You are on page 1of 3

VỊ TRÍ THUYẾT MINH: TRƯỚC MẶT ĐIỆN THÁI HÒA (HOẶC NGỌ MÔN)

Giới thiệu sơ lược lịch trình tham quan Đại Nội Huế và vị trí đang đứng. Giới thiệu
tổng quan Đại Nội Huế.
“Chúng ta đang tham quan di tích của Triều Nguyễn, triều đại pk cuối cùng của Việt
Nam, Nhà Nguyễn Trị vì 143 năm, từ năm 1802 đến năm 1945 trải qua 13 đời vua tất
cả. Các vị vua đăng quang theo qui tắc cha truyền con nối, người cha băng hà thì
người con trai cả của bà vợ chính lên ngôi. Vào năm 1802, sau khi hoàn toàn thống
nhất đất nước từ bắc chí nam, vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều đình nhà
Nguyễn quyết định chọn đất để xây dựng kinh đô. Vào thời đó dân ta thường di
chuyển bằng voi ngựa, nên vua nghĩ rằng sẽ thuận tiện giao thương nếu xây dựng kinh
đô ở giữa đất nước.
Về mặt địa lý, thì phía Bắc có Đèo Ngang, phía Nam có Đèo Hải Vân che chắn bảo vệ
cho vị trí ở đây, nhưng quan trọng hơn cả là ở yếu tố phong thủy địa lý, may mắn là vị
trí này hội tụ đủ những yếu tố do thiên nhiên ban tặng. Phía trước có dòng sông
Hương chảy qua được nhà vua chọn để làm Minh Đường, trong lòng sông Hương hai
bên có hai đảo lớn gọi là Cồn Hến, Cồn Dã Viên được chọn làm thể rồng chầu ngũ
phụng bảo vệ cho kinh đô ở đây. Cách sông Hương về phía trước 5km có núi rất cân
phân, nhà vua đã chọn ngọn núi đó để làm bình phong che chắn những gì xấu xa đi
vào trong cung điện này – Vua Gia Long đặt tên cho ngọn núi đó là Ngự Bình. Nên
năm 1804, nhà vua cho khởi công xây dựng kinh đô ở đây.
Gồm có 3 vòng tường thành lồng vào nhau. Vòng thành thứ nhất phía bên ngoài có tên
là Kinh Thành với diện tích đến 520ha. Muốn có một khoảng đất rộng như vậy, nhà
Vua đã cho dời tán ngôi làng nơi đây đi nơi khác để xây dựng kinh đô (Phú Xuân, Vạn
Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu, trong đó đất làng Phú
Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây), sau đó mới ban lại
những mảnh đất mới để người ta dựng lại làng. Kinh thành với diện tích 520ha chu vi
11km có 10 cửa ra vào bằng đường bộ và 2 đường thủy. Cột cờ được đặt ngay chính
giữa cứ như bức bình phòng thứ hai của Hoàng Thành. Hoàng Thành được xem là
trung tâm hành chính của nhà Nguyễn trong 143 năm là nơi nhà vua giải quyết việc
chính sự quốc gia. Và trong vòng cuối chính là Tử Cấm Thành. Hoàng Thành và
Tử Cấm Thành người ta gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành thì có 4 cửa ra vào
tương đương với 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Cửa phía Nam này quan trọng nhất
được gọi là Ngọ Môn, nằm trên trục Tý Ngọ nên được gọi là Ngọ Môn. Dù trên thực
tế toàn bộ kinh thành Huế là hướng Càn – Tốn, tức là hướng Tây Bắc – Đông Nam,
nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ - hướng Nam. Và có 5 lối ra vào, lối giữa được lát
đá Thanh Hóa chỉ dành cho nhà Vua đi, Quan Văn – Quang Võ đi lối 2 bên và 2 lối
ngoài cùng dành cho voi ngựa ra vào. Cửa Ngọ Môn này mang chức năng như khán
đài nên chỉ được mở vào những ngày đại lễ của triều đình, và trong những buổi lễ như
vậy thì ngai vàng được đặt ở phía bên trên là hệ thống Lầu Ngũ Phụng.
Tất cả các công trình chính đều nằm trên đường trục thẳng gọi là đường Dũng Đạo và
quay mặt về phía Nam. Thì đó là sơ lược tổng quan về Đại Nội Huế. Bây giờ xin mời
đoàn nhà mình di chuyển đến Điện Thái Hòa.
