You are on page 1of 3

Hưng Yên là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa nổi tiếng với câu ca: “Thứ

nhất Kinh Kỳ, thứ nhì


Phố Hiến”. Đến Hưng Yên, du khách không chỉ được thưởng thức đặc sản nổi tiếng như nhãn
lồng, hạt sen, mật ong, bún thang… mà còn để lại trong lòng du khách những ấn tượng,dấu ấn về
một mảnh đất nghìn năm văn hiến với bao nhiêu di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh đẹp như thơ
mộng và đặc biệt không thể không kể đến khu di tích Đền Hóa Dạ Trạch-nơi lưu giữ những giá trị
văn hóa lịch sử.

Nhắc đến đền dạ trạch là nhắc đến thiên tình sử đẹp nhất văn chương dân gian Việt Nam giữa

Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa-một mối tình không phân biệt đẳng cấp là khát vọng tình
yêu giữa con người với con người và còn gắn với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm Một
Đêm), với chiến tích đánh thắng quân Lương của Triệu Quang Phục, chống giặc Minh của
Nguyễn Trãi hay khởi nghĩa Bãi Sậy và nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Đền có tên gọi là
Đền Hóa Dạ Trạch vì tương truyền đây chính là nền lâu đài thành quách xưa của Chử Đồng Tử
và nhị vị phu nhân để lại sau khi ba vị hóa về trời.Năm 1883 thực dân Pháp đốt cháy đến năm
1890,đền mới được xây dựng lại.

Tồn tại từ lâu đời trên gò đất caoNằm sâu trong vùng đầm Dạ Trạch,người dan muốn vào đền
phải thi thuyền và phải leo 19 bậc mới đến sân đình nổi tiếng thâm nghiêm và linh thiêng, đền
Hóa mang một vẻ đẹp thâm u, huyền bí, thoát tục. Không khí linh thiêng trong đền quyện mùi
nhang trầm, hương hoa, giữa mùa hè mà ở đây yên tĩnh dịu mát. Sau màn che, cửa võng là ánh
đèn nến lung linh đưa con người về với tổ tiên, cội nguồn dân tộc nơi xa xưa, con người yêu
nhau, hòa hợp với thiên nhiên, đánh giặc và xây dựng quê hương đất nước.

Đền quay mặt về hướng chính Nam, bao gồm tam quan,lầu chuông hồ bán nguyệt sân đền,điện
thờ và các công trình phụ trợ. Thả bộ từ ngoài vào du khách sẽ bị cuốn hút bởi lầu chuông, trên
lầu treo chiếc chuông được đúc năm Thành Thái thứ 14 mang tên Dạ Trạch từ chung( chuông
đền Dạ Trạch), chuông cao 1,5m, đường kính 0,8m, ngoài ra còn có hai bia dựng đối diện với
nhau, một bia đã bị vỡ từ lâu. Bia còn lại có niên đại Gia Long thứ 17.

Từ lầu chuông là con đường nhất chính đạo lát gạch đỏ, dẫn du khách trở về với tổ tiên, cội
nguồn dân tộc, hướng tới con đường hạnh phúc của tình yêu. Hai bên là hai dãy nhà dải vũ chín
gian, xưa để chín chiếc kiệu, nay là nơi sửa lễ khi vào đền.

Trước đền là hồ Bán Nguyệt với dòng nước xanh trong không bao giờ cạn, giữa hồ là hai ụ đất
lớn, đó là mộ hai ông thần đồng, người nhà trời xuống giúp dân trừ hạn hán, lụt lội.

Du khách tới đây sẽ được ngắm nhìn tuyệt tác của các nghệ nhân được thể hiện ở kiến trúc của
ngôi đền. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Công (工), mái khắc nhiều hình long, phượng rất
đẹp, gồm ba gian.
Gian trung từ đặt ban thờ các quan. Gian hậu cung là gian được thiết kế đẹp nhất với mái vòm
cuốn tam cấp, gợi cho du khách cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Hai bên có thần canh
gác ngôi đền là Khuyến Thiện và Trừng Ác.

