You are on page 1of 6

2.

Các phong tục tập quán , tín ngưỡng , tôn giáo

- Trầu cau

Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không
chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia
tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo,
vùng nào cũng có thể có.

- Tết nguyên đán

Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam. Từ thuở "khai quốc", tết Nguyên Đán đã ẩn
chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên. Theo quan niệm
xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên
và gắn kết và tình làng nghĩa xóm.

- Tết Trung Thu (Rằm Tháng Tám):

Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Khi tiết trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu
hoạch người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một mùa lao động vất vả. Theo các nhà khảo cổ thì
Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ ngàn năm trước với những họa tiết minh họa xuất hiện trên mặt
trống đồng Ngọc Lũ. Trẻ em rất thích ăn bánh trung thu, múa lân, rước đèn kéo quân và trong dịp
này người lớn sẽ kể nhiều truyền thuyết thú vị và chú Cuội do bám cây thần mà bị bay lên cung trăng
ngồi dưới gốc đa trên ấy mãi trở về được và người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa;
hay truyền thuyết hư ảo về chị Hằng Nga do uống phải thuốc bất tử của chồng nên đã bay lên cung
trăng rồi trở thành tiên. Tết Trung Thu cũng được coi là ngày Tết của trẻ em, ngày của đoàn viên,
sum hợp gia đình.

- Cúng Tổ tiên:

người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc – Vọng ( Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm
hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn,
làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

- Tảo mộ:

Nhân ngày Thanh minh người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền
văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.Công việc
chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta
mang theo xẻng, cuốc để lắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm
lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang làm tổ mà
theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn của người đã khuất. Sau đó người tảo mộ thấp vài
nén hương đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh minh,
khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lên khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em
cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là
để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng
thường trở về vào ngày dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ
được trong nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những
người viếng mộ thường cũng cấm cho các ngôi mộ này một nén hương.

- Phật giáo

Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiết lập nên bởi Đức Phật vì phúc lợi của chúng sinh, vì
hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến  bộ  của thế  giới con người. Mọi người từ mọi xứ
sở đều có thể áp dụng những giáo lý và hướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của
mình, tùy theo căn cơ,  khả  năng, điều kiện và ý chí tự do của mình.

- Đạo Tin Lành:

Đạo Tin lành là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phụng một đức Chúa Trời duy nhất. Tin lành vốn chủ
trương triệt để phản đối việc thờ tranh ảnh, tượng thánh và nâng lên một bước nữa là chống lại việc
thờ hình tượng. Điều kiện để trở thành tín đồ chính thức của đạo Tin lành là: không dự vào việc
hương hoả, cúng cấp cùng các sự dị đoan, không nên dùng hoặc buôn bán các vật không hợp với tôn
chỉ của đạo Tin lành như: thuốc phiện, rượu, các vật phẩm thờ cúng hình tượng.

- Đạo Công Giáo:

Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi
vị riêng biệt, nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm
Chúa Ba Ngôi (Tam vị nhất thể). Giáo lý Công giáo thể hiện tập trung trong Kinh Thánh (Cựu ước và
Tân ước). Hệ thống giáo lý này được hình thành, bổ sung trong nhiều thế kỷ.

