You are on page 1of 24

ĐỀ CƯƠNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Câu 1: Phân tích câu nói của Lenin: “Dân chủ tư sản là dân chủ số ít so với đa số,
dân chủ vô sản là dân chủ số đông so với số ít người”.
- Khái niệm dân chủ:
+ Là phạm trù chính trị, là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp, là một
trong những hình thức tổ chức bộ máy Nhà nước của xã hội thực thi
quyền lực của giai cấp thống trị.
+ Là sản phẩm của quan hệ giai cấp là tổ chức quyền lực chính trị của giai
cấp cầm quyền đối với xã hội.
→ Dân chủ là chế độ chính trị mà ở đó, quyền lực thuộc về nhân
dân. Nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình bằng việc trực tiếp
hoặc gián tiếp bầu ra những người đại diện mình để quản lý nhà
nước. Nhà nước hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng. Đồng
thời, nhân dân cũng phải được đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trong
khuôn khổ của luật pháp. Mọi vấn đề quan trọng của quốc gia đều phải
được đông đảo nhân dân bàn bạc, thảo luận trong khuôn khổ của pháp
luật, hiến pháp...để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Mặt khác,
dân chủ cũng luôn mang tính giai cấp, bảo vệ cho giai cấp nắm quyền
thống trị.
- Các loại hình dân chủ trong lịch sử:
+ Dân chủ giai cấp: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản
+ Dân chủ phi giai cấp: dân chủ công xã/làng xã
- Phân tích: trên 4 phương diện

Phương diện so sánh Dân chủ tư sản Dân chủ vô sản

Bản chất Dân chủ số ít (giai cấp tư sản) Dân chủ số đông (giai
đối với số đông cấp công nhân, người
lao động,...) đối với số ít

Tổ chức nhà nước Tam quyền phân lập (lập Nhất thể (theo nguyên
pháp, hành pháp, tư pháp) tắc “tập trung dân chủ”

1
=> phục vụ cho giai cấp tư sản với sự phân định thành
nhiều cơ quan chuyên
trách dưới sự lãnh đạo
chung duy nhất của Đảng
Cộng sản) => phục vụ
cho giai cấp công nhân,
nhân dân lao động
VD: Tổ chức BMNN

Nền tảng kinh tế Đa thành phần, thành phần Đa thành phần, thành
kinh tế tư nhân là chủ chốt phần kinh tế nhà nước
và tập thể là chủ chốt

Hệ thống đảng chính Đa đảng => Nhất nguyên chính Đa đảng (TQ,TT)/ đơn
trị trị đảng (VN) (ĐCS lãnh
đạo và cầm quyền) =>
Nhất nguyên chính trị

Tham gia chính trị Khả năng đạt được quyền lực Khả năng đạt được quyền
công dân dành cho số ít lực dành cho số đông
Tiêu chí: có khả năng tài Tiêu chí: Có năng lực, có
chính, có năng lực, có trình độ, trình độ, có phẩm chất
có uy tín đạo đức, có uy tín

2
Câu 2: Phân biệt Chuyên chính vô sản và Chuyên chính dân chủ nhân dân.
- Khái niệm dân chủ:
- Khái niệm chuyên chính vô sản: là nền chuyên chính dân chủ vô sản, tồn tại
bên cạnh xã hội
- Khái niệm chuyên chính dân chủ nhân dân: nền chuyên chính dân chủ vô sản
quá độ, tức nó xuất hiện và tồn tại bên cạnh xã hội xã hội chủ nghĩa quá

3
độ. Liên minh quyền lực của chuyên chính dân chủ nhân dân là những người
lao động, yêu nước trên nền tảng công nông vững chắc. Chức năng của chuyên
chính dân chủ nhân dân là trấn áp và tổ chức xây dựng. Trấn áp bao hàm nội
dung không phải thuần túy dùng bạo lực (hay vũ lực) để đàn áp mà là giáo dục,
tuyên truyền, giải thích. Việc sử dụng biện pháp hành chính xảy ra khi xuất
hiện các nguy cơ vi phạm đến luật pháp và tổn hại cho xã hội. Trong thời kỳ
quá độ của chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của chuyên chính dân chủ nhân
dân là giữ gìn ổn định chính trị - xã hội và tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước.

