You are on page 1of 22

Lịch sử địa phương

Lạng Sơn trong buổi


đầu dựng nước và
giữ nước.

Tổ : I
Lớp : 12A3 1
I. Khái quát
1. Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông
Bắc
2. - S: 8.187km
3. - Bắc: Giáp Cao Bằng và Quảng Tây (TQ)
4. - Đông: Giáp Quảng Ninh
5. - Nam: Giáp Bắc Giang
6. - Tây Nam và Tây Bắc giáp Thái Nguyên

2
- , Lạng Sơn là tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố Lạng
Sơn và 10 huyện gồm Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình
Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.
- LS có đường biên giới Việt-Trung dài 253km. Lạng Sơn được nhìn
nhận là tuyến phong thủ vô cùng quan trọng ở biên giới phia Bắc
- Gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Kinh, Dao,
Hoa,H’mông, Sán Chỉ, Cao Lan

Hình ảnh các dân tộc ở Lạng Sơn


3
* Có nhiều di tích danh lam thắng cảnh:

Quần thể di tích Tam-Nhị Thanh,nàng Tô Thị, Mẫu Sơn Khu di tích cách mạng Bắc Sơn
thành nhà Mạc

Chùa tiên – giếng tiên Ải Chi Lăng Khu di tích kháng chiến Ba Sơn
(Cao Lộc)

4
II. Lạng Sơn trong buổi đầu dựng nước và giữ
nước.
1 , Thời nguyên thủy

Lạng Sơn là vùng đất cổ có lịch sử hình thành và phát triển rất sớm ở Việt Nam. Những kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã minh chứng Lạng Sơn là nơi
xuất hiện người tối cổ sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á. Khắc họa thời kỳ xa xưa nhất của
lịch sử loài người trên vùng đất Lạng Sơn, hệ thống trưng bày của Bảo tàng chọn lọc, giới
thiệu các hóa thạch người vượn (Homo Erectus), người khôn ngoan (Homo sapiens), di cốt
các loài động vật: voi răng kiếm, gấu tre, khỉ, bò rừng, dúi... phát hiện tại di chỉ Thẩm
Khuyên, Thẩm Hai (huyện Bình Gia) - niên đại khoảng 475000 năm cách ngày nay. Đây
cũng chính là những bằng chứng thuyết phục về sự xuất hiện đầu tiên của con người trên
đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó là các mẫu hóa thạch cổ sinh có niên đại Hậu kỳ cánh Tân
phát hiện tại Tú Đoạn, Na Dương (Lộc Bình), Lý Lân (Hữu Lũng)...

5
Tiếp đó là phần trưng bày về Văn hóa Bắc Sơn thuộc giai đoạn sơ
kỳ đá mới (khoảng 11.000 đến 7.000 năm cách ngày nay). Văn
hóa Bắc Sơn là một trong số các nền văn hóa

tiêu biểu của thời đại đá mới Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng
sơn khối đá vôi Bắc Sơn của tỉnh. Chủ nhân Văn hóa Bắc Sơn là
những người đã sáng tạo nên chiếc rìu mài lưỡi (còn gọi là rìu Bắc
Sơn) vào loại sớm nhất Châu Á. Với sự ra đời của rìu mài lưỡi, cư
dân Bắc Sơn đã thực hiện một bước nhảy vọt trong quá trình chinh
phục thiên nhiên - làm tăng năng suất lao động và giảm bớt sự tiêu
hao công sức con người trong quá trình lao động. Văn hóa Bắc
Sơn đã được ví như một cuộc "cách mạng đá mới" làm thay đổi
căn bản đời sống kinh tế, xã hội thời nguyên thủy.

