với ngôi nhà- vật hữu hình như cửa sổ, hệ thống đèn, cột thu lôi, hệ thống nước, lan can.
Trừ những vật ko kiên cố, lâu bền chỉ tạm bợ như máy che di động, các vật phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần
của con người như bếp ga máy nước nóng, máy lạnh, đèn trần trang trí nhưng máy lạnh trong khách sạn là bất
động sản – điều kiện tối thiểu cần đảm bảo.
+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản là những tài sản không phải bất động sản, là những tài sản có thể di dời được.
3. NHỮNG CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ - CÓ BÀI TẬP!!!
3.1. QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN.
3.1.1. Quyền sở hữu đối với tài sản
Khái niệm: Là các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình
+ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí.
+ Người không phải chủ sở hữu có một số quyền năng nhất định..
Lưu ý: Hợp đồng tặng cho chỉ có giá trị khi đã chuyển giao cho người được cho.
a) Quyền sử dụng: Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
• Được sử dụng tài sản theo ý mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước,
công cộng, quyền và lợi ích của người khác.
b) Quyền định đoạt: Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
* Điều kiện định đoạt:
+ Có năng lực hành vi dân sự.
+ Nếu pháp luật có qui định về thủ tục định đoạt thì phải tuân theo thủ tục đó.
+ Người không phải là chủ sở hữ chỉ có quyền định đoạt TS theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định pháp
luật.
c) Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 14


– Có căn cứ pháp luật => Chủ sở hữu – Không có căn cứ pháp luật => Không phải chủ.
CHIẾM HỮU: CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT KHÔNG?
Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (đọc)
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
...
2. Không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
CHIẾM HỮU: NGAY TÌNH HAY KHÔNG?
Điều 180. Chiếm hữu ngay tình (người ngây ngô)
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu.
Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền
đối với tài sản đang chiếm hữu
* QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU TRONG VẤN ĐỀ ĐÒI LẠI TÀI SẢN

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Câu 1: Bà B đi chợ và gửi xe đạp tại địa điểm gửi xe của ông A. Ông A đã lấy xe đạp của B gửi trong bãi xe để
đem đi bán cho bà C với giá 1 triệu, rồi A nói dối với B là xe đã bị trộm mất. B đòi A BTTH nhưng A lẫn tránh.
Một năm sau B phát hiện bà C đi xe đạp của mình, nên yêu cầu bà C trả lại. Bà C không đồng ý vì bà mua có trả
tiền và ngay thẳng theo thị trường. Hơn nữa bà C còn đem sơn lại chiếc xe với giá 200 nghìn làm tăng giá trị chiếc
xe, do vậy bà C không đồng ý trả lại cho B. Bà B có được đòi lại xe từ bà C trong các trường hợp sau hay không?
Vì sao?
a/ Nếu bà C biết rõ xe đó không phải của A nhưng vẫn tham giá rẻ mà mua và hy vọng sơn lại để chủ sở hữu
không nhận ra.
b/ Bà C không biết được xe đó là của B vì A nói mới được người thân cho, vì cần tiền nên bán.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 15


Bài làm:
a/ I. Người đang giữ chiếc xe đạp là?  Bà C
II. Chiếm hữu hợp pháp hay không?  Không. Vì
a) Không là chủ sở hữu của xe đạp
b) Không được bà A ủy quyền quản lý xe đạp.
c) Không có được xe đạp thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật
III. Chiễm hữu không ngay tình  Trả lại cho bà A1
b/ I. Người đang giữ chiếc xe đạp là?  Bà C
II. Chiếm hữu hợp pháp hay không?  Không. Vì như câu a.
III. Chiếm hữu ngay tình (không biết xe của ai) + Động sản ko đăng kí quyền sửo hữu + Hợp đồng có đền bù
(Vì là hợp đồng mua bán)+ vật rời ngoài ý chí của chủ (mất cắp, lấy trộm)  Trả lại tài sản.
Câu 2: B đi du lịch và có mượn A máy ảnh để mang theo chụp. Sau khi về, chị C là bạn gái của B tỏ ý thích máy
ảnh nên anh B có đem tặng cho chị C và nói đây là máy ảnh do tự anh mua tặng chị C. Hỏi:
a/ Anh A có quyền đòi máy ảnh mà chị C đang giữ hay chỉ có thể đòi anh B bồi thường tiền
b/ Nếu C đem máy ảnh cho em trai của mình là X; khi X dùng thì bị A phát hiện. Vậy A đòi thì X có phải trả
không?
c/ Nếu C bán cho X, thì A được đòi lại máy ảnh không?
Bài làm:
a/ Chiếm hữu bất hợp pháp (chị C)  Ngay tình  ĐS ko đăng kí  Hợp đồng ko đền bù (do được tặng)  Trả
lại cho A
b/ Chiếm hữu bất hợp pháp (X)  Ngay tình (Do chị em với C)  ĐS ko đăng kí  Hợp đồng ko đền bù (do
được chị C cho) Trả lại cho A
c/ Chiếm hữu bất hợp pháp (X)  Ngay tình  ĐS ko đăng kí  Hợp đồng đền bù (do thông qua mua bán) Vật
rời theo ý chí của chủ ( A cho B mượn )  Không trả lại cho A
Nhưng theo điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có
quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 16


B. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Đọc)
1.1. Khái niệm Luật Tố tụng dân sự
- Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật Tố tụng dân sự là một ngành luật hình thức,
quy định về cách thức, trình tự, thủ tục để Toà án và các chủ thể thực hiện hành vi tố tụng nhằm giải quyết các
tranh chấp dân sự, các yêu cầu dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, cá nhân, cơ quan, tổ
chức theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối tượng điều chỉnh (đọc)
- Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng khác.
- Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án nhân dân với các bên đương sự.
- Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa Toà án nhân dân, các cơ quan tiến hành tố tụng khác, đương sự với các chủ
thể khác tham gia vào quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.
1.3. Phương pháp điều chỉnh (đọc)
- Mệnh lệnh: một bên quan hệ là TAND
- Bình đẳng định đoạt: cho quan hệ giữa các bên cùng là đương sự.
1.4. Phân biệt vụ án và việc dân sự
Vụ án dân sự Việc dân sự
+ Có tranh chấp xảy ra. + Không có tranh chấp xảy ra.
+ Là việc giải quyết tranh chấp; có nguyên + Là việc riêng; không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có
đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cơ sở người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ đó Tòa án công nhận
bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc quyền và nghĩa vụ cho họ.
người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. + Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự
+ Khởi kiện tại tòa kiện pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
+ Tuyên bằng bản án + Tuyên bằng quyết định.
Ví dụ: Tranh chấp tài sản Ví dụ: yêu cầu li hôn, yêu cầu đổi tên, yêu cầu nhận con nuôi...
VỤ VIỆC DÂN SỰ = VỤ ÁN DÂN SỰ + VIỆC DÂN SỰ
2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự (Tự đọc – Không thi)
- Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
- Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự
2.2. Chủ thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự
(1) Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
+ Tòa án nhân dân;
+ Viện kiểm sát nhân dân
(2) Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
+ Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
+ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
(3) Người tham gia tố tụng:
+ Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.
+ Đương sự trong việc dân sự gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
• Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện,
• Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 17


• Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân
sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
+ Những người tham gia tố tụng khác: là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (luật sư); người
làm chứng; người giám định; người đại diện; người phiên dich.
2.3. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự của toà án nhân dân
Gồm các tranh chấp, yêu cầu về: dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thương mại.
2.4. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của toà án nhân dân trong trường hợp chưa có điều luật để
áp dụng (ĐỌC)
Nguyên tắc: Toà án không được từ chối giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật điều chỉnh.
• Áp dụng tập quán: trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định, đương sự viện
dẫn.
• Áp dụng tương tự pháp luật: các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán.
• Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng. 1
3. CÁC THỦ TỤC TỐ TỤNG
3.1. Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự
• Khởi kiện => Thụ lý => Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
• Hoà giải là bắt buộc (trừ bị cấm hoà giải):
+ Nếu hoà giải thành => Không xét xử
+ Không thành => mở phiên toà sơ thẩm
• Toà Sơ thẩm: một Thẩm phán và hai Hội thẩm - đều trong hội đồng xét xử (Hội thẩm nhân dân là con người và
cá nhân) (Phức tạp: 2 TP - 3 HTND)
• Phiên toà được mở công khai (trừ bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục hoặc xử kín theo yêu cầu).
• Kết quả của phiên toà sơ thẩm được tuyên bằng một bản án và đương sự có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát có
quyền kháng nghị.
* TAND Tỉnh được xét ST & PT
3.2. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự (xem xét lại bản án chưa có hiệu lực pháp luật)
Tính chất của xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Người có quyền kháng cáo: Đương sự (người đại diệnnhợp pháp), cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
Kháng nghị: Viện kiểm sát
• PT <-> kháng cáo hoặc kháng nghị.
• Thời hạn kháng cáo: 15 ngày, có trường hợp kháng cáo quá hạn.
• Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày.
• Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong thời hạn
02 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án. Với Hội đồng gồm ba Thẩm phán, tiến hành mở phiên toà. Có hiệu lực thi hành
ngay.
Ví dụ: A đi kiện B đòi 1 tỷ - khoản tiền mà B đã vay nợ. A không đồng ý và sẽ đi kiện tại TAND Quận 8. Hỏi xét
sử phúc thẩm là tòa án nào sau đây:
A. TAND TP.HCM B. TANDCC TP.HCM C. TANDQ8 D. TANDTC
• TAND cấp phúc thẩm xét xử lại phần bản án, quyết định của TAND cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng
cáo, kháng nghị
• Chỉ xem xét lại phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị (phần khác => không
có quyền)

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 18


**LƯU Ý
TANDTC: giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
TANDCC:
- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm
quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW: xét xử ST, PT
TAND cấp huyện và tương đương: xét xử ST
3.3. Thủ tục tố tụng đặc biệt (xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật)
3.3.1. Thủ tục giám đốc thẩm
Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có căn
cứ tại Điều 326. (Kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án)
3.3.2. Thủ tục tái thẩm.
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới
được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết
được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.
3.4. Thủ tục xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao
Khi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ
bản…nếu có yêu cầu của UBTV Quốc hội, kiến nghị của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao xem xét lại quyết định đó. 2
3.5. Thủ tục rút gọn
• Trình tự đơn giản so với thông thường
• Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ.
• Tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ
IV. THÀNH PHẦN XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ
Điều 63. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
- Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định
tại Điều 65 của Bộ luật này.
* Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
Điều 64. Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự Gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp tại Điều 65
Điều 65. Thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành
CÂU HỎI
1. Trong pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam:
a) Có bao nhiêu cấp Toà án?  4 cấp
b) Có bao nhiêu cấp xét xử?  2 cấp (sơ thầm và phúc thẩm)
c) Vậy Giám đốc thẩm với Tái thẩm là thủ tục gì?  Thủ tục tố tụng đặc biệt
2. Chủ thể nào dưới đây là Đương sự trong vụ án dân sự?
a. Người bị xâm phạm
b. Nguyên đơn và bị đơn
c. Bị can, bị cáo và bị hại
d. Người khởi kiện và người bị kiện

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 19


CHƯƠNG IV: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG. (ĐỌC)
Pháp luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động
(NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ), tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện NSDLĐ trong
quan hệ lao động (QHLĐ) và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến QHLĐ; quản lí nhà nước về lao động
1.1. Người lao động và người sử dụng lao động
1.1.1. Người lao động.
- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự
quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
- Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của
Bộ luật này
=> chỉ cần một người có đầy đủ 03 yếu tố.

Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc. (đọc)


1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải:
a) Phải giao kết HĐLĐ bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện của người đó;
b) Giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người đó.
2. NSDLĐ chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ
theo K3 Điều 143.
- Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm: 1. Biểu diễn nghệ thuật; 2. Vận
động viên thể thao; 3. Lập trình phần mềm; 4. Các nghề truyền thống; 5. Các nghề thủ công mỹ nghệ; 6. Đan lát,
làm các đồ gia dụng,; 7. Gói nem, gói kẹo, gói bánh; 8. Chăn thả gia súc tại nông trại.
3. NSDLĐ không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể
dục, thể thao và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
1.1.2. Người sử dụng lao động.
Khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2019 quy định:
“Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử
dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người
sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Nhận định đúng sai
(1) Người lao động phải là người thành niên.  S
(2) Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên.  S
(3) Người lao động không bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Đ
1.2. Những vấn đề chung.
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ và
NSDLĐ. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và tập thể.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 20


1.2.1. Đối tượng điều chỉnh
a) Quan hệ lao động cá nhân.
* Quan hệ lao động cá nhân là quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở hợp đồng lao động
giữa người lao động và người sử dụng lao động
Bao gồm:
+ Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, tổ chức hoắc cá nhân sản
xuất kinh doanh ..
+ Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức có yếu tố nước ngoài.
b) Quan hệ lao động tập thể.
* Quan hệ lao động tập thể là quan hệ lao động giữa tổ chức đại diện cho người lao động tại sơ cở (-là công
đoàn cơ sở và “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”) với người sử dụng lao động; hoặc giữa tổ chức đại
diện người lao động tại các cơ sở với tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
c) Các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
* Quan hệ lao động xã hội: Quan hệ việc làm; Quan hệ học nghề; Quan hệ cho thuê lại lao động; Quan hệ BTTH;
Quan hệ BHXH; Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Quan hệ quản lý, thanh tra nhà nước về lao
động.
1.2.2. Phương pháp điều chỉnh.
+ Phương pháp thỏa thuận. (Chỉ diễn ra trong giai đoạn hợp đồng lao động còn hiệu lực)
+ Phương pháp mệnh lệnh.
+ Phương pháp thông qua hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tác động vào các quan hệ phát sinh
trong quá trình lao động. <Đặc thù của luật lao động>
* LƯU Ý: Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công
an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp
luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.  Hợp đồng
làm việc.
2. CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG9
2.1. Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề
❖ Học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ
Học nghề: là việc NSDLĐ tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.
Tập nghề: để làm việc cho NSDLĐ là việc NSDLĐ tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm
nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
Hình thức: ký hợp đồng đào tạo nghề theo Luật GDNN: Điều 39
- Người sử dụng lao động: không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo
- Người học nghề, người tập nghề: phải đủ 14 tuổi trở lên
- Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì phải được trả lương theo thỏa thuận.
- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của
Bộ luật này.
* Hợp động đào tạo là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa NLĐ với NSDLĐ trong trường hợp NLĐ được
đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của NSDLĐ
❖ Đào tạo, nâng cao trình độ nghề cho NLĐ đang sử dụng
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối
tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Nghề đào tạo; Địa điểm, thời gian và tiền lương
trong thời gian đào tạo; Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo; Chi phí đào tạo và trách nhiệm
hoàn trả chi phí đào tạo; Trách nhiệm của hai bên. 2
2.2. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. (Điều 13 BLLD 2019)

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 21


- Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm (-Hoạt động lao động tạo ra thu
nhập mà pháp luật không cấm và là đối tượng của HĐLĐ) có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương
và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên (Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt quan hệ lao động
với các quan hệ khác) thì được coi là hợp đồng lao động
2.2.1. Đặc điểm của hợp đồng lao động:
- Có sự lệ thuộc về mặt pháp lý của NLĐ và NSDLĐ
- Đối tượng của hợp đồng là việc làm có trả công
- NLĐ phải tự mình thực hiện công việc
- Được thực hiện một cácg liên tục
- Có sự tham gia của đại diện tập thể lao động tại cơ sở
2.2.2. Hình thức hợp đồng lao động.* (Thi có)
Hình thức: văn bản, lời nói, phương tiện điện tử
• Hình thức HĐLĐ bằng văn bản: Áp dụng bắt buộc đối HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng trở lên; được lập thành
02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
• Hình thức HĐLĐ bằng lời nói: có thể áp dụng đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 1 tháng
Lưu ý:
• HĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của PL về giao
dịch điện tử có giá trị như hình thức văn bản.
• Các trường hợp bắt buộc phải giao kết bằng văn bản***: Giao kết với HĐLĐ với nhóm NLĐ do 01 người
được uỷ quyền; NLĐ dưới 15 tuổi; NLĐ giúp việc gia đình.
BÀI TẬP
1) Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không?
A. Chỉ được giao kết một hợp đồng lao động với một người
B. Chỉ được giao kết tối đa 2 hợp đồng với 2 người sử dụng lao động
C. Chỉ được giao kết tối đa 3 hợp đồng với 3 người sử dụng lao động
D. Được giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều ngươig sử dụng lao động nhưung phải dảm bảo thực
hiện đầy đủ nội dung giao kết hợp đồng
2) Người lao động không bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.  Đ
3) Quan hệ lao động cá nhân chỉ có duy nhất một cơ sở để hình thành HĐLĐ  Sai. Trong trường hợp việc làm
tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng thì có thể do các bên thỏa thuận mà không cần phải lập thành hợp đồng lao động.
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản,
người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
2.2.3. Nội dung hợp đồng lao động
Điều khoản về bảo vệ bí mật kinh doanh (Khoản 2 Điều 21 BLLĐ 2019)
“Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của
pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn
bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động
vi phạm”
2.2.4. Các loại hợp đồng. * (Thi có)
Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Gồm:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 22


điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt
hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì thực hiện như sau: (Chuyển giao hợp đồng lao đông)

2.2.5. Giao kết hợp đồng lao động


a) Chủ thể giao kết HĐLĐ
- Người lao động: Là CDVN có đầy đủ năng lực chủ thể khi đủ 15 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Là
người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện
- Người sử dụng lao động: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xã sử dụng NLD làm việc cho mình theo thỏa thuận
cá nhân thì phải có NLHVDS đầy đủ
b) Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội
2.2.6. Thực hiện hợp đồng lao động
a) Nguyên tắc thực hiện:
§ Do chính NLĐ thực hiện
§ Địa điểm làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng trừ trường hợphai bên có thoả thuận khác.
§ Trên cơ sở tự nguyện của NLĐ
§ Thực hiện đúng HĐLĐ trên cơ sở tuân theo PL, TƯ; Tạm thời điều chuyển lao động; Tạm hoãn HĐLĐ
b) Tạm thời điều chuyển lao động
§ Căn cứ: Khi gặp khó khăn đột xuất do: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm; Áp dụng biện pháp ngăn ngừa,
khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước; hoặc
Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh (NSDLĐ phải quy định cụ thể trong NQLĐ)
§ Thời gian điều chuyển: <= 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp quá 60 ngày phải có sự đồng ý
bằng văn bản của NLĐ.
§ Thủ tục: Báo trước ít nhất 03 ngày
§ Đảm bảo tiền lương trong thời gian điều chuyển
2.2.6. Chấm dứt hợp đồng lao động. (THI CÓ)
a. NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ4
Điểm mới: (1) NLĐ có quyền đơn phương không cần lý do đối với tất cả các loại HĐLĐ
(2) Quy định các trường hợp NLĐ có quyền đơn phương không cần báo trước 0
1. NLĐ có quyền đơn phương chấm HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 23


c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của chính phủ.
2. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo
thỏa thuận, trừ Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ khoản 4 Điều 97 BLLĐ;
c) Bị NSDLĐ động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLLĐ;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 BLLĐ, trừ thoả thuận khác
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 BLLĐ làm ảnh
hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động
b. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ4
Nhóm căn cứ xuất phát từ sự vi phạm của NLĐ: Điều 36
a) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn
thành công việc trong quy chế của NSDLĐ. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do NSDLĐ ban hành
nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở;
d) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm hoãn HĐLĐ
e) NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 BLLĐ khi giao kết HĐLĐ làm ảnh
hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ
Nhóm căn cứ xuất phát từ lý do khách quan: Điều 36
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ
làm việc;
b) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn
hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến
36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12
tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
c) Khi sức khỏe của NLĐ bình phục thì NSDLĐ xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ với NLĐ;
đ) NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 BLLĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ: Thủ tục báo trước theo K.2 Điều 35 BLLĐ
- HĐLĐ không xác định thời hạn: ít nhất 45ngày
- HĐLĐ xác định thời hạn 12-36th: ít nhất 30ngày
- HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12th và điểm b K1Đ36: ít nhất 3 ngày làm việc
- Ngành nghề công việc đặc thù ít nhất 120 ngày, đối với HĐLĐ dưới 12 tháng ít nhất ¼ thời hạn hợp đồng.
- Không cần báo trước: điểm d,e K.1 Đ.36
Thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở: khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
đối với NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (K.3 Đ.177 BLLĐ)
* Lưu ý Các trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ:
ĐIỀU 37
1. NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Đ. 36 của BLLĐ.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 24


2. NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác đượ NSDLĐ đồng ý.
3. NLĐ nữ mang thai; NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
c. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
- Là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật.
- Hậu quả pháp lý:
+ Nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.=> Đ40 BLLĐ 2019.
+ Nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật => Đ41 BLLĐ 2019.
HẬU QUẢ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền
tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Điều 41 nghĩa vụ của NSDLĐ
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp trong những ngày họ không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản
tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm
việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một
khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1
Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm
dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài
khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định
tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất
bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
2.2.7. Thử việc.
Chỉ được quyền yêu cầu NLĐ thử việc 1 lần đối với một công việc và không quá những thời hạn được quy định.
Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
THỜI GIAN THỬ VIỆC:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn cao.
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn trung cấp.
* Kết thúc thời gian thử việc, nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ. Người thử
việc phại nhân ít nhất bằng 85% mức lương cả công việc đó
BÀI TẬP
1. Người lao động có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36
tháng  S
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động cần lý do chính đáng
 Đ Tùy lí do Bị NSDLĐ động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng
đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
2.6. Kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 25


A. Kỉ luật lao động: là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh
do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

B. Nội quy lao động: nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử
dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận
nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
C. Điều kiện để nsdlđ kỉ luật lao động hoặc áp dung trách nhiệm vật chất
- NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động
- NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa
- Việc xử lí KLLĐ phải được lập thành biên bản
D. Nguyên tắc xử lý kỉ luật lao động
- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lí KLLĐ đối với một hành vi
- Nhiều hành vi vi phạm thì chỉ áp dụng hình thức kĩ luật cao nhất
- Không được xử lí KLLĐ đối với một số người (lao động nữ đang mang thai, tạm giam ...)
- Không xử lí người MNLHVDS
E. Hình thức xử lý kỉ luật lao động.
- Khiển trách (khác cảnh cáo)
- Kéo dài thời gian năng lượng không quá 6 tháng.
- Cách thức.
- Sa thải (khác gián chức – hình thức xử lí với cán bộ viên chức)
F. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động70
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động
hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
G. Trách nhiệm vật chất: Nói về bồi thường thiệt hại của người lao động cho người sử dụng lao động

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 26


CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ
Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời
quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
1. TỘI PHẠM
1.1. Khái niệm tội phạm.
Cơ sở pháp lí: Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của
Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Như vậy, Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý (có lỗi), xâm phạm các lĩnh
vực được Bộ luật Hình sự bảo vệ và phải chịu hình phạt.
Vi phạm pháp luật
Thứ nhất, là hành vi xác định của con người bao gồm ở dạng hành động và không hành động.
Thứ hai, là hành vi trái pháp luật
Thứ ba, chủ thể thực hiện hành vi có lỗi. (lỗi cố ý hoặc vô ý)
Thứ tư, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
(Đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý, khả năng nhận thức của cá nhân)
Vi phạm pháp luật gồm: Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm); Vi phạm hành chính; Vi phạm dân sự; Vi phạm
kỷ luật
Một hành vi vi phạm không đương nhiên trở thành tội phạm
1.2. Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm.
Dấu hiệu thứ 1:Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi (QUAN TRỌNG NHẤT)
- Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
- Hành vi nguy hiểm đáng kể
- Khoảng 2 Điều 8 BLHS: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”
Dấu hiệu thứ 2: tính có lỗi (vô ý và cố ý)
Loại lỗi Lý trí Ý chí
- Đối với hành vi: Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho
Cố ý trực xã hội của hành vi Mong muốn hậu quả xảy
tiếp - Đối với hậu quả: Thấy trước được hậu quả của hành vi ra
đó tất yếu xảy ra HOẶC có thể xảy ra
- Đối với hành vi: nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho
Cố ý gián xã hội của hành vi. Có ý thức bỏ mặc hậu
tiếp - Đối với hậu quả: thấy trước hậu quả của hành vi đó có quả xảy ra
thể xảy ra
- Đối với hành vi: nhận thức được tính chất nguy hiểm
Vô ý vì cho xã hội của hành vi nhưng ở mức độ hạn chế Không mong muốn hậu
quá tự tin - Đối với hậu quả: thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã quả xảy ra
hội của hành vi mà mình có thể gây ra
Không biết hậu quả xảy
Vô ý vì DO CẨU THẢ nên không thấy trước hành vi của mình ra mặc dù phải thấy trước
cẩu thả có thể gây ra hậu quả và có thể thấy trước cái
hậu quả này.
Chú ý: Người không có lỗi, dù gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội không phải là tội phạm.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 27