- So sánh:

Nội dung so sánh Chuyên chính dân chủ nhân Chuyên chính vô sản
dân

Giai đoạn Hệ thống quyền lực trong thời Hệ thống quyền lực trong
kỳ quá độ lên CNXH thời kỳ XHCN đã hoàn
thành

Liên minh quyền lực Người lao động (Công - nông) Công nhân + Nông dân

Chức năng 1. Đàn áp (tàn dư XH cũ) 1. Tổ chức - xây


2. Tổ chức - xây dựng dựng (công nhân
nắm QLNN
2. Đàn áp

Nhiệm vụ 1. Ổn định chính trị - xã 1. Hoàn thiện CNXH


hội -> (nhà nước
2. CNH - HĐH thành lập) tiến lên
CNCS
2. Ổn định chính trị -
xã hội

4
Câu 3: Hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kì Đổi mới? Tại sao
Đảng phải hoàn thiện vai trò lãnh đạo?

5
- Đặt vấn đề:
+ Vai trò của đảng chính trị ngày càng sâu sắc, mục tiêu giành chính
quyền
+ Từ năm 1986 - nay: có nhiều thành tựu nhưng cũng có hạn chế
- Khái niệm đảng:
+ Đảng là
+ Đảng lãnh đạo là
+ Đảng cầm quyền
+ Đảng lãnh đạo từ 1930 - nay
+ Đảng cầm quyền từ 1945 - nay
+ Hoàn thiện nghĩa là đạt đến trạng thái trọn vẹn, đầy đủ, với những hành
động khắc phục những khuyết điểm, lỗi lầm và hạn chế
- Tư thế của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Pháp lý: hiến pháp
+ Lịch sử: đảng có vai trò lãnh đạo giải phóng dân tộc, xây dựng bảo vệ
đất nước
+ Chính trị - tư tưởng chính trị: đảng lãnh đạo và cầm quyền, dựa trên
nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Xã hội - uy tín trong nhân dân
- Hạn chế (từ 1986 - nay):
+ Hệ thống lý luận về xã hội chủ nghĩa: chưa có một hệ thống lý luận cụ
thể, rõ ràng về con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Công tác tổ chức:
+ Phong cách lãnh đạo: ( vi phạm các quy tắc, tập trung, dân chủ, lạm
quyền, hóng hách, phân chia công việc chồng chéo
+ Lấy ví dụ:
→ Diễn biến thế giới, trong nước khu vực đặt ra tình hình nguy cấp với 4 nguy cơ: tụt
hậu, chệch hướng XHCN, tham nhũng, diễn biến hòa bình)
- Nội dung hoàn thiện:
+ Hoàn thiện hệ thống lý luận về mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa

6
+ Hoàn thiện tổ chức Đảng: Đào tạo, bồi dưỡng sinh viên trẻ hóa lực
lượng, chi bộ trong cơ sở, nhà trường
+ Thay đổi phong cách lãnh đạo Đảng: dựa trên nguyên tắc tập trung dân
chủ, đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo với quần
chúng nhân dân.

