You are on page 1of 10

NHẬN DIỆN MỘT TÍN NGƯỠNG CỤ THỂ THÔNG QUA KHẢO SÁT

ĐỐI TƯỢNG LỰA CHỌN : TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH
KHẢO SÁT TẠI PHỦ TÂY HỒ - HÀ NỘI

1. Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng và đối tượng thờ tự:

- Phủ Tây Hồ thờ chúa Liễu Hạnh, theo như tích gốc và lịch sử kể lại thì phủ
được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17. Theo truyền thuyết trong dân gian Việt
Nam, Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử. Bà vốn là con gái
thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều
đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn
phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", "Chế Thắng Bảo Hòa
Diệu Đại Vương” và cuối cùng quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo
là Mã Vàng Bồ Tát.
- Bà chính là vị Thánh Mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo
Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà.
- 3 lần giáng trần của mẫu
+ Lần giáng Trần thứ nhất (1434 – 1473)
Lần giáng sinh thứ nhất, Tiên Chúa phụng mệnh giáng sinh Bà vào ngày
6/3/1434. Bà hiện thân là con gái một nhà họ Phạm tại làng Vi Nhuế, thôn
Quảng Nạp, xã Trần Xá, huyện Đại Yên, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam
(nay là Vị Nhuế, Nam Định). 
Trước đó, phụ thân và phụ mẫu bà là những người lương thiện, sống ngay
thẳng và tích đức, nhưng tuổi đã toan về già mà họ vẫn chưa có con. Ngọc
Hoàng Thượng Đế động tâm, hạ lệnh truyền Đệ Nhị Tiên Nương tức Công
Chúa Liễu Hạnh xuống trần gian đầu thai làm con họ rồi sẽ trở về Linh Tiêu,
cũng không quên báo mộng cho Phạm Thái ông sẽ sớm để con gái của mình
đầu thai trở thành con của họ. Quả nhiên, ngay sau đó ít lâu, người vợ mang
thai rồi hạ sinh một bé gái vô cùng xinh đẹp, liền đặt tên Phạm Thị Nga.
Tiên chúa đầu thai rồi lớn lên ngày càng xinh đẹp, giỏi giang và hết mực
hiếu thuận với cha mẹ. Vào năm giáp thân niên hiệu vua Lê Thánh Tông
Quang Thuận ngũ niên tức năm 1464, Phạm Thái ông và Phạm Thái bà đều
lần lượt qua đời. Một thân Đức Tiên chúa lo lắng mồ yên mả đẹp, cầu
nguyện cho vong linh cho cha mẹ rồi lên đường chu du khắp thiên hạ làm
phước thiện cho đồng dân, từ việc đắp đê ngăn lũ, dựng chùa lập miếu, bố
thí cho tất cả bốn phương dân cùng,… Năm bà vừa tròn 40 tuổi thì hết thời
gian ở hạ giới, nàng hóa thần về trời chầu Thượng Đế, khi đó là giờ dần
ngày 2 tháng 3 năm 1473. Vì tưởng nhớ công ơn của nàng, dân chúng liền
cho xây hai ngôi đền để thờ phượng. Một là Phủ Đại La Tiên Từ tại nền ngôi
nhà cũ thời thơ ấu của Tiên Chúa, hai là Phủ Quảng Cung tại quê mẹ của
nàng.

+ Lần giáng Trần thứ hai (1557 – 1577)


Khi về thiên đình ở trên Linh Tiêu, Đức Tiên Chúa vẫn không nguôi ngoai
nỗi nhớ cha mẹ trần thế và vùng đất Nghĩa Hưng. Một lần do mất tập trung,
khi Tiên Chúa đang dâng thọ tửu nhân dịp van thọ Đức Ngọc Hoàng
Thượng Đế thì lỡ đánh rơi chén Ngọc. Đức Ngọc Hoàng thất ý, liền truyền
ghi tên vào sổ trích giáng trần thế. Khi đó là vào Lê Thiên Hựu đinh tỵ
nguyên niên (1557)
Lần thứ hai giáng thế, bà giáng vào nhà họ Lê ngụ ở thôn Vân Cát, xã An
Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Vào năm 1557 tức
năm Tiên chúa giáng sinh, lúc đó Lê Thái bà đã quá ngày sinh mà vẫn chưa
có dấu hiệu sinh nở. Một ngày, trong dịp nửa mê nửa tỉnh dự tiệc trên Thiên
đình, Lê Thái ông được báo rằng có một cô gái tên Đệ Nhị Quỳnh Nương bị
Ngọc Hoàng trích giáng. Chẳng mấy lâu sau, Thái bà hạ sinh con gái. Thấy
đứa con mới sinh hao hao giống với tiên nữ đó nên ông liền đặt tên Lê Thị
Thắng, hiệu là Giáng Tiên. Tiên chúa lớn lên xinh đẹp hơn người, giỏi ngâm
thơ vịnh phú, đọc sách gẩy đàn. Khi vừa tròn 18 tuổi, Tiên chúa được  phụ
mẫu hứa hôn cùng Trần Đào Lang nhưng Bà nhất định không chịu, chỉ
muốn thanh tu cho khỏi trần lụy. Sau rồi, Tiên chúa cũng chấp nhận kết
duyên cho tròn kiếp và không để phụ lòng thân phụ thân mẫu. Nhưng trớ
trêu thay, đến năm 21 tuổi thì Bà không bệnh mà mất vào giờ dần ngày 3
tháng 3 năm Đinh Sửu, niên hiệu Gia Thái ngũ niên triều vua Lê Thế Tôn
(1577). Bà về trời và được thân mẫu trần gian thương xót an táng chu toàn.
Sau lần thoát xác trần này, Mẫu Liễu Hạnh cũng được người dân xây dựng
đền thờ và lăng mộ ở Phủ Dầy, Nam Định.

