You are on page 1of 16

HỒ HOÀN KIẾM

Hồ Hoàn Kiếm (chữ Nôm: 湖還劍 hoặc 還劍湖) còn được gọi là Hồ
Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de
Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ
có diện tích khoảng 12 ha[2]. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì
nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả
Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ
15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết,
trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt
nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân
Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất.
Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận
trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho
đến ngày nay.

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng
Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người
Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng
Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

LỊCH SỬ
Hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh
kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí
của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng [3]. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành
nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng
Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng
thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến
trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm,
đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía
Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.
Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm
nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được
gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo
hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội
TRUYỀN THUYẾT
Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi có chép:
Khi ấy Nhà vua cùng người ở trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận
thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó
đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài
hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha
mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn
hỏi:
- Mảnh sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước tôi quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài
cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".Lại một hôm, nhà
vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua
lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn
chỉnh. Tới hôm sau, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân
của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra
vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên
hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm
mừng, giấu giếm không nói ra. [4]
Truyền thuyết này được đưa vào nội dung sách giáo khoa của Việt Nam
và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó
làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, đánh tới đâu thắng
tới đó, cuối cùng đuổi quân Minh bỏ chạy về nước, Lê Lợi được tôn lên
làm vua.
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng.
Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.Theo lệnh vua, thuyền đi
chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên
động đậy.
Rùa tiến về thuyền vua và nói:
- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há
miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm [5]
DI TÍCH LIÊN QUAN

 Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm
1884 đến tháng 4 năm 1886, trên gò Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp [6]. Tháp
hình chữ nhật. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây),
mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được
xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến
trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ
mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3
chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông
vức, mỗi bề 2 mét. Nơi đây từng là nơi chôn cất của vợ một tướng Pháp
 Đền Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý
Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo
được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc
Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787
để trả thù các chúa Trịnh)[7]. Đền Ngọc Sơn thờ thầnVăn Xương là ngôi sao chủ
việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo.
 Cầu Thê Húc: dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho
xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt
Trời buổi sáng sớm"
 Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao
gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân
có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có
khắc một bài Bút Tháp Chí.
 Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là
phần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc.
Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.
 Tháp Hòa Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Báo
Ân (bị dỡ bỏ năm 1898) [8]. Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây
Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp,
Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên
cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi "Hòa Phong Tháp".
 Đền Bà Kiệu: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ thời Lê Trung
Hưng, là một di tích hoàn chỉnh nhưng do việc mở đường nên đã tách làm hai
phần, Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền thờ ở về phía bên này đường. Toạ lạc
theo hướng Nam. Tam quan và Đền thờ (Nhà đại bái) đều có kiến trúc ba gian
xây gạch, lợp mái ngói ta. Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa,
Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ.
 Thủy Tạ[9]: được khởi công năm 1937 trên nền Tả Vọng đình thời chúa Trịnh
Sâm, nằm ở mép hồ hướng Tây Bắc, là một loại hình kiến trúc đặc sắc trong kiến
trúc cổ Việt Nam, là địa điểm thưởng ngoạn không gian hồ.
 Đền thờ vua Lê: ở bờ Tây hồ, áp với đình Nam Hương. Đền có tượng vua Lê
Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ.

Hệ sinh vật hồ tiêu bản sinh vật (Rùa Hồ Gươm) được lưu trữ ở Đền Ngọc Sơn
Rùa
Rùa hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus leloii, họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ
Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể,
cả bốn cá thể đều đã chết (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho
củaBảo tàng Hà Nội và một đã bị giết thịt năm 1962 - 1963 khi bò lên vườn hoa Chí
Linh)
Là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hoá linh thiêng từ hàng
ngàn năm nay.
Năm 2011, rùa hồ Gươm, được biết chỉ còn một cá thể sống sót, thường được gọi là
"Cụ Rùa" đã được trục vớt và trị chữa các vết thương.
Ngày 19 tháng 1 năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết.

