You are on page 1of 7

Tam Cốc

Trên đường đi có hình con đại bàng sà xuống tạo lên cảnh hoành tráng vcl. Có
mỏm đá nơi vua Trần câu cá thư giãn. Bức tường thành tự nhiên như ngăn nơi
đây khỏi những xô bồ ngoài kia
1. Hang cả
Dài 127m. có nhiều nhũ đá như đám mây, có nhũ đã ngày đêm có nước nhỏ ra
nên còn được gọi là bầu sữa mẹ. Không khí trong hang quanh năm mát lạnh,
trong lòng thư thái lạ thường. Mùa hè như 1 cái máy điều hòa tự nhiên mùa
đông thì ấm áp
Ra khỏi hang phía tay phải sẽ có những lớp đá xếp chồng lên nhau như thể
Ankovat của Campuchia, phía xa trên sườn núi thấp thoáng bóng những con
thú đang chạy.
2. Hang 2: 62m
3. Hang 3: 60m
4. Bích động: Nam thiên đệ nhị động
- Là động đẹp nổi tiếng nhất NB. Là động đẹp thứ nhì trời Nam. Động
đẹp nhất là động hương tích ở chùa hương.
- Được xây dựng 1428 dưới triều Lê Thái Tổ. Là nơi thờ Phật, phong
cảnh trên non dưới nước. Lưng tựa sơn chân đạp thủy. gồm 3 phần Hạ,
Trung, Thượng. Là trốn tu hành cho Phật tử.
- Bích động nghĩa là chùa đẹp như viên ngọc nằm trên núi bao quanh bởi
dòng sông Ngô Đồng
- Từ chùa hạ lên chùa trung đi qua 1 cung đường khoảng 80 bậc hình chữ
S đại diện cho non nước VN. Từ chùa trung lên chùa thượng là nơi thờ
phật bà quan âm

Hoa Lư
1. Đền vua Đinh
Cách đây hơn 1000 năm, nơi chúng ta đang đứng chính là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của nước Đại Cồ Việt. Kinh đô Hoa Lư trường tồn 42 năm,
từ năm 968 tới năm 1010 và đã trải qua 3 triều đại: triều nhà Đinh, nhà tiền Lê
và khởi đầu của triều nhà Lý.
Nhà Đinh trị vì 12 năm, nhà tiền Lê 29 năm và nhà Lý chỉ 1 năm. Ngay sau
khi nhà Lý nắm quyền, nhận thấy địa thế ở đây không còn đủ điều kiện phát
triển kinh tế đất nước, chính vì vậy vua Lý Công Uẩn đã quyết định rời đô ra
Thăng Long. Sau khi vua dời đô, ngài đã cho xây dựng một ngôi đền thờ 2 vị
anh hùng dân tộc là đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. Tuy
nhiên trải qua bao thăng trầm của lịch sử thì ngôi đền do vua Lý xây dựng đã
không còn, ngôi đền hiện giờ là bản xây lại vào thế kỉ thứ 17 và đã được hơn
400 năm. Tòa thứ nhất là tòa bái đường, tòa 2 thiêu hương (quan văn võ triều
đinh) và tòa 3 là chính điện thờ vua Đinh Tiên Hoàng và 3 hoàng tử cùng 2 cô
công chúa thờ gian phía sau.