+ Lần giáng sinh thứ ba (1579)


Đức Tiên Chúa về trời, lòng vẫn lấy sự trần chưa duyên mãn mà áy náy
khôn nguôn, luôn  sầu ủ mày xuân, châu chan nét ngọc khiến các vị Quần
Tiên không khỏi thương cảm, liền tâu với Ngọc Hoàng. Đức Thượng Đế
thấy vậy, ban sắc phong “Liễu Hạnh công chúa” cho phép trắc giáng phi
thường để tự diêu tự thích khỏi nỗi u sầu. Lúc bấy giờ là năm Kỷ Mão niên
hiệu Quang hưng nhị niên triều vua Lê Thế Tôn (1579). Bà khi ẩn khi hiện
về thăm quê hương 2 lần rồi ngao du thiên hạ, tiêu diêu bông đảo rồi giáng
hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa vào năm 1609 để tái hợp cùng Mai Sinh – hậu
kiếp của Trần Đào Lang. Được hơn một năm thì Tiên Chúa phụng mệnh
mãn hạn về trời. Lúc này là vào năm Canh Tuất, niên hiệu Hoàng Định thập
nhứt niên triều vua Lê Kính Tông tức năm 1610. 

 Sau khi đầu thai xuống hạ giới đủ 3 lần, Mẫu Liễu Hạnh ở lại Thiên cung
mà trong lòng bà vẫn canh cánh nỗi nhớ với nơi trần thế. Hiểu được nỗi lòng
của con gái, Ngọc Hoàng cho phép bà hạ thế bất thường lần nữa để hóa phép
giúp đời, miễn vòng sinh tử luân hồi. Lần này bà xuất hiện dưới hình hài của
một tiên nữ, đi cùng hai tiểu tiên khác, hiện xuống giữa ban ngày ở vùng
Phố Cát, tỉnh Thanh Hóa. Ba nàng tiên liền lập chỗ trú ngụ và dùng nhiều
loại phép tiên huyền ảo giúp vua giúp dân và giác ngộ Phật Pháp. Theo
truyền thuyết về Mẫu Liễu hạnh, nàng đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng
trị kẻ ác và đắc đạo thành Bồ Tát hiển Phật thánh linh thần. Bởi thế,triều
đình và nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần là đền Sòng, Thanh Hóa.
Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ của mẫu Liễu Hạnh và
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng Bùng
trong lần dạo thuyền đi chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp bèn ghé vào quán Tiên
chúa. Tâm đầu ý hợp họ cùng vịnh bài thơ “Tây hồ ngự quán” mà nay vẫn
còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết sau
khi từ kinh thành bái kiến vua, Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì bà đã đi
mất. Để nguôi ngoai nỗi nhớ ông cho người lập đền thờ người tri âm. Từ đó
Phủ Tây Hồ được xây dựng và tồn tại đến ngày nay .
2. Cấu trúc cơ sở thờ tự

