You are on page 1of 7

Họ tên: Hà Thị Kim Ngân

Lớp: 11C2

Bài Thu Hoạch Sau Chuyến Đi Trải Nghiệm


Đề bài: Giới thiệu về khu di tích lịch sử Đền thờ Chu Văn An
Bài làm
Đền thờ thầy giáo Chu Văn An là một trong những di tích văn hóa lịch sử quý
báu của Việt Nam. Được xây dựng để tôn vinh và kỷ niệm Nhà giáo Chu Văn
An - một trong những nhà giáo vĩ đại nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Đây
không chỉ là một địa điểm du lịch quan trọng mà còn là nơi thể hiện lòng kính
trọng của người dân Việt Nam đối với sự cống hiến và tri thức của thầy giáo. Và
vào ngày 30/11 vừa qua thì trường chúng tôi đã tổ chức chuyến đi trải nghiệm
tới đền Chu Văn An. Chúng tôi đã có cơ hội tận mắt chiêm bái nơi tưởng nhớ
danh nhân này. Chuyến đi đã khắc sâu trong tâm trí chúng tôi những cảm xúc
không thể nào quên.

Chu Văn An (1290-1370) tên thật là Chu An hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh
Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam,
được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau thường gọi là Chu Văn An. Quê
ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm Hà Nội ( nay thuộc
xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì Hà Nội).Ông là người chính trực đã
từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng
Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Ông co công lớn trong việc truyền bá, giáo
dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300-
1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng,
tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến thời Du Tông ông thấy quyền thần
làm nhiều đều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh nhưng
vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng ( Chí Linh, Hải
Dương), lấy hiệu là Tiều Ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho đến khi
mất. Chu Văn An là nhà nho sống có lý tưởng, ông hành đạo để “chính sự và
giáo hóa được đổi mới”. Suốt đời ông cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đạo
làm người mà ông thực hiện và giáo dục học trò là đạo làm người theo tinh thần
Nho giáo. Với cốt cách thanh cao, tinh thần trong sáng, trí tuệ sâu sắc và đạo
học vững vàng, ông là một nhân cách lớn, đứng đầu trong lịch sử giáo dục Nho
học nước nhà. Suốt đời làm giáo dục và chính trong giáo dục, ông thực hiện lý
tưởng sống của mình và qua đó, tạo nên nhân cách nhà nho hành động, nhà giáo
dục thực tiễn. Để chính sự được đổi mới theo hướng có lợi cho dân, ông đã hành
động theo đúng tính cách kẻ sĩ. Con đường hành đạo mà ông thực hiện là con
đường của nhà nho chân chính. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm
gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền
nho được thờ ởVăn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ởVăn
Miếu – Quốc Tử Giám.
Đền thờ Chu Văn An nằm ở xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách
Quốc lộ 18 khoảng 3km. Đền đã được xếp hạng là Khu di tích lịch sử quốc gia
năm 1998 và đã được trùng tu và tôn tạo một cách công phu, khánh thành vào
đầu năm 2008. Ngay từ cổng vào khuôn viên đền, bạn sẽ thấy dòng chữ "Học"
được viết bằng nét bút thư pháp nổi bật trên các bậc đá dẫn lên đền chính. Điều
này thể hiện tầm quan trọng của giáo dục và học hành. Kế tiếp, hàng chữ "Vạn
thế sư biểu" bằng chữ Hán in trên nền đá thể hiện lòng tôn kính và sự tôn vinh
của người Việt đối với Nhà giáo Chu Văn An.
Đền thờ chính tọa lạc trên thế đất cao, rộng, theo phong thủy thì đây chính là
mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi
Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền
Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời
Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian
tiền tế và 1 gian hậu cung. Chính giữa tiền tế đặt ban thờ công đồng, ngay phía
sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng,
bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Trong hậu cung đặt tượng thờ thầy
bằng đồng, nặng 100kg. Nghệ thuật trang trí trong đền theo đề tài tứ linh (Long -
Ly - Quy - Phượng) và tứ quý (Tùng - Cúc - Trúc - Mai). Các bức y môn sơn
son thếp vàng, trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”.
Phía trước đền Chu Văn An là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời
Trần...

Ngay trước đền là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần được chạm
khắc tỉ mỉ, uy nghi.
Và đường lên lăng mộ thầy giáo Chu Văn An nay đã được làm toàn bộ bậc đá,
có lan can, hoà vào phong cảnh hai bên bạt ngàn rừng thông vi vu reo hát.

Lăng mộ thầy giáo Chu Văn An nằm tĩnh lặng trong khói hương thơm ngát, trên
đỉnh phía đông núi Phượng Hoàng, được làm bằng chất liệu đá xanh, chạm khắc
theo mẫu trang trí hoa văn thời Trần.
Cách khu lăng mộ khoảng 50m về phía tây có giếng Ngọc. Tương truyền, khi
thầy giáo Chu Văn An mất, suốt cả năm trời hương khói bên mộ thầy trên đỉnh
núi, các học trò đã tìm ra mạch nước và khơi thành giếng để giữ nguồn nước
phục vụ cho việc thờ phụng thầy.

Giếng Ngọc đặc biệt ở chỗ lúc nào cũng đầy nước. Thành giếng được ốp đá cao
hơn 1m, chạm trổ hình “lưỡng long chầu nguyệt”. Nhiều người dân đến thăm
viếng đều xin một gáo nước ở nguồn nước thiêng để rửa mặt.
Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng
Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính - Học - Thuần - Hành, và 10 chữ
Quốc ngữ: Tâm - Đức - Chí - Nghĩa - Trung - Tài - Minh - Trí - Thành - Vinh.
Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy
học.Và lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 - 25/8 âm lịch (chính
hội ngày 25). Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11 dương lịch.
Lễ hội về nguồn từ ngày 24 - 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).Một điểm khác
biệt nữa ở đền Chu Văn An là khi du khách vào đền, ngoài việc dâng lễ chay, lễ
mặn còn dâng cả bút, sách, vở để cầu công danh, thi cử, học hành. Bởi đây là
nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, giáo
viên, học sinh, sinh viên trên cả nước.
Trong lòng chúng tôi, đền Chu Văn An đã để lại một ấn tượng sâu sắc và một
thông điệp quý báu. Thầy Chu Văn An đã để lại cho chúng ta những giá trị tinh
thần quý báu, và chúng ta cần phải tiếp tục trân trọng và phát huy những gì thầy
đã truyền đạt. Chúng tôi rời khỏi đền với niềm ngưỡng mộ và lòng biết ơn đối
với một người thầy của dân tộc, và với quyết tâm học tập và trưởng thành trong
cuộc sống, để không phụ công lao dưỡng dục của gia đình và thầy cô.

You might also like