II.Văn Miếu -Quốc tử giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và
phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng
Long. Nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp
hạng 23 Di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao
gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là
Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám được coi như
là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường
gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác
nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông
với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các
cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn
700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn
Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, đồng thời
cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm
vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi
bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ. Tuy nhiên ngày nay, để bảo tồn di tích,
một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như
trước nữa. Đây là địa danh xuất hiện trên tờ tiền polymer 100.000 VND của Việt
Nam.

Lịch sử
Sơ đồ kiến trúc trước đây của quần thểVăn Miếu - Quốc Tử Giám (chưa có Khuê
Văn Các)
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Thánh Tông
nhà Lý). Đại Việt sử ký toàn thư (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1,
tr.234) chép: "Mùa thu tháng 8, dựng Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu
Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến
đấy học."[a] Như vậy, ngoài chức năng thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho,
Văn Miếu còn mang chức năng của một trường học hoàng gia mà học trò đầu tiên là
Thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông), con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên
phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Có
thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng
cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là quốc tử).Khâm định Việt
sử Thông giám cương mục chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng nguyên niên
(thứ nhất), tháng 4...lập nhà Quốc Tử Giám, tuyển trong các văn thần lấy những
người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tôngcho sửa lại Văn Miếu và chỉ
thờ Khổng Tử.
ượng vua Lý Nhân Tông
Năm Nguyên Phong thứ ba (1253), vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành
Quốc học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học
xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một
nơi tế lễ. "Quý Sửu năm thứ ba (1253), tháng 6...lập Quốc học viện, tô tượng Khổng
Tử, Chu Công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ...Tháng 9, xuống chiếu
cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư,ngũ kinh...Lấy Phạm
Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc tử viện để trông nom công
việc học tập tại Quốc Tử Giám." (ĐVSKTT)
Đến đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc tử giám Tư nghiệp
(tương đương với chức Hiệu trưởng ngày nay), trực tiếp dạy dỗ các hoàng tử.
Năm 1370, khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnhKhổng
Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng
bia của những người thi đỗ Tiến sĩtừ khoa thi năm 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra
năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia được đặt trên lưng
rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp. Lê Thánh
Tông (1460-1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi.
Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã
dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng,
dựng lại lớn, như năm 1653 (niên hiệu Thịnh Đức thứ nhất), và năm 1717(niên hiệu
Vĩnh Thịnh thứ mười ba).
Cuối thời Lê, đời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được
đủ bia, nhưng những công trình điêu khắc vẫn giữ được giá trị và tư liệu lịch sử quý
báu.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục
cao cấp của triều đình.
Đến đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn
định đây là Văn Miếu Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây
thêm Khuê Văn các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn Miếu
Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc thành, sau
đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của
phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng
Tử.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền
với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái học được xây dựng với
diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính
là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng
theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.

 CÂY BÚT BI

Bút bi (tiếng Pháp: bille), hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp,
chuyên sản xuất bút là Société Bic), là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày
nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển
động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi
đầu ống chứa mực. Kim loại dùng cho đầu bi thường là thép, đồng thau,
hoặc tungsten cacbua.[1] Nó được hình thành và phát triển như là một giải pháp dùng
để viết sạch hơn và đáng tin cậy hơn bút chấm mực và bút máy, và bây giờ nó là
dụng cụ dùng để viết phổ biến nhất thế giới[2], với hàng triệu sản phẩm được bán ra
mỗi ngày[3]. Kết quả là bút bi đã ảnh hưởng đến nghệ thuật và thiết kế đồ hoạ và sinh
ra một thể loại nghệ thuật vẽ bằng bút bi.
Bic Cristal là loại bút bi dùng một lần phổ biến, có thiết kế được công nhận trong bộ
sưu tập vĩnh viễn của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York.[4]

