You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ: Đại thi hào Nguyễn Trãi và vụ án Lệ Chi Viên

PHẦN MỞ BÀI
 Chào hỏi
 Giới thiệu chủ đề
 Giới thiệu sơ lược về các phần chính trong bài thuyết trình

   Chào mừng quý thầy cô và các vị khán giả đến với bài thuyết trình của
em ngày hôm nay. Sau đây, Em xin thuyết trình về chủ đề “Đại thi hào
Nguyễn Trãi và vụ án Lệ Chi Viên”. Đây là một vụ án oan nổi tiếng trong
lịch sử Việt Nam và để lại rất nhiều tranh cãi ở hậu thế.
   Bài thuyết trình của em gồm 3 phần, đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về Đại
thi hào Nguyễn Trãi, sau đó đến biến cố lớn nhất cuộc đời của ông - vụ án
Lệ Chi viên, và cuối cùng là phần tổng kết của những sự việc này và góc
nhìn của hậu thế

PHẦN THÂN BÀI


 Về đại thi hào Nguyễn Trãi
 Tên hiệu, năm sinh - năm mất
 Quê quán
 Gia đình
 Là khai quốc công thần nhà Lê
 Có tài văn chương và để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm lớn
 “Chữ tài liền với chữ tai một vần”
 Kết thúc cuộc đời thăng trầm sau vụ án oan Lệ Chi Viên

   Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, người làng
Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội).Ông là con
của Nguyễn Phi Khanh, tiến sĩ cuối đời Trần, và là cháu ngoại tư đồ Trần
Nguyên Đán. Quê gốc của ông là ở làng Chi Nhạn, huyện Phượng Sơn, lộ
Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
   Ông là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi
nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh
(Trung Quốc) với nước Đại Việt ta!. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào
năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại nhà
Hậu Lê. !Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới"
và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
   Ông còn để lại nhiều tác phẩm văn học quý giá như Bình Ngô đại cáo,
Dư địa chí, Quốc âm thi tập…Tuy nhiên, như câu thơ Kiều “chữ tài liền
với chữ tai một vần”, tuy tài hoa lỗi lạc nhưng cuộc đời Nguyễn Trãi lại
gặp phải nhiều thăng trầm, biến cố!, mà trong đó biến cố lớn nhất là vụ án
Lệ Chi Viên, không những kết thúc cuộc đời mà còn gây ra họa diệt tộc cho
cả gia đình ông.

 Vụ án Lệ Chi Viên
 Thời gian, địa điểm diễn ra
 Tóm tắt sự việc
 Xét xử
 Hậu quả
 Minh oan
 Truyền thuyết rắn báo oán

