You are on page 1of 3

HỆ THỐNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1&3: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


VÀ PHÁP LUẬT
1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước và Pháp luật:
- Quan điểm của một số học thuyết phi macxit: thuyết thần quyền, thuyết gia trưởng, thuyết
khế ước xã hội.
- Tiền đề dẫn đến sự ra đời của Nhà nước và Pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mac –
Lênin: sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và mâu thuẫn giai cấp không thể điều
hoà được.
2. Bản chất của nhà nước và pháp luật: Tính giai cấp và tính xã hội
3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt
- Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật
- Nhà nước có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
4. Các kiểu và các hình thức nhà nước
- Xác định các kiểu nhà nước: Kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa
- Phân biệt các hình thức nhà nước, nêu ví dụ minh hoạ:
+ Hình thức chính thể nhà nước: chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà; quân chủ tuyệt
đối và quân chủ hạn chế; cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ.
+ Hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
+ Chế độ chính trị: dân chủ và phản dân chủ
5. Đặc điểm của pháp luật (phân biệt với các quy phạm xã hội khác như: đạo đức, tôn giáo,
phong tục, tập quán…; nêu ví dụ minh hoạ)
6. Các kiểu và các hình thức pháp luật
- Xác định các kiểu pháp luật: Kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa
- Nắm khái niệm các hình thức pháp luật: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp
luật
CHƯƠNG 2. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
2. Xác định các cơ quan trong từng hệ thống cơ quan
- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và Uỷ ban nhân dân
- Hệ thống cơ quan xét xử: Toà án nhân dân
- Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân
- Chủ tịch nước
- Hội đồng bầu cử quốc gia
- Kiểm toán nhà nước
Đối với mỗi cơ quan nhà nước cần nắm: địa vị pháp lý, chức năng, phương thức thành
lập, cơ cấu tổ chức; phân biệt cơ quan trung ương và cơ quan địa phương.
CHƯƠNG 4. QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT,
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật (phân biệt với các quy phạm xã hội khác như:
đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán…; nêu ví dụ minh hoạ)
2. Xác định được cấu trúc của quy phạm pháp luật (giả định, quy định, chế tài) qua các ví dụ
cụ thể.
3. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở nước ta
(xác định loại văn bản do từng cơ quan ban hành như Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật, Bộ
luật, Nghị quyết; Chính phủ ban hành Nghị định…).
4. Xác định hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm
pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam
5. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật (Phân biệt Quan hệ pháp luật và các quan hệ xã
hội thông thường, nêu ví dụ minh hoạ)
6. Xác định cơ cấu của quan hệ pháp luật: chủ thể (năng lực pháp luật, năng lực hành vi), nội
dung và khách thể quan hệ pháp luật.
7. Khái niệm, phân loại sự kiện pháp lý
CHƯƠNG 5. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT,
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật về khái niệm, chủ thể thực hiện, dạng hành vi,
quy phạm pháp luật tương ứng, ví dụ minh hoạ (tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng
pháp luật, áp dụng pháp luật)
2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: Hành vi xác định của con người, hành vi trái pháp luật,
chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi; chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng
lực trách nhiệm pháp lý
3. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật:
- Mặt khách quan gồm: Hành vi trái pháp luật; hậu quả; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật và hậu quả; thời gian, địa điểm, phương thức, phương tiện thực hiện hành vi.
- Mặt chủ quan gồm: Lỗi, động cơ, mục đích
- Chủ thể của vi phạm pháp luật
- Khách thể của vi phạm pháp luật
4. So sánh, phân biệt các loại lỗi và nêu ví dụ minh hoạ: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp,
lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
5. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý
6. Phân loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý
* Lưu ý xem lại và nắm kỹ form bài tập tình huống mẫu về vi phạm pháp luật cô đã sửa
trên lớp
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, Ý THỨC PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XHCN
1. Khái niệm hệ thống pháp luật
2. Khái niệm và các hình thức hệ thống hoá pháp luật
3. Khái niệm, cơ cấu của ý thức pháp luật
4. Khái niệm, đặc điểm của pháp chế XHCN
CHƯƠNG 7. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Khái niệm, đặc điểm của tham nhũng
2. Nguyên nhân tham nhũng
3. Hậu quả tham nhũng
4. Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng

You might also like