*Trình bày cụ thể:


Trong hệ thống chính trị nước ta, ĐCSVN lãnh đạo nhà nước và xã hội và là hạt nhân
của hệ thống chính trị. Đổi mới là bước thực hiện bước quá độ từ xã hội truyền thống
sang xã hội hiện đại. Đổi mới đất nước thực chất là hoàn thiện các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi từ truyền thống nông nghiệp sang hiện đại công
nghiệp. Hạt nhân chủ đạo là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn lại, công cuộc đổi
mới từ năm 1986 đến nay đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại hạn chế. Hạn chế chủ
quan có, hạn chế khách quan đều có
Về mặt khái niệm:
Đảng chính trị là tổ chức một tổ chức chính trị, có tính giai cấp, của những
cộng động người trong cơ cấu xã hội, hình thành trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ
thống nhất hoạt động được xác định trên tiêu chí: (1) có lực lượng chủ đạo, được tổ
chức khá chặt chẽ, (2) có tôn chỉ và luật lệ, (3) lấy hoạt động chính trị là phương thức
chủ yếu để tập hợp lực lượng và tổ chức hành động, (4) tạo được ảnh hưởng đến
quyền lực chính trị.
Đảng lãnh đạo là đảng chính trị đề ra chủ trương đường lối và tổ chức động
viên quần chúng nhân dân thực hiện, kể cả khi có hoặc không có chính quyền.
Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ vai trò sáng
lập các tổ chức chính trị - xã hội trên; thứ hai, lãnh đạo thông qua các đường lối,
chính sách, chủ trương của Đảng; thứ ba, quyết định công tác tổ chức và nhân sự chủ
chốt của các tổ chức trên.
Đảng cầm quyền: đảng chính trị thông qua phương thức hợp pháp hoặc bất
hợp pháp giành được quyền lãnh đạo bộ máy nhà nước để hiện thưc hóa mục tiêu
chính trị của mình.

7
Vị trí cầm quyền (từ năm 1945 đến nay) thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ vai
trò định hướng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; thứ hai, đảng viên của
Đảng nắm giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước; thứ ba, thực hiện việc kiểm
tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định trong di chúc của mình rằng: “Đảng ta
là đảng cầm quyền”. Để chứng minh cho luận điểm của người là đúng thì trong hiến pháp ra đời đầu
tiên vào 1946 cũng như trải qua các lần bản hiến pháp sửa đổi và bổ sung qua từng kì đều khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, bản hiến pháp 2013 tại điều 4 đã khẳng định quyền lực và
vai trò lãnh đạo của “Đảng Cộng Sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."
Nếu nhìn suy xét hơn trong tiến trình lịch sử dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam
ngay từ khi ra đời (1930) đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
khi giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trở thành nhân tố chủ yếu đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đã thành công giành
chính quyền khai sinh ra nhà nước VNDCCH. Từ ngày thành lập nước (1945), thực
dân Pháp tiếp đó là đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược, nhằm biến Việt Nam trở lại thành
nước thuộc địa. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã
tiến hành hai cuộc kháng chiến lần lượt đánh bại “hai đế quốc to” là Pháp và Mỹ, bảo
vệ vững chắc độc lập của Tổ quốc. Nếu không có một Đảng kiên cường như Đảng
Cộng sản Việt Nam thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước không thể
có thành quả như ngày hôm nay
Thông qua các hoạt động tổ chức xã hội, DCSVN giữ vai trò sáng lập, định
hướng hoạt động và tổ chức đảng chặt chẽ đặc biệt là cơ cấu những đảng viên ưu tú,
hạt giống đỏ vào những vị trí quan trọng của các tổ chức chính trị
Kể từ đó cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền,
Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Điều đó đã được khẳng định cả về mặt lý
luận và thực tiễn xuyên suốt qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lãnh đạo
thực hiện công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay. Đặc biệt, kể từ khi bắt đầu đổi mới đất
nước, Việt Nam với vai trò lãnh đạo hết sức quan trọng của Đảng Cộng sản đã đạt

