You are on page 1of 3

Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công

của cách mạng vì với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ
quý báu của nhân dân ta. Người cho rằng muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và
nhân dân lao động thì phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản.

Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất
quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì muốn đưa cách mạng đến thắng
lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng đủ mạnh phải quy tụ cả dân tộc
thành một khối thống nhất để tạo ra sức mạnh ấy

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể phải điều chỉnh chính
sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau,
nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng
mà ta cần phải đảm bảo

Tại sao Đế quốc Pháp có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh
hiện đại lại phải thua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm
lược?

Đó là vì tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi
dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân
là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”.

Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này:
Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc
nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.

Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng, đồng tình, đồng sức,
đồng lòng, đồng minh”. Đây chính là con đường dẫn ta tới độc lập, tự do.

Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu
tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng,
không phân biệt già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo.

Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào
một khối trong cuộc đấu tranh chung.

Người đã nhiều lần nói rõ: “ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập
tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng
phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, Hồ Chí Minh
cho rằng “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng
mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.

Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần
chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo
thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân, hạnh phúc cho con người.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò nòng cốt trong việc xây
dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng đã không ngừng đổi
mới nội dung, phương thức lãnh đạo; vận động các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn
giáo phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân; vận động Nhân
Dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các chương trình an sinh xã
hội…

Thế giới

Trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Việt Nam không
thể không học tập từ những bài học của nước ngoài. Đối với bài học dựng nước và giữ
nước đều bắt nguồn từ vấn đề xây dựng và củng cố sự phát triển, sự gắn bó khăng khít
của các dân tộc. Một ví dụ điển hình về bài học xây dựng đoàn kết dân tộc có thể kể
đến tình hình lãnh thổ của Hàn Quốc và Triều Tiên xảy ra xung đột bắt nguồn từ việc
xung đột dân tộc.

Hai miền Nam - Bắc Triều Tiên luôn ở trong tình thế đối đầu căng thẳng lâu
nay vì nhân danh chính nghĩa, trao trả cho nhân dân Triều Tiên quyền tự quyết lựa
chọn một chính thể nào cho cả dân tộc, thì các thế lực bên ngoài lại lôi kéo, gây mâu
thuẫn giữa 2 miền về lựa chọn chính thể, để chia cắt đất nước Triều Tiên làm vùng
ảnh hưởng của mình. Khi đất nước bị chia đôi thì tất nhiên sức mạnh quốc gia cũng bị
chia đôi. Do mất đi một nửa sức mạnh như vậy mà mỗi miền Triều Tiên đã không thể
nào đủ sức tự lập trước vòng vây tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn, dẫn đến
mãi phải lụy vào họ, chịu lệ thuộc các vấn đề an ninh quốc gia, do đó mà luôn bị các
nước lớn chi phối vào mục đích của họ. Khi các nước lớn cần dàn xếp trao đổi lợi ích
với nhau, thì những vùng lãnh thổ nhỏ phụ thuộc như 2 miền Triều Tiên sẽ thường
được đem ra làm lá bài dàn xếp cho lợi ích của họ. 

Ngoài ra, giữa 2 quốc gia Ukraine và Nga cũng xảy ra điều tương tự, không chỉ
là những người láng giềng mà đã từng là những người anh em gắn bó mật thiết suốt
hơn 70 năm trong ngôi nhà chung Liên Xô. Giữa Nga và Ukraine có những mối liên
hệ chặt chẽ về lịch sử, văn hóa, chủng tộc và hiện có rất nhiều người gốc Nga hoặc nói
tiếng Nga có xu hướng thân Nga sống ở các tỉnh miền Đông Ukraine. Tưởng chừng
sợi dây liên kết tình cảm đoàn kết giữa Ukraine và Nga là tình cảm bền vững xuyên
biên giới giữa hai nước đã từng nằm chung trong khối Liên bang Nga.Tuy nhiên,
chính quyền Ukraine ngày càng có xu hướng muốn “thoát Nga”, thân phương Tây.
Đặc biệt, chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Zelensky có chính sách ngả hẳn
về phương Tây được thể hiện qua việc sửa đổi Hiến pháp năm 2019. Dẫn đến nguồn
cơn dẫn tới chiến dịch quân sự của Nga hiện nay. Và vì thế dân tộc hai nước xung đột
về vấn đề lãnh thổ, khiến hàng ngàn người phải di cư sang các nước khác lánh nạn và
đưa mối quan hệ đoàn kết của hai dân tộc vào tình trạng bị phá vỡ, đưa nhau ra mặt
trận chiến tranh. 

Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước khi đứng
trước âm mưu của các thế lực thù địch đã kịp thời thống nhất hai miền. Như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", có độc lập tự do thì mới có
hạnh phúc từ quyền tự quyết của dân tộc, không bị đem ra làm quân cờ hy sinh cho lợi
ích của các thế lực bên ngoài. Lời dạy sáng suốt đó dân tộc ta mãi mãi ghi nhớ, là kim
chỉ nam cho đường lối đối ngoại để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng.

You might also like