You are on page 1of 4

GHI CHÉP CỦA CÁC BỘ SỬ VỀ CHUYỆN LÊN NGÔI CỦA LÊ LỢI

⬧

1- Ghi chép của Đại Việt Sử ký Toàn thư


Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1, [1428], (Minh Tuyên Đức năm thứ 3)...
Mùa hạ, tháng 4, vua từ điện tranh ở Bồ Đề vào đóng ở thành Đông Kinh.
Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng
quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (tức là thành Thăng Long. Vì Thanh
Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh).
...
Ngày 20, ban các chữ húy tông miếu và chữ húy tên vua. Tất cả các chữ húy
chính khi viết đều không được dùng, nếu đồng âm mà khác chữ thì không phải
húy.
...
Khi có chiếu lệnh đại xá đều xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ
Đại Vương, hiệu là Lam Sơn động chủ.

Nguồn: Bản in Nội các quan bản: Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697) -
Hoàng Văn Lâu (dịch và chú thích), GS. Hà Văn Tấn (hiệu đính - 1998), Đại Việt
Sử ký Toàn thư tập II, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 290, 293 - 294.
2- Ghi chép của Đại Việt Thông sử
Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1428), tức năm Tuyên Đức
thứ 3 nhà Minh...
Tháng 4, hoàng thượng tới thành Đông Kinh, bèn đóng kinh đô tại đây. Quần
thần làm biểu dâng tôn hiệu, vua khiêm nhường không nhận, ban lời dụ rằng:
"Những vị vua có công đức lớn, như các vua Vũ, Thang, Văn và Võ thời Tam
đại, mà cũng chỉ tước vương thôi. Huống trẫm đức lượng mỏng manh, đâu dám nói
đến hiệu hoàng đế. Nay chỉ xưng tước vương cũng đã là quá rồi".
Ngày 15, hoàng thượng lên ngôi vua tại điện Kính Thiên, xưng là “Thuận Thiên
Thừa vận Duệ văn Anh vũ Đại vương”, đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại
xá thiên hạ...
Ngày 20, ban tên huý của tông miếu và tên huý của vua.

Nguồn: Lê Quý Đôn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học, Ngô Thế
Long - dịch, Văn Tân - hiệu đính và giới thiệu (2007), Đại Việt Thông sử, Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr. 86, 88 - 89.
3- Ghi chép của Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục
Mậu Thân, Lê Thái Tổ Cao hoàng đế, năm Thuận Thiên thứ 1 (1428).
(Minh, năm Tuyên Đức thứ 3)
...
Tháng tư, mùa hạ. Lê Lợi lên ngôi ở Đông Đô. Quốc hiệu là Đại Việt.
Nhà vua từ dinh Bồ Đề tiến vào thành Đông Quan, đóng đô tại đó. Bầy tôi dâng
biểu khuyên mời lên ngôi Hoàng đế cho vị hiệu được chính thức. Nhà vua ban sắc
dụ rằng: “Các vua Vũ, Thang, Văn, Vũ ngày xưa công đức lớn là thế, vậy mà chỉ
xưng là vương thôi, huống chi trẫm nay, công đức nhỏ mọn mong manh, dám đâu
nói đến Hoàng đế làm một tôn hiệu to tát?”
Rồi, đúng ngày rằm tháng 4 ấy, nhà vua lên ngôi ở điện Kính Thiên, xưng là
Thuận Thiên thừa vận duệ văn anh vũ đại vương, đặt niên hiệu là Thuận Thiên,
quốc hiệu là Đại Việt.

Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử
học (2007), Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục - tập một, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, tr. 807, 813 - 814.
4- Ghi chép của Lịch triều hiến chương loại chí
… Vua lên ngôi ở Đông Kinh, tên nước là Đại Việt. Bấy giờ, vua Minh chưa chính
thức phong cho tước vương, cho vua “quyền thực An Nam quốc sự” nên hễ có
chiếu lệnh, vua thường xưng là “Thuận Thiên thừa vận duệ anh vũ đại vương”.
Vua lấy hiệu là Lam Sơn động chủ,…

Nguồn: Phan Huy Chú, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học, Tổ phiên
dịch Viện Sử học dịch và chú giải (2007), Lịch triều hiến chương loại chí - tập
một, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 236.

You might also like