You are on page 1of 19

2.

Văn bia Thụ Hàng Môn


* Tài liệu văn bia Thụ Hàng Môn của Trần Văn Giáp:
“Một số tư liệu về việc giao lưu văn hóa giữa Việt
Nam và Triều Tiên” (Thư viện Quốc gia, ký hiệu VV
1005/70).
* Tài liệu cho biết:
- 1959, trong phái đoàn VH sang Triều Tiên, Trần Văn
Giáp đã sưu tầm được một số tài liệu Văn-Sử, trong đó
có ảnh tấm bia về sự tích Lý Long Tường.
- Trần Văn Giáp nghiên cứu và dịch nguyên văn bài văn
bia Thụ Hàng Môn.
Nhà bia Thụ Hàng Môn
* Văn bia ghi sự tích Thụ Hàng Môn (nội dung
chính):
- Thụ Hàng Môn do Hoa Sơn Quân Lý Long
Tường xưa kia dựng lên khi đã phá tan quân
Mông Cổ xâm lược Cao Ly.
- Lý Long Tường, Hoàng tử Triều Lý, Đại Việt.
Năm Bính Tuất (1226), Đại Việt có loạn, Lý
Long Tường là chú vua (Lý Huệ Tông) khóc
ở miếu Nam Bình (Nhà thờ Lý Thái Tổ), rồi
đem các đồ thờ ở bàn thờ tổ tiên chạy ra phía
Đông.
- Lý Long Tường vượt biển đến sông Phú
Lương, huyện Bồn Tân, nước Cao Ly, ẩn ở
Trấn Sơn (nay thuộc Bắc Triều Tiên).
- Đời An Hiếu Vương (nước Cao Ly) năm Quý
Sửu (1253), quân Mông Cổ kéo đến, đánh
ngay vào kinh đô, vua Cao Ly phải lánh ra
đất Giang Hoa.
- Quân Mông Cổ lại tràn sang phía Tây đánh
quận Bồn Tân. Lý Long Tường bèn cất
quân ra khỏi thành, cùng với dân quân
trong phủ, chỉ huy đánh lại quân giặc.
- Đánh nhau năm ngày, quân địch thua to, sợ
hãi xin đầu hàng rồi rút chạy.
- Vua Cao Ly rất khen ngợi, hạ lệnh đổi tên
Trấn Sơn là Hoa Sơn, phong cho Lý Long
Tường tước Hoa Sơn Quân, lấy 30 dặm đất
vuông, nhân dân hai ngàn người phong cho
làm thực ấp để phụng thờ tổ tiên.
- Vua cho lập một cái cửa (tại nơi giặc Mông
Cổ đầu hàng) gọi là Thụ Hàng Môn đề
biển ghi công.
- Năm Canh Tí (….) di sang Tô Giang, những nơi
công thự đều bị đổ nát. Thụ Hàng Môn cũng
trong số phận ấy.
- Năm 1903, quan Sát sứ là Doãn Công Cát (Doãn
Trụ Vinh) hạ lệnh làm lại Thụ Hàng Môn.
* Theo văn bia, con cháu Lý Long Tường có:
- Con tên Cán làm Nghệ văn đại đề học;
- Con là Huyền Lượng làm Tham nghị bộ Lễ;
- Con là Lung Tiến coi việc làm Quốc sử;
- Con là Dụ làm Thượng thư hữu bộc xạ;
- Con nữa là Mạnh Vân làm Điển thư bộ Hộ;
sau về ẩn ở núi Thủ Dương thờ cha mẹ rất
hiếu,
- Vua Thái Tổ Triều Tiên khen ngợi (Mạnh
Vân), năm 1397 ngự bút viết ba chữ “Hiếu Tử
Lý”, cho lập bia ngay ở làng.
- Con (Mạnh Vân) là Đại làm quan đến Quận
Thú quận Bích Chàng, tên là Chu, tôn làm
chức Hiệu Lý.
- Tên là Thọ, Thúc làm chức Thừa Chỉ.
- Tên là Nghiệp làm công thần năm Nhâm Thìn
hỗ giá theo vua, tặng chức Phán Doãn;
- Tên là Ứng Việt, đỗ Tiến sĩ làm chức Học quan
ở Thạch Đàm,
- Tên là Đỉnh, Giám làm chức Bác sĩ nhà học
Thành Quân;
- Con là Hiến Quốc, Nghĩa Phương, Cảnh Hành,
