You are on page 1of 27

Mở bài chung về CS NG

Ngày từ buổi đầu bình minh của lịch sử, chính sách ngoại giao đã đóng vai trò như một lực
lượng tiên phong, nòng cốt trong việc ổn định bờ cõi,xã tắc, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, góp phần xây dựng vị thế, tiềm lực quốc gia. Đặc biệt khi nhìn lại lịch sử các triều
đại phong kiến Việt Nam có thể thấy chính sách ngoại giao nước ta được thực thi một cách thiên
biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn
hóa ân tộc, sắc thái chính trị của mỗi chế độ triều đại.Trong đó….
Kết bài chung về CS NG
Mở bài chung về triều đại
Kết bài chung về triều đại
Một số khái niệm thuật ngữ
- Ngoại giao : là những hoạt động chính trị, nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán,
thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này
thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ
quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn
đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường
gọi là bang giao hay đối ngoại... Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà
ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các
nước.
- Chính sách ngoại giao: Là những chiến lược do nhà nước lựa chọn, mục tiêu là các
chủ thể bên ngoài phạm vi của hệ thống chính trị trong nước nhằm đạt được những
mục tiêu khác nhau, phù hợp với lợi ích của quốc gia đó.
- Đối ngoại là tổng thể các chính sách, tương tác, hoạt động của một nước với biên
giới ngoài quốc gia nhằm đạt được những mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc
phòng, an ninh…
- Bang giao : thuật ngữ sử dụng chỉ mối quan hệ giữa các quốc gia thời quân chủ,
nhấn mạnh sự giao thiệp giữa nước này với nước khác
Chư hầu : (Từ cũ) chúa phong kiến (ở Trung Quốc thời cổ đại) bị phụ thuộc, phải phục tùng một
chúa phong kiến lớn, mạnh hơn, trong quan hệ với chúa phong kiến ấy.
nước phụ thuộc và chịu sự chi phối của một nước lớn, trong quan hệ với nước lớn ấy
Lệ thuộc:  chịu sự ràng buộc, chi phối của cái khác, không thể tồn tại, phát triển nếu thiếu
tác động nhất định của cái khác
chính sách “Trong xưng đế, ngoài xưng vương” để che mắt các vương triều phương Bắc, bên
ngoài trên danh nghĩa chịu “thần phục”, nhún nhường, nhượng bộ, chấp nhận cống nạp (vàng,
bạc, voi, ngựa,… đồ vật quý hiếm có giá trị) để được phong chức tước, công nhận chủ quyền,
hoãn binh, ngăn chặn chiến tranh, tránh họa binh đao khói lửa, giữ yên bờ cõi,… bên trong thì
xưng “Hoàng Đế” để cai quản, trị vì đất nước.
Sức mạnh tổng hợp quốc gia hay còn gọi là Thực lực quốc gia là một khái niệm trong lĩnh
vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một
quốc gia bao gồm các nhân tố vật chất (phần cứng); tinh thần (phần mềm); ảnh hưởng trong quan
hệ quốc tế. Các nhân tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia: lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên,
dân số, kinh tế, giao thông, thông tin liên lạc, chất lượng chính phủ, sức mạnh quân sự, quan hệ
đối ngoại, khoa học công nghệ
“Cây gậy và củ cà rốt” (carrot and stick) tượng trưng cho sự “đe doạ, trừng phạt – quyền lợi,
phần thưởng” của một số nước lớn hay chính sách “cây tre”, “gió chiều nào theo chiều đấy” của
Thái Lan;… chúng ta lại càng cảm thấy tự hào và tin tưởng hơn về đường lối “ngoại giao cây tre
Việt Nam”: mềm mỏng nhưng cứng rắn, bản lĩnh, kiên cường; thẳng thắn, trung thực; khả năng
thích ứng cao với mọi điều kiện, hoàn cảnh và rất nhân văn: luôn biết vun đắp, gây dựng cho đời
sau “Năm qua đi, tháng qua đi/ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”.
Các chính sách của từng triều đại :

Quan hệ đối ngoại của Việt nam thời Tiền Lê – Ngoại


giao của người “vác núi lật biển”
- Thắng lợi quân sự có ảnh hưởng và góp phần nhiều đến sự chủ động trên mặt mặt trận
ngoại giao sau này. Chiến thắng lịch sử Bạch Đằng, Chi Lăng, Tây Kết đã giúp ích rất
nhiều trong những chính sách đối ngoại, sự điều chỉnh về mặt ngoại giao của nhà Tiền
Lê.
- Với tư thế của người chiến thắng, Lê Hoàn đã sử dụng một đường lối ngoại giao vừa
cứng rắn, thông minh, khôn khéo được thể hiện qua cách tiếp sứ:
- Người "vác núi lật biển" (phụ sơn đảo hải - Tống sử) là danh hiệu người Tống dùng để
chỉ Lê Hoàn từ sau khi họ thua về quân sự.
- Về ngoại giao, Lê Hoàn cũng rất khôn khéo và cứng rắn, nên người Tống càng e ngại, dè dặt.
Họ nhìn nhận Lê Hoàn như một nhân vật thật sự kiên cường, dũng mãnh, không biết sợ là gì, có
thể làm những việc kinh thiên động địa. Đúng là Lê Hoàn giỏi về nhiều mặt: giỏi quân sự, giỏi
nội trị, mà ngoại giao cũng rất giỏi.
- Riêng về ngoại giao, trong quan hệ với nhà Tống, Lê Hoàn thực hiện một chính sách vừa mềm
dẻo vừa cứng rắn; mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước, nhưng cứng rắn để hạn
chế những thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống.
Dẫn chứng 01 : Trước ý đồ tiến đánh của nhà Tống, Lê Hoàn không quy phục
Sau khi được tiến cử lên ngôi năm 980, Lê Hoàn vẫn bang giao với nhà Tống trên danh nghĩalà
Đinh Toàn. Vua Tống không hề biết điều này, lợi dùng tình thế Đại Cồ Việt đang có tiểu Vệ
vương mà nảy ý đồ xâm lược. Tháng 8/980, Tống Thái Tông chính thức phát lệnh đánh nướcta,
trước đó còn sai cận thần là Lư Đa Tốn sang đưa thư đe dọa, muốn “nhà Đinh” phải đầu hàng
trước. Tháng 10 cùng năm, Lê Hoàn sai nha hiệu đưa thư sang nước Tống giả làm thưcủa Vệ
Vương Đinh Toàn thỉnh cầu nối ngôi Đinh Tiên Hoàng, xin được ban mệnh lệnh chínhthức. Chủ
đích của bức thư này là để hoà hoãn cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống. Vìmuốn trách cứ
về việc xưng đế và đổi niên hiệu mà không báo trước, vua Tống đã sai TrươngTông Quyền đưa
thư cho triệu mẹ con Đinh Toàn sang quy phụ trước triều đình nhà Tống,nếu sang sẽ được phong
chức, không sang thì nhất quyết không bỏ ý đồ tiến đánh.
Trước yêu cầu này của Tống Thái Tông, Lê Hoàn đã không tuân theo, cứ để quân Tống tiếnđánh
Đại Cồ Việt rồi tự làm tướng đi chặn giặc, thẳng tay đánh bại chúng.
Nhận xét :
- Thái độ của vị vua mới nước Đại Cồ Việt
- Đe dọa nhà Tống một phen tổng thất nặng nề >< Uy phong của quân ta dưới triều đình mới
- nhà Tống thua // đối phó với nhà Liêu ở phía Bắc nên thái độ rất mềm mỏng với Tiền Lê
- Lê Hoàn đã lợi dụng hoàn cảnh, thái độ đó để thể hiện MQH giao hảo, bình đẳng, không quy
phục.
Dẫn chứng 02: Tiếp sứ Lý Giác

Sau khi hai nước thiết lập lại quan hệ bang giao, việc thông sứ giữa hai bên càng trở nên
thường xuyên hơn. Nhà Tống sai Lý Giác đi sứ sang Đại Cồ Việt”. Ông là văn thần, học thức
rộng, thích thơ văn. Biết Lý Giác là một tên sứ yêu văn thơ, Lê Hoàn rất tinh ý trong lần đón tiếp
này. Để sứ giả Tống biết nước ta là một nước văn hiến, có nhiều nhân tài, trí thức, vua cử sư Đỗ
Thuận tham gia tiếp sứ

Nhận xét cách tiếp sứ Lý Giác:

- Dùng người tài để tiếp người tài


- Con người đất Viết : tài, trách nhiệm với Tô quốc
- Vị thế ĐCV dần được củng cố, quan hệ bang giao hai triều được nâng cao

Với sự kiện này, nhà sử học Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí nhận xét: “Nhà
Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thơ rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có
nhân tài, mà quốc thể được thêm tôn trọng, làm cho người Bắc phải khuất phục. Sau này mỗi khi
sứ Trung Quốc về nước đều có đưa thơ tiễn tống để khoa trương văn hóa, bắt đầu thực là từ
đây”.

Dẫn chứng 03: “Trong xưng đế, ngoài xưng vương”


Sau khi nối lại sự hòa hiếu ngoại giao giữa Tiền Lê và nhà Tống, Lê Hoàn đã có rất nhiều
chính sách ngoại giao để gìn giữ sự hữu nghị nhưng cũng có những đấu tranh ngoại giao trên
nhiều phương diện để tỏ rõ vị thế của Đại Cồ Việt

Cụ thể hơn, theo sử sách ghi lại, trong suốt hai đời vua là Lê Hoàn và Lê Ngoạ Triều (tức từ năm
982 đến năm 1010) nhà Lê đã cử 15 phái bộ sang Trung Quốc với mục đích là duy trì quan hệ
bang giao giữa hai nước. Cùng thời gian đó, vua Tống cũng cử sứ thần sang nước ta (9 phái bộ).
Tuy ngỏ ý “thần phục” Thiên triều nhưng điều đó không có nghĩa là Lê Hoàn cúi mình. Ông thực
hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương” để thể hiện một ý chí mà tất cả các đế vương
dưới thời phong kiến nước ta đều theo đuổi: “Tự coi mình như một “Trung Quốc” nhỏ hơn ở
phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở phía Bắc.”

Sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết rằng năm 981, Lê Hoàn đích thân cầm quân đánh giặc, chém tướng
Hầu Nhân Bảo, dọa tàn quân rút chạy về nước. Từ đó, ông được dâng tôn hiệu là Minh Càn Ứng
Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng Đế. Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép
rằng: “(Tống Cảnh Đức năm thứ 1) Mùa xuân, tháng giêng, lập Nam Phong Vương Long Việt
làm hoàng thái tử, gia phong Long Đĩnh làm Khai Minh Đại Vương, Long Tích làm Đông Thành
Đại Vương”. Lê Hoàn phong hai con mình làm Đại Vương, từ đó có thể thấy rằng ông cũng nhận
mình là bậc Đế.

Dẫn chứng 04 :Tiếp chánh sứ Tống Cảo và phó sứ Vương Thế Tắc

Về quân sự, Lê Hoàn chủ trương thể hiện bản lĩnh của một nước thắng trận qua việc phô
diễn sức mạnh và lực lượng để uy hiếp hai sứ Tống Cảo, Vương Thế Tắc năm 990

Khi sứ nhà Tống còn chưa sang, vua Lê Đại Hành đã cho 9 chiến thuyền cùng 300 quân
qua tận đất Tống ở Liên Châu để đón sứ, dùng binh hùng, tướng mạnh để tỏ rõ uy danh Đại Cồ
Việt khiến sứ nhà Tống phải dè chừng. Khi đến kinh đô Hoa Lư, vua Lê bố trí sẵn đại quân với
mũ, giáp, đao, kiếm đầy đủ đang tập đánh trận, trống trận nổi lên sĩ khí reo hò dậy đất; phía dưới
sông nhiều chiến thuyền với tinh kỳ bay rợp trời đất, nhằm khiến sứ thần nhà Tống khiếp sợ. Khi
gặp sứ giả, nhà vua vẫn ngồi trên ngựa, chỉ nghiêng mình thi lễ. Chờ cho sứ Tống lên ngựa xong
mới thong dong cùng sứ đi vào thành1.