Ví dụ: A vứt đồ vật qua cửa sổ từ tầng 5 xuống đất trúng đầu B, làm B chết. Hãy xác định lỗi trong tình
huống sau?
- Nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát thấy B đang đứng dưới đất, A chọn B làm mục tiêu để ném, trúng B. 
Cố ý trực tiếp
Nhận thức tính nguy hiểm chết người
- Nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát thấy B đang đứng dưới đất, A vẫn cứ ném, A không nhằm vào B nhưng
không may lại trúng B.  Cố ý gián tiếp
Về mặt ý chí: bỏ mc cho hậu quả xảy ra ném đại trúng ko trúng thì thôi
- Nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát không có ai, nhưng khi ném thì có B tới đó nên đã trúng đầu B.  Vô ý
vì quá tự tin
Tự tin vào con mắt của mình
- Nếu trước khi ném đồ vật A không quan sát nên khi ném thì đã trúng B.  Vô ý vì cẩu thả. Ko quan sát ko biết
hậu qủa xảy ra mặc dù phải biết trc ném từ tầng 5 là nguy hiểm cho người khác
Dấu hiệu thứ 3: Tính trái pháp luật hình sự
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu nó được quy định trong Luật Hình sự.
- BLHS là căn cứ pháp lý duy nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Dấu hiệu thứ 4: Tính phải chịu hình phạt
- Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt càng nghiêm khắc
- Hình phạt có 2 chức năng: cải tạo; giáo dục & trừng trị.
1.3. Phân loại tội phạm (4-5 câu thi) – DỰA VÀO MỨC CAO NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT DO BLHS
QUY ĐỊNH
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
- Tội phạm ít nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ
hoặc phạt tù đến 03 năm.
- Tội phạm nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là là
trên 3 năm đến 7 năm.
- Tội phạm rất nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ
trên 07 năm đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy
là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ví dụ:
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.  Loại tội
phạm rất nghiêm trọng.
Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.  Loại tội phạm nghiêm
trọng.
TỘI DANH là tên gọi của 1 hành vi phạm tội.
2. CẤU THÀNH TỘI PHẠM (ĐỌC)
- Khách thể : là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
- Mặt khách quan (hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả): là những biểu hiện của
tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Lưu ý: giết người chỉ yêu cầu hành vi không yêu cầu
hậu quả tùy tội hình sự
- Chủ thể bao gồm:
+ Cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định.
+ Pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 28


- Mặt chủ quan (Lỗi-Mục đích-Động cơ) là trạng thái tâm lí của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội do họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.
- Cá nhân phạm tội:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật
Hình sự có quy định khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại một trong các điều.
+ Chủ thể đặc biệt. Ví dụ: người tâm thần không chịu trách nhiệm hình sự ...
- Pháp nhân thương mại phạm tội
• Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.
• Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.
• Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
• Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ: Cấu thành tội phạm
Phạm Minh Tuấn (21 tuổi) là người làm thuê cho anh Thành, được anh Thành tin tưởng nên thỉnh thoảng nhờ Tuấn
đón con trai tên Đạt (5 tuổi). Khi phát hiện Tuấn cờ bạc và trộm cắp tài sản của mình, anh Thành đuổi việc Tuấn.
Do bị các con bạc khác đòi nợ và đe dọa, Tuấn quẫn trí đã đến trường mầm non nói với cô giáo là gia đình nhờ đón
Đạt nên cô giáo cho Tuấn đón Đạt về. Tuấn đã chở Đại đến một ngôi nhà hoang, nhốt Đạt ở đó; đồng thời nhắn tin
cho anh Thành buộc anh phải đưa cho Tuấn 500 triệu đồng, nếu không Tuấn sẽ giết Đạt. Hành vi này của Tuấn đã
phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Giải:
Các dấu hiệu pháp lí của tội
Các yếu tố cấu bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
Các dấu hiệu thực tế trong vụ án trên
thành tội phạm sản theo Điều 169 Bộ luật Hình
sự năm 2015
Quan hệ sở hữu Quyền sở hữu tài sản của anh Thành
Khách thể của tội
Quyền tự do thân thể, tính mạng, sức khỏe của
phạm Quan hệ nhân thân
cháu Đạt
Hành vi bắt cóc con tin Hành vi Tuấn bắt cóc Đạt, nhốt ở ngôi nhà hoang
Mặt khách quan
Hành vi uy hiếp tinh thần người Hành vi uy hiếp tinh thần anh Thành, làm anh
của tội phạm
quản lý tài sản Thành sợ mà phải giao tài sản cho Tuấn
Lỗi cố ý trực tiếp Tuấn cố ý thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Mặt chủ quan Mục đích phạm tội mong muốn Tuấn mong muốn chiếm đoạt được tài sản của anh
của tội phạm chiếm đoạt được tài sản Thành
Người có năng lực trách nhiệm
Chủ thể của tội Tuấn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
hình sự
phạm của mình nên có năng lực trách nhiệm hình sự

PHÂN BIỆT TỘI CƯỚP (liên quan cả sở hữu và nhân thân) VÀ TỘI TRỘM CẤP TÀI SẢN (Chỉ liên quan
sở hữu)
3. CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TỘI PHẠM
3.1. Các giai đoạn thực hiện tội phạm (đề cương ôn thi hk213 không có)
3.1.1. Chuẩn bị phạm tội. Điều 14 BLHS 2015
Ví dụ: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã sang Campuchia mua một khẩu súng K-54 về để chuẩn
bị giết B. Tuy nhiên, A chưa thực hiện hành vi giết B thì bị bắt giữ. Trong trường hợp này A bị coi là phạm tội giết

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 29


người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
=> Theo Khoản 3 Điều 123 BLHS 2015 - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3.1.2. Phạm tội chưa đạt.
Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa
đạt.
Ví dụ: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã dùng súng K- 54 bắn vào đầu B và làm B chết. Tuy
nhiên do A run tay nên bắn không trúng B và B đã may mắn thoát chết. Trong trường hợp này A bị coi là phạm tội
giết người ở giai đoạn tội phạm chưa đạt. (Điều 123 BLHS 2015)
3.1.3. Phạm tội hoàn thành.
“Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm”.
Ví dụ: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã dùng súng K-54 bắn vào đầu B và làm B chết. Trong
trường hợp này, A bị coi là phạm tội giết người ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. (Điều 123 BLHS 2015)
3.1.4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Điều 16 BLHS 2015.
Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn
cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành
vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
này
Ví dụ: Do có mâu thuẫn với B trong quan hệ làm ăn, A đã sang Campuchia mua một khẩu súng K-54 về để giết B.
Tuy nhiên, về đến Việt Nam, A thấy ân hận về hành vi phạm tội của mình và sợ nếu bị phát hiện có thể bị kết án tử
hình nên A đã quyết định không giết B nữa và mang khẩu súng đi vứt xuống sông. Khi A mang súng đi vứt thì bị
bắt giữ.
3.2.* Đồng phạm.
- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- Trong đồng phạm có 4 loại người bao gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3.3. Các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
3.3.1. Phòng vệ chính đáng (Điều 22 BLHS 2015)
A cầm dao chẻ củi đuổi theo B (là vợ A) để chém B. Chị B vừa chạy
vừa kêu cứu. Anh C là hàng xóm chạy ta, nhặt được một cây gậy, nện
vào tay A làm A bị rơi dao xuống đất nên không chém được B, đồng
thời C đã làm cho A bị gãy tay.
3.3.2. Tình thế cấp thiết (Điều 23 BLHS 2015)
Trong một vụ cháy rừng vào mùa khô, ở địa điểm
giao thông trở ngại, không có phương tiện chữa cháy, lực lượng kiểm lâm đã
kết hợp với chính quyền địa phương chặt bỏ 5 hecta rừng, thu dọn sạch sẽ cành
lá để đám cháy không thể lan ra 50 hecta rừng còn lại.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 30


4. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT.
Trách nhiệm hình sự: Một dạng của trách nhiệm pháp lí, thể hiện ở việc nhà nước buộc người phạm tội phải
chịu những tác động pháp lí bất lợi trước nhà nước về việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Gồm: hình phạt;
biệp pháp tư pháp; án tích.
4.1. Hình phạt: biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất chia thành 2 loại:
+ Hình phạt chính: Là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm và được tuyên độc lập; đối với mỗi tội
phạm tòa án chỉ có thể tuyên độc lập 01 hình phạt chính.
+ Hình phạt bổ sung: Là hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối
với mỗi tội phạm, tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật có quy định các hình phạt
này.
* Đối với cá nhân:

* Đối với pháp nhân thương mại:


- Hình phạt chính bao gồm 3 loại như sau: Phạt tiền, Đình chỉ hoạt động có thời hạn, Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Hình phạt bổ sung bao gồm 3 loại như sau: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
MỘT SỐ LOẠI HÌNH PHẠT CÁ NHÂN
- Cảnh cáo: được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến
mức miễn hình phạt.
- Phạt tiền: được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng;
người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng.
=> Mức phạt tiền không được thấp hơn 1.000.000 đồng
- Cải tạo không giam giữ:
+ Được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng mà có
nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã
hội.
+ Trong trường hợp trước khi bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời hạn tạm giam tạm giữ được trừ vào thời
gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo tỷ lệ một ngày tạm giam, tạm giữ bằng ba ngày cải tạo
không giam giữ.
- Trục xuất: là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam. Chỉ áp dụng cho người có
quốc tịch nước ngoài.
- Tù có thời hạn: là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt cơ sở giam giữ nhất định. Tối thiểu là 3 tháng
và tối đa là 20 năm cho một hành vi phạm tội. Trong trường hợp trước khi bị kết án đã bị tạm giam tạm giữ
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 1 ngày tạm giam, tạm giữ = 1 ngày tù.
*Lưu ý: Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi
cư trú rõ ràng
- Tù chung thân: người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình. Không áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 31


- Tử hình: áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc
gia, tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội khác.
* Không áp dụng tử hình: người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc
người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
* Nếu đã bị kết án tử hình, nhưng sẽ không bị thi hành án tử hình mà chuyển sang tù chung thân khi thuộc một
trong những trường hợp sau đây:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người đủ 75 tuổi trở lên;
+ Người có đơn xin ân giảm án tử hình và được chủ tịch nước đồng ý;
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ và hợp tác tích cực với
cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra,xử lý tội phạm or lập công lớn.
HÌNH PHẠT BỔ SUNG: Ngoài hình phạt trục xuất và phạt tiền, những hình phạt bổ sung khác có mức tối thiểu
là 1 năm và tối đa là 5 năm.
HÌNH PHẠT ĐÔI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI.
Điều 77. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài
chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000
đồng.
Điều 78. Đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh
vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh,
trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh
vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của
nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả
năng khắc phục hậu quả gây ra.
2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
Khái niệm: Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt với mức hình phạt cụ thể trong phạm vi
luật định để áp dụng đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể:
+ Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 55 BLHS 2015)
+ Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 56 BLHS 2015)
TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI (Điều 55 BLHS 2015)
- Phạm nhiều tội là trường hợp người đã phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong bộ luật hình sự mà những
tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị kết án lần nào, nay bị tòa án đưa ra xét xử cùng
một lần về các tội phạm đó.
TỔNG HỢP HÌNH PHẠT CHÍNH CÙNG LOẠI (CỘNG LẠI) (khoản 1 Điều 55)
- Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ: không được quá 3 năm
- Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn: không được vượt quá 30 năm
- Nếu các hình phạt đã tuyên cùng phạt tiền: không giới hạn tối đa

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 32


TỔNG HỢP HÌNH PHẠT CHÍNH KHÁC LOẠI (khoản 1 Điều 55)
[1] Nếu các HP đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn => thì hình phạt cải tạo không giam giữ được
chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ:
3 NGÀY CTKGG = 1 NGÀY TÙ.
Lưu ý: Không quá 30 năm; người bị kết án đã bị tạm giam, tạm giữ trước đó thì thời gian tạm giam, tạm giữ được
trừ vào hình phạt chung. (Tổng hợp trc lấy tạm giam tạm giữ trừ sau cùng)
[2] Nếu hình phạt nặng nhất trong tất cả các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung
thân.
[3] Nếu hình phạt nặng nhất trong tất cả hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình
[4] Phạt tiền, trục xuất không tổng hợp với các hình phạt khác.
=> Phương pháp thu hút vào hình phạt nặng nhất.
ĐỐI VỚI HÌNH PHẠT BỔ SUNG
[1] Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì tổng hợp không quá 5 năm; riêng đối với hình phạt tiền thì các
khoản tiền được cộng lại.
[2] Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
TỔNG HỢP HÌNH PHẠT CỦA NHIỀU BẢN ÁN (ĐIỀU 56 BLHS 2015)
Có nhiều bản án: là trường hợp một người đang chấp hành một bản án lại bị đưa xét xử về một tội phạm khác
hoặc một người cùng một lúc có nhiều bản án khác nhau đang có hiệu lực.
Tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người Tổng hợp hình phạt trong trường hợp một
đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về người đang phải chấp hành một bản án mà lại
tội đã phạm trước khi có bản án này. phạm tội mới.
- B1: Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét - B1: Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới
xử. - B2: Sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa
- B2: Sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình
tại Điều 55 của BLHS 2015. phạt chung theo quy định tại Điều 55 của BLHS
- B3: Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước 2015
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
Ví dụ: A đang chấp hành bản án 20 năm tù về tội cướp Ví dụ: A đang chấp hành bản án 20 năm tù về tội
tài sản được 3 năm thì bị đưa ra xét xử về tội giết người cướp tài sản được 3 năm thì A phạm tội mới là tội
(đã được thức hiện trước khi A phạm tội cướp tài sản) và giết người và bị Tòa án kết án 15 năm tù. Tổng
bị Tòa kết án 15 năm tù. Tổng hợp hình phạt của A hợp hình phạt của A
5.1. Các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt
Án treo (Điều 65 BLHS 2015)
Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
• Được áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá 03 năm;
• Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội;
• Các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
* Ấn định thời gian thử thách: Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách
bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm
Điều kiện án treo:
- Trong thời gian thử thách không được phạm tội mới (bất kể tội gì).
- Hoặc không Cố ý vi phạm theo nghĩa vụ của Luật Thi hành án Hình sự từ 2 lần trở lên.
Hậu quả nếu vi phạm điều kiện của án treo
- Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo
Hậu quả:

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 33


- Hình phạt của hai bản án được tổng hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 56;
- Thời hạn tạm giam tạm giữ trước đó (nếu có) được trừ vào thời hạn của HP chung.
Lưu ý: Thời gian hưởng án treo không trừ vào thời gian tạm giam, tạm giữ.
Ví dụ: A phạt 2 năm tù cho hưởng án treo thời gian thử thách là 4 năm.
Thử thách được 3 năm thì phạm tội mới (5 năm tù).
+ Chấp hành trong bản án treo: 2 năm
+ Phạm tội mới: 5 năm
=> Tổng hợp hình phạt là 7 năm
BÀI TẬP
Câu 1) Nguyễn Văn A phạm 2 tội:
+ Tội đua xe trái phép, tòa tuyên hình phạt 2 năm cải tạo không giam giữ;
+ Tội gây rối trật tự công cộng, tòa tuyên hình phạt 2 năm cải tạo không giam giữ
Tổng hợp hình phạt  3 năm
Câu 2) Nguyễn Văn B phạm 2 tội:
+ Tội giết người – Tòa tuyên hình phạt 20 năm
+ Tội cướp tài sản – Tòa tuyên hình phạt 12 năm tù
Tổng hợp hình phạt  30 năm
Câu 3) C phạm tội X và bị tòa án tuyên 1 năm 6 tháng tù nhưng do hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm.
Chấp hành được 2 năm thử thách thì C phạm tội mới (tội Y) và bịw xử phạt 2 năm cải tạo không giam giữ. Hyax
tổng hợp hình phạt đối với A?  2 năm 2 tháng tù
B. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm Luật Tố tụng Hình sự
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
1.2.1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Cơ sở pháp lí: Điều 34, 35 BLTTHS 2015
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
1.2.2. Người tham gia tố tụng
- Điều 55 BLTTHS 2015
- Là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS
III. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.1. Khởi tố vụ án hình sự (Đọc)
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của quá trình chứng minh vụ án hình sự, trong đó cơ quan có thẩm
quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
3.2. Điều tra vụ án hình sự (thu thập chứng cứ, xác định tính chất mức độ nguy hiểm do tội phạm gây ra)
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động
điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm
cơ sở cho việc truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 34