6
Hiện vật trưng bày về Văn hóa Mai Pha trong Bảo tàng rất
phong phú và đa dạng - bao gồm nhiều loại hình, kiểu dáng,
chất liệu khác nhau. Thuộc nhóm công cụ lao động sản xuất có:
rìu có vai, rìu bôn tứ giác, cưa, bàn đập, bàn mài, chày nghiền,
bàn nghiền bằng đá; rìu, bôn có vai bằng vỏ trai; chì lưới, dọi xe
chỉ, bi bằng gốm; dùi, đục vũm, bằng xương...Đồ trang sức có:
vòng đeo tay, khuyên tai, hạt chuỗi bằng đá, vỏ nhuyễn thể. Bên
cạnh đó là các mảnh di cốt người và động vật. Những di vật đá
được chế tác đẹp và quy chuẩn cho thấy đây chính là giai đoạn
phát triển cực thịnh của thời đại đá. Đặc biệt, đồ gốm Mai Pha
với loại hình phong phú, hoa văn trang trí đẹp và độc đáo (văn
thừng, hoa văn khắc vạch hình hoa thị kết hợp trổ lỗ, các đồ án
hoa văn khắc vạch hình học, hình sóng nước và cả hoa văn
khắc vạch hình thú...) được coi là nét đặc trưng tiêu biểu nhất
của Văn hóa hậu kỳ đá mới trên vùng đất Lạng Sơn.
7
Sự đa dạng, phong phú của các sưu
tập hiện vật trưng bày giúp người xem
hiểu một cách toàn diện, sâu sắc
những đặc trưng cơ bản của Văn hóa
Bắc Sơn và Văn hóa Mai Pha - niềm
tự hào của quê hương Xứ Lạng,
những điểm sáng trong tiền sử Việt
Nam và Đông Nam Á .

8
Văn hóa Đông Sơn thuộc thời đại kim khí là sự phát
triển tiếp nối của thời đại đá. Niên đại khoảng 2500 -
2000 năm cách ngày nay. Hiện vật về văn hóa Đông
Sơn phát hiện ở Lạng Sơn không nhiều nhưng khá
tiêu biểu và đặc trưng. Ở phần trưng bày này, người
xem sẽ được tiếp cận với một số hiện vật: trống đồng
Rìu xòe cân được phát hiện tại Bắc Na Dương phát hiện năm 1970 tại làng Na Dương, xã
Sơn Đồng Quan (nay là thị trấn Na Dương, huyện Lộc
Bình), rìu xòe cân phát hiện ở Bắc Sơn trong những
năm gần đây...

Trống Na Dương và các di vật Văn hóa Đông Sơn


được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm trong hệ thống
trưng bày tầng III với ý nghĩa biểu trưng cho thời kỳ
dựng nước đầu tiên của dân tộc trên vùng đất Lạng
Trống đông Na Dương
Sơn.
9
2, Thời Bắc thuộc
- Thời Bắc thuộc, Lạng Sơn được xếp vào quận Giao Chỉ, sau
đó là Giao Châu. Thời Đinh, nước Đại Cồ Việt ra đời, Lạng
Sơn được đặt làm đạo. Thời Lý, Lạng Sơn có tên là lộ Lạng
Giang. Đầu thời Trần, Lạng Sơn được gọi là lộ Lạng Châu,
sau đổi là trấn Lạng Giang, đến năm 1397, trấn Lạng Giang
được đổi thành trấn Lạng Sơn.
- Chứng kiến và tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tần (218TCN) của người Tây Âu và Lạc Việt. -
Ghóp phần vào thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lý Bí,
Phùng Hưng, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

10
3, Thời phong kiến
Trong các cuộc chiến tranh chống giặc phương Bắc xâm
lược, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã cùng nhân dân cả
nước anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của
nước nhà, lập nên nhiều chiến công hiển hách, ghi vào lịch sử
những trang vàng chói lọi. Vùng đất Chi Lăng lịch sử là nơi đã
diễn ra nhiều trận đánh lớn nhỏ dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý -
Trần....