Từ ngoài vào là ban thờ công đồng, phía bên phải đặt ban thờ thổ công miếu đền, tượng quan võ
và chiếc kiệu đặt một chiếc gậy cùng một chiếc nón – hai vật mà Đức Thánh Chử Đồng Tử đã
dùng để cứu nhân độ thế.

Phía bên trái là tượng quan văn và một con cá chép bằng gỗ sơn son thếp vàng( Bế Ngư thuyền
quan), hay gọi là Ông Bế. Đây chính là nét riêng của Đền Hóa Dạ Trạch, ông Bế là tín ngưỡng thờ
cá nguyên thủy của cư dân chinh phục đầm lầy. Cùng với chiếc kiệu sơn son thếp vàng được
bàn tay hài hoa của những người thợ chạm trổ tinh xảo để phụng thờ các vị thánh trong hàng tứ
bất tử. Hai con ngựa, một đỏ, một trắng. Tương truyền, đó là hai con ngựa mà Đức Thánh Chử
Đồng Tử và hai vị phu nhân đã cưỡi để đi chữa bệnh cho dân.

Bước qua cửa bức bàn là phần cung cấm, chính giữa đặt ba bài vị, ba pho tượng thờ Chử Đồng
Tử cùng Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa. Bên trái là ban thờ hai vị thân sinh của
Đức Thánh Chử Đồng Tử, bên phải là ban thờ Triệu Việt Vương( người đã có công đánh đuổi
quân xâm lược nhà Lương bằng lối đánh du kích: dùng thuyền nhỏ len vào bãi lau sậy của đầm
Dạ Trạch (thế kỷ VI).

Năm 1988, đền Hóa Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Tại đền Hóa Dạ Trạch, việc thờ cúng được tiến hành vào các ngày: mồng 4 tháng giêng, ngày
sinh Tiên Dung công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử, ngày 17/11 ngày ba vị bay về trời.

Hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để ghi nhớ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử
và công chúa Tiên Dung.Lễ hội chính được mở vào các ngày 10,11,12 /2 âm lịch. Sông Hồng
thức giấc sớm cùng tiếng trống chiêng giục giã, kiệu rước Thành hoàng cùng dòng người náo
nức từ các ngả đổ dồn về đền dự lễ lấy nước thánh, rước cá chép và diễn tích cá chép vượt vũ
môn hóa rồng – một nghi lễ mang đậm bản sắc,tín ngưỡng cầu nước của những cư dân của nền
văn minh lúa nước ven sông Hồng. Hầu như mọi thủ tục, hoạt động trong lễ rước này như múa
rồng, rước cá, chèo thuyền, rước nước… đều có liên quan nước- yếu tố rất quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp. Thông qua nghi thức này, nhân dân muốn cầu cho mưa thuận gió hòa để cấy
cày thuận lợi, đặng "lấy đầy bát cơm", xóm làng yên vui, gia đình hạnh phúc. và tham gia nhiều
trò chơi dân gian như đánh cờ người, chọi gà, bơi thuyền, múa rồng…

Nét đẹp trong lễ hội Chử Đồng Tử được lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày hôm nay và nó sẽ bất
tử như chính chàng trai họ Chử vậy. Mỗi người dù già trẻ, trai gái đều có thể chọn cho mình một
thú vui khi đến với lễ hội. Cũng có người đến đây để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nguyện cầu một
năm bình an và tài lộc,và không ít những nam thanh nữ tú đến để cầu cho tình yêu hạnh phúc,
vẹn tròn, cầu cho đôi lứa xa nhau mãi được bên nhau.
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức
phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá
đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm về trước.

Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm người,
là minh chứng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung
là lễ hội tình yêu độc đáo nhất cả nước, không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là điểm du
lịch tham quan không thể thiếu của du khách trong tua du lịch đồng bằng sông Hồng.

You might also like