You are on page 1of 10

QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ

Dòng sông Lam như một con Thanh Long (Rồng Xanh) khổng lồ, chảy từ đại ngàn
Trường Sơn về đến đây tự uốn mình vòng quanh phía đông nam chân núi Dũng
Quyết tạo ra chốn địa linh sinh ra nhân kiệt như câu ca dân gian đã nói:
"Sông về cho núi khoả chân
Để đất nuôi dưỡng nhân văn cho đời"
Đứng trên núi Dũng Quyết vào những buổi sáng trời trong xanh, khi mặt trời vừa
nhô lên khỏi biển, hoặc những buổi chiều tà, khi vừng dương sắp gác núi thấy hiện
rõ phong cảnh một miền non nước xứ Nghệ cực kỳ ngoạn mục.
Nhìn về phía Bắc, cách chừng 20km là dòng sông Cấm và núi Đô Cấm, như bức
tường thành che chắn cho thành phố Vinh.
Đó là nói đến yếu tố địa. Trong tầm nhìn văn hoá của Nguyễn Huệ - Quang Trung
còn có một điều hết sức quan trọng, đó là yếu tố Nhân.
Trong quá trình hoạt động chiến đấu tiêu diệt kẻ thù cả đàng Trong lẫn đàng
Ngoài, Nguyễn Huệ - Quang Trung rất chú trọng tới con người xứ Nghệ.
Ngược dòng lịch sử, dưới thời Trần, khi vận nước đang bị uy hiếp trước làn sóng
xâm lăng của vó ngựa Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông vẫn đặt niềm tin tưởng
vào lực lượng ở xứ Nghệ biểu lộ trong câu thơ:
"Cối Kê cựu sự quân tu ký,
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh"
(Nghĩa là: Cối kê chuyện cũ người nên nhớ
Hoan Diễn đang còn mười vạn binh)
Năm 1424, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đang trong tình thế khó khăn, không phát
triển được, Lê Lợi dã đặt ra câu hỏi lớn: "Phải đi đâu về đâu để lo việc nước?".
Tướng Nguyễn Chích đã hiến kế: " Nghệ An là đất hiểm, đất rộng, người
đông...Nay ta trước hãy đánh lấy Trà Lân, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm
chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực, vật lực đất ấy mà quay ra đánh đông đô, thì
có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ"
Đó là những bài học lịch sử sống động khi biết dựa vào thế đất và lòng người xứ
Nghệ.
Xứ Nghệ là đất cố hương của anh em nhà Tây Sơn. Năm 1653-1657, quân chúa
Nguyễn chiếm 7 huyện phía nam tỉnh Nghệ An, khi rút lui có đưa một số tù binh
người Nghệ An, trong đó có Hồ Sĩ Anh, quê ở làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên
vào ở đất Bằng Châu, tỉnh Bình Định. Hậu duệ đời thứ 4 của Hồ Sĩ Anh là Hồ Phi
Phúc đổi sang họ Nguyễn nên gọi là Nguyễn Phi Phúc. Ông Nguyễn Phi Phúc là
cha đẻ của Tây Sơn tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Do thực tế cuộc sống đã trải qua, nhân dân xứ Nghệ rất ghét tập đoàn phong kiến
chúa Nguyễn ở đàng Ngoài và tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn ở đàng Trong, vì
cả hai tập đoàn này đã gây ra chiến tranh tàn khốc nồi da nấu thịt suốt 200 năm,
nhân dân xứ Nghệ phải trực tiếp chịu bao điều cơ cực khổ nhục
Đối với nhà Tây Sơn, nhất là Nguyễn Huệ - Quang Trung nhân dân xứ Nghệ triệt
để dốc lòng ủng hộ.
Vì thế, trong chiểu gửi La sơn phu tử Nguyễn Thiếp ngày mồng 9 tháng 3 năm
Mậu Thân (1/10/1788). Nguyễn Huệ đã viết: "...Nay kinh Phú Xuân thì hình thế
cách trở. Ở xa trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghị rằng: chỉ đông
đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài
Bắc, sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện, tiện việc đi về...
... Nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, Qủa cũng đã từng mở xem
địa đồ. Thấy ở huyện Cấn Lộc xã Yên Trường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi
sáng. Có thể chọn để xây dựng kinh đô mới. Thực là chổ rất đẹp để đóng đô vậy...
... Tiên sinh mau mau đến chốn ấy, ở tạm vài tháng, xét rõ cồn vũng, chọn lấy
vương địa để làm ngự điện, chỉ định phương hướng để tiện cho quan trấn theo mà
làm. Rồi vẽ đủ đồ dâng nộp".
Chỗ đất đẹp ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc để đóng đô chính là vùng đất giữa
chi núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, nay thuộc khối 3, phường Trung Đô, thành phố
Vinh, Nghệ An. Vì thế gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Nguyễn Huệ đã giao cho
Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Thận (Thận trực hầu) và La sơn phu tử Nguyễn
Thiếp thực thi việc xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Công việc đang được khẩn
trương tiến hành thì ở Nghệ An gặp hạn hán, mất mùa. Nguyễn Huệ - Quang Trung
xuống chiếu: "Những công việc to lớn tạmhoãn lại, nhưng sở Ngũ Hành thì không
thể lưỡng lự được, cần phải hoàn thành sớm".
Chỉ hơn một năm sau, ngày 5 tháng 10 năm Kỷ Dậu (21/10/1789), trong tờ chiếu
gửi La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, một lần nữa, Quang Trung khẳng định việc xây
dựng bằng được Phượng Hoàng Trung Đô để dời đô từ Phú Xuân ra Nghệ An:
"Trẫm ba lần xá giá Bắc Thành. Tiên sinh đã chịu bàn chuyện thiên hạ. Người xưa
bảo rằng: "Một lời nói mà dấy nổi cơ đồ". Tiên sinh hẳn có thế, chứ không phải là
hạng người bo bo làm việc gần mình mà thôi...
... Trẫm nay đóng đô ở Nghệ An, cùng Tiên sinh gần gũi . Rồi đây, Tiên sinh hãy
ra giúp nhau để trị nước".
Ngay sau đó, Quang Trung đã cử tướng Trần Quang Diệu ra làm trấn thủ Nghệ An
thay Nguyễn Văn Thận, để đẩy nhanh tốc độ xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô.
Thành ngoài của Phượng Hoàng Trung Đô xây bằng đất, đá ong, hình tứ giác, chu
vi khoảng 2.820m, bờ thành cao từ 3m - 4m, diện tích rộng 22ha. Bao quanh phía
ngoài có hào rộng khoảng 30m, sâu từ 2,50m - 3m.
Thành nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi 1.680m, cao 2m. Trong thành nội có
toà lầu rồng 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp bằng đá ong, phía sau có 2 dãy hành
lang nối với điện Thái Hoà, nơi dùng cho việc thiết triều của vua Quang Trung.
Tuy chưa dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô, nhưng Quang Trung đã
dừng lại ở đây nhiều lần. Tháng 10 năm kỷ dậu (1789), Quang Trung đã hồi giá
nghỉ ngơi ở Phượng Hoàng Trung Đô. Tháng 5 năm 1791, từ đây Quang Trung kéo
quân lên vùng thượng du Nghệ An trở về, Quang Trung cũng dừng chân tại đây.
Vua Quang Trung đang có những dự định to lớn để củng cố và xây dựng phát triển
đất nước lên một tầm cao mới thì đột ngột lâm bệnh nặng. Khi tỉnh dậy, Quang
Trung cho triệu trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu vào Phú Xuân bàn việc dời
đô ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình đã nguy kịch. Trước khi
mất, Quang Trung đã căn dặn Trần Quang Diệu và các quần thần:
"Ta mở mang bờ cỏi, khai thác đất đai của cả nước Nam này. Nay đau ốm, tất
không khỏi được. Thái tử (Quang Toản ) tư chất hơi cao nhưng tuổi còn nhỏ.
