You are on page 1of 20

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

DẤU CHÂN
HUẾ XƯA
TRẦN THỊ THANH HIỀN
12 LÝ 1

27/2/2022
M Ụ C L Ụ C

D Ấ U C H Â N H U Ế X Ư A

D I T Í C H L Ị C H S Ử D I T Í C H L Ị C H S Ử
Ở H U Ế
Đ ị n h n g h ĩ a d i t í c h l ị c h s ử Đ ặ c đ i ể m
M ộ t s ố đ ặ c đ i ể m M ộ t s ố d i t í c h

H O À N G T H À N H H U Ế TRÁCH NHIỆM
L ị c h s ử r a đ ờ i
C ấ u t r ú c c ơ b ả n
Ý n g h ĩ a l ị c h s ử
DI TÍCH LỊCH SỬ
Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều
kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích
cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Đây là các công trình hay địa Trong số các di tích lịch sử
điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu còn có các công trình, các
biểu trong quá trình đấu tranh địa điểm liên quan đến sự
dựng nước và giữ nước như Đền nghiệp đấu tranh giải phóng
Hùng, Đền Cổ loa... Cũng có thể là dân tộc và xây dựng chủ
những công trình, những địa điểm nghĩa xã hội ở nước ta.
gắn với thân thế, sự nghiệp của Những công trình này có tên
anh hùng dân tộc, danh nhân của gọi là di tích lịch sử cách
đất nước như Đền Trần, Khu Di mạng.
tích lịch sử Kim Liên...
DI TÍCH LỊCH SỬ

Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các


điều kiện sẽ được công nhận theo
thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích
cấp quốc gia và di tích quốc gia
đặc biệt. Tính đến năm 2020, Việt
Nam có hơn 41.000 di tích, thắng
cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích
được xếp hạng di tích quốc gia và
hơn 9.000 di tích được xếp hạng
cấp tỉnh.

Mật độ và số lượng di tích


nhiều nhất ở 10 tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng (chiếm 56%
số di tích quốc gia và 46%
tổng số di tích). Trong số di
tích quốc gia có 112 di tích
quốc gia đặc biệt và trong số
đó có 8 di sản thế giới.
ĐẶC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ
THỪA THIÊN HUẾ
Nằm giữa lòng miền Trung, ở vị trí trung độ trong hành trình du lịch suốt chiều dài đất
nước, đất không rộng, người không đông, nhưng trải qua biết bao thăng trầm của lịch
sử, người dân xứ Huế đã giữ gìn, bảo quản cho đất nước quần thể di tích lịch sử, văn
hóa độc đáo với kiến trúc cố đô Huế còn tương đối nguyên vẹn được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới, một bộ phận hợp thành tài sản văn hóa vô giá của
nhân loại.

Theo thống kê đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng cộng 902 di tích, trong đó
bao gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế, Hệ thống di tích
đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (qua Thừa Thiên Huế), 86 di tích cấp quốc gia
và 55 di tích cấp tỉnh trong đó quần thể di tích cố đô Huế đã được xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt.

Trải qua bao thế kỷ, Huế vẫn lưu giữ cho thế hệ ngày nay một kho tàng sử liệu đồ sộ từ
các di tích của nền văn hóa Chămpa, đến quần thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến
các triều đại phong kiến nhà Nguyễn với đầy đủ hệ thống thành quách, cung điện, đền
miếu, lăng tẩm và nhiều giá trị văn hóa phi vật thể khác như ca múa cung đình, lễ hội,...

ĐẶC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ


THỪA THIÊN HUẾ

Nổi tiếng một thời là kinh đô Phật giáo của Việt Nam, Thừa Thiên Huế có hàng
chục ngôi chùa cổ kính, uy nghi như chùa Thiên Mụ, Từ Đàm... tạo nét riêng trong
đời sống tinh thần xúa Huế. Thừa Thiên Huế còn là địa bàn cư trú của các dân tộc
ít người như Co, Taôi, Cơtu Pru-Vân Kiều với những sắc thái dân tộc độc đáo
trong đời sống sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là trang phục, trang sức dân tộc cũng
như phong tục tập quán, lễ hội mang đậm dấu ấn của nền văn hóa, văn nghệ dân
gian đặc sắc.

