You are on page 1of 3

A.

Thành trong Lịch Sử


Với vị trí chiến lược về chính trị, kinh
tế, quân sự, Thành cổ Quảng Trị vừa là
công trình thành lũy quân sự, vừa là trụ
sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất
Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945.
Đây là nơi thường để Vua ngự và thăng quan
cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm. Cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành cổ
lại có thêm nhà lao, tòa mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoan... Từ
năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng
Trị là nơi giam giữ các chiến sĩ cộng sản
và những người yêu nước. Chính nơi đây
đã trở thành trường học chính trị của
những người yêu nước để rèn luyện ý
chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù
Hơn 160 năm tồn tại dưới thời quân chủ và
thực dân, Thành cổ là trung tâm chính trị của Quảng Trị. Dưới thời tạm chiếm,
Mỹ - ngụy biến Thành cổ Quảng Trị thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội
và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn
áp phong trào cách mạng. Vì vậy, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh
chống Mỹ và các trận chiến đấu oai
hùng của quân và dân ta. Tiêu biểu là
cuộc chiến đấu ngoan cường đánh trả
các đợt phản kích tái chiếm Thành cổ
Quảng Trị của ngụy quyền Sài Gòn
trong suốt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa
năm 1972 (từ 28-6 đến 16-9-1972).
B. Kiến trúc
Tuy nhiên, do phải gánh chịu một
khối lượng bom đạn khổng lồ trong
chiến tranh nên từ sau hòa bình lập
lại, Thành cổ chỉ còn dấu vết của
một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền,
hậu... Từ năm 1993-1995, hệ thống
hào, cầu, cống, một số đoạn thành,
cổng tiền đã được tu sửa, hàng
nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong
thành. Đặc biệt, một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành
cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía
gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành cổ, phía trên là nơi để mọi
người thắp hương tưởng niệm.
Ngôi mộ tập thể được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa
sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Dưới chân nấm mồ
được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên
tượng trưng cho tứ tượng, tầng dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái
đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Có 81 bậc thang đi lên tượng
trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị.
C. Hiện Nay
Giữa không gian thanh bình, Thành cổ Quảng Trị đã trở thành điểm đến, không
chỉ là nơi ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn là điểm du
lịch hấp dẫn.
Hiện nay, Thành cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo và bao gồm các khu vực:
Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông - Nam; tái tạo lại
chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom... Khu phục dựng Thành
cổ nguyên sinh ở phía Đông Bắc, thu nhỏ kiến trúc các công trình cổ, trồng một
rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Thạch Hãn; Khu công viên văn
hóa ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại phía Tây và Tây
Nam xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân
chơi.
Đến với Thành cổ Quảng Trị hôm nay không chỉ nhìn lại dấu vết của một số
đoạn thành, lao xá, các cổng tiền, hậu, tả, hữu mà là một bảo tàng sống về ý chí
và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Mỗi tấc đất nơi đây thấm đẩm máu xương của biết bao người con yêu quý trên
mọi miền Tổ quốc vì một lý tưởng cao đẹp đó là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ
quốc. Chính vì vậy, Thành cổ trở thành mảnh đất thiêng, nơi hội tụ tình cảm của
chiến sỹ, đồng bào cả nước.

You might also like