Với vị trí địa lý tự nhiên giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc,
thời kỳ Bắc thuộc và phong kiến tự chủ, Lạng Sơn là nơi in
đậm dấu ấn các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Đây là
con đường các đoàn sứ bộ nước ta đi sang Trung Quốc và
cũng là nơi các đoàn sứ bộ của Trung Quốc vào Việt Nam.
Theo số liệu thống kê thì từ năm 972 đến năm 1848 có 310
đoàn sứ bộ qua lại Lạng Sơn.
11
*Âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống biểu hiện
Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, dân chúng khởi nghĩa
khắp nơi.
+ Biên cương phía Bắc, thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu
. => Nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt với mong muốn giành thắng lợi để
giải quyết tình trạng khủng hoảng trên.
- Trước tình hình đó nhà Lý đã có chiến lược
- Chuẩn bị đối phó:
+ Cử thái úy Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
+ Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.
+ Làm thất bại âm mưu dụ dỗ các tù trưởng dân tộc của nhà Tống.
+ Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống
với Cham-pa. - “Tiến công trước để tự vệ”:

12
+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm
hai đạo tấn công vào đất Tống. Nhằm tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng
của giặc.
+ Đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở
trong nước.
Trước tình hình đó thì nhân dân LS cũng tham chiến vào cuộc kháng chiến chống Tống
* Tham gia vào kháng chiến chống Tống thế kỉ XI
+ Ngày 27-10-1075 cuộc tấn công bắt đầu. Các đạo quân của các dân tộc Lạng Sơn dưới sự
chỉ huy của các tù trưởng: Giáp Thừa Quý, Hoàng Kim Mẫn, Thân Cảnh Phúc đã kết hợp với
quân triều đình tấn công và hạ thành Ung Châu
+ Quân đội của Thân Cảnh Phúc đã đánh chặn địch ở hai cửa ải là Quyết Lý (Nhân Lý) và Giáp
Khẩu (Chi Lăng)khiến quân Tống hoảng sợ phải rẽ sang phía Tây qua Bắc Sơn về Thái
Nguyên để xuống phòng tuyến sông Cầu

13
* Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thế kỉ XIII
Năm 1285 đội dân binh của Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh
đã phối hợp với quân của nhà Trần diệt tên bán nước Trần
Kiện tai Chi Lăng, phát triển chiến tranh du kích trong vùng
quây phá tiêu hao sinh lực địch và chặn đường tiếp viện của
chúng
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên –
Mông thế kỷ XIII này, các đội dân binh Văn Uyên, Thoát
Lãng do thủ lĩnh Nguyễn Thế Lộc chỉ huy đã chiến đấu kiên
cường, ngăn chặn, tiêu hao binh lực của giặc ngay tại cửa ải
Pha Luỹ, góp phần cùng quan quân nhà Trần đánh bại cuộc
xâm lăng của giặc Nguyên – Mông.

14
* Khởi nghĩa Lam Sơn
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thế kỷ XV, các đội
dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng sát cánh cùng quân Lam Sơn do hai
tướng Lê Lựu và Lê Bôi chỉ huy đã chặn đánh giặc quyết liệt từ ải Pha
Luỹ đến Khau Cấp (Kỳ Lừa), tiêu diệt hàng nghìn tên giặc. Trong trận
quyết chiến lược tại ải Chi Lăng lịch sử, các đội quân dân binh vùng Chi
Lăng do Đại Huề chỉ huy đã cùng với các đội quân Lam Sơn chiến đấu
anh dũng, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Minh.

Chi Lăng là chiến trường ghi dấu chiến công vang dội giết chết chủ
tướng Liễu Thăng dưới chân núi Mã Yên cùng hàng vạn tên giặc ngày
10/10/1427, làm tan rã đội quân xâm lược 10 vạn tên do Liễu Thăng chỉ
huy. Chiến thắng Chi Lăng năm 1427 đã giáng một đòn quyết định quét
sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta, giành độc lập tự do cho dân tộc.
Chiến thắng Chi Lăng –Xương Giang là đòn đánh quyết định làm nên
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
.