   Vụ án Lệ Chi viên, tức Vụ án vườn vải, là một vụ án oan nổi tiếng thời
Lê sơ. Qua vụ án này, quan Đại thần Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Lễ
nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình Lê Sơ kết tội giết vua Lê Thái Tông,
bắt tội chém đầu đến 3 họ nhà Nguyễn Trãi. 
   Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm
Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành
Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của
Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi viên thuộc huyện
Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn
Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 (bà sinh năm 1400) được vua Lê Thái Tông yêu
quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua.
Khi về đến Lệ Chi viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất.!Các
quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh, nửa đêm vào
đến cung mới phát tang. Không cần xét xử kĩ càng, Triều đình đã quy cho
Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi Thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên
nối ngôi (tức vua Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi vì cho rằng
ông thông đồng với vợ lẽ, sau đó tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm
lịch) năm này. Hơn 400 người già trẻ gái trai đã bị tàn sát, máu chảy thành
sông, trở thành vụ án thảm trọng nhất và gây bất bình trong lịch sử phong
kiến VN.
   Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay khi Nguyễn Trãi
bị tru di tam tộc, nhiều người đã cho là ông bị oan. 
   Sau này, vua Lê Nhân Tông khi xem sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi
từng có ý kiến rằng: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ
dẹp loạn tặc, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình... không may bị người
đàn bà gây biến, để người lương thiện mắc tội rất là đáng thương". Đây là
lời minh oan đầu tiên cho Nguyễn Trãi
   Đến năm 1464, sau 22 năm kể từ ngày vụ án xảy ra, vua Lê Thánh Tông
mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước
Tán Trù bá, !cho người con trai còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ
làm chức Đồng Tri châu.
   Vậy ai mới là chủ mưu trong vụ án này? 
   Quay lại thời vua Lê Thái Tông còn tại thế, !ông có 2 người vợ rất được
sủng ái là bà Thần phi Nguyễn Thị Anh và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao, !
cả hai bà đều sinh được con trai. Thần phi Nguyễn Thị Anh vì muốn bảo vệ
cho ngôi thái tử của con trai mình, đã bày mưu hãm hại mẹ con bà Ngô Thị
Ngọc Dao. Vợ chồng Nguyễn Trãi khi đó đã cầu xin vua tha cho mẹ con bà
Ngọc Dao, và đưa họ về lánh ở chùa. Bà Nguyễn Thị Anh ghi hận Nguyễn
Trãi từ đó
   Thêm việc một số quan chức lão thành trong triều nghi ngờ thái tử Bang
Cơ không phải cốt nhục của vua, !biết Ngô tiệp dư đã sinh con trai mà
ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của con trai mình, nên
Nguyễn Thần phi chủ động ra tay trước. Nhân dịp Thái Tông về thăm
Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành - con
của Ngô Tiệp dư, nên bà sai người sát hại Thái Tông rồi đổ tội cho vợ
chồng Nguyễn Trãi. Trước khi qua đời, Nguyễn Trãi nói rằng ông hối hận
không nghe lời hoạn quan Đinh Phúc và Đinh Thắng. Nguyễn Thần phi lại
ra lệnh giết tiếp hai người này. Đinh Thắng là hoạn quan chịu trách nhiệm
ghi chép ngày tháng thụ thai của các phi tần trong cung. Vì hai người này
biết được bí mật của bà nên họ cũng bị trừ khử để diệt khẩu. Vậy là bà
Nguyễn Thị Anh vừa diệt trừ được hậu họa, vừa đưa được con trai mình
lên ngôi vua, bản thân thì buông rèm nhiếp chính, quả là một mũi tên trúng
rất nhiều đích
   Mãi đến sau này khi vua Lê Thánh Tông lật đổ Nhân Tông và lên ngôi
vua, bà Ngọc Dao mới kể lại chân tướng vụ án cho vua nghe.’ Có lẽ để giữ
thể diện cho triều đình, cho nội bộ hoàng tộc, vua Lê Thánh Tông đã cho
những sử gia như Ngô Sĩ Liên viết ra một nửa sự thật, rằng Nguyễn Trãi thì
đã được minh oan, nhưng lại không nhắc đến bà Nguyễn Thị Lộ, vết nhơ
của bà vẫn còn đó, ai cũng hiểu nhưng chẳng ai dám chứng cho. !Thậm
chí, để tạo ra tính hợp lý cho lời cáo buộc phi lý, người ta còn tạo ra câu
chuyện càng phi lý hơn, là bà Nguyễn Thị Lộ là rắn báo oán gia đình nhà
Nguyễn Trãi. Còn bà Nguyễn Thị Anh, vẫn được tôn hiệu làm Tuyên Từ
Hoàng thái hậu.

PHẦN KẾT BÀI : Góc nhìn của hậu thế và những tranh cãi

   Mặc dù sự oan khuất của bà Nguyễn Thị Lộ và danh tính hung thủ thật
sự vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng hậu thế rồi cũng có những phán xét của riêng
mình. Nhân dân đã thấu hiểu, minh oan cho bà qua các tác phẩm văn học
nghệ thuật, tôn vinh bà bằng cách tạc tượng, lập đền thờ để hương khói.
Có câu chuyện còn kể rằng, trong lễ điểm mắt cho bức tượng của bà Lộ,
người ta thấy trong khóe mắt bức tượng chảy ra những giọt nước long
lanh, có lẽ, lòng thành của hậu thế hôm nay, đã an ủi được phần nào nỗi
oan khuất của người xưa.
   Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về vụ án oan lớn trong lịch sử phong kiến
VN, chắc hẳn quý khán giả cũng có những ý kiến riêng của mình về hung
thủ thật sự trong vụ án này. Cảm ơn quý vị đã chú ý theo dõi !

You might also like