You are on page 1of 2

THÀNH HOÀNG ĐẾ

LỊCH SỬ:
_ Cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ XI, khi dời đô từ Đồng Dương (Quảng Nam) về phía
Nam, vương triều Champa đã quyết định chọn Đồ Bàn (nay thuộc địa bàn xã Nhơn Hậu
và phường Đập Đá, thị xã An Nhơn) làm kinh đô mới,Văn bia Champa gọi là kinh đô
Vijaya, sử Việt thời Lê gọi là thành Chà Bàn, còn sử liệu sau này gọi là thành Đồ Bàn.
_ Từ đó đến cuối thế kỷ 15, thành Đồ Bàn trở thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa,
tôn giáo, kinh tế phồn thịnh của vương quốc Champa. Năm 1471, sau khi vua Lê Thánh
Tông đem quân chinh phục Champa, đã sát nhập vùng đất Bình Định vào lãnh thổ của
Đại Việt. Lúc này, thành Đồ Bàn không còn giữ được vai trò là kinh đô vương quốc
Chăm pa.
_ Đến thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra, thành Đồ Bàn xưa được
Nguyễn Nhạc chọn làm đại bản doanh. Sau đó, tại tòa thành này, Nguyễn Nhạc lên ngôi
Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Từ đây, thành Đồ Bàn chính thức mang tên thành
Hoàng Đế và trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức –
Nguyễn Nhạc.
_ Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi.
_ Đến năm 1815, nhà Nguyễn cho triệt hạ hết các cung điện cũ của thành Hoàng Đế, dỡ
đá ong của thành cũ mang đi xây thành mới, trừ lầu Bát Giác được sửa sang lại làm Đền
Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
PHONG CẢNH:
_ Dù rằng đã trải qua trên 200 năm dưới sự tác động của thiên nhiên, chiến tranh cùng sự
trả thù của nhà Nguyễn nhưng Thành Hoàng Đế vẫn còn rõ nét với 3 vòng thành: Thành
ngoại, Thành nội và Tử cấm thành.
_ Hiện nay, trong khuôn viên Tử cấm thành và Thành Hoàng Đế, các kiến trúc và các
hiện vật của các thời kỳ ChamPa, Tây Sơn và nhà Nguyễn nằm đan xen lẫn nhau, tạo nên
sự phong phú và nét đặc trưng của di tích:
+ Bia ghi tiểu sử, công trạng của Võ Tánh; điện thờ và 11 thần vị thờ Võ Tánh và các
thần vị.
+ Lăng mộ Võ Tánh. Đây là địa điểm mà sử cũ ghi lại là điện bát giác nơi Hoàng đế
Nguyễn Nhạc thiết triều và cũng là nơi Võ Tánh tự tử.
+ Ngôi mộ hình chữ nhật, cạnh mộ Võ Tánh, tương truyền là mộ người hầu Võ Tánh.
+ Hai Thủy hồ: Thủy hồ được xây bằng tường đá ong, lớp mặt trác với màu trắng đục,
các chi tiết được trang trí bằng san hô.
+ Hồ hình trái tim với vật liệu và kỹ thuật xây dựng tương tự như hai thủy hồ.
=> Với những kiến trúc hiện còn và với giá trị lịch sử về một tòa thành đã hai lần giữ vai
trò là kinh đô trong lịch sử, Thành Hoàng đế xứng đáng là một điểm đến trong hành trình
đi qua những vùng kinh đô cổ của đất nước.
_ Khu di tích Thành Hoàng Đế ở Bình Định đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
vào ngày 24/12/1982.

You might also like