1
Nhận xét:

- Phương pháp ngoại giao trưng binh độc đáo, phô trương sự lớn mạnh, phồn thịnh của
ĐCV
- Phô trương binh lực là nghệ thuật tiếp sứ, đánh mạnh vào tâm lý của đối phương

Khi nhận chiếu thư, vua Lê Đại Hành đáng ra phải quỳ xuống khi nhận sắc phong của thiên triều,
thế nhưng nhà vua nhất quyết không quỳ và giải thích rằng “đích thân đánh giặc Mán, ngã ngựa
đau chân nên không quỳ được”, nên ông chỉ đứng vái. Thái độ tự tôn dân tộc của vua Việt Nam,
người anh hùng đã chiến thắng quân Tống, không chịu hạ mình là lẽ đương nhiên. Đó cũng là
hành động trả lời thái độ hống hách của sứ giả Trung Quốc. Sứ nhà Tống không làm gì được, uất
lắm nhưng đành bỏ qua.

Trong lần tiếp sứ Tống, hết lần này đến lần khác trêu chọc sứ, ông sai người mang con hổ đến
cho sứ xem hay mang con trăn lớn đến cho sứ Tống chơi đùa, và hỏi đổng sứ Tống có ăn được
thì làm cơm thết đãi. Sứ Tống khước từ không nhận và không dám ra mặt nổi nóng.

Nhận xét: Cách đối ngoại của Lê Hoàn hết sức tài tình, khéo léo và đều chứa hàm ý sâu xa một
mặt là sự tiếp đãi hậu hĩnh, khiến chúng không có lý do nào để trách móc, bắt bẻ nhưng mặt khác
lại để răn đe những tên kiêu ngạo dám xem thường quốc gia ta.

Khi Tống Cảo, Vương Thế Tắc từ tạ trở về nước, Lê Hoàn bảo thẳng chúng: “Sau này có quốc
thư thì nên giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa”. Tống Cảo về tâu
lại, Tống Thái Tông bằng lòng với đề nghị của vua Lê2.

Nhận xét: Lê Hoàn không tỏ ra mình sợ sệt hay kiêng kiêng nể quá mức với sứ Tống, nhất là với
những tên hống hách thì càng phải thật cứng rắn nếu không chúng sẽ bám vào đó mà ra vẻ, làm
càn. Đặc biệt trong tình thế này ta có thể thấy ông luôn đặt lòng tự tôn, lợi ích quốc gia lên hàng
đầu, đó cũng chính là mục tiêu trong công tác đối ngoại được duy trì cho tới tận ngày nay.

Qua hai lần tiếp sứ, ta có thể thấy được, cách tiếp sứ của vua Lê vô cùng độc đáo, với sứ
thần có thái độ tao nhã, thích văn thơ thì đón tiếp lịch thiệp, phô trương văn hóa; đối với kẻ kiêu
ngạo, hống hách thì uy hiếp tinh thần và làm bẽ mặt. Dựa vào thế thắng, chính sách ngoại giao
cứng rắn khéo léo của Lê Hoàn buộc nhà Tống phải nhượng bộ về nhiều mặt. Và chính nhờ cách
tiếp sứ khác người và có phần kiêu ngạo của Lê Đại Hành nước ta dưới thời Tiền Lê man bắc
2
được yên không lo nhà tống dấy binh thêm lần nữa. Phương pháp ngoại giao của nhà Tiền Lê đã
góp phần giữ vững nền tự chủ dân tộc và nhân dân ta có điều kiện xây dựng đất nước trong cảnh
thanh bình và nâng cao quốc thể của đất nước, cho thấy nước ta cũng mạnh không dễ gì mà uy
hiếp, răn đe những kẻ có mưu đồ xâm lăng.

Thái độ nhà Tống trước cách đối ngoại của Lê Hoàn

Triều Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất Châu Á đương thời mang nặng tư
tưởng bành trướng. Nhà Tống nhiều lần phong chức, phong danh cao cho vua Lê như: Năm 995,
nhà Tống sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương,
năm 997 phong tước Nam Bình vương cho Lê Hoàn,... Ngoài ra nhà Tống còn nhượng bộ về một
số mặt có thể kể đến như không để tâm đến những lần tiếp sứ có phần ngạo nghễ của vua Lê, hay
cho qua sự việc ở biên giới Việt - Trung, làm ngơ việc cướp trấn Như Hồng, không gây chiến
đánh nước ta, có thái độ tôn trọng trước một nước bé hơn, điều mà trước đây hiếm khi gặp ở một
nước lớn có tư tưởng bành trướng như nhà Tống.

Nhà Tống hết lần này đến lần khác cử sứ sang nước Việt một mặt là để phong chức, trao danh để
duy trì mối quan hệ mặt khác là để dò la, do thám tình hình đất nước ta với những mưu đồ khác.
Nhận biết được điều ấy nhà Tiền Lê đã có những biện pháp không những khiến chúng không thu
thập được thông tin gì mà còn khiến chúng thêm hoang mang và lo lắng trước sức mạnh trí và
lực của dân tộc Việt, đảm bảo nền độc lập hòa bình cho nước nhà trong một khoảng thời gian dài
đó là một thành tựu to lớn trên mặt trận ngoại giao mà nhà Tiền Lê đã làm được.

Nguyên nhân dẫn đến chính sách ngoại giao của nhà Tống

Luận điểm 01: Trọng nội hư ngoại, trọng văn khinh võ

Năm 976, sau khi Tống Thái Tổ đột ngột qua đời, em trai là Triệu Quang Nghĩa lên ngôi, tức
Tống Thái Tông. Thái Tông vẫn giữ tư tưởng trọng văn khinh võ như cuối thời Thái Tổ, ông tích
cực hoàn thiện chế độ chính trị, văn hóa và kinh tế chứ không tập trung phát triển sức mạnh quân
sự. Bên cạnh đó, các vua nhà Tống cũng thể hiện rõ tư tưởng “trọng nội hư ngoại", coi phát triển
đất nước mạnh thì sẽ dễ dàng giải quyết được các vấn đề bên ngoài. Việc tập trung sức mạnh
quân sự về trung tâm từ thời Tổng Thái Tổ khiển cho quân lực của nhà Tống không mạnh mẽ
như các triều đại khác trong các cuộc chinh phạt. Đây có thể là lý do nhà Tống thường nhún
nhường và không quả hiếu chiến trong quan hệ với các nước láng giếng.
Luận điểm 02 : Thất bại ở Đại Cồ Việt
Tống Thái Tông lên ngôi khi ông chưa có bất cứ chiến công nào trong việc thu phục các nước
chư hầu và sự nghiệp thống nhất thiên hạ đang dang dở nên ông vẫn tiếp tục theo đuổi sách lược
“trước Nam sau Bắc”. Thái Tông lần lượt chinh phạt các nước phía Nam và tiêu diệt hoàn toàn
nhà Bắc Hán năm 979. Năm 980, khi biết tin vua Đinh cùng con trai bị ám sát, người Việt đang
trong cảnh hỗn loạn thi lúc bấy giờ Tống đã xử lý xong các nước phía nam, lại giáp biên giới Đại
Việt, Tống Thái Tông cho rằng đây là cơ hội tốt để thu phục nốt Đại Việt. Tuy nhiên chiến dịch
này đã thất bại, gây hao tổn lớn cho nước Tống
Sau khi bại trận trước Đại Việt, nhà Tống không tiếp tục dành sự quan tâm xuống phía Nam mà
phải tập trung về phương Bắc để tiếp tục công cuộc thống nhất Trung Nguyễn. Thêm nữa, năm
982, ngay sau chiến tranh vua Lê cử sử sang nổi lại quan hệ ngoại giao, nộp cổng, xin kinh Phật
và đặt quan hệ buôn bán nền nhà Tống lại cùng nguôi. Nhận thấy Tiền Lê không có ý định nổi
dậy, Tống Thái Tông cho rằng không cần đánh nữa mà chỉ cử sứ nhiều lần sang để giữ mối giao
hảo và cũng là để giám sát tình .
Luận điểm 03: Chiến sự giữa nước Tống và Liêu
Tình hình chiến sự giữa hai nước Tống và Liêu giai đoạn bấy giờ đang vô cùng căng thẳng, Tổng
tiếp tục thất bại trong kế hoạch tấn công người Khiết Đan lần thứ hai năm 986 và rơi vào tình
cảnh vô cùng khó khăn. Vùng biên giới của Tống bị Liêu càn quét, gây ra nhiều tổn thất nặng nề
khiến cho tinh thần chiến đấu của nhà Tống giảm sút đáng kể.
Trái ngược lại với tình hình phương Bắc, quan hệ với của Tống với Đại Việt thời gian này lại rất
tốt. Cùng năm 986, sử gia Tống là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang phong cho Lê Hoàn chức
Tiết độ sứ, Vua Lê cũng đem trả 2 tướng bại trận của Tổng trước đây và cử sử thần qua để đáp
lễ,
Theo sách “Chính sử Trung Quốc qua các triều đại - 350 vị hoàng đế nổi tiếng" của tác giả
Thương Thánh, sau khi Triệu Hằng lên ngôi tức Tổng Chân Tông, ông đã bày tỏ rõ quyết tâm cải
cách chế độ. Những hành động sau khi lên ngôi của ông đã thể hiện một nhiệm vụ tiên quyết đó
là cai quản đất nước. Tuy nhiên, càng gay gắt trong các chính sách cai quản đất nước bao nhiêu
thì các đường lối, chính sách đối ngoại lại tỏ ra nhu nhược, suy yếu. Việc duy trì mối i quan hệ
với các nước láng giềng như Đại Việt hoặc Liêu của Triệu Hằng thậm chí còn bị đánh giá là kém
xa so với Thái Tổ.

Từ khi lên ngôi, ông dường như chưa một lần dám đối diện với các cuộc tấn công quân sự của
Đảng Hạng và nhà Liêu, chỉ đưa ra những giải pháp thiên về phòng thủ. Trong khi nước Liêu
đang trong thời kỳ thịnh vượng và đang muốn mở rộng bờ cõi của nước mình, tấn công ồ ạt
xuống vùng Thiền Châu thì nhà Tống lại tỏ ra lúng túng, không biết nên chọn con đường chủ hỏa
hay chủ chiến. Sau khi theo đuổi con đường chủ chiến, cuối cùng nhà Tổng nhận thấy cần nhân
cơ hội nghị hỏa nên đã ký kết hòa ước Thiền Uyên với nhà Liêu. Đối với nhà Tống, tuy hòa ước
là một nỗi nhục, không những không giành lại được lãnh thổ đã mất mà mỗi năm đều phải cổng
nạp cho nhà Liêu nhưng đã duy trì được hòa bình biên giới trong hơn 100 năm, tạo điều kiện
thuận lợi để hai nước hội nhập và giao lưu văn hóa

Đánh giá thành quả ngoại giao dưới triều đại nhà Tiền Lê
Luận điểm 01: Nhà Tống tiếp tục hòa hiếu với nước ta sau khi Lê Hoàn mất
- Thành công ngoại giao suốt 24 năm trị vì của Lê Hoàn được thể hiện ở việc nhà Tống không có
gây hấn, tiếp tục giữ hòa hiểu với nước ta sau khi Lê Hoàn mất
Sau khi Lê Hoàn băng hà năm 1005, Lê Long Đĩnh cướp ngôi anh và lên làm Hoàng Đế. Đồng
thời, trong nước cho nhiều người làm phản khiến vua Lê tiếp tục thân chỉnh đánh dẹp. Bể tôi bên
nhà Tống có tâu với vua Tống rằng nhân Giao Chỉ có loạn nên mang quân sang đánh chiếm
nhưng vua Tống Chân Tông không nghe, lại gần rằng: "Họ Lê thưởng sai con vào chầu, góc biển
yên tĩnh, không mất trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ thăm viếng, đã vội đánh kẻ có
tang, há phải là việc làm của bậc vương giả”