Không những thế, Thừa Thiên Huế còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách
mạng, đặc biệt quý hiếm là nhóm di tích gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại và những người con mà tên tuổi đã gắn liền với dòng chảy của
lịch sử đấu tranh cách mạng như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội
Châu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu... hay những địa danh nổi tiếng trong
thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ biểu thị ý chí quật cường của người dân xứ
Huế như Khe Tre, A Sầu, A Lưới (đường mòn Hồ Chí Minh), địa đạo Nam Sơn...

MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ TỈNH


THỪA THIÊN HUẾ
QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích
lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng
thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô
Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận
thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế, Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di
s ả n V ă n h o á T h ế g i ớ i v à o n g à y 1 1 t h á n.g 1 2 n ă m 1 9 9 3
Ngày nay, Quần thể di tích cố
đô Huế đã được Thủ tướng chính
phủ Việt Nam đưa vào danh
sách xếp hạng 95 di tích quốc
gia đặc biệt quan trọng của
Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế
được phân chia thành 2 cụm:
cụm công trình ngoài Kinh thành
Huế và trong Kinh thành Huế.

1
KỲ ĐÀI
Còn gọi là Cột cờ, nằm
chính giữa mặt nam của
kinh thành Huế thuộc phạm
vi pháo đài Nam Chánh
cũng là nơi treo cờ của triều
đình. Kỳ Đài được xây dựng
vào năm Gia Long thứ 6
(1807) cùng thời gian xây
dựng kinh thành Huế.

Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và
1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan
trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.
2
TRƯỜNG QUỐC TỬ GIÁM
Năm 1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An
Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về
phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây
được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều
Nguyễn. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào
bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị
trí hiện nay).
.
Với vai trò trường kinh sư, tồn
tại đến cuối triều Nguyễn, mặc
dù bị chi phối do những biến
động về mặt xã hội... nhưng
Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế
là một tổ chức giáo dục tương
đối kỷ cương, là nơi đã đào tạo
cho đất nước nhiều hiền tài
(293 tiến sĩ) với những tên tuổi
như: Phan Thanh Giản, Phan
Đình Phùng, Phan Thúc Trực,
Đặng Huy Trứ, Nguyễn Khuyến,
Nguyễn Thượng Hiền...

3
ĐIỆN LONG AN
Điện Long An là cung điện đẹp
nhất trong kinh thành Huế đã
tồn tại gần 150 năm nay. Tên
tuổi của điện Long An được
gắn liền với Bảo Định Cung,
hành cung của vua Thiệu Trị
được xây dựng năm 1845.

Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là
Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi
nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân.
Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách,
làm thơ, ngâm vịnh.
4 BẢO TÀNG MỸ THUẬT CUNG ĐÌNH HUẾ
Tọa lạc tại số 3, Lê Trực, thành phố Huế, Tòa nhà chính của viện
bảo tàng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu
Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ,
pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà
Nguyễn. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế giúp người tham quan
một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế.

. ĐÌNH PHÚ XUÂN


5

Đình Phú Xuân được xây dựng nửa đầu thế kỷ XIX ở tổng Phú Xuân,
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế; nay thuộc phường Tây
Lộc, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 2 km về phía Bắc.

.
6
TÀNG THƯ LÂU
Tàng thư lâu là được xây dựng năm 1825 trên hồ Học Hải trong
kinh thành Huế, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và
lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các
của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý
hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất
nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở
đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng thư lâu rất quan trọng
trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy
giờ.