Ngoài thì có quân Gia Định (Nguyễn Ánh) là quốc thù, mà Thái Đức (Nguyễn
Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi
ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lảo thảo thôi. Lũ ngươi
nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh) để khống chế thiên
hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu".
Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý 16/9/1792), vua Quang Trung mất.
Việc dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô không thực hiện được. Tuy
vậy, với tầm nhìn văn hoá của Nguyễn Huệ - Quang Trung, Phượng Hoàng Trung
Đô được xây dựng như một kinh đô của đất nước. Đây là một di tích có tầm quan
trọng đặc biệt, cần được gữi gìn và phát huy mạnh mẽ để góp phần giáo dục, bồi
dưỡng truyền thống hào hùng cho các thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Phượng Hoàng Trung Đô là một chứng tích rõ ràng, cụ thể, đầy sức thuyết phục
nói lên sự gắn bó mật thiết giữa Nguyễn Huệ - Quang Trung với đất tổ Nghệ An
trong suốt cả quá trình dựng lên nghiệp lớn.
Cho đến tận ngày nay, ở vùng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An còn
lưu giữ huyền thoại về ngôi mộ tổ của Nguyễn Huệ - Quang Trung như sau: Tại
núi Thai Phong (có sách chép là Đài Phong), thuộc dãy Độc Lôi có một huyệt cát
địa, phát làm Hoàng đế với cảo địa lý: "Dĩ Thai Sơn vi kiếm, Dĩ Chung Sơn vi cổ,
Dĩ Lam Thành vi kỳ, Dĩ Hồng Lĩnh vi vạn mã, thiên binh phát tại Nam Phương"
(Nghĩa là: lấy núi Thai làm kiếm, lấy núi Chung làm trống, lấy núi Lam Thành làm
cờ, lấy núi Hồng Lĩnh làm binh bùng, tướng mạnh, phát tại phương Nam)
Nơi đây đã táng hài cốt của tổ tiên Nguyên Huệ.
Năm 1786, sau khi lật đổ chúa Trịnh ở Bắc Hà, Nguyễn đã về Nghệ An tìm lại cội
nguồn gia đình, nhận họ Hồ ở làng Thái Lão làm dòng tộc, chon Thái Lão làm tổ
quán. Năm 1789, Quang Trung đã truyền cho làng Thái Lão tu tạo lại tổ miếu để
phụng thờ tổ tiên.
Năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, Gia Long đã sai người đến tìm mộ tổ Nguyễn
Huệ - Quang Trung để triệt phá. Nhưng được nhân dân vùng Thái Lão tìm cách
che dấu, bảo vệ. Gia Long không triệt phá được mộ, nên đã sai đào 7 cái giếng
quanh núi Thai Phong để yểm long mạch đã phát đế Vương.
Ngoài quan hệ mật thiết, linh thiêng Nghệ An là tổ quán, trong quá trình lật đổ kẻ
thù bên trong, quét sạch kẻ thù bên ngoài đến xâm lược, Nguyễn Huệ - Quang
Trung luôn luôn dựa vào thế đất và lòng người xứ Nghệ.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân dân thành phố Vinh nói
riêng, tỉnh Nghệ An nói chung và khách trong nước, ngoài nước khi đến với thành
phố Vinh, đến với Nghệ An có nơi trang trọng để thành kính thắp nén hương thơm
bày tỏ lòng tri âm với vị anh hùng “Áo vải cờ đào, giúp dân dựng nước xiết bao
công trình”, Nguyễn Huệ - Quang Trung, được sự đồng ý của Bộ VHTT, Tỉnh uỷ,
UBND Tỉnh Nghệ An ngày 15/8/2005, UBND thành phố làm lễ khởi công xây
dựng đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết theo quyết định số
2721/QĐ-UB ngày 23/7/2004 của UBND Tỉnh Nghệ An.