*Sự nghiệp
- Tên thật là Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 tại Ninh Bình. Cha ông mất sớm nên
ông cùng mẹ đã nương tựa người chú ruột. Hàng ngày Đinh Bộ Lĩnh có đi
chăn trâu, cắt cỏ cho trâu ăn và ông thường cùng tụi trẻ trong làng tập trận cờ
lau. Lấy đá làm vũ khí, trâu làm ngựa chiến lấy bông lau làm cờ. Ông từ bé đã
tỏ ra là người có tư chất lãnh đạo, ông luôn là thủ lĩnh của đám trẻ con trong
làng. (kể chuyện được rồng cứu)
- Năm 944, vua Ngô Quyền băng hà, các phe phái nổi dậy khắp nơi tranh
giành quyền lực. Đất nước bị chia cắt, nhân dân đói khổ lầm than và nhiệm vu
bây giờ là dep loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Người đã làm nên sứ
mệnh lich sử này chính là Đinh Bộ Lĩnh. Ông đã đứng lên chiêu tập các người
bạn năm xưa đánh trận với mình cùng các nghĩa sĩ trong vùng, ngoài ra ông
còn nhận được lực lượng binh của người bố vợ, lấy Hoa Lư làm căn cứ. Ông
không ngừng luyện binh và chiêu mộ nhân tài. Vào cuối năm 967 ông đã dẹp
loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Đầu năm 968 ông xưng danh hoàng đế,
đóng đô tại Hoa Lư, khai sinh ra nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên tại
Việt Nam. Khẳng định tiếng nói của dân tộc với các nước láng giềng. Kinh đô
Hoa Lư 4 bề núi non hiểm trở, các dãy núi nối nhau tạo thành những bức
tường thành tự nhiên bảo vệ đất nước còn non trẻ. Ông có 5 hoàng hậu, 3
hoàng tử, 2 công chúa. Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn. 2 công chúa
theo chồng nên không được tạc tượng thờ với vua cha nhưng có bài vị thờ sau
gian thờ của cha.
Vào năm 979, một biến cố lớn của lịch sử đã xảy ra. Anh giết em, quần thần
giết vua tôi để cướp ngôi. Người anh cả Đinh Liễn cho người sát hại em của
mình là Đinh Hạng Lang để cướp ngôi. Đinh Liễn là người có công góp sức
dẹp loạn 12 sứ quân, tuy nhiên vua lại không trân trọng cống hiến của Đinh
Liễn mà lại yêu thương người con thứ 2 hơn và định nhường ngôi cho Đinh
Hạng Lang người k có công lao gì với đất nước. Do đó giận cha ghét em nên
ông đã cho người sát hại em của mình. Cuối năm 979, vua và Đinh Liễn bị
một triều thần là Đỗ Thích ra tay sát hại bằng độc trong thức ăn. Sau khi đức
vua chết, người con trai thứ 3 là Đinh toàn lên ngôi trị vì đất nước, trong khi
mới có 6 tuổi. Tình cảnh đất nước bấy giờ đang bị quân địch đe dọa. Lúc này
thái hậu Dương Vân Nga đã suy tôn Lê Hoàn (một vị tướng tài giỏi của nhà
Đinh) lên ngôi vua trị vì đất nước. Lê Hoàn đã mở ra triều đại mới cho nhà
Lê.
*Sập Long sàng
- Giường rồng là nơi vua ngự triều, nơi vua ngồi được làm bằng vàng bạc. tuy
nhiên vào thế kỉ 11 khi dời đô thì vua Lý Công Uẩn đã dỡ hết những cung
điện và long sàng dát vàng bạc để di chuyển về Thăng Long. Sập long sàng
được tạo hoàn toàn bằng đá xanh từ thế kỉ 17. Trên mặt có hình con rồng thể
hiện uy quyền của nhà vua. Ở diềm của long sàng có con tôm, con chuột, con
cá thể hiện ước vọng cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nông nghiệp phát
triển.
*Tòa bái đường: xưng tên tuổi trước khi vào cáo yết vua
3 chữ Nho: Chính Thồng Quyền: ca ngợi công lao khai mở nhà nước phong
kiến tâp quyền đầu tiên của VN, xóa bỏ ách đô hộ của TQ.
Các cột trong đền được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên khối từ thế kỉ 17.
*Tòa Chính điện
- Tượng vua Đinh Tiên Hoàng ở thế thiết triều. Bên tay trái là con trai cả Đinh
Liễn, bên tay phải là 2 hoàng tử Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn
- Phía sau tượng thờ của đức vua là ban thờ của 2 công chúa triều Đinh
- Vào tả ra hữu để bày tỏ lòng thành kính, di chuyển ra đền thờ vua Lê và thái
hậu DVN.