-  Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ, bao gồm cổng làm kiểu tam quan,
kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); Phủ chính có quy mô lớn nhất.
Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được
trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần
dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ. Qua tam quan là phương đình 2 tầng,
8 mái. Nhà tiền tế, hậu cung xây sát sau phương đình; Kế đến là Điện Sơn
Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng
dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian; khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu... Di
tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá
trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần
300 pho, hoành phi, câu đối…Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc
giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi
thiên hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ). 
- Đáng chú ý nhất trong các điện thờ Mẫu thường có ba pho tượng nữ thần đặt
song hành: Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho
rừng, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại củ; Mẫu Thoải (thủy) là vị
mặc áo trắng, tượng trưng cho nước; Mẫu Địa là vị mặc áo vàng, tượng
trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến
hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng
lúa nước. Cũng theo quan niệm Tam phủ thì, cai quản thiên phủ có thiên
quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi
cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó
khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín
ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người. 
- Phủ Tây Hồ là một quần thể bao gồm Phủ chính, Điện Sơn Trang, lầu cô, lầu
cậu với cách bố trí từ trong ra ngoài. 
+Phủ chính 
Phủ chính sở hữu kiến trúc chính 3 nếp, các ban thờ của Phủ vì vậy cũng
được phân chia thành 3 lớp tương ứng với 3 nếp của tam quan. Lớp thứ
nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp
thứ hai là cung Tam toà, ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai và ở
đây không có ban thờ Tứ phủ chầu Bà. Lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh
Mẫu.  
Nơi thâm nghiêm và sâu nhất của Phủ là hậu cung, chính giữa là ban thờ
Mẫu và là Tam tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của người Việt. Tượng
Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa, mặc áo đỏ và trùm khăn đỏ. Bên trái
thấp hơn sẽ là Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo xanh và trùm khăn xanh. Bên
phải là ban thờ Mẫu Thoải, mặc áo trắng và chùm khăn trắng. Ba vị mẫu
là đại diện cho năng lực tạo nên chúng sinh muôn loài, là cội nguồn của
sự sống và đưa đến cho con người cuộc sống hạnh phúc ấm no. Du khách
sẽ lễ tại ban này đầu tiên khi bước vào Phủ. 
Nối tiếp ra bên gian ngoài là ban thờ  Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào,
Bắc Đẩu và hội đồng các quan, quan Hoàng Bảy, quan Hoàng Mười. Sau
khi đã lễ tại ban thờ mẫu, đây sẽ là ban thờ lễ thứ hai tại Phủ Tây Hồ. 
Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với
việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi
linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc,
cầu lộc. 
+ Điện Sơn Trang 
Điện Sơn Trang là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu – vị mẫu đứng ngôi
thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu được đặt bên phải phủ chính. Thượng
Ngàn Thánh Mẫu tuy đã có mặt trong hệ Tam toà nhưng ở đền thờ Mẫu
vẫn còn có ban thờ Chúa Sơn Trang riêng. 
Bên cạnh đó Điện còn có chầu lục chầu bé cùng 12 cô sơn trang đi theo
hầu Mẫu Thượng Ngàn. Tượng Ngũ Hổ được thờ ở Hạ Ban – bàn thờ
phía dưới của ban thờ Công Đồng. Hai ông Lốt – ông rắn màu trắng và
màu xanh quấn quanh hai thanh xà ngang thuộc tầng cao nhất của điện.
Điện Sơn Trang là nơi du khách cần lễ sau khi đã hoàn thành lễ tại phủ
chính. 
+ Lầu cô, lầu cậu 
Lầu cô lầu cậu nằm ở bên ngoài và tọa lạc ở hai bên trái phải của phủ
chính. Đây là nơi thờ các cô, các cậu – những người cận hầu của các vị
quan trong Phủ. Sau khi lễ Điện Sơn Trang, du khách sẽ tiếp tục lễ ở lầu
cô lầu cậu. 
- Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 /2/1996. Ngoài ra, tại sân phủ có
một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là "cây di sản Việt Nam", và ở kề
bên Phủ còn có đền Kim Ngưu thờ Trâu Vàng theo truyền thuyết. 