8
được nhiều thành tựu đáng kể… Song, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn tồn tại
những hạn chế. Cụ thể:
- Về công tác lí luận: Trong những năm trở lại đây, DCSVN ngày càng dành sự
quan tâm cho việc chỉ đạo công tác lí luận đặc biệt trên lĩnh vực công tác
nghiên cứu khoa học nhưng
- Về công tác tổ chức Đảng:
- Về phong cách lãnh đạo Đảng Cộng sản:
Tình hình Đảng
Trên hết, yếu tố con người đóng vai trò cực kì quan trọng quyết định sự thành
công của công cuộc đổi mới của Đảng. Lực lượng Đảng viên là nòng cốt của quá trình
đổi mới thế nhưng hiện trạng chung trong công tác đảng hiện nay: “Già - yếu - thiếu -
gầy”
Già” - sự già hóa nghiêm trọng trong lực lượng đảng viên; thiếu hụt trầm trọng
sự trẻ hóa về lực lượng đảng viên; “Yếu” - sự yếu kém về trình độ học vấn, chuyên
môn (thể hiện tỷ lệ về trình học học vấn của cán bộ Đảng viên). Điều đó xuất phát từ
thực trạng trên của đất nước trong những ngày kháng chiến khi hầu hết những đảng
viên đều là những người tham gia cách mạng sôi nổi nhưng quá trình học tập còn khó
khăn. Sau khi hòa bình lập lại, họ đều tham gia đóng góp sức lực vào trong bộ máy
nhà nước bằng các chức vụ mà Đảng giao phó, một số lại không hoàn thành được
trọng trách do vẫn còn khá non trong chuyên môn. Lý Quang Diệu từng chia sẽ về đội
ngũ cán bộ “Già - yếu” về tư duy chiến binh của họ rằng: “tôi đề nghị họ nên bỏ
những thói quen họ đã học tập được trong chiến tranh du kích trong việc phát triển
kinh tế thị trường”
“Thiếu” - sự thiếu hụt lớn về đội ngũ GCCN trong Đảng hiện nay đang ở mức
thấp dẫn đến vai trò lãnh đạo của GCCN đối với Đảng ngày càng bị thu hẹp gây ra
nhiều hệ lụy chệch hướng khỏi con đường XHCN làm nảy sinh nhiều tiêu cực, Hơn
nũa việc thiếu tầng lớp tinh hoa do thiếu đi chính sách thu hút nhân tài do thiếu cơ
chế, chính sách phù hợp. Hơn hết phần lớn được bổ nhiệm theo vụ COCC, hay đồng
lương ít ỏi khó cơ sợ thu hút. Ngược lại một số lượng lớn tầng lớp tinh hoa trong
Đảng một số bộ phận đă quay lưng với Đảng và Nhà nước (trường hợp Chu Hảo)

9
“Gầy” - thoái hóa về năng lực, phẩm chất, đặc biệt là nhân cách của cán bộ
Đảng viên, việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ. Việc xây
dựng đồng thời cũng đi liền với công tác chỉnh đốn: Kể từ lúc chiến dịch đốt lò diễn ra
hàng loạt cán bộ từ các cấp liên tục bị kỷ luật, vi phạm dưới nhiều hình thức khác
nhau thậm chí có những UVBCT và con số này không ngừng gia tăng, ngược lại
những chính sách cán bộ từ trung ương xuống cơ sở thì đã có ngay đối sách
Đồng thời, với hạn chế về nội bộ Đảng, Việt Nam còn đối mặt với các nguy cơ
lơn. Đó là bốn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của Đảng Cộng
sản Việt Nam:
1. Nguy cơ lạc hậu nghiêm trọng về kinh tế so với các quốc gia khác
2. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, xa rời chủ nghĩa Marx-Lenin
3. Nguy cơ về tham nhũng, tiêu cực
4. Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của những thế lực thù địch
Chính từ những hạn chế và nguy cơ đó, việc hoàn thiện vai trò của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong công cuộc đổi mới càng trở nên cấp thiết và trọng yếu hơn hết.
Quá trình hoàn thiện vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ yếu tập trung vào
những nội dung:
+ Hoàn thiện hệ thống lý luận về mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa:
Ngay từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định dứt
khoát, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa
(XHCN) mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng
những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện
pháp thích hợp. Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI
đã thành lập Tiểu ban nghiên cứu, xây dựng “Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, mà cốt lõi chính là xác
định rõ mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong
điều kiện mô hình CNXH hiện
thực ở các nước Đông Âu, Liên Xô rơi vào khủng hoảng, rồi sụp đổ;
công cuộc đổi mới ở nước ta mới bắt đầu khởi động; môi trường chiến
lược toàn cầu thay đổi nhanh chóng.