7
HỒ TỊNH TÂM
Hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn.
Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế.
Đầu thời Gia Long, triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi dòng
theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ
này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. .
Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều
Nguyễn đã huy động tới 8000 binh
lính tham gia vào việc cải tạo hồ.
Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời
hai kho sang phía đông, tái thiết nơi
này thành chốn tiêu dao, giải trí và
gọi là hồ Tịnh Tâm. Dưới thời vua
Thiệu Trị đây được xem là một trong
20 cảnh đẹp đất Thần Kinh
8
VIỆN CƠ MẬT- TAM TÒA

Là cơ quan tư vấn của nhà vua


gồm bốn vị đại thần từ Tam
Phẩm trở lên, là Đại Học Sĩ của
các điện Đông Các, Văn Minh,
Võ Hiển và Cần Chánh. Viện lúc
đầu đặt ở nhà Tả Vu.

Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời đi đến nhà của bộ Lễ, rồi
bộ Binh, và cuối cùng là về chùa Giác Hoàng vùng với toà Giám Sát
(của người Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi là Tam Toà. Hiện nay
Tam Tòa nằm ở địa chỉ 23 Tống Duy Tân, thuộc phường Thuận Thành, ở
góc Đông-Nam bên trong kinh thành Huế, hiện là trụ sở của Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

9
CỬU VỊ THẦN CÔNG
Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế
đúc dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên
ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất
cả chiến lợi phẩm là binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9
khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình.
Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.

10
HOÀNG THÀNH HUẾ
Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung
điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn
và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng
Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội.
11
LĂNG GIA LONG

Lăng Gia Long còn gọi là Thiên


Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng
từ năm 1814 và đến năm 1820 mới
hoàn tất. Lăng thực ra là một
quần thể nhiều lăng tẩm trong
hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng
này là một quần sơn với 42 đồi,
núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên
Thọ là ngọn núi lớn nhất được
chọn làm tiền án của lăng và là
tên gọi của cả quần sơn này.

12
LĂNG MINH MẠNG
Tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, con trai thứ tư là Phúc Kiểu,
húy là Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu Minh Mạng. Minh Mạng là ông
vua có nhiều đóng góp vào việc ổn định và xây dựng vương triều
Nguyễn, mở mang đất nước, củng cố nền thống nhất quốc gia…Lăng
Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm
1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi
Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch
và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
13
LĂNG THIỆU TRỊ
Lăng Thiệu Trị nằm ở địa phận
làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng,
huyện Hương Thủy, cách Kinh
thành chừng 8km. Ở ngôi vua được
7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh
mất ngày 4-11-1847 (thọ 41 tuổi).
Sinh thời, nhà vua chưa nghĩ đến
cái chết của mình và không muốn
binh, dân hao tổn quá nhiều sức
lực và của cải, nên ông chưa xây
cất sơn lăng.
Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh,
xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào
năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu
Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có
những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một
hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

14
LĂNG TỰ ĐỨC
Lăng Tự Đức được chính vua Tự
Đức cho xây dựng khi còn tại vị,
là một quần thể công trình kiến
trúc, trong đó có nơi chôn cất
vua Tự Đức tọa lạc trong một
thung lũng hẹp thuộc làng
Dương Xuân Thượng, tổng Cư
Chánh (cũ), nay là thôn Thượng
Ba, phường Thủy Xuân, thành
phố Huế.
Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày
Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng
được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh
sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua
chúa nhà Nguyễn.
15
LĂNG ĐỒNG KHÁNH
Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê
thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai,
phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Nguyên trước đây là Ðiện Truy
Tư được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái
Vương. Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành
Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn,
kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền
nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng
Khánh.

14
LĂNG DỤC ĐỨC

Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố
đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà
Nguyễn.Lăng Dục Đức cũng chính là nơi Thiên Táng của vua Dục Đức
khi xưa
Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An
Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành
phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km; là nơi an táng của
3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi
năm 1883 được 3 ngày thì bị phế trất và mất, sau này con ông là vua
Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An
Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại
địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long
Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng
Thành Thái.

16
LĂNG KHẢI ĐỊNH
Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng
Lăng) là lăng mộ của vua Khải
Định (1885-1925), vị vua thứ 12
của triều Nguyễn, tọa lạc tại xã
Thủy Bằng, huyện Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Tp.
Huế 10km.
L
ă n g K h ả i Đ ị n h c ò n g ọ i l à Ứ n g L ă n g t o ạ l ạ c t r ê n t r i ề n n ú i C h â u C h ữ
(
c ò n g ọ i l à C h â u Ê ) b ê n n g o à i k i n h t h à n h H u ế l à l ă n g m ộ c ủ a v u a
Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm
1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc lăng Khải Định
được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống
thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với
các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.