Lịch sử
Khởi đầu
Ở bên trái, một bút bi Birome được Bíró & Meyne sản xuất tại Argentina. Bên phải,
quảng cáo Birome trên tạp chí Argentina Leoplán, 1945.
Khái niệm sử dụng một hòn bi trong một dụng cụ viết như một phương pháp áp dụng
mực in vào giấy đã tồn tại từ cuối thế kỷ XIX. Trong những phát minh này, mực được
đặt trong một ống mỏng, ở đầu bị chặn bởi một bi nhỏ, được đặt để nó không thể
trượt vào trong ống hoặc rơi ra khỏi bút.
Bằng sáng chế đầu tiên cho một cây bút bi[5][6] được công nhận vào ngày 30 tháng 10
năm 1888 với tác giả là John J. Loud,[7]người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết
"trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác "[8] mà những
chiếc bút thông thường không thể làm được. Bút của Loud có một bi thép nhỏ, được
giữ chặt bằng khung thép. Mặc dù nó có thể được sử dụng để đánh dấu trên các bề
mặt thô như da, nhưng nó là quá thô để có thể viết chữ. Do không được thương mại
hóa, tiềm năng bút của Loud đã không được khai thác[9] và bằng sáng chế cuối cùng
đã hết thời hạn bản quyền.[10]
Việc sản xuất các bút bi rẻ tiền, đáng tin cậy như bây giờ đã xuất phát từ các thử
nghiệm, phát triển của hóa học hiện đại và khả năng sản xuất chính xác vào đầu thế
kỷ 20.[2] Các bằng sáng chế được đăng ký trên toàn thế giới trong quá trình phát triển
sơ khai của bút bi là những bằng chứng cho những nỗ lực không thành công trong
việc làm cho những chiếc bút bi trở nên hiệu quả về mặt thương mại và được dùng
phổ biến.[11] Các bút bi ban đầu cung cấp mực không đều; tràn mực và tắc mực là
một trong những trở ngại mà các nhà phát minh phải xử lý để phát triển bút bi dùng
được.[3] Nếu khe bi quá chặt, hoặc mực quá đặc, mực sẽ không chạm tới giấy. Nếu
khe bi quá lỏng, hoặc mực quá loãng, bút sẽ bị rỉ mực hoặc mực sẽ nhòe.[3]Các ống
chứa mực nén đã trải qua các phương pháp dùng áp lực bằng piston, lò xo, mao
dẫn, và lực hấp dẫn như là những giải pháp cho các vấn đề phân phối và điều chỉnh
lưu lượng mực.[12][13]
Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí
nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và
thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi.Một viên
bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra
một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại
được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất
nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút
sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên
George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró
lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển
đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận
bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938,cũng tại năm đó một nhà báo người
Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10
tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với
thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở
Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng
công nhận bản quyền Anh Quốc.