10
Sáng tạo lý luận của Đảng thể hiện ở xác định mô hình CNXH Việt
Nam với 6 đặc trưng. Đó là: 1- Do nhân dân lao động làm chủ; 2- Có
một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3- Có nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 4- Con người được giải phóng
khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao
động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện cá nhân; 5- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; 6- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Đây là những đặc trưng cấu
trúc phản ánh bản chất hay mục tiêu cơ bản, chất lượng phát triển của
CNXH ở Việt Nam mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng và hướng tới
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trước đổi mới, Đảng ta chưa nhận thức đầy đủ về thời kỳ quá độ lên
CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng
đường với những bước đi trung gian; vì vậy, đã vấp phải tư tưởng nóng
vội, chủ quan, duy ý chí, bắt hiện thực khuôn theo các đặc trưng CNXH
ở dạng cấu trúc hoàn chỉnh của tương lai. Đại hội VI của Đảng (tháng
12-1986), trong khi khởi xướng đường lối đổi mới, đã khắc phục tư
tưởng “đốt cháy giai đoạn” nêu trên bằng việc “chặng đường hóa”, “lộ
trình hóa” cho cả thời kỳ quá độ với khẳng định: “Thời kỳ quá độ ở
nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và
rất khó khăn. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện,
triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng”. Trong đó, “chặng
đường đầu tiên” là bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn với mục tiêu
đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc
cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cương lĩnh năm
1991 xác định: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải
qua nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn

11
diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng
sau”.
Với những thành tựu lý luận hiện nay, phân kỳ thời kỳ quá độ được xác
định gồm: “Chặng đường đầu tiên” có nhiệm vụ tạo trạng thái ổn định
vững chắc để chuẩn bị tiền đề thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước - “Chặng đường thứ hai” của thời kỳ quá độ - nhằm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành một
nước công nghiệp. Trù liệu ban đầu của Đảng là hoàn thành cơ bản mục
tiêu của “Chặng đường thứ hai” vào năm 2020, nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, chúng ta đã phải điều chỉnh lộ trình. Đại hội XIII của Đảng
xác định mục tiêu đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển, có
công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại,
thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu
nhập cao, là một cách diễn đạt về điều chỉnh lộ trình tiến hành đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xác định nội dung cho chặng đường
“hậu công nghiệp hóa” là phấn đấu trở thành nước phát triển.
+ Hoàn thiện tổ chức Đảng (tổ chức đảng viên): Đào tạo, bồi dưỡng sinh
viên trẻ hóa lực lượng, chi bộ trong cơ sở, nhà trường
+ Thay đổi phong cách lãnh đạo Đảng: dựa trên nguyên tắc tập trung dân
chủ, đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo với quần
chúng nhân dân:
1. Cải cách hệ thống Nhà nước:
2. Thay đổi lề lối, phong cách tiếp xúc giữa cán bộ Đảng với nhân
dân:
3. Sinh hoạt đảng viên:

12
13
14
Câu 4: Vai trò của chuyên chính dân chủ nhân dân ở Việt Nam trong quá trình
đấu tranh giải phóng dân tộc và (hoặc) xây dựng, bảo vệ đất nước
- Khái niệm dân chủ, chuyên chính dân chủ nhân dân
+ Chuyên chính dân chủ nhân dân thật chất là nền chuyên chính của những người
lao động trong thời kỳ quá độ lên XHCN. Liên minh quyền lực của nó là những
người lao động nòng cốt là công nhân và nông dân
Trong lý luận chủ nghĩa Marxist - Leninist chỉ nhắc đến chuyên chính vô sản.
Vô sản là do trong nội tại của chủ nghĩa Tư bản, công nhân chiếm tuyệt đại đa số =>
Chuyên chính vô sản chỉ được thực hiện khi tuyệt đại đa số dân cư giai cấp là công
nhân. Đất nước hiện đại hóa rồi. Xã hội ở các nước phương Đông vẫn là giai cấp nông
dân là chủ yếu nên trong hiến pháp năm 1946 của Hồ Chí Minh dùng chuyên chính
dân chủ nhân dân là một sáng tạo lớn
Chuyên chính dân chủ nhân dân Việt Nam hiện nay được thể hiện ở việc: Nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
Bài phát biểu của Trường Chinh tại hội nghị của ngành kiểm soát 1960.
“Chuyên chính của chúng ta là chuyên chính dân chủ nhân dân, tức là dân chủ
với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Đó là câu nói của Mao Chủ
tịch. Đảng ta và Nhà nước ta cũng nhân định như vậy, Nhận định đó là nhất trí” Liên
minh quyền lực: người lao động, liên minh công - nông
- Vị trí: giữ vị trí quyền lực trong hệ thống chính trị
- Chức năng:
+ Trấn áp: những người đi ngược ý chí, quyền lợi của người lao động
bằng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục, dùng biện pháp hành
chính xử lí)
+ Tổ chức, xây dựng và bảo vệ đất nước
- Nhiệm vụ
+ Giữ gìn ổn định chính trị - xã hội (1):
+ Tiến hành CNH - HĐH đất nước (2):
- Vai trò

15
+ Giải phóng dân tộc
+ Xây dựng, bảo vệ đất nước (CNH - HĐH; bảo vệ lãnh thổ quốc gia,...)
CMT8 cho thấy sự thành công khi việc tổ chức giành chính quyền dưới sự lãnh
đạo của giai cấp (tức DCSVN mang bản chất giai cấp công nhân) công nhân tức là đã
có chuyên chính dân chủ nhân dân bằng sự ra đời của nhà nước VNDCCH một trong
những nhà nước công nông đầu tiên của Đông Nam Á.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp và ngay cả khi hòa bình lập lại ở
miền Bắc, nơi đây đã chuyển sang CMXHCN nhưng vẫn gọi là CCDCND. Bản hiến
pháp 1959 phản ánh rõ bản chất dân chủ của Việt Nam, hệ thống chính trị ở Miền bắc
được xây dựng với tính cách hệ thống chuyên chính vô sản, còn ở miền Nam thông
qua việc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
Trong bài báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt vào 3/1966 Hồ Chí Minh xác
định “Tăng cường không ngừng chính quyền DCND, chuyên chính với kẻ địch. Triệt
để chấp hành mọi chế độ pháp luật của Nhà nước” Tức là ngoài việc chuyên chính
với Mỹ và chính quyền VNCH đang xâm chiếm ở miền Nam còn phải chuyên chính
với những người thân chế độ kia ở miền Bắc. Những người bọn phá hoại hiện
hành,địa chủ chưa chịu cải tạo, tư sản thân Mỹ, giai cấp tư sản mại bản chống cải tạo,
chống lại việc xây dựng xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng dân chủ cho nhân dân

16
Câu 5: Chế độ độc tài ở phương Đông - vị trí và vai trò trong xây dựng và hiện
đại hóa đất nước
- Khái niệm:
+ Chế độ độc tài là một thể chế chính trị ra đời trong hoàn cảnh đất
nước đang gặp khủng hoảng và vai trò của luật pháp bị suy giảm. Ở