17
CUNG AN ĐỊNH
Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát -
Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế, là
cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm
vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái
vị.
HOÀNG THÀNH HUẾ
LỊCH SỬ RA ĐỜI
Hoàng thành được xây dựng năm
1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời
vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn
bộ hệ thống cung điện với khoảng 147
công trình.
Hoàng thành có mặt bằng gần vuông,
mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng
gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có
hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa
chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía
Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có
cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa
Bình. Các cầu và hồ được đào chung
quanh phía ngoài thành đều có tên
Kim Thủy.
Hoàng thành và toàn bộ hệ thống
cung điện bên trong được bố trí trên
một trục đối xứng, trong đó trục
chính giữa được bố trí các công trình
chỉ dành cho vua. Các công trình ở
hai bên được phân bố chặt chẽ theo
từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc
(tính từ trong ra): "tả nam hữu nữ",
"tả văn hữu võ". Ngay cả trong các
miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ
tự "tả chiêu hữu mục" (bên trái trước,
bên phải sau, lần lượt theo thời gian).
Mặc dù có rất nhiều công trình lớn
nhỏ được xây dựng trong khu vực
Hoàng thành nhưng tất cả đều được
đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn
nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo
và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát
quanh năm.

CẤU TRÚC CƠ BẢN


Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng
thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát.
Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình:
Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng thành - nơi tổ chức lễ Duyệt Binh,
lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch
năm mới).
Thái Hòa điện - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2
lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ
Quốc Khánh...
Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của
Hoàng thành theo thứ tự từ trong ra gồm:
Triệu Tổ Miếu ở bên trái thờ Nguyễn Kim.
Thái Tổ Miếu thờ các vị chúa Nguyễn.
Hưng Tổ Miếu ở bên phải Nguyễn Phúc Luân.
Thế Tổ Miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn.
Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ
thống Trường Sanh cung (dành cho các Thái hoàng thái hậu) và
Diên Thọ cung (dành cho các Hoàng thái hậu).
Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ,
điện Khâm văn... (phía sau, bên trái).
Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội vụ) và các xưởng chế tạo đồ
dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)
Khu vực Tử Cấm thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng
thành và Kinh thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực
các cung điện như
Cần Chánh điện (nơi vua tổ chức lễ Thường triều).
Càn Thành điện (chỗ ở của vua).
Khôn Thái điện (chỗ ở của Hoàng Quý phi),
Kiến Trung điện (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu
Nam Phương), trước đây là Minh Viễn lâu.
Nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện đường (nơi phục
vụ ăn uống), Duyệt Thị đường (nhà hát hoàng cung)...
Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Đánh dấu thời kì trị vì của nhà
Nguyễn. Ghi dấu thủ đô Việt Nam
vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối
cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại
thoái vị.
Trong thời kỳ Tây Sơn, Phú Xuân –
Huế luôn là một địa bàn chiến lược.
Nguyễn Huệ vô cùng coi trọng và
chọn là nơi đóng đại bản doanh.
Về mặt lịch sử khi trước đó 9 đời
chúa Nguyễn đã chọn đất Phú Xuân
làm kinh đô. Về địa thế Huế nằm ở
trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống
nhất khi ấy. Cũng như về chính trị
khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc
còn thương tiếc triều Lê. Khi chọn
Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã
cho xây dựng dạng kinh đô có tính
phòng thủ. Xây dựng một loạt tường
thành, cung điện, công sở; đồn lũy ở
bờ bắc sông Hương như Kinh Thành
cùng với các phòng; bộ nha viện
trong kinh thành. Các công trình
phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông
Hương, sông Hộ Thành và cửa biển
Thuận An.
Quần thể di tích Kinh thành Huế là
nét đặc sắc và di sản quý báu của
các triều đại xưa để lại. Vì vậy, nơi
đây đón nhận sự quan tâm đặc biệt
của du khách. Nó cần được bảo tồn
và gìn giữ cho thế hệ tương lai.