3.3. Truy tố vụ án hình sự
Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự do Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng cần
thiết nhằm buộc tội bị can trước Tòa án có thẩm quyền bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
3.4. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử sơ thẩm là xét xử ở cấp thứ nhất do Tòa án có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở truy tố của Viện kiểm sát
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3.5. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
3.5.1. Khái niệm Điều 330 BLTTHS 2015:
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án hoặc quyết định của Toà án sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
- Kháng cáo: Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ… (Những người có quyền kháng cáo)
- Kháng nghị: Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
3.5.2. Người có quyền kháng cáo và người có quyền kháng nghị
- CSPL: Điều 331, 336 BLTTHS 2015
1. Người có quyền kháng cáo
2. Người có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm
3.5.3. Thẩm quyền xét xử- Điều 344 BLTTHS 2015
Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm sẽ có quyền xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc
thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra bản án, quyết định
3.6. Giám đốc thẩm và tái thẩm
3.6.1. Thủ tục giám đốc thẩm
- CSPL: Điều 370, 371 BLTTHS 2015
- Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát
hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án
** Khi phát hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật bị vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì người bị kết án có quyền
kiến nghị trực tiếp với người có thẩm quyền Kháng Nghị hoặc cơ quan (Toà án, Viện kiểm sát nơi gần nhất).
3.6.2. Thủ tục tái thẩm- Điều 397, 398 BLTTHS 2015
Tái phạm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới
được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản
án, quyết định đó.
* LƯU Ý: Giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử mà là thủ tục xét lại

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 35


THỪA KẾ DI SẢN
I. PHẦN CHUNG: QUYỀN THỪA KẾ.
- Thừa kế: là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống.
- Quyền thừa kế: là quyền của chủ thể được để lại tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết và quyền
của chủ thể được hưởng di sản của ng khác đề lại. (2 bộ phận: để lại và hưởng)
- Thời điểm mở thừa kế: là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị toà án tuyên bố chết và Địa điểm mở thừa kế
là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản (hoặc nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản).
- Người để lại thừa kế: Là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác. Người để lại di sản thừa kế chỉ
có thể là cá nhân, là người thành niên hoặc chưa thành niên có tài sản riêng.
- Di sản thừa kế: Tài sản riêng của người chết và tài sản chung với các đồng sở hữu chủ khác. Nếu tài sản chung
của vợ chồng thì phải chia đôi.
Ví dụ: Trước khi kết hôn với chị B, anh A có một căn nhà. Trong quá trình chung sống A, B tạo lập được 1 tỷ
đồng. A chết, di sản là:
+ Căn nhà thuộc sở hữu riêng
+ ½ của 1 tỷ = 500 triệu = của A
* Lưu ý: XÁC ĐỊNH DI SẢN NGƯỜI QUÁ CỐ
- Tài sản chung của vợ chồng: chia đôi
- Tài sản chung với người tình thì chia 4
- Nếu Ông A có vợ là bà B, khối TSC là X. Ông A sống với chị C có TSC là Y thì xác định di sản của A =
(X+Y/2)/2
- Ngoài ra, lưu ý những quy tắc về nghĩa vụ người quá cố, tiền trúng xổ số, tiền trúng thưởng, phúng điếu…
- Tài sản được hưởng từ thừa kế là TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ (CHỒNG)
Bài tập: Kết quả chia thừa kế không bao gồm phần một nửa tài sản của vợ, chồng còn sống.
1. Vợ chồng ông X và bà Y có tài sản chung là 600 triệu; có hai người con chung là A và B. Giả sử ông X chết
không để lại di chúc thì phần di sản mà bà Y được hưởng là:
a. 100 triệu b. 150 triệu c. 300 triệu d. 400 triệu
2. Vợ chồng ông X và bà Y có tài sản chung là 1 tỷ. Chị Y có tài sản riêng là 400 triệu và trong thời kỳ hôn nhân
chị có gửi 400 triệu vào ngân hàng tiết kiệm. Tháng 4/2021 anh X qua đời, lãi suất số tiền gửi ngân hàng trên là
200 triệu. Xác định di sản thừa kế của anh X?  600 Triệu
* Lưu ý:
+ Di sản không bao gồm nghĩa vụ (trả nợ, nộp thuế…) => Trước khi chia di sản thì những người thừa kế phải
thanh toán các nghĩa vụ của người quá cố.
+ Một số trường hợp tài sản có được sau khi một người chết cũng được coi là di sản, ví dụ: tiền trúng thưởng,
tiền bảo hiểm, tiền lãi, tiền xổ số,...
+ Tiền phúng điếu? Tiền phùng điếu ko là di sản ko chia mà chỉ được xem cho gia đình người mất lo đám tan
**Lưu ý: tiền trợ cấp liên quan có công cách mạng là tài sản riêng không phải là tài sản chung của vợ chồng
!!!
- Người thừa kế: là cá nhân, tổ chức.
+ Cá nhân: phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở
thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết .
+ Tổ chức: chỉ được nhận di sản thừa kế theo di chúc và còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
LƯU Ý CÁ NHÂN
[1] Người thừa kế: là cá nhân được sinh ra và còn sống?
- Khoản 3 Điều 30 BLDS: “Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai
sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 36


cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”.
[2] Sinh ra sau thời điểm người để lại di sản chết bao nhiêu ngày?
- Điều 88 Luật Hôn nhân & gia đình 2014 về xác định cha, mẹ cho con:
“…Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có
thai trong thời kỳ hôn nhân”
Ví dụ: A và B là vợ chồng, ngày 1/7/2015 A bị đột quỵ chết. Ngày 1/2/2016 Chị B sinh bé C thì C có được thừa kế
di sản của A không?  C là con chung, được hưởng
- Từ chối nhận di sản - được quyền từ chối trừ trường hợp trốn tránh nghĩa vụ của bản thân. Phải được thể hiện
trước thời điểm phân chia di sản
- Người không được quyền hưởng di sản***: (Điều 621 BLDS 2015)
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành
hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn
bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc,
sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của
người để lại di sản.
2. Vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc
- Bất động sản: 30 năm; Động sản: 10 năm (Thời hiệu khởi kiện); Yêu cầu người thừa kế trả nợ:3 năm
II. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
2.1. Điều kiện thừa kế theo pháp luật
- Khi không có di chúc (không lập/bị huỷ bỏ/thất lạc, hư hại)
- Di chúc không hợp pháp
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
(Điều 643)
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản (621) hoặc từ chối
nhận di sản (620).
* Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối
nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2.2. Hàng thừa kế
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng,cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội ngoại;anh chị em ruột;cháu ruột gọi ng chết là ông bà nội, ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người
chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; Chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 37