Nhận xét :
Thái độ nảy của vua Tống thực sự đã tỏ rõ sự tôn trọng, trọng nhân nghĩa dành cho nhà Tiền Lê,
thể hiện niềm tin được bồi đắp từ mối giao hảo suốt 24 năm trị vì của Lê Hoàn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc nhà Tống vẫn giao hảo với nhà Tiền Lê sau khi Lê Hoàn
mất là do nhà Tổng bận đánh trả quân Liêu đang làm loạn ở phía Bắc nhưng thực chất là không
phải. Năm 1005, Lê Hoàn băng hả; lúc ấy, nhà Tống đánh nhau với nhà Liêu đã xong, củng ký
Hoa ước Thiền Uyên với triều Liêu để lập lại hòa bình cho biên giới phía Bắc. Khoảng 1 thế kỷ
sau bản Hòa ước này, nhà Tổng không còn bị quấy nhiễu bởi quân Liêu nữa.
Sang năm 1006, Lê Long Đĩnh xưng để và trong nước có loạn; thực tế, nhà Tổng có thể rảnh tay
để đánh chiếm Đại Việt với tiềm lực kinh tế để chỉ trả cho chiến tranh vẫn còn vững chắc. Tuy
đủ tiềm lực để khơi mào một cuộc chiến tranh bình định Đại Cồ Việt nhưng vua Tống không
làm, lại muốn tiếp tục giữa hòa hiểu với nước Nam, có thể nói rằng hành động của Tổng Chân
Tông thể hiện một nghĩa cử tốt đẹp của Thiên triều và cũng minh chứng cho thành quả ngoại
giao suốt thời gian trị vì của Lê Hoàn
So sánh, liên hệ chính sách ngoại giao nhà Tiền Lê với các triều đại khác
Điểm nổi bật nhất trong đường lối ngoại giao của Lê Hoàn với nhà Tổng chính là việc thực hiện
chính sách ngoại giao cương nhu kết hợp. Sách lược đối ngoại không chỉ được vận dụng khéo
léo thời Tiền Lê mà ông cha ta ở các đời sau như nhà Lý, Trần cũng áp dụng thành công trong
quan hệ đối ngoại với các nước.
Luận điểm 01: Đấu tranh ngoại giao nhằm mục tiêu giữ vững vị thế quốc gia, quốc thể
Trong công cuộc đấu tranh ngoại giao để giữ gìn quốc thể, Lê Đại Hành ý thức được bản thân là
vua một nước, do đó chỉ ngồi trên lưng ngựa rồi nghiêng minh thi lễ trước sứ giả Trung Quốc và
lấy cớ bị ngã ngựa đau chân, không lay mà chỉ đứng vải khi nhận chiếu. Không chỉ vậy, vua Lê
Đại Hành cũng vô cùng linh hoạt trong thái độ tiếp đón các sử thần Trung Quốc.
GS. Vũ Dương Huân đã nhận xét rằng: “Đối với những sử thần có thái độ ngạo mạn, có tâm địa
xấu như Tống Cáo và Vương Thế Tác, ông có đổi sách mạnh, biểu dương sức mạnh quân sự, sự
giàu có, thịnh vượng, uy hiếp tinh thần sử Tổng. Còn đối với sứ thần có học thức, giỏi văn thơ
như Lý Giác, ông đón tiếp với cách ứng xử khác: rất văn hóa, nếu bật Đại Việt là nước văn hiến
có nhiều nhân tài...”
Kế thừa :
Vào đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông luôn kiên quyết khước từ việc sang châu bằng cách viện
đủ các lý lẽ khéo léo như sức yếu, tuổi cao, triều đại có vua cũ mất... Điều này đã một lần nữa
nhấn mạnh nguyên tắc bất biến trong bản sắc ngoại giao nước ta: Luôn đặt lợi ích quốc gia - dân
tộc là ưu tiên hàng đầu
Luận điểm 02: Đấu tranh ngoại giao nhằm mục tiêu giữ gìn hòa hiểu các nước, nhất là đối
với các nước láng giềng
Sau khi đánh thắng quân xâm lược của nhà Tống (981), mùa xuân năm 983, vua Lê Hoàn vẫn
theo chính sách của các triều đại trước, đã chủ động cho sử sang xin thông hiểu, triều cống Thiên
triều để duy trì hòa bình cho đất nước và xây dựng mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước. Hành
động này của Lê Hoàn không chỉ giữ lại thể diện cho quốc gia thiên triều như nhà Tống bởi phần
hổ thẹn sau khi thua trận trước Đại Cồ Việt, mà còn giúp Tiền Lê tránh được những đụng độ
quân sự suốt thời kỳ còn lại của triều đại.
Kế thừa:
Thời nhà Lý. Trong cuộc chiến với nhà Tổng (1075 – 1077), tại phòng tuyến sông Như Nguyệt,
khi Quách Quỳ ở tỉnh thể tiến thoái lưỡng nan, Lý Thường Kiệt cũng thấy quân ta sức cũng sắp
cạn; do đó, ông đã sai sứ thần sang dinh Quách Quỷ bản hòa, mở đường cho Quách Quỳ rút quân
trong danh dự. Ở đây, ông đã chọn đúng thời điểm để dùng biện sĩ bản hòa” bằng cách đưa ra
một sáng kiến hòa bình phải chăng với nội dung hấp dẫn. Đối với Tống, những vùng đất mà
quân Tống chiếm được nay trở thành đất Tổng; ngoài ra Đại Việt xin chịu tội và chịu cống. Về
phía Đại Việt, cái được lớn nhất là hòa bình, không còn quân Tống và không phải tiếp tục chiến
tranh. "
Chủ trương “dùng biện sĩ bản hòa" đã đạt được mục đích vì nó đã giải quyết đúng lúc và thỏa
đảng quyền lợi của hai bên",
Tổng kết
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời Tiền Lê nhìn chung diễn ra rất tốt đẹp
nhà đường lối ngoại giao uyển chuyển, khéo léo nhưng cứng rắn, linh hoạt của Lê Hoàn - vị vua
khai sáng triều đại và trị vì lâu nhất nhà Tiền Lê. Vị thế quốc gia và quốc thể của Đại Cổ Việt ta
trong suốt thời kỳ này không ngừng được nâng cao, khiển nhà Tống có nhiều phần c dẻ về thế
lực của nước ta, thậm chí từ bỏ mưu đổ xâm lược sau thất bại quân sự nặng nề năm 981. Những
điểm sáng trong đấu tranh ngoại giao dưới thời Tiền Lê không chỉ kế thừa những đường lối đối
ngoại kiên quyết trước đó từ nhà Ngô, Đinh mà còn cương nhu kết hợp, mềm mỏng đối đãi với
Thiên triều, để lại nhiều bài học ngoại giao to lớn cho thời kỳ sau

Quan hệ đối ngoại Việt Nam thời Lý – Đánh rồi mới


đàm
1. Quan hệ Lý – Tống trước chiến tranh. Vấn đề biên giới và biên dân của hai nước
Năm 1010, nhà Lý thay nhà Lê lên cầm quyền nước ta. Lý Thái Tổ cho sứ sang giao hảo
với nhà Tống. Bọn triều thần nhà Tống có ý muốn từ chối, không nhận quan hệ với triều
Lý, tức là có ý muốn kiếm chuyện với ta. Nhưng vua Tống do dự, nên nhà Tống vẫn tiếp
nhận sứ ta. Tuy vậy, nhà Tống không thật tâm giao hảo vẫn để cho quan quân vùng biên
giới thường xuyên lấn chiếm, cướp đất, cướp người, cướp của của ta.

Năm 1014, một cuộc xung đột tương đối lớn xảy ra. Hai viên tướng nhà Tống là Dương
Trương Huệ và Đoàn Kính Chi đem 20 vạn quân Hạc Thác (là thổ dân vùng Tả giang,
Hữu giang, Quảng Tây), tiến sang đánh cướp vùng Cao Bằng. Vua Lý Thái Tổ cho quân
lên đánh. Giặc tan ngay, hơn một vạn giặc chết tại trận. Quân ta bắt sống rất nhiều quân
giặc và ngựa của chúng. Sau trận đánh này, vua Lý cho đem một trăm con ngựa trong số
ngựa bắt được của giặc sang biếu vua Tống, vừa cố giữ giao hảo, vừa gián tiếp cảnh cáo
trìêu đình Tống về những vụ xâm lấn mà quân Tống gây ra. Vua Tống hạ lệnh cho quan
lại các địa phương phải đón tiếp sứ ta thật chu đáo và chính vua Tống cũng tiếp sứ ta rất
trọng hậu

Luận điểm 01: Chủ trương “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt

Chủ trương 'tiên phát chế nhân và trận tử chiến hạ thành Ung Châu

- Sau thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất (năm 981), triều đình nhà Tống, đứng đầu là Tống
Thần Tông không cam chịu và từ bỏ mưu đồ, ráo riết chuẩn bị mọi mặt để thôn tính nước ta một
lần nữa. Một mặt, nhà Tống thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước Liêu, Hạ ở phía Bắc và
Tây Bắc để ổn định tình hình trong nước. Mặt khác, huy động lực lượng từ phương Bắc với hàng
vạn kỵ binh, bộ binh tinh nhuệ và quân địa phương ở các tỉnh Nam Trường Giang; đồng thời,
xuất chi một lượng lớn công khố bảo đảm cho huấn luyện, xây dựng các căn cứ quân sự, hậu cần
giáp biên giới để tập kết lực lượng, tích trữ lương thảo, phục vụ trực tiếp cuộc chiến tranh xâm
lược Đại Việt. Thấy được mưu đồ của giặc thôn tính nước ta ngày càng lộ rõ, triều đình nhà Lý
đã chủ động tăng cường phòng bị, củng cố lực lượng, nắm chắc mọi động thái của địch ở phương
Bắc; mở cuộc tiến công đánh bại lực lượng quân sự, đập tan mối uy hiếp xâm phạm lãnh thổ từ
phía Nam (năm 1069)
- Trong cuộc chiến tranh tự vệ của nhà Lý chống quân Tống, Lý Thường Kiệt đã đưa ra chủ trương
"tiên phát chế nhân": "Ngồi yên đợi giặc không băng đem quân ra trước chặn thể mạnh của giặc"
(ra tay trước để khống chế kẻ địch). Theo tìm hiểu, tiên phát chế nhân là một kế sách trong 'Tam
thập lục kể nghĩa là 'ra tay trước chế phục người". Và trong cuộc chiến chống quân tống, Lý
Thường Kiệt đã chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn, làm giảm thiểu sức mạnh, ý
chí và hành động xâm lược của địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh. Với
việc dùng chính binh pháp của Trung Hoa để cầm quân tập kích bất ngờ nhà Tống, Lý Thường
Kiệt đã làm được điều mà người Tổng ngày ấy không ai nghĩ rằng kể sách của tiền nhân họ lại
đập vào lưng hậu thế mình.
- Trận tử chiến hạ thành Ung Châu là ví dụ điển hình nhất trong việc Lý Thường Kiệt áp dụng chủ
trương tiên phát chế chân. Nói về trận hạ thành Ung Châu, sử sách chép: Để chuẩn bị cho kế
hoạch xâm lăng, nhà Tống đã lấy thành Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) làm trung tâm tích trữ
lương thảo, tập trung lực lượng. Lý Thường Kiệt biết rõ điều nên đã vận dụng chủ trương ‘đem
quân đánh trước để chặn thể mạnh của địch"
- Cuối năm 1075, 10 vạn quân được huy động và chia làm hai đạo. Quân bộ do Tổng Đàn chỉ huy
và xuất phát trước. Quần thủy do Lý Thường Kiệt trực tiếp dẫn đầu. Cả hai đạo quân nhằm hưởng
Ung Châu mà đánh. Đạo quân của Tổng Đàn nhanh chóng tiêu diệt các trại quân Tống ở mặt nam
Ung Châu. Trung tuần tháng 1/1706, đạo quân này bắt đầu vây hãm thành Ung Châu. Đạo quản
Lý Thường Kiệt dễ dàng hạ Khâm Châu, Liêm Châu (đều thuộc Quảng Đông) và sau đó cũng kéo
đến Ung Châu. Đối mặt với đại quân nhà Lý, chủ tưởng Ung Châu là Tô Giảm - một người biết
dùng binh của nhà Tống đã đem tài sản phân phát cho nhân dân trong thành, dùng lời khích lệ
tinh thần khiến cả thành đồng lòng cố thủ. Lý Thường Kiệt vây thành ngọt hơn một tháng không
thể hạ nối. Quân Đại Việt nghĩ cách đảo hầm xuyên qua hảo sâu và tưởng thành để đột nhập vào
trong thành. Quân Ung Châu phát hiện được hầm, Tô Giảm cho phỏng hỏa đốt ngay miệng hầm
khiến quân Đại Việt lại bị thương vong, Quân Đại Việt dùng hỏa tấn công, bản các loại đạn gây
cháy từ máy ban đã và hóa tiền vào trong thành gây nhiều thương vong cho dân chúng và binh
lính nhà Tống. Thành Ung Châu bị cháy nhiều nơi, không đủ nước để dập lửa. Vì trong thành
thiếu nước uống, dân chúng phải uống nước bẩn dẫn đến dịch bệnh lây lan khiến nhiều người
thiệt mạng. Dù vậy, tưởng thành vẫn không hạ được. Đạn từ máy bắn đá thời kỳ này tỏ ra không
đủ sức đánh thủng tưởng thành của Ung Châu.
- Cuối cùng Lý Thường Kiệt dùng kế thổ công" Ông sai quản lấy đất xúc vào bao, làm đến hàng
vạn bao đất rồi bắt tù binh người Tổng liều mạng vượt qua mưa tên khiến bao đất xếp dưới chân
thành để tạo thành bậc thềm. Chẳng mấy chốc đã làm được một đường dốc cao tới mặt thành.
Quân Việt tràn vào trong thành, không thể địch nổi. Tô Giám lúc này vẫn cố liều chết lãnh đạo
quân và dân trong thành kháng cự, khi thấy không còn hy vọng thì quay về giết hết người nhà,
tổng cộng 36 người, chôn xác xuống hố rồi tự thiêu chết. Tô Giám liều mình như vậy khiến dân
chúng thành Ung Châu cảm kịch mà không chịu đầu hàng, họ đã chiến đấu đến cùng trong tuyệt
vọng. Tai ương đã ập lên tất cả họ, một cuộc thảm sát đã diễn ra. Để hoàn thành cuộc chiến tiêu
hao sức lực này, Lý Thường Kiệt hạ lệnh giết tất cả người trong thành. Đến ngày 1/3/1076, thành
Ung Châu bị hạ sau 42 ngày cố thủ. Số người thành Ung Châu bị giết lên đến 58.000 người. Về
phía quân Đại Việt cũng có tổng thiệt hại đến hơn vạn người và một số voi chiến trong chiến cuộc
Ung Châu. Chiến thắng thành Ung Châu làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của quân Tống, khiến
chúng rơi vào thế bị động, buộc phải chuẩn bị lại cho cuộc viễn chinh. Về phía ta, Lý Thường
Kiệt phá hủy hết các kho tàng của quân Tống rồi rút về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt
án ngữ phía bắc Thăng Long.
- Đánh giá về chiến dịch này của Lý Thường Kiệt, Đại tá TS Nguyễn Thành Hữu cho rằng:
Nhằm đảm bảo quyền chủ động chiến lược, đẩy địch vào thế bị động và dẫn tới thất bại,
Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân”- tiến công địch trước. Đây là tư tưởng
chiến lược rất táo bạo, nhưng đúng đàn, tạo sự bất ngờ và phù hợp với điều kiện nước ta
lúc bấy giờ. Bởi lẽ, nếu biết được âm mưu của nhà Tống mà ta chỉ bí mật chuẩn bị để đợi
giặc đến thì khó có thể chủ động đánh bại được kẻ thù và nếu có giành thắng lợi cũng sẽ
chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, chủ động tiến công đánh bại ý chí xâm lược của địch ngay
trên đất nước của chúng để bảo vệ giang sơn xã tắc gây bất ngờ hoảng loạn đối với địch
Trong khi quan hệ với nhà Tống ở phương Bắc căng thẳng như vậy thì ở phương Nam quan hệ giữa nhà
Lý với Chiêm Thành thuận lợi hơn. Nhà Lý không đánh thuế vải trắng mà thương nhân Chiêm Thành đưa
vào buôn bán ở nước ta. Bởi vậy quan hệ giữa ta và Chiêm Thành ngày càng thân thiện. Vua Chiêm
Thành cho sứ đem nhiều sản vật quý hiếm biếu nhà Lý.