Phân loại
Bút bi Bic Cristal với 4 màu cơ bản.
Hàng loạt bút bi có thể nạp mực.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực.
Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng
hết mực. Có thể có nắp bút để bọc đầu bi lại khi không dùng, hoặc dùng cơ chế lò xo
để đẩy đầu bi ra.[2]
Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng
cao và có giá thành cao hơn. Ống mực và đầu bi của loại nạp lại được gắn liền với
nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút rollerball sử dụng cùng một cấu tạo cơ học như bút bi, nhưng sử dụng các loại
mực nước thay vì mực có nguồn gốc từ dầu. So với các bút bi mực dầu, bút
rollerball được cho là cung cấp lượng mực chảy nhiều hơn, nhưng mực nước sẽ bị
thấm nước nếu giữ nguyên đầu bi không đổi trên bề mặt viết. Các loại mực nước
cũng được giữ ẩm lâu hơn khi được sử dụng mới và do đó có xu hướng "bôi bẩn" -
gây phiền toái cho người thuận tay trái (hoặc người thuận tay phải viết từ phải sang
trái - và bị nhòe chữ nếu bề mặt giấy bị ướt).
Do bút bi phụ thuộc vào trọng lực để làm ướt bi bằng mực, hầu hết bút bi không thể
dùng để viết ngược chiều trọng lực. Tuy nhiên, công nghệ được Fisher phát triển ở
Hoa Kỳ cho phép sản xuất loại bút được gọi là "Bút không gian Fisher". Bút không
gian kết hợp một loại mực in có độ nhớt cao hơn với một hộp chứa mực in được nén
lại[3] đẩy mực tiến về đầu bi. Không giống như các bút bi tiêu chuẩn, phần đuôi cuối
của bút này có một bình chứa khí nén được niêm phong, loại bỏ sự bay hơi và rò rỉ
khí,[3] do đó cho phép bút viết ngược với trọng lực, trong môi trường không trọng lực,
và cả dưới nước[17]. Các phi hành gia đã sử dụng những chiếc bút này trong không
gian vũ trụ.[3]
Bút bi với mực in có thể xóa được do công ty bút viết Paper Mate làm ra đầu tiên.
[18]
 Các công thức mực của các bút bi có khả năng xóa được có các tính chất tương
tự như xi măng cao su, cho phép mực được lau sạch sẽ khỏi bề mặt giấy trước khi
sấy và cuối cùng trở thành vĩnh viễn.[18] Mực có thể xóa đặc hơn nhiều so với các
loại mực tiêu chuẩn, đòi hỏi hộp mực phải được nén lại - nghĩa là các loại bút bi này
cũng có thể viết ngược với trọng lực. Mặc dù những chiếc bút này có tẩy đi kèm, bất
kỳ loại tẩy nào cũng có thể dùng để xóa chữ nó viết ra.[18]
Bút bi rẻ tiền dùng một lần Bic Cristal (tên khác bút Bic hoặc Biro) là loại bút bi được
bán nhiều nhất trên thế giới.[16][19] Loại bút bi này là sản phẩm đầu tiên của công ty
Bic và đến nay vẫn đồng nghĩa với tên công ty.[20][21] Bút bi Bic Cristal là một phần của
kho sưu tập bút vĩnh viễn tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Thành phố New York,
được ghi nhận do kiểu dáng công nghiệp.

Cấu tạo
Bút bi có cấu tạo 3 phần cơ bản: Vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ thường
được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên
trong. Ruột bằng nhựa dẻo hình trụ bên trong rỗng để chứa mực, bộ phận điều chỉnh
gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có thể có nắp.Bộ phận điều chỉnh bút chính là
phần ngòi bút.Ngòi bút được làm bằng kim loại để tránh bị gỉ sét theo thời gian.Bên
trong nó là 1 viên bi cũng làm bằng kim loại .Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực
được ra đều hơn.Ngoài ra còn có 1 số bộ phận khác giúp hoàn thiện chiếc bút hơn
như đai cài,lò xo ,nút bấm ,......
 NÓN LÁ VIỆT NAM

Nón, nón tơi hoặc nón lá là một vật dụng dùng để che nắng, che mưa, làm quạt
và là 1 biểu tượng đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Lịch sử
Ở Việt Nam hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di
(Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế)... Những làng
nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút
khách du lịch.

Cấu tạo
Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá
cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón
thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản & làm
phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành
hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước.
Chiếc nón được chuốt từng thanh tre mảnh, nhỏ & dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn
có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp
nhau trên một cái khuôn hình chóp.
Để làm ra một chiếc nón lá người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi
lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim xâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho
một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp
mưa nhiều nên các thợ thủ công đã tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá
nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.
Trong công đoạn tiếp theo, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên
khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi
dùng dây cước & kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình
được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền & tính thẩm mĩ (có thể kể thêm trang trí
mĩ thuật cho nón nghệ thuật).Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4 người thợ dùng chỉ đôi kết
đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai thường được làm từ nhung, lụa, the với nhiều
màu sắc.

Phân loại
Nữ sinh với áo dài và nón lá.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm
bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc
Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng
có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú
thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te
tua ở viền nón); nón gõ (nón làm bằng rơm, ghép cho lính thời phong kiến); nón
lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành
ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong
kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn
dùng),..... nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.