TRÁCH NHIỆM HỌC SINH TRONG


VIỆC GIỮ GÌN VÀ BẢO TỒN DI TÍCH
LỊCH SỬ

01 02
Trân trọng những di sản văn hóa Giữ gìn, bảo vệ di sản không hủy
của dân tộc. Từ đó, kiên trì học hoại di sản văn hóa. Hành động
tập, nâng cao hiểu biết, hoàn làm hư hại, hủy hoại các di sản là
thiện nhân cách, đủ năng lực để trái với đạo lý, đi ngược lại sự
thành công trong cuộc sống. Từ phát triển của lịch sử nhân loại.
đó, góp sức mình vào việc giữ gìn Đó cũng là sự xúc phạm lớn nhất
và bảo vệ các di sản của đất đối với sự tồn tại của con người và
nước. các nền văn hóa trên trái đất này.

03 04
Giữ gìn nét đẹp cổ kính, tôn trọng Để giữ gìn và bảo vệ những di
các di tích văn hóa, di tích lịch sử, sản văn hóa của đất nước, nhà
danh lam thắng cảnh là thể hiện nước ta cũng đưa ra những chính
lòng thành kính với cha ông, tôn sách và quy định chặt chẽ về
trọng những giá trị vĩnh hằng. quyền. Nhà nước bảo hộ quyền và
Nhắc nhở mọi người giữ gìn và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di
bảo vệ các di sản văn hóa. Tuyên sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản
truyền về giá trị và sự cần thiết văn hóa phải có trách nhiệm bảo
phải giữ gìn, bảo vệ các di sản vệ và phát huy giá trị của di sản
văn hóa. Chỉ khi mọi người đều có văn hóa. Di sản thuộc sở hữu toàn
ý thức trân trọng và tự trọng về di dân cần được tôn trọng và bảo
sản thì mọi người mới tự giác thực tồn. Nếu vi phạm, các đối tượng
hiện những nghĩa cử cao đẹp. này sẽ bị xử phạt theo quy định
của pháp luật.

Bằng tình yêu và trách nhiệm của mình, hãy mang hình ảnh và giá trị của

05 những di sản văn hóa lớn của dân tộc ra thế giới. Giúp thế giới biết đến và
trân trọng di sản của chúng ta. Đồng nghĩa với việc khẳng định Việt Nam là
một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có bản sắc văn hóa riêng, vô
cùng độc đáo và giá trị. Lên án, phê phán quyết liệt những người không có ý
thức giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.
TÀI LIỆU CÓ SỰ THAM KHẢO

https://talagio.com/chung-ta-can-lam-gi-de-bao-ve-giu-gin-nhung-di-tich-lich-su-di-
san-van-hoa-va-danh-lam-thang-canh.html
https://khamphahue.com.vn/kham-pha/di-tich-di-san/tid/Quan-the-di-tich-Co-do-
Hue/newsid/1B92A608-D7DD-4A91-BD10-A54364EFA804/cid/7FCAC8F4-6B10-4938-
B98F-150808ECE97F
https://khamphahue.com.vn/kham-pha/di-tich-di-san/tid/Kinh-thanh-
Hue/newsid/08B900B4-DB5E-4528-8D9E-19D7F1C97375/cid/F5B1DC59-8635-4652-
BF15-1F10D978783B
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_th%C3%A0nh_Hu%E1%BA%BF#L%E1%
BB%8Bch_s%E1%BB%AD
https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_t%C3%ADch_Vi%E1%BB%87t_Nam#Di_t%C3%ADc
h_l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_-_v%C4%83n_h%C3%B3a
https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/He-thong-thiet-che-
van-hoa-di-tich-lich-su/cid/D7D9AC9D-78F1-4E2A-9684-92DF24968641
https://vietnambiz.vn/di-tich-lich-su-historical-relic-la-gi-20200218160125817.htm
TRẦN THỊ THANH HIỀN

You might also like