You are on page 1of 8

GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU

1. Tiểu sử và cuộc đời Nguyễn Du


Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại
kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở
xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể
tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc
Ninh. .Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc
nhất đương thời.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài
không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ,
ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn
Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780 , khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”:
Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là
Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh
Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng.
Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến
ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về
quê ở Hà Tĩnh . Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông
Khản, mỗi người phải mỗi ngả.

Năm 1789 , Nguyễn Huệ , một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân
ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt .
Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp,
đành trở về quê vợ , quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình , sống nhờ nhà người anh vợ
là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796 , nghe tin ở Gia Định ,
chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo,
nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng
Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông
sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802 , khi chúa Nguyễn
Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long , thì ông được gọi ra làm quan cho nhà
Nguyễn.

Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này
Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu
phong, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8
năm Canh Thìn (18-9-1820) thọ 54 tuổi.

Với những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà và
sự phát triển văn hóa của nhân loại, tháng 12/1964, tại Berlin (Đức), Hội đồng
Hòa bình thế giới quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du
(1675-1965) . Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) họp ở
Paris đã chính thức vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là danh nhân văn
hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học


- Tác phẩm bằng chữ Hán:

Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến
năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc
Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn
Du (NXB Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 NXB Văn học đã
ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm,
chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như sau:

+> Thanh Hiên thi tập còn gọi là Thanh Hiền tiền hậu tập (Tập thơ của Thanh
Hiên) gồm 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804, gồm 10 năm gió bụi, ông sống
ở Thái Bình quê vợ, 6 năm trở lại nhà dưới chân núi Hồng, và 2 năm làm chi
huyện ở huyện Bắc Hà. Tập thơ là các bài viết chủ yếu trong những năm tháng
trước khi làm quan nhà Nguyễn.
+> Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, giai
đoạn 1805-1812, ông được thăng hàm Đông các đại học sĩ, làm quan ở Kinh Đô
5 năm và làm cai bạ ở Quảng Bình 3 năm

+> Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc)
gồm 131 bài thơ, giai đoạn 1813-1814, viết trong chuyến đi sứ sang Trung
Quốc.

- Tác phẩm bằng chữ Nôm:


+> Đoạn trường tân thanh còn có tên gọi khác là Kim Vân Kiều truyện,
(Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. (Tên phổ biến là Truyện Kiều). Truyện
Kiều của Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt khỏi bờ cõi của
một quốc gia, trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn
học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn
30 thứ tiếng trên thế giới, trong đó có tiếng Pháp, Anh, Nga, Hàn, Nhật…
+> Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười
loại chúng sinh), còn có tên gọi khác là Văn chiêu hồn, Văn tế chiêu hồn.

3. Giới thiệu về Truyện Kiều


- Truyện Kiều hay còn có tên gọi là Đoạn trường Tân Thanh được đại thi
hào Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ XIX ( 1805 -1809). Đây là một tác
phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện tiểu thuyết của
Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Với cảm hứng nhân đạo và xuát phát từ
thực tế cuộc sống, xã hội cũng như con người, Nguyễn Du đã có những sáng tạo
tài tình cải biến để phù hợp với xã hội Việt Nam. Tác phẩm gồm có tổng cộng
3254 câu thơ và được chia làm 3 ba phần chính.
- Truyện Kiều kể về một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con : Thúy
Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Cả hai người con gái đều có sắc đẹp nghiêng
nước nghiêng thành. Trong lễ hội đạp thanh Thúy Kiều gặp Kim Trọng cả hai
người nguyện thề sống chết. Kim Trọng về Liễu Dương chịu tang chú, gia đình
Thúy Kiều gặp nạn. Kiều phải bán mình chuộc cha, nhường mối tơ duyên cho
em gái Thúy vân. Từ đây bắt đầu 15 năm lưu lạc đầy nước mắt của Kiều. Sau
đó Thúy Kiều may mắn gặp Từ Hải một người anh hùng đầu đội trời chân đạp
đất, Kiều trả ân, báo oán. Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết
đứng. Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt gả cho viên thổ quan, vì quá nhục nhã Kiều
nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng may mắn được sư vãi Giác Duyên cứu
sống và đi tu. Sau đó Kim Trọng và Vương Quan đỗ đạt làm quan lớn, may mắn
gặp sư vãi Giác Duyên và đoàn tụ gia đình sau 15 năm lưu lạc.
=> Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện rõ quan niệm sáng tác và
phong cách nghệ thuật của mình.

4. Quan niệm sáng tác và phong cách nghệ thuật


- Thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nói nhân văn, đồng hành với những
thăng trầm lịch sử và đời sống tinh thần dân tộc.
Nguyễn Du cho rằng văn chương là để truyền tải nỗi buồn, sự phẫn oán, oán
hận của con người, nhất là của những con người oan ức, đau khổ chứ không
phải là thơ giáo huấn, dạy dỗ con người.
- Nguyễn Du đã nói lên nỗi niềm riêng tư của mình, chia sẻ những cái vui
buồn cùng người xưa, viết về họ, nói về họ như người đương thời cùng ông.
Cái vui, cái sầu thảm, cái phẫn nộ của ông rất gần gũi, rất chân thành. Đặc biệt
từ những sự đau khổ, những nỗi day dứt bất lực trước thời cuộc, những nỗi oan
không được giải trở thành những oan ức cần bộc bạch.
+ Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc
sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những số phận bất
hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh
+ Thương xót trước hết là số phận người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh và
đặc biệt với thân phận của những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn trong xã
hội xưa (Truyện Kiều)
+ Bức tranh khái quát xã hội phong kiến rộng lớn, vạch trần một cách cụ thể
bản chất của chế độ phong kiến với những tệ hại, mục ruỗng, suy sụp của nó.
(Phản chiêu hồn)
+ Bộc bạch những ưu tư trăn trở, day dứt về cuộc đời, về thân phận con
người trong xã hội phong kiến. (Sở kiến hành)
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
Qua di sản thi ca cả chữ Hán và chữ Nôm của mình, Nguyễn Du đã bày tỏ
được quan niệm sáng tác cũng như khái quát được một phương diện quan
trọng nhất trong nội dung trữ tình và cõi lòng thi nhân.

You might also like