17
đó, quyền quản lý nhà nước tập trung vào tay một cá nhân hoặc
nhóm cá nhân độc tài mà không bị hạn chế bởi bất kì một quy định
nào, cá nhân hoặc nhóm cá nhân thống trị đó thông qua việc sử dụng
quân đội làm suy giảm quyền lực của cá nhân hoặc tổ chức chính trị
đối lập với nó.
+ Phương Đông (orient):
Về ngữ nghĩa: bắt nguồn từ “orian” - mọc lên, chỉ hướng Mặt trời mọc -
hướng Đông
Về địa lý: bao gồm toàn bộ châu Á (44 quốc gia), còn theo địa-văn hóa:
gồm châu Á và một phần Bắc Phi, do cho rằng hai khu vực này tương
đồng về nguồn gốc văn hóa; theo địa-chính trị: gồm châu Á, Bắc Phi,
châu Úc và cả Nam Thái Bình Dương
Về lịch sử - văn hóa:
Là khu vực lịch sử - văn hóa 6 đặc trưng.
1. Mang đậm tính chất văn minh nông nghiệp:
● Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực bao trùm mọi xã hội;
● Sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn nông nghiệp;
● Đơn vị kinh tế - xã hội – mô hình làng xã là phổ biến trong nông thôn
XH PĐ.
2. Hòa đồng với tự nhiên: tính mùa vụ.
3. Mang tính cộng đồng cao (thiếu tính cá nhân).
4. Tôn giáo, tín ngưỡng chi phối đời sống.
5. Văn hóa Tinh thần phát triển hơn vật chất.
6. Văn minh khép kín và hướng nội.

+ Hiện đại hoá xã hội là một hình thức phát triển của xã hội, là quá
trình cải biến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, là sự quá
độ từ các xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ "xã hội
truyền thống" sang "xã hội hiện đại".
- Lý do xuất hiện chế độ độc tài phương Đông: phù hợp với giá trị và lịch sử ở
phương Đông:

18
Văn hoá chính trị ở phương Đông
-Sự sùng bái cá nhân, sùng bái nhà nước và quyền lực.
-Chủ nghĩa gia trưởng, gia đình trị: trọng nam khinh nữ, tôn trọng
người cao tuổi, tính thứ bậc trong gia đình, ngoài xã hội.
-Mối quan hệ bầu chủ người phụ thuộc (patrons – clients): bắt nguồn từ
mối quan hệ bất bình đẳng.
-Mối quan hệ bạn bè, đồng chí (cronies): nổi trội Việt Nam, Philippines
và nhiều nước phương Đông. Tính tích cực phát huy mạnh mẽ trong
thời chiến, xây dựng đất nước. Trong thời bình thì tiêu cực.
-Mối quan hệ thỏa hiệp (consensus): bên trong giới quan liêu chính trị
hoặc bên ngoài với tầng lớp bên dưới.
- Vai trò:
+ Về kinh tế - chính trị:
1. Đảm bảo ổn định chính trị - xã hội bằng sức mạnh phi dân chủ: bằng cách
- Thiết lập một hệ thống chính trị tập trung quyền lực vào một cá nhân hoặc một
nhóm cá nhân, đồng thời hạn chế quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội
khác.
- Sử dụng các biện pháp đàn áp và thanh trừng đối với các đảng phái chính trị
đối lập. Đồng thời, từng bước xóa bỏ những quyền tự do, dân chủ của nhân
dân.
- Kiểm soát chặt chẽ truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Tăng cường sức mạnh và quyền lực của lực lượng vũ trang (quân đội, cảnh sát,
cơ quan tình báo,...)
- Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của nhân dân.
2. Kích thích và phát huy những động lực hiện đại hóa phát triển: thông qua
- Tăng cường và tập trung các nguồn tư bản vào kinh tế - ngành công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp nặng: thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời
tập trung những nguồn vốn trong nước.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa trong nông nghiệp (về mặt máy móc và kỹ thuật
trồng trọt,...); đồng thời thực hiện quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp (chú

19
trọng đến công nghiệp nặng - điện tử, cơ khí, hóa chất,...; bên cạnh đó vẫn giữ
lại những ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp truyền thống,...).
- Chuyển dịch nền kinh tế từ nhập khẩu sang xuất khẩu.