Công dụng
Đan nón lá thủ công tại Hà NộiNón thường dùng để che nắng, mưa, làm quạt khi
nóng . Đôi khi có thể dùng để múc nước hoặc để đựng. Ngày nay nón lá cũng được
xem làm món quà đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam. Và đôi khi là
quà tặng cho các bạn nước ngoài trong các buổi lưu diễn của các ca sĩ Việt Nam.
Chương trình truyền hình Chiếc nón kỳ diệu trên VTV3 sử dụng từ nón trong tên
chương trình để chỉ đĩa lớn mà người chơi quay trong chương trình này.

 ÁO DÀI VIỆT NAM

Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với
quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng
hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.[1] Áo dài
thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi
sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông
hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các
người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các
cuộc thi sắc đẹp quốc tế.[2]
Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay
là khăn đóng. Dựa theo hình dạng và cấu tạo của cổ áo, áo dài có thể coi là một
dạng áo lập lĩnh, tức áo cổ đứng. Trước khi xuất hiện áo dài, trang phục phổ biến
của người Việt là dạng áo giao lĩnh (tức áo cổ chéo) và áo viên lĩnh (tức áo cổ tròn).
Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và
định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.
Từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải
thích là loại trang phục củaphụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau dài
chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.

Lịch sử
Vua Trần Anh Tông mặc áo viên lĩnh bên ngoài áo giao lĩnh trong tranh Trúc Lâm đại
sĩ xuất sơn đồthế kỷ 14
Giảng học đồ vẽ cách trang phục của người Việt vào thế kỷ 18 ở Đàng
Ngoài mặc áo giao lĩnh gài bên phải
Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng
Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với
hai tà áo xẻ. Sử giả Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn
Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép
rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diêndạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo
theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước
hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc
mới mặc áo gài về tay phải"[3].
Trước khi xuất hiện áo dài, trang phục phổ biến của người Việt là áo giao lĩnh và áo
viên lĩnh. Khi mặc áo giao lĩnh thì hai cổ áo để giao nhau, áo mặc phủ ngoài yếm lót,
váy, thắt lưng buông thả. Áo viên lĩnh tương tự như giao lĩnh thường, nhưng áo là
dạng cổ tròn thay vì cổ giao nhau. Cổ nhân xưa đi chân đất, người quyền quý thì
mang guốc gỗ, dép, giày. Ngoài ra còn kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa
trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Kiểu áo do chúa
Nguyễn Phúc Khoát đặt định là áo năm thân cổ đứng cài khuy. Áo ngũ thân che kín
thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng
trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng
trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép
kín nhờ 5 chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan
điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương
Đời sống mới (1945)
Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập và các
phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong
trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã
viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vận động người
dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất
tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái
áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp
với phụ nữ Việt Nam đời sống mới[5]. Cuộc vận động này dần đã được người dân
hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam
trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ tuyến 17.
Áo dài Trần Lệ Xuân (1958)
Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt
Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo
dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà
Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết
trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng
nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến
những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong
mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được
khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.
Áo dài với tay Raglan (1960)
Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách
ráp tay Raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may
áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút
cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách
ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo,
khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm
mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế
Áo dài miniraglan
Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản gốc này, áo ngắn
tay ranglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi
chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.
Áo dài xu thế cách tân
Tết Đinh Dậu 2017 chứng kiến sự “thống lĩnh” mạnh mẽ của tà áo dài, hàng loạt
những thiết kế "áo dài cách tân" đã ra đời với kiểu dáng và chất liệu ngày càng
phong phú.[6]

Cấu tạo áo dài Việt Nam


Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá
đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc.
 Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang
vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà
ở hai bên hông.
 Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa tà trước bằng tà sau nhưng
ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường
được thêu những hoa văn hay những bài thơ.
 Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
 Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài
được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải
cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là
màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông
với màu của áo.