Đền toạ lạc trên đỉnh thứ hai, thuộc chi phượng dực (cánh Phượng Hoàng), ở độ
cao 97m so với mặt biển.
Đền là một quần thể kiến trúc văn hoá tâm linh gồm có toà thượng điện, trung điện,
hạ điện, tả vu, hữu vu, hai nhà bia, cổng tam quan trông rất uy nghi và cổ kính.
Kiểu dáng và hoa văn trong đền cơ bản mô phỏng theo kiến trúc văn hoá tâm linh
của thời kỳ hiện tại.
Bước lên theo 81 bậc tam cấp, kiến trúc ngôi đền hiện ra uy nghi bề thế, và cổ
kính, tiêu biểu cho kiến trúc đền chùa ở Việt Nam.
Bước chân vào khu vực đền là nghi môn tứ trụ, gồm 1 cổng lớn và 2 cổng nhỏ đối
xứng ở hai bên; cổng lớn được bố trí 2 tầng 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm, cả
3 cổng đều được lợp ngói mũi hài, ở cổng chính hai bên có 2 thần hộ pháp canh
giữ đền.
Tiếp đó là tấm bình phong tứ trụ được làm bằng đá Thanh Hóa có chạm khắc hoa
văn. Hai bên bình phong khắc triện gấm, ở giữa là cuốn thư, trung tâm có hai chữ
Thọ Đế. Phía trên nữa là hình rồng chầu mặt nguyệt. Dưới cùng là chân quỳ dạ cá,
chạm hổ phù. Hai bên có hai con nghê đứng chầu, tượng trưng cho vai trò người
bảo vệ kiểm soát linh hồn người ra vào.
Sau bình phong là 2 nhà bia ngoảnh mặt vào nhau, song song với trục chính đạo,
nhà bia phía bên tay trái gồm:
+ 1 trống lớn : nhắc tới hình ảnh cái trống trong cuộc đời sự nghiệp của Quang
Trung thì không thể không nhắc về hình ảnh hoa văn trống đồng ở cột cờ Lũng Cú
về câu chuyện chiếc trống đồng được đặt ở đây từ thời Tây Sơn. Tương truyền
rằng, sau khi đại thắng quân xâm lược phía Bắc, vua Quang Trung đã cho đặt một
chiếc trống đồng rất to. Cứ mỗi canh giờ, tiếng trống lại được vang lên để khẳng
định chủ quyền của dân tộc
+ bên tay phải là bia khắc công trạng Hoàng đế Quang Trung do Hồ Chủ tịch viết.
Hàm ý của đoạn thơ không chỉ khen ngợi sự nghiệp vĩ đại của hoàng đế Quang
Trung mà bác còn nhấn mạnh sự đoàn kết, đồng lòng đấu tranh xây dựng và bảo vệ
đất nước của toàn dân tộc.
Nối tiếp là nhà tả vu và hữu vu gồm 3 gian, 2 chái làm bằng gỗ lim. Nhà hữu vu là
nhà đón tiếp đại biểu và các đoàn khách về viếng thăm. Nhà tả vu là phòng trưng
bày các tư liệu hiện vật liên quan cuộc đời hoạt động của Hoàng đế Quang Trung
và Triều đại Tây Sơn. Giữa hai nhà là khoảng sân rộng 1.500m2 với vườn cây đại,
bồ đề và các chậu cây cảnh hòa chung vào không gian của rừng thông thơ mộng.