+ Về xã hội:
- Đảm bảo an sinh xã hội: giải quyết việc làm cho mọi người, kể cả nông thôn; quan
tâm khuyến khích các sáng kiến phát triển sản xuất, tăng lương và tiền thưởng xứng
đáng cho những người đóng góp cho xã hội; chú ý cải thiện đời sống người lao động,
nhà ở, bảo hiểm y tế, học hành
- Nâng cao mức sống dân chúng:
+ Về chính sách đối ngoại:
- Chủ trương đường lối đối ngoại thân phương Tây, chủ nghĩa đế quốc…
- Thi hành chính sách đối ngoại chống chủ nghĩa xã hội và cộng sản một cách
cực đoan.
+ Kết quả:
- Cơ bản đưa xã hội từng bước từ xã hội lạc hậu trở thành xã hội tiến bộ về kinh
tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; củng cố vị trí chính trị trên trường quốc tế.
→ Vị trí: nắm giữ vị trí tích cực - lãnh đạo đất nước thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng, đồng thời đưa đất nước đạt đến trình độ phát triển nhất định. Tuy nhiên, dù
mang tính tích cực, chế độ độc tài tại các quốc gia phương Đông về cơ bản vẫn mang
tính phản động, lỗi thời, dần đi đến tình trạng thoái hóa, và tất yếu sẽ sụp đổ, bị thay
thế bởi chế độ dân chủ.
+ Có một số trường hợp đặc biệt (do phù hợp với văn hóa chính trị ở địa
phương)
*Liên hệ Hàn Quốc giai đoạn chế độ độc tài thời kỳ Park Chung Hee (1961-
1979):
Dưới chế độ độc tài của ông, từ một nước lệ thuộc Mỹ, HQ đã đạt được trình
độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội cao, được thế giới biết đến như một kỳ tích
khi trở thành 1 trong 4 con Rồng châu Á
Trong lĩnh vực chính trị, chính quyền Park Chung Hee thẳng tay đàn áp các
phong trào chống đối chính phủ, đòi dân chủ hóa xã hội.

20
Trong lĩnh vực kinh tế, áp dụng chiến lược hướng ngoại, ban hành các chính
sách xuất nhập khẩu để kích thích đầu tư nước ngoài; tăng cường mậu dịch; xây dựng
những tập đoàn kinh tế – tài chính (Chaebol)... Những chính sách này của chính phủ
làm cho nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng. Từ năm 1962 đến năm
1975, tốc độ tăng trưởng GNP trung bình 10%/năm. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát được
kéo giảm xuống từ 42% năm 1962 xuống còn 8% năm 1977 (giảm 5,25 lần). Bên cạnh
đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng cao. Thu nhập trung bình hàng năm của
các hộ nông nghiệp tăng từ 147 USD (năm 1962) lên 4.830 USD (năm 1979) và thu
nhập trung bình hàng năm của những người làm công ăn lương ở thành thị tăng từ 190
USD lên 5.460 USD củng kì..
Quân đội, lực lượng cảnh sát được chính trị hóa cao độ. Hàn Quốc trở thành
căn cứ quân sự mạnh của Mỹ ở Đông Á
Trường hợp của Singapore
Singapore tuyên bố độc lập khỏi Anh quốc năm 1963, rời khỏi Malaysia năm
1965. Thời điểm đó, Singapore là một hòn đảo nhỏ với cộng đồng dân cư đa sắc tộc,
đa ngôn ngữ. Tất cả lộn xộn và hổ lốn như một mớ bòng bong. Lý Quang Diệu nhà
lãnh đạo Đảng Nhân dân Hành động (PAP)- Đảng không phải là đảng duy nhất tồn tại
ở Singapore nhưng là đảng duy nhất lãnh đạo và có vị trí được coi là không thể thay
thế đối với sự phát triển của đảo quốc này, ít nhất là cho đến nay.

21
22
23
24

You might also like