15
4, Bảo vệ độc lập dân tộc ở thế kỉ XVIII
* Kháng chiến chống Thanh xâm lược
Nguyễn Huệ cử đạo quân do đô đốc Lộc chỉ huy lên Yên Thế, Lạng
Giang chặn đường rút chạy của địch. Tên đường tháo chạy qua Lạng
Sơn quân Thanh đã bị nhân dân Lạng Sơn chặn đánh và tiêu diệt. Số
còn lại tháo chạy về nước trong đó có Tôn Sĩ Nghị
* Sang TK XIX nhân dân Lạng Sơn đã sát cánh cùng nhân dân cả
nước tham gia kháng chiến chống Pháp xâm lược kéo dài hơn 80
năm trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Sau khi
đánh chiếm Hà Nội, năm 1885 quân Pháp tổ chức tấn công lên Lạng
Sơn. Ngay từ khi mới đặt chân lên đất Lạng Sơn, chúng đã vấp phải
sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Tiêu biểu
là phong trào chống Pháp của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh - một thủ
lĩnh người dân tộc Tày, quê ở Hữu Lũng. Ông đã chỉ huy nghĩa quân Hoàng Đình Kinh
đánh Pháp ở nhiều nơi trong tỉnh như: Hữu Lũng, cầu Quan Âm,
Sông Hóa, đồn Bắc Lệ... gây cho địch nhiều tổn thất và làm chậm kế
hoạch tiến công của chúng. Sau khi ông hi sinh, nhân dân lấy tên ông
đặt cho dãy núi - nơi ông đã lập căn cứ địa chống Pháp là núi Cai 16
Kinh.
Từ năm 1925 đến năm1929, nhiều tổ chức yêu nước xuất hiện tại Lạng Sơn. Một số
thanh niên yêu nước như Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri đã tìm đến với các tổ chức
Cách mạng Việt Nam. Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, vùng biên giới
Việt - Trung tại Lạng Sơn trở thành một trong những địa bàn hoạt động trọng yếu của
Đảng, phong trào Cách mạng ở đây phát triển rất mạnh mẽ.

17
Một số nhân vật và di tích về giai đoạn này:

Hoàng Văn Thụ Lương Văn Chi

Hoàng Đình Kinh

18
Nòng súng hỏa mai – nghĩa quân Cai
Kinh dùng để đánh Pháp ở Hữu Lũng,
Lạng Sơn năm 1880
Khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27/9/1940 là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu
tiên do Đảng lãnh đạo diễn ra ở Lạng Sơn. Tuy chưa giành được thắng
lợi triệt để nhưng khởi nghĩa Bắc Sơn đã giúp Đảng ta rút ra được
những bài học kinh nghiệm quý báu về phương pháp lãnh đạo và khởi
nghĩa vũ trang. Tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn đã góp phần thúc đẩy
phong trào cứu nước toàn quốc, tạo nên cao trào Cách mạng, tiến tới
giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

19
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, phong trào cách mạng ở Lạng Sơn tiếp
tục phát triển ngày càng cao. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các Chi
bộ Đảng, nhân dân ở các địa phương trong tỉnh lần lượt đứng lên
giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,
cùng với nhân dân cả nước, Lạng Sơn nỗ lực bắt tay vào xây dựng
chính quyền Cách mạng non trẻ và bảo vệ thành quả Cách mạng.
* Lạng Sơn đã thực sự trở thành tuyến phòng thủ đắc lực của đất nước,ghóp phần giữ
vững bờ cõi, biên cương tổ quốc. Đồng thời nhân dân Lạng Sơn còn ghóp phần làm
phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc
Tiêu biểu là một số lễ hội:
1. Lễ hội chùa Tam Thanh - Lễ hội Lạng Sơn đặc sắc đầu năm
2. Lễ hội Ná Nhèm - Lễ hội rước của quý ở Lạng Sơn độc lạ
3. Lễ hội chùa Tiên

Lễ Hội chùa Tam Thanh Lễ hội Ná Nhèm - Lễ hội


Lễ hội chùa Tiên
rước của quý
21
THANKS FOR WATCHING

22

You might also like