3. Các sinh hoạt gắn với tín ngưỡng qua lễ hội

- Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian người Việt , đặc biệt là các khu vực
miền Bắc , từ ngàn đời nay , đâu ai cũng thuộc nằm lòng câu nói :“ Tháng
tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Trong đó , nếu vị đức Cha trong câu nói trên
vẫn còn làm nhiều người phân vân , không biết thực sự là Vua cha Bát Hải
hay Đức Thánh Cha Trần Hưng Đạo , thì “Mẹ” trong câu nói được muôn
dân phía Bắc khẳng định , chính là Mẫu Liễu Hạnh  
- Những hoạt động nổi bật diễn ra trong ngày lễ : thi hát Chầu Văn và biểu
diễn nghệ thuật truyền thống. 
- Góp phần gìn giữ tín ngưỡng thờ Mẫu, những giá hầu tại Lễ hội Tiệc Mẫu
Phủ Tây Hồ được các thủ nhang, thanh đồng chú trọng yếu tố chuẩn mực,
truyền thống, kiên quyết đẩy lùi những biến tướng làm sai lệch, ảnh hưởng
đến giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt đã được UNESCO vinh danh. 
-  Vào 2 ngày lễ chính đó là mùng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch ,
Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do số lượng du khách tăng lên đáng kể . Lễ hội
bao gồm việc rước kiệu từ phủ Tây Hồ, qua phố Yên Phụ, Cổ Ngư, dọc theo
phố Quán Thánh và sau đó đến phố Hàng Dầu, sau đó dừng lại ở đền Nghĩa
Lập ( 23 phố Hàng Dầu ) để lấy mã rồi quay lại phủ Tây Hồ.  
- Năm 2023 cũng là năm kỷ niệm 445 năm ngày huy kị Thánh Mẫu Liễu
Hạnh (1578 - 2023). Lễ hội Phủ Tây Hồ tháng 3 xuân Quý Mão được tổ
chức như sau :   
-    Ngày 2/3 ( thứ sáu, 21/4/2023 )  
+ Sáng  
          7h - 9h: Cúng thỉnh Phật , thỉnh Thánh  
         10h -12h: Khách mời lễ Thánh và thụ lộc  
    + Chiều :  
     15h: Đội tế nam dâng hương  
     17h: Nhân dân xóm ngoài ( Quảng Khánh ) thụ lộc tại nhà khách đền
Kim Ngưu.  
-  Ngày 3/3 (thứ bảy, 22/4/2023)  
  + Sáng  
     7h - 9h: cúng thỉnh Phật , thỉnh Thánh  
     9h - 11h: Đội tế nữ dâng hương  
    11h – 13h: Nhân dân xóm trong làng thụ lộc tại nhà khách đền Kim
Ngưu.

4. Đặc điểm, ý nghĩa của tín ngưỡng:

- Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển từ tín ngưỡng
bản địa thờ Nữ thần và Mẫu thần với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che
chở cho con người, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa
để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi
mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ,
Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần.
+ Thờ Nữ thần: Được thờ có thể là nhiên thần như: thần Sấm, thần Mây,
thần Mưa…..có thể là nhân thần như Mẫu Liễu Hạnh…
+ Thờ Mẫu thân: Sự phát triển từ thờ Nữ thần, trong đó chỉ có những Nữ
thần là chủ thể của sinh nở mới được tôn là Mẫu. Danh xưng Mẫu gắn
với chức năng sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con cái. Trong thờ Nữ thần
có các nữ thần không bao hàm yếu tố này như các “bà cô” (những người
phụ nữ không có chồng, con hoặc chết trẻ).
+ Thờ Tam phủ - Tứ phủ: Đây chính là mức phát triển cao về nhiều mặt
từ thờ Mẫu thần. Ở tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ đã có sự “chưng cất” từ
tín ngưỡng đa thần về một số vị nữ thần cơ bản và gọi là Mẹ, Mẫu, bao
gồm: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy),
Mẫu Địa (Địa Tiên Thiên Thánh Mẫu). Bốn vị Mẫu trên đại diện cho bốn
không gian địa lý khác nhau, trong đó mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai
quản vùng trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng rừng núi, Mẫu Thoải
cai quản ở vùng sông nước, Mẫu Địa cai quản miền đất.
21 tỉnh có tín ngưỡng thờ Mẫu gồm: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà
Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Ý nghĩa của tín ngưỡng đối với văn hoá dân tộc:
   + Giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc
Thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm bản chất bản địa và hàm chứa giá trị
nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân
tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm.
Mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam là sự xuất hiện truyền thuyết mẹ Âu Cơ cùng với Lạc Long
Quân sinh ra bọc “trăm trứng”. Truyền thuyết này tôn vinh người mẹ đối
với vấn đề đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch
sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho cả cộng đồng người Việt phải đoàn kết
mới tồn tại và phát triển.
Trong suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc và trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những giá trị trong truyền thống nói
chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng vẫn không ngừng được hun đúc
trở thành sức mạnh đoàn kết to lớn ở phương diện văn hóa dân tộc giúp
đất nước ta chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền.
     + Tôn vinh vai trò của người phụ nữ
Trong cuộc kháng chiến chống Tống, tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định vai
trò đối với vận mệnh dân tộc và đã phát triển gắn với những con người
phụ nữ có thật được huyền thoại hóa thành Thánh Mẫu là Nguyên phi Ỷ
Lan. Nguyên phi Ỷ Lan vốn là một thôn nữ, được Vua tuyển dụng làm
phi và với đức độ, tài năng giúp Vua lo việc nước. Với hai lần nhiếp
chính dẹp thù trong và chống giặc ngoài cùng một lúc đã nâng tín ngưỡng
thờ Mẫu Việt Nam lên tầm cao mới. Với công đức của Nguyên phi Ỷ
Lan, nhân dân ta đã tôn vinh Bà như một vị thánh bằng việc xây dựng
đền thờ và các lễ hội hàng năm để tô thắm giá trị, ý nghĩa văn hóa dân tộc
của tín ngưỡng Mẫu đối với vận mệnh đất nước.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại được huyền thoại hóa khác với Nguyên phi Ỷ
Lan. Nguồn gốc lại là một tiên nữ trên trời do đánh vỡ cái ly ngọc quý và
bị đầy xuống trần gian rồi gần gũi, hòa mình vào cuộc sống thực của
người lao động. Sau khi về trời, nhưng vì nhớ cõi trần nên đã giáng thế
lần hai. Khác biệt với lần trước, lần này Liễu Hạnh đi chu du khắp thiên
hạ và trừng phạt những kẻ thất đức, trong đó có cả hoàng tử con vua ngỗ
ngược. Mặc dù có nhiều dấu hiệu của huyền thoại thể hiện tư duy trừu
tượng của dân chúng tăng lên, nhưng vẫn mang đặc trưng của cách tạo
thần, tạo thành đậm sắc thái Việt Nam. Nó cũng nằm trong cái chung của
niềm tôn kính nữ thần đất Việt và là bậc siêu thoát thanh cao trong sự
thống nhất giữa Tiên - Phật - Thánh - Thần, đồng thời là khát vọng yêu
thương nơi trần gian, là cốt cách, tâm hồn, đức hạnh người phụ nữ Việt
Nam trinh - từ - hiếu - thuận. Những phẩm giá đó trở thành bậc “Mẫu
nghi thiên hạ”, một trong “tứ bất tử” của văn hóa tôn giáo dân tộc ta.
Ngoài những dấu ấn lịch sử trên còn có những biểu hiện khác của phát
triển Thánh Mẫu Việt Nam. Vẫn theo mô tuýp tạo thần, tạo Thánh Mẫu
của cộng đồng người Việt sống với nền văn minh lúa nước, phải đoàn kết
chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm tàn bạo thì còn
biết bao những Thánh Mẫu ở từng địa phương, từng vùng và từng thời
đại cụ thể. Chẳng hạn như: Tiên Dung Công Chúa gắn với Chử Đồng Tử
ở Hưng Yên; Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, Bà Chúa núi Bà Đen ở Tây
Ninh, Vương Mẫu (Mẹ của Thánh Gióng) ở Hà Nội...
Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ" khi vào Việt Nam, những
quan niệm về coi thường phụ nữ đã mất đi rất nhiều bởi sự tôn vinh vai
trò người mẹ, mà biểu hiện tập trung ở tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Cái nhân của cá nhân bậc quân tử lại mang tính đại chúng, tính dân tộc
rất cao và góp phần tích cực vào bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước.
Thiên Chúa giáo với vai trò tối cao của Đức Chúa Giêsu ở nước ngoài,
nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì vị trí Đức Mẹ Maria lại được nâng
cao lên. Những sự kiện lịch sử đó cho thấy, mặc dù sự xâm nhập của các
tôn giáo, các đạo nước ngoài vào Việt Nam có sức mạnh rất lớn, được
“hộ tống” bởi chính trị, quân sự, nhưng đều bị “Việt Nam hóa” bởi tín
ngưỡng thờ Mẫu.
      + Đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người
Thực hành cơ bản của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ hầu đồng.
Thông qua các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát
chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, người Việt
thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di sản văn hóa, vai trò của giới
và bản sắc tộc người. Sức mạnh và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam
phủ chính là thỏa mãn nhu cầu và khát vọng về cầu sức khỏe, bình an,
làm ăn phát đạt... hướng con người đến lòng từ bi bác ái như là nền tảng
của những nguyên tắc ứng xử giữa con người với con người.
Bên cạnh tính tâm linh thì nghi lễ hầu đồng có sức hút mạnh mẽ, hấp dẫn
đông đảo người dân vì hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật: trình diễn, trang
phục, hội họa, âm nhạc, ca từ... đặc biệt tính tương tác cao giữa người
thực hành nghi lễ và những người dự hầu nên đã lôi cuốn người dân đến
với tín ngưỡng. Những người thực hành tin rằng, bằng hình thức diễn
xướng này, họ có thể giao tiếp được với các đấng thần linh để gửi gắm,
biểu đạt những mong muốn, khát vọng của mình thông qua các thầy đồng
- người đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh.

 
  

You might also like