You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN LỊCH SỬ 7

Câu 1. Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu?
a) Bối cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc
Rô-ma.
* Biện pháp:
+ Thành lập nhiều vương quốc mới: Vương quốc của người Ăng-glô
Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
+ Phong tước vị cho người có công.
b) Sự phân hóa xã hội:
- Xã hội: chia làm 2 giai cấp.
+ Lãnh chúa phong kiến: tướng lĩnh quân sự và quý tộc 
+  Nông nô: Nô lệ và nông dân không có rộng đất.
=> Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành.
Câu 2. Trong thời phong kiến, Ấn Độ đã đạt được những thành
tựu gì về văn hóa?
Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung
tâm văn minh lớn của loài người.
Cụ thể Ấn Độ đã gặt hái được những thành tựu:
a. Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ - văn tự để
sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.
b. Tôn giáo: Đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.
c. Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như:
Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.
d. Kiến trúc - điêu khắc: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp
nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc
khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
- Tạc tượng chủ yếu là tượng phật, điêu khắc đạt trình độ cao.
Câu 3. Nước ta buổi đầu độc lập : Công lao của Ngô Quyền và
Đinh Bộ Lĩnh :
a. Công lao của Ngô Quyền :
- Người tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng trên sông
Bạch Đằng năm 938: đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc , kết
thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối
với nước ta, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước.
- Ngô Quyền xưng vương , thành lập nhà Ngô, đặt nền móng cho quốc
gia độc lập , khẳng định nước ta có giang sơn bờ cõi riêng do dân tộc
Việt làm chủ .
b. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
- Là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân , thống nhất đất
nước .
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lên ngôi Hoàng Đế, dựng kinh đô:
khẳng định ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc.
Câu 4. Nhà Lý thành lậpnhư thế nào?
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì
qua đời .
- Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua : nhà
Lý thành lập
- Năm 1010 : Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là
Thăng Long
- Năm 1054 : nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
Câu 5. Giáo dục , văn hóa thời Lý đạt được thành tựu gì? Rút ra ý
nghĩa của các thành tựu đó?
a. Giáo dục :
- Năm 1070, Xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám làm nơi học tập cho con em quí tộc.
Đây được xem là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
- Nhà Lý bước đầu quan tâm đến phát triển giáo dục , nhưng chế độ
thi cử chưa thường xuyên.
b. Đời sống văn hóa :
- Đạo phật phát triển , giữ một vị trí quan trọng, chùa tháp được xây
dựng nhiều nơi .
- Các hình thức văn hóa dân gian như chèo, múa rối nước, các trò chơi
dân gian đá cầu , đua thuyền; các lễ hội được tổ chức hằng năm.
- Kiến trúc và điêu khắc phát triển : trình độ điêu khắc tinh vi, được
thể hiện ở nhiều tác phẩm; hình tượng con rồng thời Lý mình trơn,
toàn thân uốn khúc , uyển chuyển là một hình tượng nghệ thuật độc
đáo thời Lý .
- Phong cách nghệ thuật độc đáo thời Lý đã dánh dấu sự ra đời của
nền văn hóa mạng đậm bản sắc dân tộc : Văn hóa Thăng Long .
Câu 6. Nhà Trần thành lập như thế nào?
a. Sự thành lập nhà Trần :
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Triều đình không còn
chăm lo đến đời sống nhân dân
- Lụt lội , hạn hán mất mùa liên tục. Đời sống nhân dân cực khổ.
- Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh giành quyền lực . Nhà Lý phải
dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Họ Trần buộc vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng phải
nhường ngôi cho Trần Cảnh . Nhà Trần thành lập – vào đầu năm 1226.
b. Tổ chức nhà nước thời Trần
- Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm 3
cấp : triều đình, các đơn vị hành chính trung gian và cấp cơ sở .
- Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Nhà Trần thực hiện chế độ Thái
thượng hoàng : vua nhường ngôi sớm cho con và cùng quản lí đất
nước.
- Các chức đại thần văn, võ do người họ Trần nắm giữ.
- Hệ thống quan lại được tổ chức qui củ và đầy đủ hơn.
- Nhà Trần đặt ra một số cơ quan như : Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn
nhân phủ; đặt ra một số chức quan như hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn
điền sứ
- cả nước chia thành 12 lộ : đứng đầu lộ là chức chánh , phó An phủ
sứ.
- Dưới lộ là phủ do tri phủ đứng đầu .
- Dưới phủ là châu, huyện
- Đơn vị hành chính thấp nhất là xã , do xã quan đứng đầu.
Câu 7. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
a. Kháng chiến lần thứ nhất
- Diễn ra vào năm 1258
- Chiến thắng tiêu biểu : Đông Bộ Đầu.
b. Kháng chiến lần thứ hai
- Diễn ra vào năm 1285
- Chiến thắng tiêu biểu : Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương
c. Kháng chiến lần thứ ba :
- Diễn ra vào năm 1287- 1288
- Chiến thắng tiêu biểu : Vân Đồn, Bạch Đằng.
Câu 8. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông – Nguyên
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc cùng tham gia
chiến đấu chống giặc /
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho ba lần kháng chiến : chăm
lo sức dân , tạo sự đoàn kết gắn bó.
- Vai trò của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn : một nhà lí luận quân
sự tài ba .
- Tinh thần hy sinh quyết chiến quyết thắng của cả dân tộc
- Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn sáng tạo : tránh chỗ
mạnh, đánh chỗ yếu, biết phát huy thế mạnh , lợi thế của đất nước .
b. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và mưu đồ xâm lược của quân Mông – Nguyên ,
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc , nâng cao lòng tự hào , tự cường
của dân tộc
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam , truyền thống
chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại kẻ thù xâm
lược mạnh hơn nhiều lần.
- Để lại bài học quý giá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc

You might also like