Luận điểm 02: “Lệ bố” – Công tác vận động, đòn tấn công chính trị mang tính chất đối
ngoại
Trước khi tiến quân vào đất Tống, Lý Thường Kiệt cho truyền “Lệ bố" đi khắp miền
Quảng Đông, Quảng Tây.
"Lệ bố": "Lệ" là để ngỏ, “bố” là bố cáo. Lệ bố là những tờ hịch nói công khai cho dân
chúng biết. Nội dung các lệ bố nhằm mấy điều:
1. Nói rõ mục đích cuộc hành quân của ta không phải là để cướp nước hại dân.
2. Vạch rõ những sai trái, ngang ngược của triều đình nhà Tống và quan lại Tống đối với
nước ta.
3. Kể tội tể tướng Tống là Vương An Thạch và triều đình Tống đã dùng “tân pháp” để
đàn áp, bóc lột nhân dân Tống.
4. Nêu cao ý nghĩa cuộc hành quân của ta không phải chỉ vì lợi ích của ta mà còn vì lợi ích của
nhân dân Tống
Có lệ bố viết cụ thể:
"… Nay bản chức vâng lệnh Quốc vương, chỉ đường Bắc tiến, muốn dẹp tan làn sóng yêu
nghiệt, làm phân rõ đất đai nhưng không phân biệt dân chúng....
… Ta nay ra binh cứu dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền đi để mọi người biết. . . "
Có lệ bố nêu lý do cuộc hành quân của ta:
"Có những dân làm phản trốn sang Tống. Các quan Tống dung nạp và giấu đi. Ta đã cho
sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời. Ta lại sai sứ vượt biển
sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì thế, quân ta
tới đuổi bắt nhưng dân trốn ấy...”.
Lệ bố của Lý Thường Kiệt truyền đi, được nhân dân Tống hoan nghênh. Cho nên khi
quân Lý Thường Kiệt tiến vào nội địa Tống, người dân Tống không hoang mang, không
sợ chạy, không chống đối cuộc hành quân của ta.
Sau khi đã truyền lệ bố đi các nơi và biết chắc dân Tống không phản đối cuộc hành quân
của ta, quân ta từ nhiều ngả tiến vào đất Tống.
Quân ta chiến thắng liên tiếp, lần lượt tiêu diệt hơn 10 căn cứ quân sự của Tống ở Quảng
Tây. Cuộc hành quân của ta trên đất Tống làm cho triều đình nhà Tống hoang mang lúng
túng và quân tướng Tống ở miền nam nước Tống thua thiệt nghiêm trọng
Luận điểm 03 : Đánh bại quân địch trên chiến trường và sử dụng đấu tranh ngoại giao để kết
thúc chiến tranh

Lối đánh vận động phòng ngự của Lý Thường Kiệt  

 Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt:

Sau khi hạ thành Ung Châu và giành nhiều thắng lợi lớn trên đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân
về nước. Mùa thu năm 1076, sau khi đem quân từ Quảng Tây về, Lý Thường Kiệt cho đắp ở bờ
sông Cầu một khúc đê cao như bức thành đất, dài gần 7 vạn bước (khoảng 30 ki-lô-mét), chạy
dài từ bến đò sông Như Nguyệt tới chân núi Nham Biền. Bên ngoài đê, đóng cọc tre mấy lớp để
làm giậu, giữ lấy chân đê . Toàn bộ khúc đê cao này là một chiến lũy kiên cố để chặn đánh địch,
không cho chúng qua sông Cầu tiến vào Thăng Long
Nhận xét: Ý đồ chiến lược của Lý Thường Kiệt là bằng phòng ngự chiến lược, chặn đứng, phá
thế tiến công của địch, giam hãm quân Tống trong tình trạng bị tiêu hao, mệt mỏi, thiếu lương
thực, không viện binh, tạo thời cơ để phản công, tiến công tiêu diệt chúng. Có thể nói, đây là một
điểm độc đáo về mặt chiến lược chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược của
dân tộc ta; chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt.

 Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường
bộ

  Mặc dù bị quân đồn trú, quân địa phương và dân binh Đại Việt chặn đánh quyết liệt, nhưng
trong thế tiến công mãnh liệt, 30 vạn quân Tống đã nhanh chóng chọc thủng tuyến phòng thủ
vòng ngoài và tiến sâu vào lãnh thổ nước ta. Thế nhưng quân Tống không thể vượt sông được
khi chỉ còn cách kinh đô Thăng Long khoảng 20Km nữa, phải chờ đợi sự hỗ trợ của đạo thủy
quân do Dương Tùng Tiên chỉ huy; trong khi đó, chính đạo quân này đã bị Lý Kế Nguyên đánh
tan ở sông Đông Kênh. Càng đóng lại lâu ngày, quân giặc càng sa vào thế bị động, càng bị tiêu
hao, lương thiếu, binh mệt lại phải chống đỡ khắp nơi. Bởi thế, chủ tướng Quách Quỳ phải hủy
bỏ kế hoạch tiến công "đánh nhanh thắng nhanh", chỉ lo phòng giữ, ra lệnh “ ai bàn đánh sẽ bị
chém”. Như vậy, bằng phòng ngự chiến lược, Lý Thường Kiệt đã làm thất bại chiến lược tiến
công của quân Tống buộc chúng phải chuyển sang phòng ngự bị động.

 Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang
đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
 Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý
Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

Khi quân Tống đang ngày càng khó khăn, khốn quẫn, Lý Thường Kiệt đã chớp lấy thời cơ,
chuyển sang phản công, tiến công tiêu diệt quân địch. Đây lại là một quyết định chiến lược sáng
suốt và táo bạo, thể hiện tính chủ động và tài năng chỉ đạo chiến lược của ông.

Với thắng lợi to lớn của đợt tiến công, quân ta đã dồn quân Tống đến chỗ bế tắc, buộc bọn tướng
lĩnh chỉ huy phải lựa chọn một trong hai giải pháp: Hoặc là ngoan cố tiếp tục theo đuổi cuộc
chiến tranh để rồi không tránh khỏi sự tiêu diệt hoàn toàn, hoặc chấp nhận rút quân về nước
chấm dứt chiến tranh giữ “thể diện Thiên Triều”.

 Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng
hòa” để hạn chế tổn thất.

Đúng lúc này, Lý Thường Kiệt đã chủ động “dùng biện sĩ để bàn hoà, không nhọc tướng tá, khỏi
tốn xương máu, mà vẫn bảo tồn được tôn miếu xã tắc” (dùng người có tài tranh biện để bàn về
việc hòa hoãn). Đây là chủ trương kết hợp giữa đánh địch và thương lượng, giữa quân sự và
ngoại giao, buộc vua Tống ra lệnh bãi binh và từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt. Đồng thời, cũng là
nghệ thuật kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt.
Việc vận dụng sách lược “kiên trì, kiên quyết, vừa đánh vừa đàm” được thể hiện rõ qua các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử. Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,
Phùng Hưng tới chiến thắng Bạch Đằng, ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm vẫn kiên trì
đứng vững trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Bất chấp nỗ lực đồng hoá từ triều đại phương Bắc,
ông cha ta luôn kiên quyết chống đô hộ, nỗ lực khôi phục chủ quyền đất nước để từng bước tiến
tới thắng lợi cuối cùng.

Năm 981, sau khi đánh bại quân Tống và giành chiến thắng cuối cùng tại sông Bạch Đằng, vua
Lê Đại Hành vẫn kiên trì triển khai ngoại giao, nối lại quan hệ giao hảo, cử sứ giả sang thông
hiếu, xin kinh phật, và đặt quan hệ buôn bán với nhà Tống… Mặt khác, ông vẫn kiên quyết lập
trường trong vấn đề trao trả tù binh, lấy đó làm điều kiện buộc nhà Tống phải từ bỏ hoàn toàn ý
định phục thù nhà Tiền Lê.

Trận Như Nguyệt năm 1079 là lần đầu tiên của Việt Nam kết thúc bằng thắng lợi hòa đàm,
thông qua triển khai “dùng biện sĩ bàn hoà, không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu xương mà lại
bảo toàn được tông miếu.” Sách lược “vừa đánh vừa đàm” cũng được áp dụng trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn: Chỉ bằng một bức thư gửi cho Mộc Thạnh, Nguyễn Trãi đã kìm chân 5 vạn viện
binh của nhà Minh ở biên giới phía Bắc, từ đó kết thúc sớm chiến tranh bằng thương lượng.

Như vậy, thông qua sách lược ngoại giao “kiên trì, kiên quyết, vừa đánh vừa đàm”, các bậc ông
cha đã từng bước xây dựng được sức mạnh tổng hợp, “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
Đây cũng là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của sách lược ”vừa đánh vừa đàm” của nền
ngoại giao hiện đại ở giai đoạn sau này.
Lý Thường Kiệt là một tài năng quân sự kiệt xuất của nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống
Tống lần thứ hai của quân dân Đại Việt Vì sao Lý Thường Kiệt chủ động cầu hòa?