3. Liên hệ sinh viên giữ gìn bản sắc văn hóa :

Đứng trước xu hướng thế giới hóa của toàn cầu hiện nay, chúng ta chẳng thể tăng trưởng riêng biệt
với toàn cầu. Hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các nước đang diễn ra rất nhộn nhịp. Nhưng
nếu ko có sự can đảm mạnh bạo và 1 chiến lược tăng trưởng đúng mực, những cuộc giao lưu tương
tự sẽ có nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, giữ giàng bản sắc văn hóa dân tộc
ko có tức là đóng cửa, đóng cửa, “phong tỏa” văn hóa dân tộc khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng
có tức là giao lưu, cộng tác với nhau để tiếp nhận những trị giá văn hóa loài người tân tiến khiến cho
nền văn hóa dân tộc càng ngày càng phong phú. tiên tiến, nhộn nhịp hơn, chống lại các nhân tố phản
văn hóa hơn. Chúng ta cần phải phú cho mình lòng yêu nước và lòng kiêu hãnh dân tộc, để chúng ta
có thể duy trì những nét đặc thù của dân tộc mình. Ngoài ra, kiến thức đúng mực về văn hóa của
quốc gia cũng hết sức nhu yếu. Bạn phải thông suốt về nó để bảo vệ nó, bạn phải thông suốt về nó
để ko khiến nó mai 1, nhạt phai dần theo thời kì. Hòa nhập, ko hòa tan, hòa cùng sự tăng trưởng của
toàn cầu, nhưng mà cùng lúc vẫn giữ được những nét truyền thống, dân tộc của quốc gia. phải quyết
tâm, đoàn luyện và hoàn thiện bản thân những kĩ năng nhu yếu, ko dừng tăng lên trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, quyết tâm đoàn luyện vì ích lợi chung của số đông và sự tăng trưởng của chính
quyền. Quan trọng nhất, những người trẻ tuổi phải tăng trưởng lòng can đảm văn hóa của họ và
chuẩn bị để tranh đấu chống lại các hoạt động và thành phầm văn hóa độc hại.

4. An Nam tứ đại khí

- Tượng Phật Quỳnh Lâm


Truyền rằng chùa Quỳnh Lâm đã từng có hai pho tượng lớn. Do Thiền sư Nguyễn Minh Không tới
Trung Quốc mang túi lớn thâu đồng đen về mà đúc thành. Một pho được đúc vào thời Lý do Thiền
sư Nguyễn Minh Không phụ trách và một pho khác được đúc vào thời Trần cho Thiền sư Pháp Loa
phụ trách. Theo một số tài liệu thì pho tượng đầu tiên thời Lý có chiều cao xấp xỉ 6 trượng (tức gần
20m) là tượng đồng cổ lớn nhất Việt nam, pho tượng lớn đến nỗi người ta phải cho xây tòa điện cao
7 trượng để đặt tượng.

Pho tượng thứ 2 đúc dưới thời nhà Trần bởi thiền sư Pháp Loa, thiền phái Trúc Lâm. Năm 1327,
tượng được đúc xong , năm 1328, nhân dịp vua Trần Minh Tông đến thăm chùa, sư Pháp Loa đã lạy
vua xin cho kéo tượng từ điện lên bảo tọa để dát vàng. Lúc ấy, công chúa Thượng Trân, vợ vua Trần
Anh Tông đã công đức cho chùa 900 lượng vàng để dát tượng.

- Tháp Báo Thiên

Tháp Báo Thiên có tên đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây dựng vào năm Đinh Dậu
1057, dưới thời Lý Thánh Tông. Tháp cao 70m, có 30 tầng (một số tài liệu khác lại chép 12 tầng).
Tháp nằm trong viên tự chùa Sùng Khánh phường Báo Thiên, nay thuộc Hoàn Kiếm Hà Nội.

So với những pháp khí còn lại cũng bị thất lạc thì Tháp Báo Thiên có phần thăng trầm hơn. Năm 1258
đời Trần Thánh Tông, tháp đã bị cháy. Được trùng tu nhưng không lâu sau tháp lại bị sét đánh sạt
mất 2 tầng năm Nhân Tuất 1322. Đến năm Bính Tuất 1406 tháp lại bị đổ. Cuối cùng khi quân Minh
xâm lược, chúng lại cho quân phá tháp nấu đồng đúc khí giới.

Tháp được liệt vào Tứ đại khí bới số tầng chẵn (12 hoặc 30) biểu hiện sự cân bằng, ổn định (như
triều đình nhà Lý, ngụ ý cho sự trường tồn thịnh vượng). Tháp Báo Thiên được đúc bằng đồng có
khắc ba chữ Đao Ly Thiên, tỏ ý rằng ý tưởng của đấng tối cao dâng lên hay xông lên trời thẳm. Trên
đỉnh tháp còn có bức tượng tiên nhân đứng hứng mưa làm thuốc cho vua. 

