You are on page 1of 3

Nguyễn Du

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là
Thanh Hiên.
- Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời
làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ,
từng giữ chức Tể tướng. Ông sinh ra ở Hà Tĩnh, nơi giàu truyền thống văn
hóa, hiếu học. Mẹ ông sinh ra ở Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ. Gia
đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng. Chính
điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.
- Cuộc đời Nguyễn Du:
TÓM TẮT:
Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế
kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi
bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào
nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu
tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện
thực đời sống. cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều,
tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm
sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn
học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
CHI TIẾT
- Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo
dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ
côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác
mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi).
- Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh
Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con
trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam.
Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư
Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”)
không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên
Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh . Thế là anh
em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải
mỗi ngã.
- Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không
rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ
tên) ở Thái Nguyên , không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì
thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ
nhỏ ở Thái Nguyên.
- Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc
Khoái Châu, Hưng Yên ). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường
Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
- Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc như đến cửa
Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc hay Đông Các điện học
sĩ, làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương, làm Cai bạ dinh
Quảng Bình, thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi
Trung Quốc.
- Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
- Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn
Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên
đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng
vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh
Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820. Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng
ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới
cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).
Tác phẩm bằng chữ Hán:
Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến
năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh
sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du
(NXB Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 NXB Văn học đã
ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu
tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như sau:
- Thanh Hiên thi tập còn gọi là Thanh Hiền tiền hậu tập (Tập thơ của
Thanh Hiên) gồm 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804, gồm 10 năm
gió bụi, ông sống ở Thái Bình quê vợ, 6 năm trở lại nhà dưới chân núi
Hồng, và 2 năm làm chi huyện ở huyện Bắc Hà. Tập thơ là các bài viết
chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
- Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài,
giai đoạn 1805-1812, ông được thăng hàm Đông các đại học sĩ, làm
quan ở Kinh Đô 5 năm và làm cai bạ ở Quảng Bình 3 năm
- Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc)
gồm 131 bài thơ, giai đoạn 1813-1814, viết trong chuyến đi sứ sang
Trung Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm:
- Đoạn trường tân thanh  còn có tên gọi khác là Kim Vân Kiều truyện
(Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều),
được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung
của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng
đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều, nhân vật chính
trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn
học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông
đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi
sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809).
Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn”. Văn chiêu hồn (tức Văn
tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), còn
có tên gọi khác là Văn chiêu hồn, Văn tế chiêu hồn.

You might also like