Lý Thường Kiệt đã chủ động hòa hoãn để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, đây là một giải pháp ngoại giao mềm mỏng để tránh quân
Tống xâm lược ta một lần nữa. duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp trong thời kì tới.

NGOẠI GIAO GIỮA NHÀ LÝ VỚI CHÂN LẠP

Ngoại giao giữa thời nhà Lý và Chân Lạp chỉ là quan hệ chính trị một cách thuần túy thông qua
việc các phái đoàn triều cống của Chân Lạp tới Đại Việt.Theo sử cũ chỉ chép là có phái đoàn của
Chân Lạp đến cống, nhưng do ai dẫn đầu, cống phẩm là gì và số lượng bao nhiêu thì không được
ghi chép cụ thể.
Có thể thấy, dưới thời Lý, trong vòng 183 năm (từ năm 1012 đến năm 1195), Chân Lạp cử phái
đoàn đến Đại Việt triều cống 24 lần, trong khi đó đến Trung Quốc 5 lần, nhiều hơn cả số lần
Champa (một quốc gia có nhiều mối quan hệ mật thiết cả trên phương diện chính trị, văn hóa với
Đại Việt thời kỳ này).
Nhưng tuy nhiên, mối quan hệ giữa 2 nước Đạt Việt và Chân Lạp thời Nhà Lý không chỉ có các
hoạt động về chính trị - bang giao thông qua các hoạt động triều cống qua lại của Chân Lạp đối
với Đại Việt mà ngoài ra, trên thực tế lịch sử đã ghi chép lại rằng Chân Lạp là nước đem quân
sang xâm lược Đại Việt lúc đó.
Mối quan hệ giao thương, thương mại ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Chân Lạp và Đại Việt
không được nhắc đến nhiều trong các sách sử hay trong các ghi chép của người xưa để lại. Nền
kinh tế của khu vực này trong khoảng thời gian trước thế kỉ X khá là trầm lắng, không có gì nổi
bật, các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, phân tán thưa thớt. Nhưng khoảng thời gian sau đó từ thế kỉ
X trở đi là khoảng thời gian phát triển hưng thịnh của hoạt động ngoại thương, nhất là thương
mại trên biển Đông được hình thành và dần dần phát triển.
NGOẠI GIAO THỜI LÝ ĐỐI VỚI CHAMPA
Champa có quan hệ gần gũi với Đại Việt song mối quan hệ này hàm chứa 2 vấn đề: Champa
luôn chịu sự tiến cống cho Đại Việt và giao thương. Nếu như sử cũ ghi chép khá nhiều sự kiện
Champa tiến cống cho Đại Việt thì ngược lại rất ít quan hệ giao thương giữa 2 nước.
1. Hoạt động cầu phong, triều cống
- Vào những năm 1065 – 1069, Champa bỏ cống đoạn tuyệt giao hiếu, tìm cách dựa vào nhà
Tống để xâm phạm biên giới Đại Việt nên vua đã đem quân Nam chinh.
- Về phía tây, các nước Ai Lao, Ngưu Hống đều mang vàng bạc và các vật quý đến cống. Riêng
nước Chiêm Thành không chịu thần phục, tuy vào năm 1068 mang voi trắng đến cống, nhưng
chẳng bao lâu lại mang quân đến cướp phá nơi biên giới.
- Tháng 3 năm 1069, để tránh thế bị động cùng một lúc bị đánh từ hai phía, vua Lý Thánh Tông
thân chinh cầm quân đánh vương quốc Champa, bắt được vua nước này là Chế Củ
(Rudravarman IV).
- Tháng 7 năm Kỷ Dậu (1069), đoàn quân Đại Việt đi chinh phạt Champa trở về Thăng Long.
Vua Lý Thánh Tông tha cho vua Champa sau khi thỏa thuận cắt ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma
Linh sát nhập vào Đại Việt. Biên giới giữa Đại Việt và Champa tạm thời yên ổn.
- Năm 1072, vua Lý tha thuế vải sợi trắng Champa chứng tỏ hàng vải sợi trắng của Champa đã
được buôn bán sang Đại Việt và cũng từ Đại Việt xuất sang Trung Quốc.
- Năm 1075, nhà Lý đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh
Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ở.
- Năm 1094, vua Lý Nhân Tông sai Hàn lâm học sĩ Mạc Hiển Tích sang sứ Champa nhắc việc
tuế cống.
- Tháng 7/1176, sau một thời gian dài không nhận được lễ cống, sính hay bất kì hoạt động giao
hiếu nào từ phía Champa, khiến cho tháng 10 năm ấy, Champa vội sai sứ sang lễ sính để xin hòa.
Cống phẩm của Champa phần lớn là voi trắng, sư tử, ngoài ra còn có hoa bằng vàng, trân châu
và các sản vật địa phương thâm chí còn có cả con người (phụ nữ). Và nếu chỉ theo dõi bảng
thống kê các phái đoàn và cống phẩm của Champa đến Đại Việt thời Lý thì khó có thể hình dung
được số lượng cống phẩm mà Champa dâng cho Đại Việt, bởi sử cũ không cho biết thông tin gì
hơn, ví như:
- Năm 1265, mùa xuân, tháng 2, nước Chiêm Thành sai sứ sang cống
- Năm 1266, mùa xuân, tháng giêng, Chiêm Thanh sai sứ là Bố Tinh, Bố Hoằng, Bố Đột sang
cống.
- Năm 1267, mùa xuân, tháng 2, nước Chiêm Thành sang cống.
Như vậy không chỉ bằng con đường giao thương mà dưới hình thức cống nạp hàng hóa của
Champa cũng đã được chuyển tới Đại Việt.
HẠN CHẾ TRONG NGOẠI GIAO THỜI LÝ
Năm 1009, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi vua. Ngay lập tức, ông đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với đối tác quan trọng , đặc biệt là triều đình nhà Bắc Tống. Việc ngoại giao thời Lý
có tính kế tục các hoạt động ngoại giao đã thiết lập từ thời Đinh, thời Tiền Lê trước đó. Việc
triều cống được diễn ra đều đặn dưới hai thời vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông. Tuy nhiên đến
thời Lý Thánh Tông, do một sự việc sang nhà Tống triều cống khiến vua Lý tức giận, Lý Thánh
Tông giận nhà Tống, cho là phản phúc, năm 1059 bèn mang quân đánh vào Khâm châu để thị uy
rồi rút về. Lịch sử cũng ghi nhận có những cuộc chiến tranh xảy ra giữa hai nước vào triều đại
Bắc Tống.
Từ thời Nam Tống, mối quan hệ giữa hai nước đã hoà hoãn hơn. Nhưng đến năm 1206, việc
triều cống cho nhà Tống không được thực hiện đến hết thời Lý (1225).
Mối quan hệ giữa Chiêm Thành và Đại Việt cũng tương đối tốt. Tuy nhiên, giữa hai nhà vẫn xảy
ra chiến tranh. Khi nhà Lý ngày càng suy yếu, Chiêm Thành không còn triều cống và thần phục
nữa.
Với Chân Lạp và Ai Lao, dù mối quan hệ giữa các nước ổn nhưng không được duy trì thường
xuyên. Đặc biệt là với Ai Lao, nhà Lý nhiều lần đem quân đi đánh do các xung đột tại biên giới.
Từ đó ta có thể thấy, dù thời Lý có các hoạt động ngoại giao có lợi về giao lưu văn hoá – bảo vệ
hoà bình cho đất nước, nhưng nhà Lý lại rất hay chủ động tấn công các nước xung quanh, sử
dụng chiến tranh bạo lực để giải quyết vấn đề.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Đối ngoại thời Lý đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu và sâu sắc. Thứ nhất là kết hợp
nhiều hình thức đấu tranh ngoại giao như các hoạt động cầu phong, triều cống, thơ văn bang
giao, mở cửa buôn bán với nước ngoài... để mang lại lợi ích cho quốc gia. Đó là các lần cầu
phong của vua Lý Thái Tổ (năm 1010), vua Lý Thánh Tông (năm 1055), vua Lý Anh Tông (năm
1138) ; các áng thơ, áng văn bang gia được các vua và các nhà ngoại giao thời đó phát triển và
vận dụng linh hoạt; vào nửa đầu thời Lý quan hệ ngoại thương với Chân Lạp rất phát triển . Thứ
hai là sử dụng đường lối ngoại giao kiên định về nguyên tắc nhưng rất mềm dẻo, linh hoạt trong
ứng xử . Dựa vào tình hình trong và ngoài nước để đưa ra những chính sách ngoại giao, bang
giao phù hợp với hoàn cảnh. Các chính sách bang giao mềm dẻo không chỉ làm giảm bớt căng
thẳng, ngăn chặn ý định xâm lược Đại Việt của nhà Tống, mà còn đòi lại được vùng đất Quảng
Nguyên (Thuận Châu) năm 1079, đổi lại năm 1081, nhà Lý trao trả cho nhà Tống số dân và binh
lính bị bắt . Thứ ba là kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao từ đời trước. Nhà Lý đã giữ
gìn và phát huy mối quan hệ giao hảo với các nước láng giềng như nhà Tống ở Trung Quốc,
Chân Lạp, Ai Lao. Thứ tư là sử dụng biện pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh. Trong cuộc
chiến tranh với nhà Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa ra một giải pháp giảng hòa
đó là sử dụng “dùng biện sĩ để bàn hòa” và lần đầu tiên lịch sử chống xâm lược được kết thúc
bằng thắng lợi của hòa đàm . Như vậy, qua các chinh sách và hoạt động đối ngoại dưới thời Lý,
chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quan trọng, sâu sắc và quý báu để áp dụng
vào các chinh sách, hoạt động ngoại giao sau này.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam thời Trần


Nối tiếp triều đại nhà Lý, triều đại nhà Trần là bước tiến mới trong lịch sử dân tộc: lập nên kì tích ba lần
đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược, giữ vững chủ quyền dân tộc, đưa đất nước phát triển phồn
thịnh. Trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, song song với cuộc đối đầu về quân sự,
cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao cũng diễn ra không kém phần cam go, có đóng góp quan trọng
cho thắng lợi sau cùng.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, học giả Phan Huy Chú đã đánh giá một cách xác đáng rằng: “Cuối
cùng đánh được giặc mạnh, khiến chúng phải nguội lạnh cái lòng nhòm ngó phương Nam, đó há phải chỉ
vì binh lực mà thôi đâu”
Nói đến lịch sử ngoại giao thời đại tiếp theo thời Lý, tức thời nhà Trần thì chủ yếu là nói đến những hoạt
động ngoại giao của triều đình nhà Trần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân Nguyên xâm lược
kể từ ngày chúng mới đe dọa ngoại giao tới sau khi chiến tranh kết thúc, không phải tiến hành ngoại giao
hòa bình để xin lại tù binh. Về quân sự, dân tộc ta ba lần đánh thắng quân Nguyên. Về ngoại giao, dân tộc
ta cũng kiên trì dũng cảm đấu tranh với địch và đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần không nhỏ
vào những chiến thắng chống xâm lược vô cùng vĩ đại của dân tộc ta vào thời Trần.

Luận điểm 01 : Bang giao giữa Đại Việt thời kỳ đầu nhà Trần với các quốc gia PK Phương
Bắc : Nhà Nam Tống và Đế quốc Mông Cổ

 Ở phía Bắc:

- Khi nhà Trần thành lập thì Đế quốc Mông Cổ đang tung hoành ở Trung Á, chiếm miền Bắc
và Tây Bắc Trung Quốc, sau chiếm Quý Châu và đến năm1253 chiếm được Vân Nam, nhà
Tống chỉ còn giữ được miền Đông Nam, nhưng vẫn còn là nước lớn đối với đất nước Đại
Việt nhỏ bé.

- Đến năm 1253, ở biên giới phía Bắc, nếu như trước đó nhà Lý chỉ bang giao với nhà Tống,
nay vương triều Trần phải tiến hành bang giao với hai thực thể chính trị / hai thế lực hùng
mạnh là Đế quốc Mông Cổ đang cai quản Vân Nam (có biên giới với Đại Việt ở các tỉnh
Lai Châu và Lào Cai hiện nay) và nhà Tống (với phần còn lại của biên giới phía Bắc Việt
Nam – Trung Quốc hiện nay).

Vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ đã khôn khéo tiến hành đồng thời / song song giao
hảo với cả hai thực thể chính trị / hai thế lực mạnh này:

 Mối bang giao của vương triều Trần với nhà Tống diễn ra trong 54 năm, từ năm 1225(năm
nhà Trần dựng nghiệp) đến khi nhà Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt hoàn toàn vào năm
1279.

 Mối bang giao với Mông Cổ diễn ra theo hai giai đoạn:

+ Giai đoạn từ năm 1253 đến năm 1260 là bang giao trực tiếp với đội quân Mông Cổ đang cai trị
Vân Nam;

+ Giai đoạn từ năm 1260 (năm Hốt Tất Liệt tự lập làm Đại Hãn, đặt Quốc hiệu là Nguyên, miếu
hiệu Nguyên Thế Tổ) đến năm 1368 khi vương triều Nguyên bị diệt vong bởi nhà Minh.
Sau khi nhà Minh (Trung Quốc)thành lập năm 1368, nhà Trần bang giao với triều Minh trong32
năm, từ năm 1368 đến khi nhà Trần bị thay thế bởi nhà Hồ vào năm 1400.

- Ở phía Nam:

+Sau khi lên thay nhà Lý, triều Trần tiếp tục giữ mối bang giao với Vương quốc Chăm Pa.

+Bang giao với Lào.     

Nhà Tống :
 Ở nước ta, đầu thế kỷ XIII, nhà Trần lên cầm quyền thay thế nhà Lý, quan hệ đối ngoại
với nhà Tống vẫn tiếp tục bình thường, mặc dầu có dấu hiệu trục trặc lúc ban đầu. Nhà
Trần được thiết lập đầu năm 1226. Nhà Tống (Trung Quốc) không chấp nhận quan hệ
ngoại giao với nhà Trần, ý muốn kiếm chuyện với ta, nhưng còn do dự, vì sự thất bại của
nhà Tống thời Lý Thường Kiệt còn ám ảnh vua tôi nhà Tống.

 Năm 1229, Trần Thái Tông cho sứ sang Tống cầu phong. Nhà Tống không đáp lại. Nhà
Trần không cần và cũng không có quan hệ gì thêm. Đến năm 1232, người Mông Thát đã
bắt đầu xâm lược Trung Quốc, sau đó thống trị Trung Quốc, lập nên triều đại nhà
Nguyên. Trước hết họ đánh phá nước Kim, lúc ấy là một nửa lãnh thổ Trung Quốc về
phía bắc. Năm 1234, Mông Thát chiếm đóng cả nước Kim và bắt đầu đe dọa nước Tống,
lúc ấy là nửa phía nam Trung Quốc. Năm 1234, Mông Thát cho hai đạo quân tiến đánh
Tống, một đạo đánh xuống Tương Dương, Phàn Thành; một đạo tiến xuống Thành Đô
(Tứ Xuyên). Đầu năm 1236, Mông Thát đánh Thành Đô.

 Cuối năm 1236, nhà Tống phải đặt quan hệ giao hảo với nhà Trần, họ cho sứ mang các
thư phong vương cho vua Trần.

Nhận xét:
 Sự giao hảo vội vàng của nhà Tống với ta cho thấy những lo ngại của họ trước cuộc chiến
tranh xâm lược ồ ạt của Mông Thát vào đất Tống và chung quanh đất Tống.
 Cho sứ sang gấp nước ta, nhà Tống muốn tranh thủ quan hệ hữu hảo với ta, phòng trước
sự tiếp xúc của Mông Thát với ta, có thể bất lợi cho Tống.
 Hành động thân thiện của nhà Tống là một bảo đảm cho ta không có gì phải lo đối phó
với Tống
 Cuộc xâm lược của Mông Thát đang ngày càng mở rộng và tiến sâu xuống phía nam.
Những biến động trên đất Tống, do sự thâm nhập của quân Mông Thát, có thể ảnh hưởng
tới nền an ninh biên giới nước ta. Và cũng rất có thể Mông Thát đưa chiến tranh xâm
lược của chúng vào nước ta. Cho nên về đối ngoại lúc này, ta phải lo đối phó với Mông
Thát là chủ yếu.
Nạn giặc cướp trên đất Tống :
 Từ năm 1236, sau khi đánh Thành Đô, quân Mông Thát tiến dần xuống phía nam, thường
cho du binh đột nhập vùng Quảng Đông, Quảng Tây cướp phá rồi rút đi, gây tình hình rối
ren cao độ ở miền nam nước Tống. Giặc cướp nổi lên khắp nơi, quan, tướng nhà Tống ở
đây không sao trấn trị được.
 Cuối năm 1240, giặc cướp trên đất Tống tràn qua biên giới vào vùng Lạng Giang (tức
Lạng Sơn) giết người cướp của. Viên quan trấn thủ Lạng Giang đưa tin cáo cấp triều
đình. Đây chưa phải là giặc Mông Thát mà là người nước Tống, một nước còn quan hệ
thân thiện với ta.
Nhận xét:
Triều đình nhà Trần có thái độ và phương hướng xử trí thích đáng, cương quyết không dung thứ

mọi hành động xâm lấn từ bên ngoài, bất luận kẻ xâm lấn là ai. Sử cũ ghi: "Nhà vua sai thị thần
là Bùi Khâm đi trù liệu sắp xếp việc này", "đi chỉnh lý công việc biên thùy ở mặt bắc". Thực chất
của sự việc là Bùi Khâm được lệnh cầm quân lên Lạng Giang dẹp giặc và củng cố biên phòng.

 Một năm sau (1241), giặc cướp bên Tống lại tràn sang cướp phá miền biên giới nước ta.
Triều đình nhà Trần cho đốc tướng Phạm Kính An đem quân lên biên giới đánh giặc.
Chính vua Trần lúc ấy là Trần Thái Tông cũng tự cầm đầu một đạo quân, theo đường
thủy tiến ra vùng biển Quảng Ninh. Vua Trần đưa quân vượt biên thùy, sang hẳn đất
Tống để đánh giặc cướp trên suốt một dải ven biển, từ trại Vĩnh Bình lên Khâm Châu,
Liêm Châu rồi mới trở về.
Nhận xét:
Hành động quân sự này của vua Trần vừa giúp Tống đánh dẹp giặc cướp, bảo đảm an ninh miền
biên giới nước ta vừa tạo điều kiện cho vua Trần và các tướng lĩnh đi cùng hiểu sâu hơn tình
hình quân dân Tống, thấy được tận mắt khả năng tiến triển của cuộc chiến tranh Mông - Tống, từ
đó định ra sách lược của ta để đối phó với cả hai bên Mông và Tống, khi chiến tranh lan tới biên
giới nước ta.
 Tình hình an ninh ở miền nam nước Tống ngày càng xấu. Quan lại nhà Tống vùng này
bất lực. Quân ta rút về thì giặc cướp lại hoành hành, lại xâm phạm biên giới nước ta. Nhà
Trần thấy cần phải hành động mạnh mẽ, kiên quyết hơn.
 Năm 1242, vua Trần cho tướng đưa quân lên đóng tại lộ Bằng Tường thuộc đất Tống,
cách biên giới nước ta chừng vài chục ki-lô-mét.
 Khi quân của triều đình nhà Tống xuống đảm nhiệm được việc giữ gìn trật tự miền biên
giới thì quân ta rút về. Do đấy miền biên giới nước ta và Tống tạm yên. Nhưng miền
biên giới nước ta giáp Vân Nam thì dần dần biến động nghiêm trọng.
Luận điểm 02: Dùng Chính sách “Trấn áp ngoại giao” đối phó với “Đe dọa ngoại giao”
Hoàn cảnh “Đe dọa ngoại giao”:
Vân Nam thời đó chưa phải là đất Trung Quốc, mà là lãnh thổ của một số dân tộc độc lập, trong
đó có nước Đại Lý ở liền sát biên giới nước ta. Giữa ta và Đại Lý trải mấy trăm năm, quan hệ
biên giới được duy trì tốt. Nếu Mông Thát đánh chiếm Đại Lý thì miền biên giới nước ta giáp
Đại Lý sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Mà Đại Lý mất nước là điều không tránh được. Quân Mông
Thát đánh Vân Nam từ năm 1253. Tới năm 1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền
thống trị của quân xâm lược và nước ta bắt đầu chung đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây
bắc. Ngay năm đó (1257), vừa chiếm đóng được Vân Nam, tướng Mông Thát là Ngột Lương
Hợp Thai vội cho sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa ngoại giao để mở đường
xâm lược nước ta
Vốn quen ỷ vào sức mạnh quân sự (nổi bật là kỵ binh), đế quốc Mông Cổ tiếp nối là nhà
Nguyên/Đại Nguyên thường dùng đe dọa ngoại giao kết hợp với tiến công quân sự để xâm
chiếm các nước.
Trên thực tế những năm chinh đông phạt tây Trung Á, châu Âu, mỗi khi quân Mông Cổ/
Nguyên-Mông cho sứ đi tới đâu thì nơi ấy thường khiếp sợ, không dám chống cự /hoặc chống cự
một thời gian ngắn / cúi đầu dâng đất xin hàng hoặc xưng thần nộp cống.
Đối với Đại Việt, đế quốc Mông Cổ/Nguyên-Mông cũng tiếp tục dùng “chiêu” cũ. Quân Mông
Thát đánh Vân Nam từ năm 1253. Tới năm 1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền
thống trị của quân xâm lược và nước ta bắt đầu chung đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây
bắc. Ngay năm đó (1257), vừa chiếm đóng được Vân Nam, tướng Mông Thát là Ngột Lương
Hợp Thai vội cho sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa ngoại giao để mở đường
xâm lược nước ta. Nhưng tình hình lại không như ý muốn và mong đợi của quân Mông Cổ.
Mông Cổ dùng đe dọa ngoại giao hòng bắt Đại Việt qui hàng, thì Đại Việt lấy trấn áp ngoại
giao đáp lại.
Một mặt tăng cường công tác chuẩn bị kháng chiến
Một mặt vua Trần Thái Tông cho bắt tống giam những tên sứ giả Mông Cổ hống hách :
+ Tháng 9 năm 1257, sứ của Ngột Lương Hợp Thai tới trước cửa ải nước ta. Sử cũ ghi "Tháng
tám năm Đinh Tỵ (khoảng tháng 9 năm 1257), chủ trại ở Quy Hóa là Hà Khuất cho chạy trạm về
triều tâu là có sứ Nguyên tới". Trải mấy chục năm đánh đông cướp tây mỗi khi quân Mông Thát
cho sứ đi tới đâu thì nơi đấy thường khiếp sợ, cúi đầu dâng đất xin hàng hoặc xưng thần nộp
cống. Nhưng sứ Mông Thát tới Đại Việt tình hình lại không thế. Triều đình nhà Trần đã tống
giam bọn sứ Mông Thát.
+ Thấy sứ đi không về, Ngột Lương Hợp Thai không khỏi chột dạ và bực tức, nhưng cũng không
dám vội vã ra quân. Viên tướng này cho sứ sang ta lần thứ hai, hy vọng có thể đe dọa dụ hàng
được ta, để chúng đỡ hao binh tổn tướng. Nhưng sứ đi lần thứ hai, tới được Thăng Long, cũng bị
tống giam như bọn sứ lần thứ nhất
+ Thấy thất bại về ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai quyết định tiến công quân sự Đại Việt.
Nhưng, khi đưa quân tới biên giới, Ngột Lương Hợp Thai lại cho sứ sang ta. Lần này tập trung
quân ở biên giới làm áp lực cho đe dọa ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai tưởng rằng dân tộc ta
sẽ phải khiếp sợ, khuất phục, đầu hàng. Nhưng không, sứ giả của nhà Mông Cổ sang ta lần thứ
ba cũng không gì may mắn hơn, cũng bị đưa vào giam trong ngục như những sứ giả của hai lần
trước. Đe dọa ngoại giao thất bại, không có kết quả gì mà lại mất người, mất cả uy danh, Ngột
Lương Hợp Thai đưa quân vượt biên giới Vân Nam đánh sang ta
Luận điểm 03: Chính sách “Thanh dã” trong chống giặc ngoại xâm