Ra ngoài sẽ gặp đũa làm từ cây kim giao. Đũa này phát hiện được độc tố, rất
tốt cho sức khỏe. Ngoài sân trồng mấy cây Kim Giao.
*Sập Long sàng
- Làm vào thế kỉ thứ 19. Trên cũng có hình rồng. Điểm khác biệt duy nhất đó
là có đôi bàn tay của người phụ nữ đang nắm lấy râu của con rồng. Vậy người
phũ nữ nào trong thời phong kiến dám nắm lấy râu rồng (thiên tử). Đây chính
là bàn tay của thái hậu DVG, người phụ nữ quyền lưc nhất trong thế kỉ thứ
10, dám bác bỏ những định kiến khắt khe về người phụ nữ để đến với người
chồng thứ 2. Bà là người nắm quyền lực của 2 vương triều: nhà Đinh và nhà
Tiền Lê.
- Gần long sàng có đôi nghê đá rất linh thiêng để bảo vệ ngôi đền. Vào năm
2012 đền thờ của vua Đinh bị mất trộm bát hương cổ. Công an vào cuộc điều
tra nhưng không tìm ra, tuy nhiên vị sư trụ trì nói rằng: Không cần tìm, lũ
trộm sẽ tự phải mang tới trả. Vài ngày sau 4 người mang bát hương tới trả, họ
quỳ trong đền và không thể đứng lên được cho tới khi vị sư cầu khẩn thì mới
đứng đc lên. Rất nhiều nhà nghiên cứu khi đi tìm mộ của vua Đinh cảm thấy
rằng linh hồn của các vị quan triều Đinh vẫn còn hiện hữu ở đây. Nên chúng
ta khi bước vào đền nếu có ý nghĩ xấu thì sẽ bị phát hiện bởi con Nghê này.
*Mộ vua Đinh (coffin)
Đi qua cái hồ tròn tròn nhìn sang phải thấy dãy núi Mã Yên (gần quầy bán
vé). Nó giống hình yên ngưa. Khi đức vua băng hà, 7 vị quan trung thành của
triều đinh đã làm 100 cố quan tài bằng đồng, tuy nhiên chỉ có 1 cỗ duy nhất
chứa thi hài của vua. Thời đó giặc đang đe dọa bờ cõi nên họ sợ chúng nếu
tìm đc thi thể vua sẽ có những hành động xấu vì thế họ phải giấu thi hài của
ông đi. Sau khi họ phân tán 100 cỗ quan tài đi khắp các dãy núi tại Hoa Lư,
sau đó họ cảm tử để hủy manh mối. Sau này các nhà khoa học đã tìm thấy mộ
của ông trên đỉnh núi Mã Yên. Lăng của vua Lê Đại Hành đặt dưới chân núi
có ý nghĩa vua Lê là tướng của triều Đinh, là người dưới trướng vua ĐTL
nhưng được suy tôn lên làm vua để kế tụng sự nghiệp chính vì vậy ông ở dưới
chân núi để bảo vệ đức vua ở trên đỉnh núi. Đức vua thì luôn ở trên yên ngựa
để bảo vệ giang sơn tổ quốc.
2. Đền vua Lê
*Long sàng
Long sàng không có hình rồng để thể hiện sự khiêm nhường với bậc tiên đế.
Nằm trên đường dân sinh, xưa nhà nước muốn di dời để thuận lợi cho giao
thông tuy nhiên khi nhấc lên thấy rất nhiều rắn trắng nên đã không di dời nữa.
*Lê Đại Hành
Nhỏ và thấp hơn nhiều so với đền vua ĐTL để bày tỏ lòng kính trọng.
Sinh năm 941, ông có nhiều công lao trong việc dẹp loạn 12 sứ quân. Được
vua Đinh phong làm bộ trưởng bộ quốc phòng thời bấy giờ. Ông là một tướng
tài ba vì đã dẹp loạn hết quân giặc sau cái chết của vua Đinh và là người đầu
tiên đã mở mang bờ cõi của nước Nam từ Hà Tĩnh tới Quảng Bình ngày nay.