Nhà hạ điện, trung điện, thượng điện được xem là trung tâm của toàn bộ ngôi đền,
được thiết kế theo hình chữ Tam, cao dần lên. Cả 3 nhà đều được làm bằng gỗ lim,
chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn. Nhà hạ điện có diện tích lớn nhất
180m2 gồm 3 gian, kết cấu 2 tầng mái, giữa hai tầng có bộ chắn song con tiện để
thông gió và lấy ánh sáng từ ngoài vào nhằm tăng thêm phần hoành tráng, đồ sộ,
cổ kính cho toàn bộ ngôi đền. Khung thờ ở đền được bố trí theo tín ngưỡng thờ
phụng truyền thống của người Việt Nam là tiền phật hậu thánh, bàn thờ Phật Thích
Ca Mâu Ni được bố trí trang nghiêm ở gian giữa nhà tiền đường, là nơi để các phật
tử tỏ lòng thành kính với đức Phật. Phía bên tả là bàn thờ Tứ phủ công đồng và
Tam tòa thánh mẫu. Phía bên hữu là gian thờ Trấn thủ Nghệ An thời Tây Sơn
Nguyễn Thận.
Đáng chú ý ở nhà hạ điện là bức đại tự bằng chữ Hán, phiên âm “Nghệ dục Bình
sinh” dịch nghĩa: Nghệ An là quê cha đất tổ, còn Bình Định là nơi người anh hùng
áo vải sinh ra và lớn lên.
Nhà Trung điện có diện tích nhỏ hơn, 160m2 với 3 gian thờ, gian giữa thờ các
quan lại tướng sỹ thời Tây Sơn nói chung, hai bên tả hữu thờ các văn thần và võ
tướng tiêu biểu của Triều Tây Sơn. Bàn thờ quan văn gồm bài vị của 3 vị: Binh bộ
thượng thư Ngô Thì Nhậm, Viện trưởng Sùng chính viện La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp và Bắc hành sứ bộ Phạm Công Trị.
Bàn thờ tướng võ gồm bài vị của 3 vị: Thủy sư đô đốc Ngô Văn Sở,
Thống suất Đại nguyên soái Trần Quang Diệu và Đô đốc trung liệt nữ Bùi Thị
Xuân: Sống anh hùng, chết oanh liệt, cuộc đời của Bùi Thị Xuân - Trần Quang
Diệu được đời đời ghi danh. Không chỉ ở quê hương, mà rất nhiều nơi đã lập đền
thờ để ghi nhớ công ơn của hai người. Nhận được tin mật cho biết triều đình Tây
Sơn lục đục, Nguyễn Ánh cầm quân tiến đánh Quảng Nam. Không ngờ gặp sự
giáng trả của Bùi Thị Xuân, quân Nguyễn thua tơi tả phải rút lui. Bị thua mưu trí
và võ công của đàn bà, Nguyễn Phúc Ánh thề sẽ trả thù sau này.
Toàn bộ quân đội của Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng, sau khi chiếm lại được
Quy Nhơn, đã bị cô lập hoàn toàn. Không còn cách nào khác, hai ông phải bỏ
thành Quy Nhơn, theo đường thượng đạo bí mật rút ra Bắc. Nhưng trên đường ra
Bắc, phần thì bị lam sơn chướng khí, phần vì thiếu ăn bệnh tật, quân lính lớp thì bỏ
trốn, lớp bị chết dọc đường, khi đi gồm 3.000 quân và 80 thớt voi, khi đến Nghệ
An chỉ còn lại mấy chục người! Bản thân Trần Quang Diệu cũng bị phù thũng
nặng nề, không thể chiến đấu được. Đến Thanh Chương (Nghệ An) Trần Quang
Diệu và mấy người tuỳ tùng đều bị bắt sống. Bùi Thị Xuân đem quân đến cứu
chồng cũng bị bắt nốt.
Trước ngày hành hình, Diệu làm sớ xin Gia Long tha chết cho mẹ già đã 80 tuổi,
lấy cớ rằng một bà cụ già yếu như vậy thì không thể là một nỗi lo cho triều mới.
Gia Long chuẩn. Diệu chỉ bị lột da (thời đó cho là nhẹ hơn tội phanh thây).