[QT1] Nguyên tắc: Cùng một hàng chia đều; Khi không có hàng thừa thế 1 mới tới hàng thừa kế 2; khi không có
hàng thừa thế 1 & 2 mới tới hàng thừa kế 3.
2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất:
[QT2] Vợ/chồng của người để lại di sản
- Hợp pháp: đủ điều kiện kết hôn và có đăng ký kết hôn.
- Sống chung như vợ chồng => không phải vợ, chồng hợp pháp
- Gồm cả người chồng có nhiều vợ & ngược lại theo Nghị quyết 02/HĐTP TANDTC ngày 19/10/1990:
(a) Người bình thường: có nhiều vợ (Miền Bắc trước ngày 13-01-1960; đối với miền Nam trước ngày 25-3-1977)
(b) Đối với cán bộ, bộ đội: có vợ/chồng ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy them vợ/chồng (việc kết hôn sau
không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật).
(a) & (b) => Thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại.
- Lưu ý: hôn nhân thực tế: Nghị quyết 35/2000/QH10 (1 câu)
a) Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 mà chưa ĐĂNG KÝ KẾT HÔN => vẫn là vợ chồng hợp
pháp
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 3/1/1987 đến 1/1/2001, có nghĩa vụ ĐKýKH đến ngày
1/1/2003. Sau ngày 1/1/2003 không ĐĂNG KÝ KẾT HÔN thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ 1/1/2001 trở đi, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, đều
không được pháp luật công nhận là vợ chồng;
- Hôn nhân chưa chấm dứt bằng bản án/quyết định có hiệu lực của Toà án: Vợ/chồng đã chia tài sản chung nhưng
không ly hôn; Vợ chồng đang xin ly hôn thì 1 bên chết; Ly thân; Vợ goá, chồng goá lấy người khác .
[QT3] Con của người để lại di sản:
[1] Con đẻ: => không cần biết là trong giá thú hay ngoài giá thú
[2] Và con nuôi hợp pháp: Luật nuôi con nuôi 2010
- Điều kiện người nhận nuôi, người được nhận nuôi
- Sự tự nguyện các bên
- Phải đăng ký tại UBND cấp có thẩm quyền (Điều 22, Điều 9 LNCN 2010)
[3] Một số vấn đề liên quan đến con nuôi
- Nếu một người nhận nuôi trước khi kết hôn; sau khi kết hôn vợ/chồng của người đó không nhận nuôi này, thì
người con nuôi không trở thành con nuôi của vợ/chồng đó.
- Con nuôi của con đẻ không phải là cháu nuôi của người đó. Nhưng con đẻ của con nuôi là cháu ruột của
người đó.
[QT4] Thai nhi:
- Chết trước khi sinh ra hoặc chết ngay khi người mẹ vừa sinh ra: phần di sản theo di chúc của thai nhi được chia
TKTPL của người lập di chúc.
- Nếu sinh ra & còn sống sau một thời gian rồi mới chết thì vẫn được hưởng TKTDC; tiếp theo lấy phần di sản này
của đứa trẻ, đem chia cho những người thừa kế của đứa trẻ.
2.2.2. Hàng thừa kế thứ hai:
[QT5]
• Mối quan hệ của con nuôi với các thành viên khác trong gia đình nhận nuôi: Không hình thành
• Con riêng không phải anh chị em ruột (không cùng cha, không cùng mẹ)
* Trong trường hợp một người: vừa có con nuôi, vừa có con ruột thì những người này không phải là anh chị em
ruột của nhau  Không phải hàng thừa kế thứ 2 của nhau.
LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
[QT6] Nếu một người có tên trong DC “nhưng chết trước hoặc cùng thời điểm với với người lập di chúc” Điều
643 BLDS 2015

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 38


=> thì phần di sản đó: chia thừa kế theo pháp luật (cho những người thừa kế của người lập di chúc).
[QT7] Khi có phần di sản được chia TKTPL, có phần di sản được chia TKTDC:
A kết hôn B sinh ra C, D, E. Năm 2020, A lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 di sản của mình cho B, C và con trai C
là X. Năm 2021, A chết - Di sản 720 triệu của A được chia như thế nào?
=> chia theo di chúc: B=C= X=1/3*720 chia 3= 80 triệu đồng
=> chia theo pháp luật (hàng thừa kế thứ nhất của A): B=C=D=E=480/4=120 triệu đồng.
2.2.3. Thừa kế thế vị (Điều 652 BLDS 2015)
- Con chết trước hoặc chết cùng với cha/mẹ thì người cháu được hưởng thừa kế theo PL thay thế (phần di sản
theo PL đúng ra nếu cha hoặc mẹ của cháu còn sống thì sẽ được hưởng).
Tương tự là: Chắt.
- Lưu ý:
+ Cháu phải còn sống vào thời điểm ông bà chết. Cháu sinh ra sau khi ông bà chết nhưng đã thành thai trước khi
ông bà chết cũng được thừa kế thế vị.
+ Thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với phần di sản chia TKTPL, không áp dụng chia TKTDC.
+ Tất cả những người thừa kế thế vị sẽ được hưởng chung nhau di sản lẽ ra cha, mẹ hoặc ông, bà chúng được
hưởng.
+ Người thừa kế thế vị chỉ có thể được hưởng di sản nếu cha, mẹ hoặc ông, bà của họ được quyền hưởng di sản.
+ Con đẻ của con nuôi được thừa kế thế vị nhưng con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị.
Ví dụ: + A nuôi B, B sinh ra C thì C được thừa kế thế vị cho B để hưởng tài sản của A.
+ A sinh ra B, B nuôi C thì C không được thừa kế thế vị di sản của A.
III. THỪA KẾ THEO DI CHÚC
3.1. Khái niệm di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân lúc còn sống về việc định đoạt tài
sản của mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một hình thức và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di
chúc chết
3.2. Các điều kiện để di chúc hợp pháp (4 điều kiện)
- Người lập di chúc phải là cá nhân và có NLHVDS.
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên: toàn quyền (Khoản 1 Điều 625)
+ Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: lập di chúc thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng
ý (Khoản 2 Điều 625 và Khoản 2 Điều 630)
+ Chưa đủ 15 tuổi: không được lập di chúc
+ Người mất năng lực hành vi dân sự không thể lập di chúc.
Vậy người Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi & Người hạn chế năng lực hành vi dân sự có được lập di
chúc không?  Được lập di chúc và phải được người đại diện đồng ý.
- Người lập: tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt.
- Nội dung: không vi phạm điều cấm của luật và trái với đạo đức xã hội.
- Hình thức: bằng văn bản và di chúc miệng.
+ Di chúc bằng văn bản có 03 loại:
[1] Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: tự tay viết và ký (chữ ký hoặc điểm chỉ)
[2] Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: (ít nhất 2 người làm chứng)
- Người biết chữ, không bị khiếm khuyết thể chất: tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết/đánh máy (lưu ý ký
tên/điểm chỉ)
- Người bị khiếm khuyết thể chất, mù chữ: lập thành văn bản theo thủ tục công chứng, chứng thực; có người làm
chứng.
[3] Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực (Phổ biến nhất)
+ Di chúc miệng:

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 39


- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di
chúc miệng Điều 629
- Sau 03 tháng (Lưu ý) – 1 câu bẫy, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn,
sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Điều 629
- Có 2 người làm chứng (ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; trong 5 ngày phải được chứng thực xác nhận chữ
ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng) Khoản 5 Điều 630
* Lưu ý: Người không được làm chứng cho việc lập di chúc (điều 632)
- Đã là người thừa kế.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Lưu ý: người hạn chế năng lực hành vi dân sự (nghiện) vẫn được làm chứng
Những điểm
Truất quyền hưởng di sản Điều 626 Không có quyền hưởng di sản Điều 621
khác
Không cho người hưởng thừa kế theo
Đối tượng pháp luật được hưởng di sản theo di Cả người thừa kế theo pháp luật và di chúc.
chúc.
Di chúc hợp pháp ghi nhận (ý chí của
Cơ sở BLDS (ý chí nhà làm luật)
người để lại di sản)
Lý do Không cần nêu lý do BLDS ghi nhận các trường hợp
Không có quyền hưởng di sản trừ trường Không có quyền hưởng di sản trừ trường
Hậu quả pháp
hợp người thừa kế đó thuộc diện thừa kế hợp người đó được người để lại di sản cho
lý và TH ngoại lệ
không phụ thuộc nội dung di chúc. hưởng TKTDC, sau khi biết hành vi đó.
Vẫn là 01 nhân suất thừa kế để tính Không coi là 01 nhân suất thừa kế để tính 01
Tư cách thừa kế
01suất TKTPL khi chia TKKPTNDDC suất TKTPL khi chia TKKPTNDDC
* Hiệu lực pháp luật của di chúc: có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Phần không hợp pháp không
có hiệu lực.
* Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (người bắt buộc nhận thừa kế)
- Cha, mẹ, vợ, chồng.
- Con thành niên mà không có khả năng lao động: mất sức lao động 81% ?; bệnh nan y; bại liệt toàn thân; liệt
cuộc sống, liệt/mất 2 chi trở lên, mù mắt; ...
- Con chưa thành niên – chưa đủ 18 tuổi (vào thời điểm mở thừa kế).
**Trừ trường hợp những người thuộc Điều 621 BLDS 2015
** Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
3.3. Xác định giá trị của một suất thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Bước 1: Xác định giá trị một suất thừa kế theo pháp luật
(i) Tổng giá trị di sản do người chết để lại.
(ii) Số người thừa kế hợp pháp của người chết ở hàng thừa kế thứ nhất.
Bước 2: Xác định giá trị một suất thừa kế bắt buộc: = 2/3 giá trị của một suất thừa kế theo pháp luật
* CÁCH TRÍCH DI SẢN CHO CÁC SUẤT THỪA KẾ BẮT BUỘC
Ông Cam chết, giả thiết cháu Q1 là người thừa kế bắt buộc, không có tên trong di chúc, xác định được 2/3 của một
suất TKTPL là 150tr.
- Di chúc để lại cho A = 200tr, B = 100, C = 200.
- Vậy có 3 người phải trích di sản cho cháu Q1
Bước 1: Xác định tổng di sản mà những người thừa kế phải trích có được: A + B + C = 500 triệu
Bước 2: Tính từng phần, số tiền trích từ A, B, C. Số tiền A phải trích là XA= ?
Cứ 500tr  trích 150tr bù
Vậy A hưởng 200tr  XA= ? triệu
TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 40
Đáp án XA = 60tr; XB = 60tr; XC = 60tr.
Lưu ý: Tam suất chỉ dựa trên tổng tiền những người được nhận theo di chúc.

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THỪA KẾ


BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH DI SẢN NGƯỜI QUÁ CỐ
- Tài sản chung của vợ chồng: chia đôi
- Tài sản chung với người tình thì chia 4
- Nếu Ông A có vợ là bà B, khối TSC là X. Ông A sống với chị C có TSC là Y thì xác định di sản của A =
(X+Y/2)/2
- Ngoài ra, lưu ý những quy tắc về nghĩa vụ người quá cố, tiền trúng xổ số, tiền trúng thưởng, phúng điếu…
- Tài sản được hưởng từ thừa kế là TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ (CHỒNG)
- Nếu có tình tiết về nghĩa vụ, xác định nghĩa vụ này là của chung vợ chồng hay của riêng người quá cố
+ Của riêng: lấy di sản của họ trả riêng khoản nghĩa vụ đó
+ Của chung: trừ vào khối TSC
- Tiền mai táng:
+ Tiền mai táng lấy từ di sản của người quá cố
+ Nếu tiền mai táng lấy từ TSC vợ chồng thì cộng TSC với tiền mai táng, xác định khối TSC, chia đôi, sau đó
trừ khoản tiền mai táng.
- Tiền phúng điếu: không cộng vào di sản
BƯỚC 2: NẾU CÓ DI CHÚC, CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC
- Xác định hiệu lực của di chúc?
- Thực hiện đúng nội dung của Di chúc (trừ những nội dung bị vô hiệu)
- Không chia cho:
+ Bị truất quyền (Không nêu tên hoặc nêu trjwc tiếp “không cho hưởng”)
+ Không được quyền hưởng di sản Điều 621; vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giả mạo di chúc ...
+ Người từ chối hưởng (trừ người từ chối hưởng di sản vì muốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bản thân họ.) +
Người có tên trong di chúc, nhưng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
Nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì tiến hành chia thauwf kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc:
- Không có tên trong di trúc, hoẵ bị người lập di chú nêu “Không cho hưởng”.
- Có tên, có được hưởng di sản nhưng ít hơn 2/3 một suất thừa kế
* THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC
Công thức: Người TKKPTVNDDC hưởng = 2/3 x (Tổng di sản/nhân suất TKTPL)
Lưu ý: Nhân xuất TKTPL không gồm:
+ Không được quyền hưởng di sản Điều 621; vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giả mạo di chúc ...
+ Người từ chối hưởng Điều 620
+ Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà không có người thừa thế vị
(Không có con).
BƯỚC 3: CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT:
(1) Khi không có di chúc
(2) Có di chúc nưng di chúc không hợp pháp (một phần hoặc toàn bộ)
(3) Sau khi chia di sản theo di chúc những phần si sản cò lại chưa được chiathif hia TKTPL.
- Tìm hàng thừa kế: ưu tiên tìm hàng thừa ế thứ nhất
- Không chia cho:
+ Không được quyền hưởng di sản Điều 621; vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giả mạo di chúc ...
+ Người từ chối hưởng (trừ người từ chối hưởng di sản vì muốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bản thân họ.)
- Đối với người thừa ké chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản:
+ Nếu có con: áp dụng thế vị
+ Không có con: Không được hưởng
- Đối với người thừa kế chết sau người để lại si sản: chia bình thường.

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 41


Bài tập 1: Vợ chồng bà Thủy và ông Tài có tài sản chung là 18 tỷ; ông Tài có một người con riêng là Nhân (16
tuổi, có khả năng lao động). Do cuộc sống không hạnh phúc nên trước khi chết, bà Thủy lập di chúc cho chị gái
mình là Loan hưởng toàn bộ di sản; đồng thời nêu rõ không cho ông Tài hưởng di sản. Nếu có tranh chấp thì bà
Loan được chia di sản là:
A. 2 tỷ B. 3 tỷ C. 6 tỷ D. 9 tỷ
Giải:
- Di sản của người chết: 18/2 = 9 tỷ
- Có di chúc không? Người để lại di sản có vợ/chồng, cha, mẹ, con?
+ Có chồng => Không có tên trong di chúc => Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
+ Đặt giả thiết 9 tỷ của Thuỷ được chia thừa kế theo pháp luật; hàng thừa kế thứ 1 của Thuỷ có 1 người: ông Tài
(chồng) => Người này được hưởng toàn bộ di sản 9 tỷ
+ 2/3 của một suất TKTPL: 2/3 x 9 tỷ = 6 tỷ
Vậy ông Tài lẽ ra được hưởng 6 tỷ, nhưng hiện tại ông Tài không nhận được khoản nào.
 Trích của người thừa kế được hưởng thừa kế theo di chúc: chỉ có 1 người  Lấy 6 tỷ từ phần bà Loan được
nhận để bù vào phần mà ông Tài đáng lẽ ra được hưởng: 9 tỷ – 6 tỷ = 3 tỷ
Bài tập 2: Vợ chồng ông An – bà Bình có 3 người con là Minh, Hoàng, Hà. Minh kết hôn với Ánh sinh ra My, Ly.
Hoàng kết hôn với hạnh sinh ra Hoa, Hải. Ông An còn người cha ruột tên Nghĩa. Năm 2000, bà Bình chết không
để lại di chúc. Tài sản chỉ là căn nhà chung giữa vợ chồng, không có tài sản riêng. Năm 2002, ông An kết hôn với
bà Lan, sinh ra Hương. Bà Lan còn có một người con riêng tên Huy (đã thành niên). Năm 2005, ông Nghĩa chết, có
di chúc để lại ½ tài sản cho ông An, ½ tài sản cho Minh, Hoàng, Hà (di sản ông Nghĩa để lại là 600 triệu). Năm
2007, ông An chết, không để lại di chúc. Tài sản ông An lúc này cũng chỉ là căn nhà chung với bà Bình (giá căn
nhà 1,2 tỷ), không có tài sản riêng.
1. Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông Nghĩa
2. Hàng thừa kế thứ nhất của ông An khi ông An chết gồm những ai?
3. Bà Lan thuộc hàng thừa kế thứ mấy của ông Nghĩa?
4. Di sản thừa kế của ông An là bao nhiêu?
5. Chia di sản của ông An
Giải:

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 42


BÀI TẬP THỪA KẾ

TỔNG HỢP: TRẦN GIA QUÂN HUY TRANG 43

You might also like