Trong thời chiến ông là vị tướng tài, trong thời bình thì ông là một ông vua
tốt, luôn gắn bó với đời sống nhân dân. Ông là vị vua đã tạo ra lễ tịch điền, đó
là lễ vua đi cày vào dịp đầu năm để khyến khích cho nông nghiệp phát triển.
Lễ này còn được duy trì tới tận ngày nay khi mà thủ tướng hàng năm cũng sẽ
đi cày đầu xuân. Đức vua băng năm 1005 hưởng thọ 65 tuổi. Sau khi băng thì
con trai ông Lê Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị em trai Lê Long Đĩnh
sát hại cướp ngôi, sau đó lên ngôi 4 năm rồi hẹo năm 24 tuổi. Ông là một vị
vua hoang dâm vô độ, tàn độc vô cùng. Ông hoang dâm vô độ, giết anh cướp
ngôi, chẻ mía trên đầu nhà sư hay cho hổ đuổi người để làm trò tiêu khiển. Do
hoang dâm vô độ nên ông bị trĩ k ngồi được chỉ nằm được thoi. Sau khi vua
oẳng thì nhà Lê đã không chọn ai lên ngôi nữa mà đã chọn một người ngoài
tộc là Lý Công Uẩn, một người tài giỏi đức độ và nhân từ. Lý Công Uẩn lên
ngôi 1009 đến 1010 thì ông quyết định rời đô ra Thăng Long. (kể lí do dời
đô). Sau đó vua Lý đã quyết định đời đô lên Hà Nội bằng con đường thủy qua
sông Sào Khê (là chỗ đi thuyền 3 Cốc), mất 12 ngày đêm mới tới nơi.
Trong đền thờ vua Lê còn có bài trí tượng của thái hậu DVN là một người
phụ nữ cực kì quyền lực vào cuối thế kỉ thứ 10, là người thay đổi vận mệnh
đất nước. Khi chồng cũ của bà là vua Đinh băng hà và con trai 6 tuổi lên ngôi,
biết rằng con không có khả năng gánh vác đất nước nên bà đã quyết định hy
sinh quyền lợi gia đình dòng tộc vì vận mệnh đất nước và trao quyền cho Lê
Hoàn trị vì đất nước. Tuy việc trao quyền cho Lê Hoàn bị các triều thần nhà
Đinh phê phán nhưng lòng dân lại rất thuận vì họ biết rằng đất nước giờ đây
cần một người tài giỏi trị vì chứ không phải 1 thằng nhóc 6 tuổi.
Sau khi vua LH lên ngôi 3 năm thì DVN đã tái giá với ông, theo đuổi hạnh
phúc của đời mình. Xưa kia tượng của bà được đặt ở cùng đền vua Đinh
chồng cũ, tuy nhiên theo truyền thống lấy chồng theo chồng nên người ta đã
chuyển tượng của bà sang đền vua Lê và đặt bên trái của vua Lê. Theo quan
niệm của người VN thì nam tả nữ hữu, vây tại sao lại đặt bà bên tay trái? Tuy
nhiên nếu đặt bên tay phải thì tượng bà sẽ quay lưng lại với đền vua Đinh nên
không phải phép, do đó nhân dân đã đặt bà bên tay trái vua Lê, mặt hướng
sang đền vua Đinh thể hiện rằng tuy đã cưới vua Lê nhưng bà luôn nhớ về
triều đại cũ luôn nhớ về vua Đinh. Bà là cầu nối của 2 vương triều Đinh và
Lê.
Tượng bà là một trong những tượng đẹp nhất VN với 3 góc nhìn khác nhau.
Nếu nhìn từ phía vua Lê Long Đĩnh sang thì bà có khuôn mặt rất nghiêm nghị
vì lúc này vua Đinh mới mất nên bà đang rất lo lắng cho nhân dân đất nước.
Phía khác nhìn vào thì bà như đang cười vì đất nước đang thái bình còn góc
độ cuối cùng là từ trong ra ngoài thì mặt bà hơi buồn vì lúc này bà mới cưới
vua LH bị triều thần và nhân dân phản đối mạnh mẽ.

You might also like