Một biểu tượng của Việt Nam


Học sinh Việt Nam mặc Áo dài tới trường.
Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể
mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc
để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề
rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với quần lụa hay vải mềm,
dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục
cô dâu) thì thêm áo choàng và khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc vương
miện Tây phương tùy thích.
Chiếc áo dài tân thời (tức áo dài hiện đại) hình như có cách riêng để tôn vinh mọi
thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống
quần rộng. Hai tà xẻ trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo
dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm,
lại cũng vừa khêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng
cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi
may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
CHÙA MỘT CỘT
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên
khác là Diên Hựu tự (延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, Đài Hoa Sen), là một ngôi
chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt
Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Chùa Một Cột năm 1896.
Chùa Diên Hựu, tức chùa Một cột.
Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng
mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.[1]
Nhưng theo cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh
Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh,Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh
Mai, Đàm Tái Hưng tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh Trị thứ 3
(1665) đời vua Lê Huyền Tông do Tỳ khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng: tại vị
trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột
đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượngPhật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một
hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, khi được hoàng tử nối
dõi liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách
10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là
"phúc lành dài lâu" hay "phước bền dài lâu").[2]
Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để
phá chùa Một Cột. Báo Tia Sángngày 10 tháng 9 năm 1954 đưa tin "..., chùa Một Cột
di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất..."
Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành
trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc
cũ. Chùa Một cột chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do Kiến trúc
sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có
trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của
vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào
năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa.
Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên
dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòasen của Phật bà Quan Âm đặt
trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo
dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà
sư và nhân dân khắp Kinh thànhThăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng
sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân
cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai
tháp lợp sứ trắng.
Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng
kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây
Cấm nổi danh (ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi
chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói:
theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân
Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)".
Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi:
Năm 1249, "...mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở
nền cũ...".
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922.
Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do Kiến trúc sư
Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, sau khi bị đặt mìn giật sập bởi toán lính công giáo của
linh mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh vào ngày 10 tháng 9 năm 1954[3].
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức
hoành phi ba chữ "Diên Hựu tự", nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm
1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và
sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến trúc còn lưu
đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18[2] (đợt trùng tu
năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột.
Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên
Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm
1962.[4][2]
Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là "Kỷ lục Việt
Nam" và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập,
ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ)[5], Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác
lập kỷ lục châu Á: "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột[4].

Kiến trúc

Hình Xi Vẫn trang trí mái đầu đao.


Hình Lưỡng long triều nguyệt (hai rồng chầu Mặt Trăng) trang trí nóc mái.
Bậc thang dẫn lên chính điện.
Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh
Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành, có một cây
cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–
1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý
Thánh Tông (1058) có xâyđiện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu
chuông, một cột tám cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối
kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền.
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.
Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh
Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình
ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy
nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài
Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m
(không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 m có cột đá là 2 khúc chồng lên
nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho
ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long
chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu
tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái
đình đền, chùa chiền không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn
trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền
văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến
trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước
vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao
được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh.
Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề xum xuê từ đất Phật, do Tổng thống Ấn
Độ Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Ngày nay, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất nhiều
du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội. Chùa Một Cột cũng đã được công nhận
là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.

sTvhúc "
kết nhiều
Gần đây
nhạc sĩ t
cảm xúc
họa[sửa

Tranh Th
Bức tran
đầu tiên
Trình di
Đã có rấ
Nhà thiế
đã gặt há
được thi
hồng đào
được kế
sen vừa
mới cho 
Đại nhạc
Resorts
Việt Nam
Trong cá
Nam luô
chủ nhân
trang ph
áo theo k
nhất tại c
miền núi
dân tộc đ
màu chủ
2013 đư
đứng thứ

Áo dài n
Áo dài tr
Ban đầu
khi nhắc
quân tử.
cho tứ th
xuống cà
Áo mặc
làm nền
người Vi
Theo nh
bà các c
Chúa Ng
đứng ng
không m
Kể từ nă
nếu buổi
Vậy nếu
(sắc dụ c
áo dài nữ
Áo dài n
thống Vi
Tuyên bố
[4]

You might also like