- Chuông Ngân Thiên

Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, Hà Nội) vào tháng hai
năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng
đến 12.000 cân đồng (tương đương với 7,3 tấn đồng bây giờ). Chuông đúc xong, đánh không kêu,
nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau
chùa.

Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi
chuông là chuông Quy Điền. Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), chuông Quy Điền đã bị Vương Thông
(nhà Minh) cho phá hủy để chế súng đạn, hỏa khí.

- Vạc Phổ Minh

Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông, nhân dịp Trần
Thái Tông (lúc đó là Thượng hoàng) về chơi Tức Mặc (nay thuộc về tỉnh Nam Định). Tại đây, Trần
Thái Tông đã ban yến cho dân làng. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên được ban tước hai tư, lão bà thì
được hai tấm lụa. Nhân đấy, đổi Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Dựng cung Trùng Quang để các vua
sau khi đã nhường ngôi về ở; lại dựng một cung riêng gọi là cung Trùng Hoa cho Tự quân (vua mới)
khi đến chầu Thượng hoàng thì ngự ở đó. Đặt người chức dịch ở hai cung ấy để phòng khi sai khiến,
hầu hạ và chức lưu thủ để trông coi. Phía Tây cung Trùng Quang dựng chùa Phổ Minh. Tại đây cho
đúc một chiếc vạc lớn và khắc bài minh vào vạc.

Vạc sâu 4 thước, rộng 10 thước, nặng 6150 cân. Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai
người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426)
khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc vũ khí. Hiện nay tại
chùa Phổ Minh chỉ còn lại bệ đá kê vạc khi xưa

5. Sốc văn hóa và sốc văn hóa ngược

Sốc văn hoá là thuật ngữ chỉ trạng thái thường gặp khi con người chuyển từ môi trường văn hóa
quen thuộc sang môi trường văn hóa khác, thường gặp ở du khách, những người đến định cư ở
nước ngoài, du học sinh, chuyển công việc mới, chuyển nơi ở/nơi học... Dù sốc văn hoá là một trạng
thái căng thẳng của tâm lý, nhưng nó có thể dẫn tới nhiều triệu chứng ở cả thể chất lẫn tinh thần,
bao gồm: Mệt mỏi, buồn ngủ hoặc lâng lâng, mơ hồ, khó tập trung, cáu kỉnh, nóng giận... Tuy nhiên
cảm giác buồn bã đó chỉ là tạm thời, là điều tự nhiên dễ hiểu và theo thời gian con người sẽ dần
quen với môi trường mới

Sốc văn hóa ngược là tình trạng thường gặp ở du học sinh Việt Nam. Hội chứng này thường nặng nề
hơn cả “sốc văn hóa xuôi” bởi khi tới một môi trường mới thì sốc là điều dễ hiểu và nhiều người đã
chuẩn bị sẵn tâm lý cho việc này. Tuy nhiên, nhiều du học sinh do chủ quan không chuẩn bị tâm lý
nên dễ dàng bị “sốc ngược” khi quay lại chính quê hương và ngôi nhà của mình. Tùy khả năng thích
nghi của từng người mà tình trạng sốc văn hóa ngược kéo dài hay ngắn. Bởi lẽ, sau nhiều năm học
tập và sinh sống ở nước ngoài, có những thói quen, cách hành xử và thậm chí cả những giá trị nhận
thức cũ của mỗi người đã mất đi, thay vào đó là một loạt hệ giá trị mới.

Vì thế, khi trở về, các du học sinh sẽ cảm thấy có độ vênh nhất định với thực tế tại quê hương. Điều
quan trọng nhất là luôn giữ được sự cân bằng, không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc thất
vọng. Cảm nhận và tôn trọng sự khác biệt văn hóa cũng như trình độ phát triển sẽ giúp các du học
sinh cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng thích nghi hơn.

You might also like