Nhà trần chủ trương để cho giặc vào thẳng Thăng Long. Nhưng tuy vào được Thăng Long mà giặc lại
khiếp sợ. Chúng không ngờ Thăng Long là Quốc đô mà lại bỏ ngỏ, không một bóng người. Lùng sục
khắp - nơi, chúng chỉ thấy mấy tên sứ giả của chúng bị trói nằm trơ trong nhà ngục. Hăm hở tiến đánh
Thăng Long để cướp giết, nhưng vào được Thăng Long thì lương không, người vắng. Đưa quân vào
đóng trong một kinh thành trống rỗng, không người, không lương ăn, là họa lớn của các đạo quân viễn
chinh xâm lược. Chúng phải đưa quân ra đóng ở ngoài thành Thăng Long. Nhưng dù ở trong thành hay
ngoài thành, giặc cũng đã sa vào cái thế cô quân trong một vùng thành không, nhà trống. Lương ăn năm
bảy ngày đã cạn. Lương cạn thì quân đói. Quân đói thì không còn làm gì được nữa. Ngột Lương Hợp
Thai phải từ bỏ mọi mưu đồ quân sự, phải vận dụng ngoại giao cầu hòa, để được đem quân an toàn trở
về nước. Triều đình nhà Trần không chấp nhận lời cầu hòa của giặc, cho trói sứ đuổi về trại giặc. Quân
ta tổ chức một trận tập kích lớn, đánh vào toàn bộ quân giặc. Giặc không chống đỡ nổi, thiệt hại nặng,
phải dồn toàn lực đem tàn quân chạy về nước. Nhưng không phải vì thua trận như thế mà quân Mông
Cổ từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Với bản chất hung hãn, hiếu chiến, đối với các nước ngoài, quân
Mông Cổ chỉ có đánh phá, xâm lược; xâm lược một lần không được thì xâm lược lần thứ hai, thứ ba;
không giao hảo, hữu nghị với một nước nào, một dân tộc nào. Đối với nước ta, quân Mông Cổ tất nhiên
không đi ra ngoài đường lối đối ngoại bạo ngược đó. Mục tiêu xâm lược của chúng lúc ấy là chiếm đóng
toàn bộ Trung Quốc. Vân Nam hay Đại Việt chỉ là tiện đường đánh thì đánh. Đánh chưa được thì hãy
để đấy nhưng không bỏ hẳn. Chúng sẽ thường xuyên tiếp xúc với ta. Tiếp xúc để dò xét tình hình, để đe
dọa, uy hiếp, ép buộc ta quy phục, làm nhụt tinh thần, nhuệ khí của ta, tạo điều kiện thuận lợi cho một
cuộc chiến tranh xâm lược sau. Vì vậy địch chủ động hòa hoãn và đặt quan hệ ngoại giao chặt chẽ với ta

Trong ba cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt (1258, 1285 và 1288), quân Mông-Nguyên đều xác
định Thăng Long là mục tiêu chủ yếu. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì Thăng Long là kinh đô của
nước Đại Việt. Nhưng, có một điều chúng không bao giờ hiểu, nằm ngoài dự liệu của chúng, là
ngay cả khi chiếm được Thăng Long, chúng vẫn không thể kết thúc chiến tranh, tức là không thể
hoàn thành chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, không diệt được đại quân ta, không bắt được
vương triều Trần, không đạt được mục đích chiến tranh xâm lược. Chúng hy vọng Thăng Long
địa hình bằng phẳng, sẽ là nơi quyết chiến chiến lược, và với đội kỵ binh thiện chiến có sức đột
kích nhanh và mạnh, chúng có thể đánh tan được đại quân nhà Trần như đã từng làm với những
quốc gia bị chúng xâm lược trước đó ở châu Âu, Bắc Á và gần nhất là nhà Tống (Trung Quốc).
Nhưng chúng đã lầm và hoàn toàn bị hẫng hụt khi Thăng Long mà chúng chiếm được chỉ là một
tòa thành trống rỗng, không thấy bóng một người dân, họa chăng chỉ còn lại mấy tên sứ giả của
Nguyên triều bị trói gô vứt nơi cửa khuyết. Chiếm được Thăng Long, không những không đạt
được mục đích, mà ở đây, chúng phải đương đầu với một “kẻ địch mới”, đó là cái đói, cái nóng,
ốm đau, bệnh tật... Kế sách “thanh dã” mà triều Trần tiến hành trong ba cuộc kháng chiến chống
xâm lược ở thế kỷ 13 đã phát huy tác dụng, hỗ trợ đắc lực cho cuộc chiến tranh toàn dân, toàn
diện.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (năm 1258), sau khi chiếm được thành
Thăng Long, quân Mông Cổ chỉ đóng quân được ở đây trong không đầy nửa tháng. Bởi hưởng
ứng và thực hiện mệnh lệnh của triều đình, nhân dân kinh thành đã dùng kế “thanh dã” khiến
quân địch rất khó cướp được lương thực; trong lúc lương thực mang theo để nuôi quân cứ cạn
dần, giặc bị rơi vào tình trạng thiếu lương, lại không quen thủy thổ, quân lính đau ốm nhiều…
Trong khi đó, quân và dân nhà Trần không ngừng tiến hành  những trận đánh nhỏ, lẻ; ngày đêm
tập kích và phục kích đồn trại giặc; đột nhập, đốt phá các kho lương, kho cỏ ngựa của giặc và ra
sức chuẩn bị phản công. Rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, tướng giặc là Ngột Lương
Hợp Thai không có cách gì hơn là định ngày lui quân.Tuy nhiên, để vớt vát sĩ diện, hắn sai sứ
giả đến dinh quân ta đóng ở hạ lưu sông Hồng để nói chuyện giảng hòa. Biết giặc đã vào thế
cùng quẫn, nhà Trần tận dụng thời cơ, tiến hành tổng phản công, đánh mạnh vào doanh trại giặc
ở Đông Bộ Đầu và truy kích giặc trên đường rút chạy. Đáng chú ý, khi chúng chạy đến trại Quy
Hóa (Yên Bái), Trại chủ người Mường là Hà Bổng đem quân đón đánh, quân giặc thua to.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ 2 (năm 1285), mặc dù nhà
Trần đã lập nhiều phòng tuyến để ngăn giặc từ biên giới đến sông Vạn Kiếp, nhưng vì thế giặc
quá mạnh nên không thể ngăn nổi, và chúng chiếm Thăng Long lần thứ 2. Vận dụng bài học
chống giặc trong cuộc kháng chiến lần trước, trước khi rời khỏi Thăng Long, triều đình nhà Trần
đã cho tiêu hủy những của cải, lương thực không thể mang theo; đồng thời, yết bảng ở khắp nơi
kẻ chợ và thôn quê, chỉ rõ rằng: phàm các châu huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến nên
liều chết mà đánh, hoặc sức chống cự không nổi thì phải trốn vào trong rừng, không được đầu
hàng... Hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình, ở Thăng Long và các  vùng địch chiếm đóng, nhân
dân ta thực hiện kế sách “thanh dã”, triệt nguồn lương thực tại chỗ của chúng. Cùng với đó, ở
các vùng sau lưng địch, các đội dân binh phối hợp chặt chẽ với một bộ phận phân tán tại chỗ của
quân triều đình, ngày đêm hoạt động ráo riết, liên tiếp đánh vào các căn cứ đóng quân và các đội
đi cướp lương, gây cho địch nhiều tổn thất. Đặc biệt, quân và dân Thăng Long đã hoạt động ráo
riết, tiến công lực lượng vận chuyển lương thảo giữa đại bản doanh của địch với hậu phương
chiến lược của chúng; tập kích các mục tiêu của địch trong kinh thành và chặn đánh quân địch
nống ra ngoài để càn quét và cướp lương thảo… Thời tiết chuyển dần sang mùa hè làm cho quân
lính phương Bắc phát sinh ốm đau, bệnh tật ngày càng nhiều. Bằng cuộc rút lui chiến lược tài
tình, cùng kế “thanh dã” và sức mạnh kháng chiến của cả nước, quân và dân nhà Trần không
những bảo toàn và phát triển được lực lượng kháng chiến mà còn dần đẩy địch vào thế yếu, lực
suy, từ đó tạo ra thời cơ thực hành phản công chiến lược. Do đó, chỉ trong vòng 2 tháng, kinh đô
Thăng Long một lần nữa lại được giải phóng hoàn toàn khỏi ách chiếm đóng của quân Nguyên-
Mông.
Đổ lỗi cho hai lần xâm lược Đại Việt bị thất bại là do chuẩn bị hậu cần không chu đáo, nên khi
tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1288), Hoàng đế nước Nguyên là Hốt Tất
Liệt đã cho chuẩn bị chiến tranh khá kỹ. Hắn hạ chiếu phát quân Mông Cổ và quân Hán ở ba tỉnh
Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng 7 vạn người, 500 chiến thuyền, cùng 7.000 binh ở Vân Nam,
1 vạn 5.000 lê binh ở bốn châu (Nhai, Quỳnh, Đạm, Vạn) và quân của các châu khác, đưa tổng
số quân lên đến 30 vạn; lại sai Vạn hộ Trương Văn Hổ chở 17 vạn thạch lương;  dưới sự tổng chỉ
huy của Trấn Nam Vương Thoát Hoan sang xâm lược nước ta. Nhà Trần đã chuẩn bị khá chu
đáo cả tinh thần lẫn lực lượng cho cuộc kháng chiến, nhưng trước thế giặc mạnh, Bộ chỉ huy
kháng chiến nhà Trần đã chủ trương và dùng phục binh ngăn chặn cuộc tiến công của đại binh
giặc càng lâu càng tốt; đồng thời, sử dụng kế sách “thanh dã”, bỏ ngỏ thành Thăng Long, tạm lui
về miền đất Đông Nam, chờ thời cơ tổng phản công chiến lược. Cũng như hai cuộc chiến tranh
xâm lược Đại Việt trước đó, lần này quân địch chiếm đóng Thăng Long và Vạn Kiếp. Đại quân
của địch lại rơi vào tình thế cạn kiệt lương thực vì quân tải lương không theo kịp quân chiến đấu;
vả lại, xung quanh nơi giặc đóng, nhân dân bỏ đi hết, kho lẫm trống rỗng; muốn cướp được
lương thực của dân thì quân địch phải chia lẻ từng toán, rời xa nơi đồn trại… Đây chính lại là
thời cơ để Hương binh, Lộ binh, dân binh Đại Việt phục kích, tiêu hao lực lượng địch một cách
hiệu quả. Trong hoàn cảnh đó, nhân lúc địch lúng túng, vua Trần một mặt giả sai sứ sang trại
giặc xin hòa ước; mặt khác, lại cho quân cảm tử đánh phá doanh trại giặc vào ban đêm. Bí thế,
chủ tướng giặc là Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đi đón đoàn thuyền tải lương  bằng đường biển do
Trương Văn Hổ chỉ huy đã đến vùng biển Đông Bắc (Quảng Ninh ngày nay); đồng thời, dời đại
bản doanh về Bắc Giang, sau khi  phá hủy thành Thăng Long cho bõ tức. Ra đến biển, Ô Mã Nhi
rụng rời khi nhận được tin đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị thủy quân nhà Trần,
dưới sự chỉ huy của danh tướng Trần Khánh Dư, đánh tan, mất toàn bộ số lương thực, khí giới
(tháng 2-1288). Không thể kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt khi lương thảo nuôi quân
đã bị cạn kiệt và thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè khiến đạo quân vốn quen nơi xứ lạnh
phát sinh bệnh tật…, tháng 4-1288, Thoát Hoan buộc phải cho rút quân về nước theo hai hướng
thủy, bộ. Thời cơ đã điểm, quân và dân nhà Trần đồng loạt tổng phản công, đánh thắng lớn quân
địch ở ải Nội Bàng và sông Bạch Đằng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Mông-
Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba.
Luận điểm 04: Ngoại giao hòa hoãn với quân xâm lược
Ngay sau khi đem quân từ Thăng Long chạy về tới Vân Nam, Ngột Lương Hợp Thai lập tức cho sứ sang nước
ta. Triều đình nhà Trần cho sứ Mông Cổ vào Thăng Long, nhưng không thỏa thuận điều gì. Khi sứ Mông Cổ
về, nhà Trần cũng cho một sứ bộ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam . Và mặc dầu hòa hoãn với quân
Mông Cổ, nhà Trần vẫn giao hảo với nhà Tống. Cùng một lúc với việc cho sứ sang gặp Ngột Lương Hợp Thai,
nhà Trần cũng cho sứ sang Tống, thông báo cho Tống biết ta đánh thắng quân Mông Cổ, ngăn chặn không cho
quân Mông Cổ qua Đại Việt, vào đất Tống, giúp Tống tránh được một mũi tiến công của quân Mông Cổ vào
sau lưng họ.