Con gái Diệu, một thiếu nữ mới chừng 15 tuổi, rất nhan sắc, khi thấy con voi lừ đừ
tiến đến để quật mình, bèn quay lại mẹ kêu lên thất thanh lớn :
- Mẹ ơi cứu con với !
Bùi Thị Xuân (vợ Diệu, một nữ tướng can đảm, đã cầm quân chống lại quân
Nguyễn tại lũy Trấn Ninh) trả lời con :
- Ta cứu con lúc này sao được, chân tay ta cũng bị trói buộc cả. Thôi con ạ, thà
chết cùng cha mẹ còn hơn là sống với bọn này. Nhiều người đứng xem, động lòng
ý muốn cứu nhưng đành phải nhắm mắt quay mặt đi. Con voi giơ vòi, quặp lên
người con gái, tung lên trên không, và giơ đôi ngà ghê gớm lên đón, khi cái xác vô
hồn đó rơi xuống. Như thế 2 lần.
Bùi Thị Xuân mặt không đổi sắc, tiến lên trước một con voi, như để chọc tức nó.
Đao phủ thét bảo Thị Xuân phải quỳ xuống để cho con voi dễ quật. Thị Xuân
không quỳ vẫn xăm xăm tiến lại con voi. Voi lùi, đao phủ phải cầm giáo chọc con
voi cho nó tức. Bấy giờ nó mới quặp lấy Thị Xuân và tung lên trời. Trước ngày
chịu hình, người đàn bà can đảm này đã cho đem vào nhà giam mấy tấm lụa, dùng
để quấn chặt chung quanh thân, đùi và bụng, dưới quần áo ngoài. Ý muốn tránh
cho thi thể sau này khỏi bị lõa lồ.
Bọn đao phủ muốn được can trường như Thị Xuân, bèn lấy dao cắt tim, gan,
thịt ở cánh tay mà ăn sống.
Nhà Trung điện cũng treo 3 bức đại tự lớn bằng chữ Hán, bức ở giữa “Vạn cổ anh
phong” nghĩa là: “Sự nghiệp anh hùng lưu danh muôn thủa”, bức bên trái “Địa linh
nhân kiệt” Nghĩa là: “Đất linh thiêng sinh ra anh hùng hào kiệt”, bức bên phải
“Nhất nhung đại định” Nghĩa là: “Đánh một trận lớn mà bình định được cả thiên
hạ”.
Thượng điện là nơi đặt bàn thờ của Hoàng đế Quang Trung cùng vương phụ Hồ
Phi Phúc và Vương mẫu Nguyễn Thị Đồng. Tượng Hoàng đế Quang Trung dáng
ngồi, đúc bằng đồng cao 1,5m được đặt uy nghi chính giữa hậu cung.

Hàng năm đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: Ngày 29 tháng 7
âm lịch – ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung, và ngày mùng 5 tháng Giêng âm
lịch - ngày Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đặc biệt vào dịp kỷ niệm Chiến
thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đền thờ Hoàng đế Quang Trung tổ chức lễ phát hành
thẻ ấn để phù hộ cầu mong cho mọi người, mọi nhà được bình an may mắn trong
năm mới.

Các bài vị, đại tự, câu đối trưng bày trong đền đều được viết bằng chữ Hán, bia ghi
công trạng vua Quang Trung, bia ghi lời chủ tịch Hồ Chí Minh, bia dẫn trích viết
bằng chữ quốc ngữ.
Ngày 7/5/2008, nhân kỷ niệm 54 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ công trình
đó được khánh thành mở cửa đón khách tham quan và tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng
góp của quần chúng nhân dân để nâng cao chất lượng mỹ thuật, nội dung công
trình.