Đại Nội Huế chịu sự ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh lớn 1947 và 1968 do bom rơi
đạn lạc nên có rất nhiều công trình bị cháy hay thậm chí đã bị phá hủy hoàn toàn, cộng
thêm là khí hậu khắc nghiệt của miền trung mưa gió triền miên nên hệ thống bằng gỗ
cũng đã bị hỏng đi rất nhiều.
Nghi Môn được xây dựng bằng Đồng, dưới thời vua Minh Mạng năm 1833 cho đến
bây giờ. Những sản phẩm bằng đồng nơi đây đều được đúc ngay tại Phường Đúc tại
Huế, là ngôi làng đúc đồng rất là nổi tiếng.
Nguyên vật liệu nơi đây được vua Gia Long và Minh Mạng sử dụng Đá Thanh Hóa
để xây dựng. Đá Thanh Hóa được chuyển từ núi Đá Thanh Hóa đưa vào và hệ thống
gỗ ở các ngôi điện đều làm bằng Gỗ Lim. Mình đang đi vào đây là sân Đại Triều
Nghi gồm 3 tầng: Tầng cao nhất là Đệ Nhất Bái Đình, tầng thứ hai là Đệ Nhị Bái
Đình, và cuối cùng là Đệ Tam Bái Đình. Hai bên có hai dãy bia gọi là Phẩm Sơn –
tên các cấp bậc của quan sẽ được ghi lên đó, các Quan sẽ đến và đứng đúng với cấp
bậc được ghi.
Phía trước chúng ta là Điện Thái Hòa ngôi điện quan trọng nhất trong gần 100 ngôi
điện lớn nhỏ ở khu vực Hoàng Thành này, là nơi nhà vua Ngự đến để tổ chức Thiết
Đại Triều vào ngày m1 và ngày rằm trong tháng, ngoài ra còn có những buổi lễ Bất
Thường Triều như lễ Đăng Quang, Lễ Thượng Thọ, Lễ Nguyễn Đáng hay Lễ Quốc
Khánh. Trong buỗi lễ, nhà Vua ngự trên ngai vàng, xung quanh nhà vua là tứ trụ của
triều đình – là bốn vị Quang quang trọng nhất cùng với các hoàng tử và bà con bên
nội. Còn tất cả các Quan còn lại đều phải xếp hàng theo Phẩm Sơn ở ngoài này, họ
không được đặt chân vào bên trong ngôi điện. Vì theo nguyên tắc, Vua là Thiên Tử,
thay trời xuống trị vì thân dân thiên hạ. Nếu người dân thấy rõ gương mặt của nhà vua
thì quyền uy của nhà vua sẽ bị suy giảm đi rất nhiều. Từ trong nhìn ra, Tả Văn Hữu
Võ – bên trái dành cho Quan Văn, còn bên phải dành cho Quan Võ.
Điện Thái Hòa được xây dựng vào tháng 02 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10
cùng năm. Khi ấy, Điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45m về phía Tây
Bắc. Tháng 03 năm 1833 khi quy hoạch lại và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại
Nội, Vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy
ngơ hơn. Từ đó về sau ngôi điện này còn được tu bổ nhiều lần.
Được xây dựng theo kiểu nhà kép gọi là “trùng thiềm điệp ốc” hay “trung thiềm trùng
lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau). Diện tích mặt bằng ngôi điện là
1.360m2. Nền điện cao hơn Đệ Nhất Bái Triều 1m và cao hơn mặt đất 2.35m. Ngôi
nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính doanh) có 5 gian hai chái, ngôi nhà phía
trước gọi là tiền điện (hay tiền doanh) có bảy gian hai chái. Hai nhà trước và sau được
nối lại với nhau bằng một mái thừa lưu hay còn gọi là mái vỏ cua. Toàn bộ hệ thống
sườn nhà của ngôi Điện được làm bằng gỗ lim. Các hàng cột gồm 80 cái đều sơn vẽ
rồng thép vàng uốn quanh. Giữa tiền điện, gần trên mái treo tấm biển sơn son thép
vàng với ba chữ “Thái Hòa Điện” rất lơn, bên cạnh có hàng chữ nhỏ ghi năm xây
dựng đầu tiên (1805), năm làm lại (1833) và năm đại tu (1923). Phía trong cùng, ở
gian giữa chính điện đặt ngai vua ba tầng bệ gỗ, bên trên treo bửu tán bằng pháp lam
ngũ sắc tran trí chín con rồng. Ngai và bửu tán đều thếp vàng chói lọi rực rỡ. Các
tuồng gỗ ở nhà trước được soi cihr, chạm khắc và sơn thếp rất đẹp.

You might also like