Lúc này thế của nước ta là thế một nước nhỏ nhưng mạnh. Về quân sự, ta đã đánh thắng một bước quân Mông
Cổ. Về ngoại giao, ta không nhượng bộ trước những hạch sách, hống hách và mọi mưu đồ của chúng. Hốt Tất
Liệt muốn lừa ép nước ta làm thuộc quốc, nhưng lại sợ quân dân ta phản ứng, có thể phản ứng cả về quân sự,
nên cuối chiếu thư phải lèo thêm một câu là: "đã cấm các biên tướng ở Vân Nam không được thiện tiện đưa
binh lấn cướp biên giới. . . " để xoa dịu sự bất bình của quân dân ta. Khi sứ Mông Cổ về nước, triều đình nhà
Trần về mặt ngoại giao cũng cho một sứ bộ sang thông hiếu. Nhưng về mặt quân sự, triều đình nhà Trần và
quân dân ta đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lược. Trong khi sứ ta sang Vân Nam thì nhà Tống
cho sứ sang đem chiếu thư phong vua Trần Thánh Tông làm An Nam Quốc vương và phong Thượng hoàng
Trần Thái Tông làm Đại vương. Có thể nhà Tống biết nhà Trần giao thiệp với Mông Cổ nên vội làm việc này
để tỏ tình thân thiện, mong giữ được quan hệ láng giềng tốt với ta.

Tháng 10 năm 1262, khi sứ ta trở về, Hốt Tất Liệt cũng cho một sứ bộ sang ta, đem sắc phong vua Trần làm
An Nam Quốc vương và đưa chiếu thư đòi hỏi ta nhiều thứ. Nội dung chiếu thư như sau: “Khanh đã gửi đồ lễ
nhận làm bề tôi, vậy bắt đầu từ năm Trung Thống thứ tư (1263), cứ ba năm một lần, chọn nho sĩ, thầy thuốc
cùng người thông âm dương bói toán, các hạng thợ, mỗi loại ba người, đem đến cùng với các thứ: dầu tô hợp,
quang hương, vàng bạc, chu sa, trầm hương, đàn hương, tê giác, đồi mồi, trân châu, ngà voi, vải trắng...”
(Nguyên sử, q.209, An Nam truyện. tờ 3a). Hốt Tất Liệt phong vương cho vua Trần là có dụng ý ràng buộc
vua Trần thành chư hầu, chịu sự khống chế của hắn về mọi mặt. Nhưng đối với nhà Trần, triều Tống hay triều
đình Mông Cổ phong vương hầu không có ý nghĩa gì. Các vua Trần không bao giờ quan tâm đến việc cầu
phong của các triều đình phương Bắc. Một nhà sử học thời trước là Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến
chương loại chí đã nhận định: "Các vua Trần được nhường ngôi, chưa từng cầu phong ở Trung Quốc” (Phan
Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, q.46, Bang giao chí). Và ở một đoạn khác trong sách này, Phan Huy
Chú có nhận định: "Đến nay, phong vương thì Mông Cổ phong trước, nhà Tống phong sau. Đó cũng chỉ là tùy
hai nước ấy tự sai sứ sang, nước ta chưa từng đưa thư trước cầu phong với hai nước ấy” (Phan Huy Chú, Lịch
triều hiến chương loại chí, q.46, Bang giao chí). Còn những yêu sách nhũng nhiễu của Hốt Tất Liệt ghi trong
chiếu thư thì nhà Trần bác bỏ. Tuy vậy, Mông Cổ vẫn tiếp tục quan hệ với ta, giữ thái độ hòa hoãn, nhưng lúc
thì yêu sách cái này, lúc lại yêu sách cái khác, hoặc cho sứ sang ta một cách bất thường để thúc ép, dọa dẫm,
muốn gây cho ta một tâm lý hoang mang, khiếp sợ chúng. Về phía ta, yêu sách nào, sứ nào của chúng, ta cũng
không quan tâm. Sứ sang rồi sứ lại về. Nhà Trần không giải quyết bất cứ việc gì theo ý muốn của chúng. Nhà
Trần chỉ trích, bắt bẻ cả những hành động bất nhất của Hốt Tất Liệt. Đối với sứ Mông Cổ vị nào tỏ ra biết điều,
ta

44 tiếp đãi mềm dẻo, ân cần, tên nào vô lễ ngông nghênh, hống hách, ta thuyết phục; thuyết phục không nghe
thì ta thẳng tay răn đe, làm cho chúng mất ngông nghênh, hống hách.

Mặc dù đã thất bại ê chề, nhưng đế quốc Mông Cổ vẫn không thay đổi thái độ và phương thức ngoại
giao. Ngông cuồng hơn, sau thời điểm năm 1260, khi Hốt Tất Liệt lên làm Đại Hãn – Nguyên Thế Tổ,
lấy quốc hiệu là Nguyên (năm 1271 đổi là Đại Nguyên), tuy chưa mở cuộc xâm lược Đại Việt, nhưng
nhà Nguyên đã không ngừng tăng sức ép ngoại giao hòng khuất phục triều Trần, với việc kết hợp giữa
yêu sách triều cống với vũ lực quân sự. Nguyên Thế Tổ mới thiết lập triều Nguyên nên rất muốn đưa
Đại Việt gia nhập vào hệ thống các nước bị chinh phục, và để làm bàn đạp xâm chiếm các nước khác.
Tháng 3 năm 1266, nhân có sứ Mông Cổ sang ta trở về nước, ta cũng cho một sứ bộ sang từ chối mọi
yêu sách của Hốt Tất Liệt. Hốt Tất Liệt đành chịu. Nhưng chỉ ba ngày sau khi sứ ta về nước, Hốt Tất
Liệt lại đưa sang ta sáu yêu sách nặng nề hơn:

Đồng thời với việc chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược Đại Việt, nhà
Nguyên tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao “chiến lang” (ve vãn, dụ dỗ không được thì yêu sách,
đe dọa vũ lực) với nhà Trần, bằng việc yêu cầu triều Trần thực hiện “lục sự” / 6 việc/yêu sách rất ngang
ngược (từ năm 1267):

1. Vua Trần phải đích thân sang chầu vua Nguyên trên đất Nguyên.

2. Vua Trần phải cho con hay em sang làm con tin ở Nguyên.

3. Phải kê khai dân số nộp cho Nguyên.

4. Phải chịu các quân dịch của quân Nguyên.

5. Phải nộp phú thuế cho nhà Nguyên.

6. Phải để cho triều Nguyên đặt (chức) Đạt lỗ hoa xích, tức đặt quan lại người Mông Cổ để giám sát cai
trị nước Đại Việt.
Trong “lục sự” trên, Nguyên Thế Tổ đặc biệt coi trọng việc bắt/buộc đích thân người đứng đầu quốc gia
Đại Việt phải sang triều kiến vua Nguyên trên đất Nguyên, xem đây là một tiêu chí để xét lòng thành
thực thần phục của vua Trần. Việc yêu cầu vua nước khác đích thân vào chầu hoặc thành viên hoàng
tộc vào làm con tin là một biện pháp ngoại giao cưỡng bức mang tính phổ biến của Nguyên - Mông
nhằm thăm dò thái độ của các nước trước khi chính thức phát binh xâm lược. Nhà Nguyên muốn biến
nước ta thành thuộc quốc, thành một địa phương trong lãnh thổ thuộc quyền cai trị của Nguyên Thế
Tổ. Những yêu sách trên của nhà Nguyên đe dọa nghiêm trọng đến thể diện / quốc sỉ của vương triều
Trần, tổn hại đến lợi ích dân tộc của Đại Việt. Nhận rõ âm mưu thâm độc của nhà Nguyên-Mông, mặc
dù vừa đánh bại quân Mông Cổ xâm lược, đang ở thế thắng, nhưng vua Trần Thái Tông rất hiểu
chuyện, “biết mình, biết người”, đã thực hiện chính sách ngoại giao kiên quyết nhưng mềm dẻo. Nhằm
đối phó với âm mưu xâm lược của Nguyên – Mông, nhà Trần kiên trì cho sứ giả sang Nguyên và giữ lệ
triều cống. Song, đối với những yêu sách làm mất thể diện quốc gia, vua Trần kiên quyết đấu tranh
không thực hiện. Vua Trần viện dẫn nhiều lý do khác nhau (như tình trạng sức khỏe không cho phép,
khoảng cách địa lý,…) từ chối  không thể sang Nguyên triều kiến Nguyên Thế Tổ, như lời biểu của vua
Trần Nhân Tông gửi vua Nguyên Thế Tổ đầu năm 1279 là: “Tôi cúi đầu trông mong bệ hạ thương đứa
con cô thần hèn yếu, xét chỗ tiểu quốc xa xôi, cho tôi được ngang hàng với hạng người quan, quả, cô,
độc, giữ yên tính mạng, để thờ bệ hạ trọn niềm chung thủy, ấy là sự may mắn của tôi, mà toàn dân tiểu
quốc cũng được hưởng đại phúc vậy”. (*)Vua Nguyên Thế Tổ còn nhiều lần dụ vua Trần Nhân Tông
thân vào triều kiến, nhưng vua Trần Nhân Tông đều từ chối với lý do đang chịu tang, hoặc đương có
bệnh.Trước những hăm dọa ngày càng hống hách, xấc xược của nhà Nguyên, vua Trần vẫn không run
sợ, nhiều lần còn bắt giam, sai trói sứ giả của kẻ thùđuổi về. Đồng thời tiếp tục cho một sứ bộ sang
Nguyên từ chối những yêu sách của vua Nguyên, đòi vua Nguyên trả tự do cho những sứ thần của ta
bị vua Nguyên giam giữ. Trước thái độ rất rõ ràng và kiên quyết của vua Trần như vậy, không khó để
nhận ra rằng, với bản chất hiếu chiến và sức mạnh quân sự của nhà Nguyên Mông đã được phơi bày
trên thực tế, Nguyên Thế Tổ không thể hài lòng và việc phát động chiến tranh đánh chiếm Đại Việt là
không thể tránh khỏi. Đó là cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai (năm 1285) và cuộc chiến
tranh xâm lược lần thứ ba (năm 1288).

Luận điểm 03: Đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự để chiến thắng quân xâm
lược
Chủ trương, phương sách đấu tranh ngoại giao của nhà Trần vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo, không
từ chối mà là từ chối. Giặc biết ta điều quân chuẩn bị đánh chúng, mà phải chịu, không trách cứ
vào đâu được
Khi quân Nguyễn đi tới Hồ Nam, còn rất xa biên giới nước ta, quân Nguyên nghe tin triều Trần
cho quân lên tăng cường phòng thủ biên giới, chứ không phải vua Trần lên biên giới để chờ đón
chúng.ta đưa thư báo chúng là ta đem quân lên biên giới cũng không phải để đánh chúng, mà vì
sắp đến kỳ nộp cống vào tháng 10 tới (tức tháng 11 năm 1284) nên sửa soạn trước, “đinh lực”, có
nghĩa là sửa soạn trước lực lượng để phục vụ việc cống nạp đó. Trong thư, vua Trần còn nhắt là
khi nào Trấn Nam vương đem quân tới biên giới thì báo cho ta biết.
Sứ Nguyên đem thư sang đòi vua Trần phải chở quân lương sang Chiêm Thành cho quân
Nguyên, và khi Trấn Nam vương Thoát Hoan đưa quân tới gần biên giới nước ta thì ta phải lên
đón. Nhưng hắn đã không được đáp lại như ý muốn.Sứ ta sang Nguyên đưa thư của vua Trần gửi
tướng Nguyên, trả lời dứt khoát rằng từ nước ta tới Chiêm Thành, đường thủy, đường bộ đều
không thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực.
Quân Nguyên xuống tới châu Tư Minh, gần biên giới nước ta, Thoát Hoan lại gửi thư cho vua
Trần, chúng vẫn muốn dùng ngoại giao để lừa dối nhân dân ta. Triều đình nhà Trần một mặt sơ
tán ra khỏi kinh thành, chuẩn bị chiến đấu, một mặt cho sứ đưa thư trả lời Thoát Hoan. Lần này
vua Trần dứt khoát đòi chúng rút quân, phải làm theo chiếu văn của vua tháng năm 1261 là: “Đã
cấm biên tướng không được đem quân xâm phạm bờ cõi nước khanh, làm rối loan nhân dân
nước khanh”

You might also like