You are on page 1of 5

Hoàng Vân Khánh-7a1

LỊCH SỬ
BÀI 11:Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)
Câu 1:
-Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh (Lê Ngọc Triều) nối ngôi,thi hành nhiều
sách tàn bạo.
-Năm 1009,Lê Long Đĩnh mất ,tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành
Lập.
-Lý Công Uẩn quê ở Chấu Cổ Pháp (Từ Sơn-Bắc Ninh).Thuở nhỏ ,ông đã theo học
sư Vạn Hạnh ,khi Vạn Hạnh vào kinh đô Hoa Lư đã dẫn ông theo .Sau này,Lý Công
Uẩn làm quan trong triều Tiền Lê ,đến chức Điện tiền chỉ huy sứ,chỉ huy cấm quân,là
người có tài có đức nên ông được triều thần rất quý trọng.
-Ý nghĩa dời đô về Đại La:
+Cho thấy sự sáng suốt của vua Lý Công Uẩn.
+Tạo đà phát triển cho đất nước.
+Cho thấy nước Đại Việt đã có sự lớn mạnh,không phải dựa vào thế phòng thủ của
thành Hoa Lư.
Câu 2:

-Nhà Lý xây dựng tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương.Đầu là vua,
dưới là các đại thần(quan văn ,quan võ).Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền,con nối.
-Nhà Lý chia nước thành 24 lộ,phủ ở miền núi gọi là châu.Dưới lộ ,phủ là hương ,
huyện ,đơn cấp cơ sở là xã.
-Năm 1042,nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư,bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
Quân đội nhà Lý được chia thành 2 bộ phận :cấm quân (có nhiệm vụ bảo vệ vua và
Kinh thành) và quân địa phương ( có nhiệm vụ bảo vệ các lệ phủ và được huy động
khi đất nước có chiến tranh ),thi hành chính sách “ngụ binh ở nhà nông”.
-Chính sách đối nội,đối ngoại:
+Trong nước :Thực hiện chính sách mềm dẻo ,khôn khéo ,song cũng kiên quyết trấn
áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.
+Ngoại nước:Giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống,dẹp tan cuộc tấn công của
Chăm-pa,đưa quan hệ Đại Việt - Chăm-pa trở lại bình thường.
-Tình hình kinh tế:
+Nông nghiệp:nhà Lý thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
+Thương nghiệp: ở các địa phương , hình thành các chợ và một số trung tâm trao đổi
hàng hóa .Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với TQ khá phát triển ,nhiều chợ vùng biên
giới được hình thành .Cảng biển Vân Đồn (QN) trở thành nơi buôn bán với nước ngoài
rất sầm uất.
+Thủ Công Nghiệp: Thời kỳ này khá phát triển ,bao gồm 2 bộ phận: Thủ công nghiệp
nhà nước và thủ công nghiệp nông dân.
-Tình hình xã hội:
+Xã hội có xu hướng phân hóa hơn.
+Tầng lớp quý tộc (vua,quan) có nhiều đặc quyền.
+MỘT SỐ ÍT dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
-Nông dân chiếm đa số trong dân cư,nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp
thuế ... một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.
-Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo, nô tì có địa vị thấp kém nhất,phục vụ
trong triều đình và gia đình quan lại.
Câu 3:
a,Tôn giáo:
-Phật giáo thịnh hành,được đông đảo quý tộc ,quan lại và các tầng lớp nhân dân tin
theo.
b, Văn hóa:
-Văn học ,chủ Hán bắt đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca ,tản văn ,truyện kể.Tiêu
biểu là tác phẩm văn học giá trị như Chiếu dời dô,Nam quốc sơn hà...
BÀI 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
TỐNG(1075-1077)
Câu 1:
-Lý Thường Kiệt là danh tưởng , đại thần nhà Lý ông tên thật là Ngô Tuấn ,sinh năm
Kỷ Mùi (1019-1105) .
-Người làng An Xá ,huyện Quảng Đức ,phủ Thái Hòa (kinh thành Thăng Long – HN
ngày nay).
-Ông có tài có võ, năm 1041 được bổ nhiệm làm Hoàng môn chi hậu,rồi được thăng
dần lên chức Thái Úy,trông coi mọi chuyện trong cung.
-Lý Thường Kiệt làm quan trải qua 3 triều vua (Lý Thái Tông , Lý Thánh Tông , Lý
Nhân Tông và lập công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm,bảo vệ vững chắc nền
độc lập nước nhà,xây dựng đất nước phòng vinh.
-Lý Thường Kiệt là người toàn đức,toàn tài được mọi người cảm phúc và được vua Lý
Nhân Tông nhận làm Thiên Tứ Nghĩa Đệ.
-Năm 1077,khi đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên tuyến sông Như Nguyệt,tương truyền
bài thơ thần “NAM QUỐC SƠN HÀ”ra đời ,được xem là bản tuyên ngôn độc lập hùng
hồn đầu tiên của lịch sử dân tộc ,làm kẻ thù khiếp sợ.
-Ông mất vào tháng 5 năm Ất Dậu (1105) thọ 86 tuổi ,được tặng Thái Úy Việt Quốc
Công.
Câu 2:
-Cuộc kháng chiến bắt đầu khi quân Tống xâm lược Đại Việt.
-Quân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã chống trả quyết liệt,dùng
chiến thuật “ đánh giặc trong chính giặc ” , cuối cùng đã đánh bại quân Tống.
-Nét độc đáo của cuộc kháng chiến:
+)Sự kết hợp giữa chiến thuật quân sự và chính trị ,sự đoàn kết của nhân
dân, và sự lãnh đạo tài ba của Lý Thường Kiệt.
+)Chủ động thực hiện việc xây dựng lực lượng và dựng phòng tuyến
chống giặc trên sông Như Nguyệt.
+)Sử dụng bài thơ “NAM QUỐC SƠN HÀ” để khích lệ ý chí chiến đấu
của quân sĩ Đại Việt và làm suy sụp tinh thần quân Tống.
+)Lợi dụng thời cơ quân Tống suy yếu=>phản công.
+)Chủ động kết thúc chiến tranh = giảng hòa.
=>Bài học kinh nghiệm:
+)Nghiên cứu,đánh giá đúng tình hình ,dự báo những âm mưu và hành
động của kẻ thù.
+)Kiên định đường lối đánh giặc,nêu cao tinh thần đoàn kết của nhân dân
và ý chí quyết chiến quyết thắng.
+)Chủ động xây dựng các tuyến phòng thủ để chống giặc,lợi dụng địa thế
hiểm trở của tự nhiên để trận địa chiến đấu.
Câu 3:
-Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân
xâm lược Tống:
+)Sông Như Nguyệt như 1 chiến tuyến tự nhiên rất khó có thể vượt qua.
+)Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (TQ)
Và Thăng Long. Việc chọn phòng tuyến Như Nguyệt sẽ thuận lợi cho ta
phòng thủ và khó cho địch khi tấn công.

You might also like