You are on page 1of 3

Lê Hữu Trác

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:


“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam
Vâng, từ bao đời nay nhân dân ta vẫn luôn tự hào về những trang sử vẻ vang của
dân tộc. Và ngày hôm nay, càng tự hòa biết bao, thế hệ chúng con được sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất của người đại danh y Lê Hữu Trác được tìm hiểu về cội nguồn của một con
người nhân cách lớn, tư tưởng lớn, tâm hồn lớn.
- Qua lời giảng ấm áp ngọt ngào của cô chúng con hiểu hơn về Người. Lê
Hữu Trác tên thật là Lê Hữu Huân, sinh ngày 12 - 11 - 1720 tại thôn Văn Xá, làng Liên
Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là Huyện Yên Mỹ - tỉnh
Hưng Yên). Là con thứ 7 của ông Lễ Hữu Mưu và bà Bùi Thị Thưởng. Dòng họ Lê Hữu
có truyền thống khoa bảng, đỗ tiến sĩ, làm quan to. Dưới chế độ phong kiến vua Lê - chúa
Trịnh “ nồi da nấu thịt “, chiến tranh phong kiến đã làm cho nhân dân và đất nước tiêu tàn.
Trong bối cảnh đó, chán cảnh nhiễu nhương của vòng danh lợi, bản thân ông đã từ chối
việc đề bạt lên làm quan của nhà Trịnh. Năm 1746, lấy cớ về nuôi mẹ già, Hải Thượng
Lãn Ông đã về quê ngoại ở làng Tĩnh Diệm (Sơn Quang - Hương Sơn) học nghề làm
thuốc, cứu nhân, độ thế. Suốt những năm 1760-1786, Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần
lớn thời gian lưu lại chùa, mở phòng mạch chữa bệnh cho nhân dân trong vùng, nghiên
cứu y thuật và hoàn thành nhiều tác phẩm làm nền tảng cho y học cổ truyền ngày nay như:
Hải Thượng y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện (1780), Y hải cầu
nguyên (1782), Vận khí bí điển (1786)...
Điểm dừng chân đầu tiên của chuyến hành trình về địa chỉ đỏ là Khu mộ Lê Hữu
Trác. Truyền thuyết kể rằng, sinh thời ông thường thả diều trên đỉnh núi Giả và hồ Sen,
trước khi ông mất, ông dặn dò con cháu diều rơi ở đâu thì mai táng ông ở đó. Vị trí diều
rơi chính là nơi mộ ông bây giờ, nằm ở dãy núi Cánh Diều dưới chân núi Minh Tự, xã Sơn
Trung. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thủy mặc, bên
phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa
và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ.
Từ khu mộ ngược lên phía Tây hơn 7km là đến với Nhà thờ Lê Hữu Trác ở thôn
Bầu Diệm, xã Tình Diệm (nay là xóm 8, xã Sơn Quang). Đây là nơi ông và gia đình sinh
sống khi trở về Hương Sơn. Nhà thờ có tòa Thượng là nơi trước đây Lê Hữu Trác bốc
thuốc, viết sách. Trong khuôn viên ngôi nhà còn có núi Giả và hồ Sen nằm sát với nhau ở
góc vườn đắp cao 10 thước (4m), rộng 240 thước (72m 2). Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy
chân núi ở phía Tây Bắc. Đây là nơi, Lê Hữu Trác dùng để quan sát hướng gió, để bắt
mạch chữa bệnh và là nơi ông lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai lũ lụt.
Trong khu vườn Hải Thượng trồng rất nhiều loại cây có giá trị làm thuốc như mít, ổi,
đào…
- Trên đường từ mộ đến nhà thờ ghé qua chùa Tượng Sơn - một di tích lịch sử văn
hóa nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố. Theo gia phả dòng họ Lê Hữu ở huyện Hương Sơn,
chùa Tượng Sơn được kiến dựng vào thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông (đầu thế kỷ XVIII) do
bà Đặng Phùng Hầu - vợ của Tả hiệu điểm Tham đốc quận công Bùi Tướng Công, là bà
ngoại của danh y Lê Hữu Trác nêu ý tưởng xây dựng. Sau đó, con gái của bà là Bùi Thị
Thưởng tiếp tục hoàn thành ý nguyện của mẹ và sáng lập chùa. Chùa Tượng Sơn tọa lạc
nơi phong cảnh hữu tình, phía sau chùa là dãy núi Voi nên chùa có tên là Tượng Sơn tự
(chùa Núi Voi) tạo cho ngôi chùa nét thanh tịnh, yên bình. Phía Tây chùa có dòng suối bắt
nguồn từ dãy Đại Huệ, băng qua ghềnh đá, ngày đêm nước chảy ầm ầm nên chùa có tên
nôm là chùa Ầm Ầm (người dân nơi đây còn gọi với một cái tên khác là chùa Hầm Hầm).
Đây là nơi lưu dấu những năm tháng sống, làm thuốc cứu người, nghiên cứu y thuật và
viết sách của Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Qua lời kể của sư thầy…
ngày xưa LHT đã trồng cây …tại đây. Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh tốt đẹp của người dân địa phương mà còn
là địa chỉ tham quan hấp dẫn với bạn bè gần xa. Từ lâu, nơi đây đã trở thành một điểm đến
hấp dẫn, thu hút mọi du khách trên hành trình về với mảnh đất Hương Sơn.
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bên cạnh là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh
nghiệm còn là một người có tâm hồn và nhân cách cao đẹp - coi thường danh lợi,phú quý,
vinh hoa, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Một con người toàn tài với quan niệm :
“ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa
bệnh cho người”. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm gương sáng cho
lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo. “Không có nghề nào nhân đạo bằng
nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức’’ câu danh
ngôn trên đã phần nào vẽ lên bức chân dung của một đại danh y nổi tiếng- Lê Hữu Trác,
một nhà y giàu y đức, ông cũng là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Có thể nói những tầm tư
tưởng, tài năng và cống hiến của Hải Thượng lãn Ông Lê Hữu Trác đã vượt qua quy luật
thương hải tang điền.
Như vậy , qua chính buổi trải nghiệm ngày hôm nay, được hiểu vê người , em
càng thêm yêu hơn lịch sử quê mình, em càng tự hào, hãnh diện, biết ơn và nỗ lực
hơn nữa để nối tiếp trang sử vẻ vang của quê hương. Tự hào là người con mảnh đất
Hương sơn, biết bao thế hệ học sinh đã và đang nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác
sỹ cứu người.. Thế hệ trẻ chúng con vẫn luôn cố gắng nỗ lực học tập để làm rạng
danh mảnh đất mang tên đại danh y Hải Thượng Lãn Ông LHT.

You might also like