TRẢ THÙ CỦA NGUYỄN ÁNH
Các Chúa Nguyễn đã có công rất lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
khi cho khai hoang dần về phía Nam đến tận Cà Mau ngày nay. Khi đó, người dân
sống trong sung túc hạnh phúc. Tuy nhiên, tới đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, quần
thần Trương Phúc Loan chuyên quyền lộng hành, khiến người dân oán thán. Sống
trong cảnh lần than ấy, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo đã được người dân khắp nơi hưởng ứng. Năm
1777, quân Tây Sơn chiếm được Gia Định và đã giết chết Nguyễn Phúc Dương
(người được Tây Sơn dương khẩu hiệu phò tá), Nguyễn Phúc Thuần, cùng hoàng
tộc anh em của Nguyễn Phúc Ánh đều bị giết cả. Riêng Nguyễn Ánh năm ấy chỉ
mới 15 tuổi may mắn thoát nạn.
Nguyễn Phúc ánh (thường gọi là Nguyễn ánh) tức vua Gia Long, là người đã thành
lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ
năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia
tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc
chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc.
Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ
vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi Hoàng
đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt
Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung
Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn
bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại
Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người
Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện
quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt
Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân
chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.
Nói tới Nguyễn ánh, không thể không nhắc đến vụ trả thù tàn khốc mà ông đã làm
đối với gia đình vua Quang Trung và những người theo Tây Sơn.
Giữa năm 1802, Nguyễn ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản (con
trai vua Quang Trung-Nguyễn Huệ) không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt.
Nguyễn ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn
bạo:
"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm
Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với
Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.
"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang
Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong
ngục”.
"Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do
trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn ánh tha
cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...”.
Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật
lên, hài cốt bị giã nát quăng đi đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và
Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.
Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì
cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước
có thù riêng nên cho người đánh chết).
Luật nay: Có thể bị xử “Giết người man rợ”
Việc trả thù Tây Sơn của Nguyễn ánh về sau bị sử sách nói nhiều đến mức độ thiên
lệch cả về công và tội của ông. Cuộc báo thù này có hai mục đích: Trả thù cho
những việc Tây Sơn làm với cho gia tộc và bản thân Nguyễn ánh trước kia: phá
lăng mộ các chúa nhà Nguyễn, giết chết người thân và cả những đắng cay trong
những ngày tháng lênh đênh trốn chạy; Dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm
khiếp sợ và buộc những người chống đối (ở đây chủ yếu là các cựu thần Lê -Trịnh)
phải quy thuận trước vương triều mới. Có lẽ vì vậy, Nguyễn ánh không hề tìm cách
che đậy sự tàn bạo của mình trong việc này. ông tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà
trả thù". Trong các đánh giá về sau về sự việc này, sử sách cho rằng Nguyễn ánh
thực hiện quá tay và "đôi lúc rất tiểu nhân".

Xét dưới góc độ luật pháp ngày nay, việc trả thù riêng Nguyễn ánh sẽ bị xử lý
nghiêm khắc. ông đã ra lệnh giết toàn bộ người thân của gia đình Quang Toản với
những hình thức tàn khốc nhất như lăng trì, voi xé xác... Thời đó ý vua là ý trời
nhưng ngày nay, muốn kết tội một con người, nhất là khi dành cho người đó những
hình phạt cao nhất như tội chết thì phải có một bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong bản án đó phải nêu rõ hành vi, tội trạng của người đó. Gia đình Quang Toản
và những người đã theo Tây Sơn thực chất không phải là tội phạm mà chỉ là "kẻ
thù" không đội trời chung của Nguyễn ánh (trước đó người thân của Nguyễn ánh
đã bị anh em nhà Tây Sơn giết chết).
Trong vụ trả thù tàn khốc này, nếu chiếu theo Điều 93 BLHS ngày nay, Nguyễn
ánh phải chịu trách nhiệm về tội giết người với những tình tiết tăng nặng như: Giết
nhiều người; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Vì động cơ đê hèn. Ngoài ra,
với hành vi khai quật lăng mộ của vua Quang Trung và những người liên quan,
Nguyễn ánh còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Xâm phạm mồ mả theo quy
định tại Điều 246 BLHS.

You might also like