Ngôn Võ, Vạn Vịnh, đều đỗ Tiến sĩ, văn
chương nổi tiếng ở đời.
* Người soạn văn bia: Doãn Trụ Vinh hàm
Chánh Tam phẩm, Thông Chánh Đại phu, làm
chức Quận thú quận Hải Châu.
* Người trông coi công việc dựng bia: Khuê
phường, Khuê Hiệu, Tích Hiếu, Tướng Hi, Khuê
Tín, Tuấn Vĩnh, Bỉnh Khâm, Khuê Ngũ, Chi
Vinh, Đậu Cảo, Bỉnh Hoa, Khuê Việp…
* Với bản dịch văn bia trên, đối chiếu với thông
tin trong nhiều bài viết đã công bố, có một số
nội dung cần được lưu ý, đó là:
1. Bia Thụ Hàng Môn hiện ở Bắc Triều Tiên
không phải là di vật và di văn truyền từ niên
đại Lý Long Tường, mà được dựng lên muộn
hơn đến “hơn 600 năm”, vào năm 1903.
2. Bia Thụ Hàng Môn ra đời muộn, vẫn gần với
niên đại của họ Lý Hoa Sơn so với ngày nay
tới hơn 1 thế kỷ, bởi thế, độ tin cậy cao.
3. Văn bia Thụ Hàng Môn, ngoài câu chuyện về
Hoàng tử Lý Long Tường, còn cho ta biết về
con cháu của ông và dòng họ Lý Hoa Sơn.
- Người nổi tiếng nhất trong các con cháu của
Lý Long Tường trên đất Triều Tiên là Yi
Maeng-ye (Mạnh Vân?), sau khi mất được
phong là Văn Trung Công, làm quan tới
chức Gia Tĩnh Đại phu Hộ tào Điển thư.
- Yi Maeng-ye là người trung hiếu vẹn toàn,
được coi là “bằng vai phải lứa” với
Mokeun Yi Saek, Poeun Jeong Mongju,
Yaeun Gil Jae, những học giả trứ danh vào
thời kỳ cuối triều Cao Ly.
* Nhìn chung, con cháu Lý Long Tường vào
thời Cao Ly:
- Từ đời thứ nhất đến đời thứ năm có quan
tước và địa vị khá cao.
- Từ sau đời Yi Maeng-ye (cháu 5 đời của Lý
Long Tương), có mấy người làm quan trong
Triều nhưng chức vụ không cao lắm. Điều này
liên quan đến việc Yi Maeng-ye từ quan về ở
ẩn ở cuối triều Cao Ly.
3. Lời kết
- Sự kiện Lý Long Tường đem gia quyến vượt biển
đến Cao Ly (1226) là mốc quan trọng thứ hai
(sau Lý Dương Côn 100 năm) khởi đầu cho quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Triều Tiên.
- Bia Thụ Hoàng Môn là tài liệu quý hiếm và rất quan
trọng về Hoàng tử Lý Long Tường và họ Lý Hoa
Sơn ở Bắc Triều Tiên,
- Bia Thụ Hàng Môn là biểu tượng về dòng họ văn
hiến, anh hùng gốc Việt ở Triều Tiên, biểu tượng
cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Triều.
Tham khảo:
1.Trần Văn Giáp, “Một số tư liệu về việc giao lưu văn
hóa giữa Việt Nam và Triều Tiên”, TL chép tay,
TVQG, ký hiệu VV 1005/70.
2. Yu Insun, Hành tích của Lý Long Tường, hậu duệ
vương triều Lý, Việt Nam, NCLS, Việt Nam, số
2/2008.
3. Yu Insun, Vương triều Nhà Lý Việt Nam và nguồn cội
dòng họ Lý Tinh Thiện Hàn Quốc, Nghiên cứu Đông
Bắc Á, số 12 (142), 12/2012.
4. Trần Đại Sỹ, Đi tìm con cháu thuyền nhân 849 năm
trước: Nguyên tổ hai dòng họ Lý tại Đại Hàn
(13/07/2012).
The End

You might also like